Hồi 11: Thật tuyệt diệu
khi chồng chết
Thật tuyệt diệu khi chồng chết và sống đời tự do . Những ngày
vui đã tới . Tuy đã sáu mươi nhưng Võ Hậu còn phong độ lắm. Miệng bà còn nguyên
và ăn ngon miệng hơn bao giờ hết, người bà còn tràn trề nhựa sống. Tất cả đang
chờ đợi bà ngự trị và hưởng thụ . Dĩ nhiên Võ Hậu không quên chuyện tìm người
kế vị Cao Tôn. Vấn đề là có nên lập Triết , người con thứ ba, làm vua hay không
? Như đã biết, Triết có nhiều nét giống Thái Tôn hơn mấy người kia . Lúc này
chàng đã được hai mươi lăm tuổi.
Võ Hậu đắn đo mải không biết nên lập chàng hay nên đảo chính ngay , để tự lên ngôi. Bà đã chán công việc của một người phò tá, vợ vua hay mẹ vua cũng chưa thể đem lại cho bà quyền uy tối thượng .
Quan Trung Thư Xá Nhân họ Bạch rất ngạc nhiên khi thấy Võ Hậu chậm trễ trong việc lập người kế nghiệp. Theo thông lệ khi vua chết , phải có người thay thế nội trong một hai ngày. Ông bèn vào triều nhắc nhở Võ Hậu.
Sau sáu ngày suy nghĩ kỹ càng và cảm thấy chưa nên làm mạnh, Võ Hậu đã nghe lời quan Trung Thư để tỏ ra tôn trọng luật .
Triết được phong làm vua sau khi Cao Tôn chết đã bảy ngày. Xem tình hình, vài người tiên đoán sẽ có sóng gió trong triều. Nhưng không ai ngờ triều đình không gặp sóng gió mà gặp một cơn lốc nhanh và mạnh khôn tả .
Chưa đầy hai tháng sau -ngày 5.2.684- Triết bị Võ Hậu truất ngôi và bỏ vô ngục, sau đó bị biếm đi xa .
Dường như giữa Triết và quan Trung Thư họ Bạch đã có một trận đấu khẫu kịch liệt . Triết thì muốn lập cha vợ làm Thị Trung, một trong những chức vụ cao tột đỉnh trong triều , còn quan Trung Thư cực lực phản đối . Viện cớ rằng cha vợ Triết chưa từng giữ chức vụ quan trọng, thiếu kinh nghiệm để làm Thị Trung .
Cuối cùng, Triết nói :
- Khanh đừng quên ta là Vua . Ta có quyền nhường cả giang sơn cho nhạc phụ ta nếu ta muốn .
Câu nói trong lúc bốc đồng này là cơ hội tốt để Võ Hậu truất ngôi Triết . Chàng như một con nai tơ gặp đồng cỏ xanh nhởn nhơ đùa rỡn, đâu biết rằng một mụ cọp đang rình rập vồ mồi.
Viên thị vệ trưởng được gọi vào cung để thực hiện một cuộc bố trí bí mật .
Sáng ngày mồng năm tháng hai năm 684, khắp cung điện đều có lính tráng canh phòng rất nghiêm mật. Triều thần không hiểu chuyện gì, vẫn vào chầu như thuờng lệ. Đến giờ lâm trào, mọi người đều ngạc nhiên khi thấy Võ Hậu xuất hiện, dẫn theo vị Vua trẻ tuổi .
Triết vừa định bước lên ngai thì quan Trung Thư cản chàng lại và rút trong tay áo ra một tờ chiếu. Sau đó ông dõng dạc đọc cho mọi người nghe . Lúc đó quần thần mới biết Võ Hậu giáng Triết xuống làm Lư Lăng Vương và giam chàng trong cung .
Một tên đội trưởng thị vệ tiến đến bắt giử chàng.
Quá tức giận, chàng la lớn :
- Buông ta ra ! Ta có tội gì ?
Võ Hậu lạnh lùng :
- Tội gì ư ? Tội của mi là dám tính chuyện đem giang sơn đặt vào tay cha vợ.
Trong lúc tức giận người ta có thể nói những câu thiếu suy nghĩ. Chàng cố gắng biện hộ , nhưng dĩ nhiên vô ích.
Sau năm mươi tư ngày làm Vua, chàng bị lính điệu đi một cách nhục nhã trước mặt quần thần. Chàng vừa bàng hoàng vừa tức giận. Một vị Vua lại có thể bị đối xử như vậy sao ?
Triết bị tạm thời giam giữ trong cung . Một tháng sau chàng được đưa ra Phong Châu . Cha vợ chàng cùng gia quyến cũng bị đày xuống phía Nam .
Như đã nói đoạn trước, chú tôi là Hoàng tử Đán được phong làm vua vào tháng hai năm 681 và được đưa vào hậu cung nghỉ mát cùng ba anh em tôi . Chúng tôi bị cấm bước chân ra khỏi cung điện. Sống lấu ngày nơi hậu cung , chúng tôi tập được tánh nói thầm đủ cho nhau nghe . Chúng tôi thường lấm lét như kẻ phạm tội , được bà tôi ban cho được sống. Kể cả chú Đán, chúng tôi có thể bị giết hay được phép tự treo cổ bất cứ lúc nào . Trông gương cha tôi và các bác tôi, chú Đán luôn luôn tỏ ra ngoan ngoãn dễ bảo . Trong suốt mười lăm năm dài, tôi chẳng có dịp nào nhìn thấy đường phố Lạc Dương . Các diễn biến trong triều , chúng tôi cũng chỉ được nghe kể lại. Thỉnh thoảng có người đến cho chúng tôi biết sắp có cách mạng, mới nghe thì rỡn tóc gáy nhưng rồi cũng chẳng nước gì. Để tự vệ , chúng tôi thường an phận nơi hậu cung và tự an ủi rằng tuy bị mấy đứa cháu của Võ Hậu mắng chửi đánh đập, chúng tôi hay còn may mắn hơn nhiều người .
Một ý tưởng cầu sinh chua chát đã khiến Hoàng tử Đán phải làm bộ vừa câm, vừa điếc, vừa mù. Tuy chàng bị giữ trong cung nhưng lại ít nguy hiểm hơn là bị đày đi xa như trường hợp của Hiền. Khi không được phong làm vua, chẳng ai tổ chức lễ đăng quang . Võ Hậu chỉ sai một người cháu tên là Võ Thừa Tự đem chiếu chỉ đến đọc, sắc phong chàng làm "Hoàng đế".
Ba tháng đầu năm 684 là thởi kỳ biến động nhiều nhất. Quần chúng chưa hết xúc động về chuyện nọ, Võ Hậu đã dồn thêm chuyện kia . Trong một bài hịch, Lạc Tấn Vương có nhắc tới chuyện này và kết tội Võ Hậu như sau : Mồ cha chưa khô, những người con côi đã bị bạc đãi .
Thực ra mộ của Cao Tôn chưa bắt đầu xây . Trong khi đó Hiền vẫn bị quản thúc tại Tứ Xuyên và chàng đã xa gia đình hơn ba năm . Vì có tài chàng được Võ Hậu kiêng dè nhất. Bà luôn luôn sợ rằng chàng có thể nỗi loạn, hay đúng ra làm trọng tâm cho các cuộc khởi nghĩa, hoặc tìm cách liên lạc với Triết . Bà quyết định hành động trước để trừ hậu hoạn.
Ba ngày sau khi phế Triết, hay nói cách khác hai tháng sau khi Cao Tôn chết, Võ Hậu sai một tên đội trưởng thị vệ đi Tứ Xuyên để giữ an ninh và bảo vệ Hiền. Khi đến nơi, tên này nhốt Hiền vào trong một buồng kín rồi buộc chàng tự treo cổ.
Trước khi chết, chàng viết một bài ca nhan đề Bài Ca Của Cây Dưa Chuột , còn lưu truyền đến ngày nay :
Cây dưa chuột sống nơi lầu ngọc
Trái đã già đem bọc hái chơi
Một lần hái, cây còn tươi,
Hai lần, cây héo còn vài lá xanh,
Ba lần, cây yếu mong manh,
Bốn lần, hết trái biến thành cây khô.
Hiển nhiên bài ca ám chỉ cái chết của Trung, Hoằng, và sự tù đày của Triết, Đán.
Khi tin Hiền tự sát về đến kinh đô . Võ Hậu tổ chức một lễ cầu siêu rất trọng thể và ra lệnh cho cả nước để tang . Bà quy tất cả tội lỗi cho tên đội trưởng. Bà bảo hắn đã lơ là trong nhiệm vụ nên Hiền mới tự sát được . Bà giáng chức và đổi hắn đi xa . Nhưng chỉ nửa năm sau, Võ Hậu cho gọi hắn về và cho phục chức cũ . Lúc đó mọi người mới vỡ lẽ.
Giờ đây quyền hành đã hoàn toàn nằm trong tay Võ Hậu. Bà tha hồ tác yêu tác quái để thoả mãn ý thích riêng tư . Những kẻ vô trách nhiệm không còn nghĩ đến cơ nghiệp nhà Đường đều rất hoan nghênh chủ trương hưởng thụ tối đa của bà. Bà hành động tham lam, vội vả như một tên ăn mày bỗng dưng trở thành triệu phú.
Võ Hậu rất tin tưởng các lời chúc tụng và các từ ngữ nghe có vẻ linh thiêng . Khi mọi người đều chúc sinh nhựt vui vẻ thì chắc chắn buổi sinh nhựt sẽ vui vẻ.
Bà đổi tên Lạc Dương ra thành nơi ở của Thượng đế . Hiển nhiên bà không con khiêm nhượng một cách giả tạo như trước nữa. Quốc kỳ cùng đổi thành màu vàng và đỏ chói trông có vẻ hợm hỉnh khác thường.
Võ Hậu còn xuống chiếu một lần nữa đổi tên các cơ cấu chính quyền để cho có vẻ văn hoa hơn .
Sau đây là tên mới của các cơ quan tối cao :
Văn phòng Môn Hạ Tỉnh ở phía trái Chánh điện được gọi là Loan điện .
Văn phòng Trung Thư Tỉnh ở bên phải Chánh điện được gọi là Phụng Lầu.
Thư viện hoàng gia được gọi là Kỳ Lân điện và Văn phòng Nội các được gọi là Bắc Cực điện.
Toàn là tên những lầu các nơi tiên cảnh của bà Tây Vương Mẫu. Võ Hậu rập theo để nâng địa vị mình gần với thần tiên hơn .
Tên của sáu Bộ cũng thay đổi theo :
Bộ Lại biến thành Bộ Thiên .
Bộ Hộ biến thành Bộ Địa .
Bộ Lễ, Binh ,Hình, Công biến thành Bộ : Xuân , Hạ , Thu , Đông.
Võ Hậu ngự lại trung tâm của vũ trụ như một nữ thần chúa của muôn loài. Võ Hậu có vẻ đắc ý lắm. Bà đã thực sự làm Vua và cần phải có thê thiếp như ai . Vấn đề đặt ra : thê thiếp của bà sẽ là đàn bà hay đàn ông ?
Vô hình chung đây là cơ hội để nhà sư điên được sủng ái và làm lũng đoạn triều đình . Cuối cùng Võ Hậu đi đến chỗ nỗi tiếng về mặt dâm đãng hơn là về mặt chính trị , trái hẳn với điều bà mơ ước.
Nhà sư điên, như đã nói ở đoạn đầu , tên là Hoài Nghĩa. Thực ra gã không phải là sư mà cũng chẳng có cái tên đẹp đẽ như vậy.
Gã nguyên là một tên mãi võ bán thuốc dạo trong hành Lạc Dương. Gã thường biểu diễn sức mạnh và quyền cước để lôi cuốn đám dân ngu mua thuốc cao, thuốc tễ của gã . Với thân hình cao lớn lực lưỡng , gã thích biểu diễn thân thể trần truồng của mình và thuờng khoe khoang có tài làm cho đàn bà điên đảo .
Qua sự giới thiệu của một tên thị nữ, gã được gặp Công chúa Tiền Kim , rồi tới Công chúa Thái Bình. Sau khi biết rõ tài năng của gã, Công chúa Thái Bình ân cần giới thiệu lại cho mẹ. Võ Hậu rất mừng rỡ, cho vời gã vào ngay . Gã tên thiệt là Phong nhưng mọi người thuờng gọi là Bé Cưng, mặc dầu gã chẳng bé chút nào . Về sau tên gã được đổi thành Hoài Nghĩa cho đỡ chướng.
Hai mẹ con Võ Hậu cùng nhau hưởng thụ thú vui xác thịt với tên sư hổ mang , cũng như họ từng cùng nhau mưu đồ những chuyện bất chính . Võ Hậu cảm thấy mình hoàn toàn lệ thuộc vào tên mãi võ. Bà không sống nỗi nếu thiếu gã . Bà thường phải làm ngơ trước những hành động ngang ngược của gã . Tuy thiếu bản chất của một người mẹ, Võ Hậu vẫn là một người đàn bà hoàn toàn mềm yếu trước gã đàn ông tầm thường. Bao nhiều nghị lực chế ngự tình cảm, bao nhiêu cứng rắn nghiêm khắc trong lãnh vực chính trị biến đâu mất hết , để nhường chỗ cho quị luỵ đam mê .
Hay cũng có thể Võ Hậu quan niệm ngược lại. Có lẽ bà cho rằng các truy hoan này là một phần trong đời sống xa hoa của bậc đế vương . Theo óc tưởng tượng phong phú của bà, các bậc thần tiên trên trời vẫn thường hưởng thụ các cuộc trác táng dâm loạn khi chiến thắng. Thêm vào đó bà lại nghe theo lời dẫn dụ mê hoặc của nhà sư điên và đi đến chỗ tin tưởng rằng tất cả quần chúng đều coi bà là hiện thân của một vị Phật, bà cho xây điện Thiên Đường cao hơn một trăm thước ở phía sau điện Thái Hoà cho tên mãi võ ở đó làm sư trưởng - như sẽ nói ở đoạn sau -
Trong suốt thời gian tằng tịu với nhà sư, Võ Hậu luôn luôn bị ám ảnh bởi những tư tưởng vừa thấp hèn nhuốm mùi xác thịt trần tục , vừa cao cả đượm màu siêu thoát thiêng liêng . Những tư tưởng này giúp Võ Hậu tin tưởng và hứng khởi trong kế hoạch chính trị của bà.
Bà tin minh là đức Phật tái sinh xuống trần để phán xét người ngay kẻ gian - ai tin ở bà là ngay, ai không tin là gian- Chính Võ Hậu cũng nhận ra rằng hình ảnh của Phật đã giúp triều đại bà thành công.
Tự tin ở uy thế đối với Võ Hậu, sư Hoài Nghĩa không cần thay đổi cách ăn mặc lôi thôi của mình. Gã có vẻ nghênh ngang tự đắc và thuờng là mối đe doạ đối với dân chúng tại kinh đô . Mỗi khi đi dạo trong thành, gã thường chễm chệ trên lưng ngựa, có quân hầu đi mở đường. Vô phúc cho ai không tránh kịp , chắc chắn sẽ lãnh vài ngọn roi sắt vào đầu. Có lần gã đánh một vị quan Biện lý ngay giữa phố vì ông nãy từng buộc tội gã.
Trong cung, gã được trọng đãi như một ông hoàng.
Gã được dùng ngựa của hoàng gia và mỗi khi thấy gã đi qua các quan trong triều đều cung kính cúi đầu. Để lấy lòng gã, hai người cháu của Võ Hậu là Thừa Tự và Tam Tư thuờng bợ đỡ gã một cách hèn hạ, giữ ngựa để cho gã leo lên hay bước xuống.
Có một lần gã sư hổ mang vào hoàng cung bằng cửa Đoan Võ - dành riêng cho Vương hầu và các Công thần - gã nghênh ngang đi qua chỗ làm việc của Môn Hạ Tỉnh .
Quan Thị Trung họ Tô là một vị Quốc công tuổi cao đức trọng thấy thế bước ra, nhưng gã vẫn tảng lờ như không thấy tiếp tục tiến vào .
Quan Thị Trung tức giận nói lớn :
- Sao mi dám vào đây, tên đầu trọc kia ! Mi vào đây để làm gì ?
Gã sư trợn mắt nhìn ông, rồi bằng một điệu bộ rất hài hước gã khoa tay múa chơn và thách thức :
- Muốn chơi nhau chăng ?
Giọng gã sặc mùi dao búa của bọn lưu manh .
Nhưng khôi hài hơn nữa, chiều hôm đó gã mang một bộ mặt sưng húp đi kiếm Võ Hậu để mách , quan Thị Trung đã sai cận vệ tống cổ gã ra ngoài và một cuộc ấu đả đã xảy ra . Sau khi chế ngự được gã, bọn cận vệ không quên tặng gã mấy chục bạt tai .
Nghe chuyện này, Võ Hậu chỉ phá ra cười :
- Sao ái khanh lại đi lối cửa đó ? Lần sau ái khanh nhớ đi cửa phía Bắc .
Võ Hậu rất khôn ngoan, không đả động tới quan Thị Trung họ Tô , vì bà sợ làm lớn chuyện chỉ tổ mang tiếng thêm . Vì Võ Hậu không muốn Hoài Nghĩa bỏ bà trong cung một mình, hơn nữa bà sợ gã
ra ngoài nhiều sẽ làm lộ chuyện, bà giao cho hắn công tác xây cất cung điện và trông nom vườn thượng uyển.
Đã có lần Hoài Nghĩa khoe với Võ Hậu rằng gã rất giỏi về kiến trúc và có thể xây cất nhà được, bà bèn bịa ra công việc để buộc chân gã trong cung .
Theo tục lệ cổ truyền, chỉ đàn bà hay hoạn quan mới được ra vào nội cung . Khi thấy Hoài Nghĩa ra vào khu vực đàn bà, mọi người đều xầm xì bàn tán. Tuy gã là sư nhưng chưa hoạn.
Một pháp quan tên là Vương Châu thấy gai mắt bèn dâng sớ xin thiến Hoài Nghĩa , nếu gã còn tiếp tục hiện diện tại nội cung, làm như vậy để bảo vệ tiết hạnh cho các thị nữ và công nương trong cung .
Khi xem sớ , Võ Hậu cười ngất và thầm nghĩ vị Pháp quan này quả có óc khôi hài.
Một lần nữa Võ Hậu lại khôn ngoan ém nhẹm tờ sớ để mọi việc dần dần chìm vào quên lãng .
Võ Hậu đắn đo mải không biết nên lập chàng hay nên đảo chính ngay , để tự lên ngôi. Bà đã chán công việc của một người phò tá, vợ vua hay mẹ vua cũng chưa thể đem lại cho bà quyền uy tối thượng .
Quan Trung Thư Xá Nhân họ Bạch rất ngạc nhiên khi thấy Võ Hậu chậm trễ trong việc lập người kế nghiệp. Theo thông lệ khi vua chết , phải có người thay thế nội trong một hai ngày. Ông bèn vào triều nhắc nhở Võ Hậu.
Sau sáu ngày suy nghĩ kỹ càng và cảm thấy chưa nên làm mạnh, Võ Hậu đã nghe lời quan Trung Thư để tỏ ra tôn trọng luật .
Triết được phong làm vua sau khi Cao Tôn chết đã bảy ngày. Xem tình hình, vài người tiên đoán sẽ có sóng gió trong triều. Nhưng không ai ngờ triều đình không gặp sóng gió mà gặp một cơn lốc nhanh và mạnh khôn tả .
Chưa đầy hai tháng sau -ngày 5.2.684- Triết bị Võ Hậu truất ngôi và bỏ vô ngục, sau đó bị biếm đi xa .
Dường như giữa Triết và quan Trung Thư họ Bạch đã có một trận đấu khẫu kịch liệt . Triết thì muốn lập cha vợ làm Thị Trung, một trong những chức vụ cao tột đỉnh trong triều , còn quan Trung Thư cực lực phản đối . Viện cớ rằng cha vợ Triết chưa từng giữ chức vụ quan trọng, thiếu kinh nghiệm để làm Thị Trung .
Cuối cùng, Triết nói :
- Khanh đừng quên ta là Vua . Ta có quyền nhường cả giang sơn cho nhạc phụ ta nếu ta muốn .
Câu nói trong lúc bốc đồng này là cơ hội tốt để Võ Hậu truất ngôi Triết . Chàng như một con nai tơ gặp đồng cỏ xanh nhởn nhơ đùa rỡn, đâu biết rằng một mụ cọp đang rình rập vồ mồi.
Viên thị vệ trưởng được gọi vào cung để thực hiện một cuộc bố trí bí mật .
Sáng ngày mồng năm tháng hai năm 684, khắp cung điện đều có lính tráng canh phòng rất nghiêm mật. Triều thần không hiểu chuyện gì, vẫn vào chầu như thuờng lệ. Đến giờ lâm trào, mọi người đều ngạc nhiên khi thấy Võ Hậu xuất hiện, dẫn theo vị Vua trẻ tuổi .
Triết vừa định bước lên ngai thì quan Trung Thư cản chàng lại và rút trong tay áo ra một tờ chiếu. Sau đó ông dõng dạc đọc cho mọi người nghe . Lúc đó quần thần mới biết Võ Hậu giáng Triết xuống làm Lư Lăng Vương và giam chàng trong cung .
Một tên đội trưởng thị vệ tiến đến bắt giử chàng.
Quá tức giận, chàng la lớn :
- Buông ta ra ! Ta có tội gì ?
Võ Hậu lạnh lùng :
- Tội gì ư ? Tội của mi là dám tính chuyện đem giang sơn đặt vào tay cha vợ.
Trong lúc tức giận người ta có thể nói những câu thiếu suy nghĩ. Chàng cố gắng biện hộ , nhưng dĩ nhiên vô ích.
Sau năm mươi tư ngày làm Vua, chàng bị lính điệu đi một cách nhục nhã trước mặt quần thần. Chàng vừa bàng hoàng vừa tức giận. Một vị Vua lại có thể bị đối xử như vậy sao ?
Triết bị tạm thời giam giữ trong cung . Một tháng sau chàng được đưa ra Phong Châu . Cha vợ chàng cùng gia quyến cũng bị đày xuống phía Nam .
Như đã nói đoạn trước, chú tôi là Hoàng tử Đán được phong làm vua vào tháng hai năm 681 và được đưa vào hậu cung nghỉ mát cùng ba anh em tôi . Chúng tôi bị cấm bước chân ra khỏi cung điện. Sống lấu ngày nơi hậu cung , chúng tôi tập được tánh nói thầm đủ cho nhau nghe . Chúng tôi thường lấm lét như kẻ phạm tội , được bà tôi ban cho được sống. Kể cả chú Đán, chúng tôi có thể bị giết hay được phép tự treo cổ bất cứ lúc nào . Trông gương cha tôi và các bác tôi, chú Đán luôn luôn tỏ ra ngoan ngoãn dễ bảo . Trong suốt mười lăm năm dài, tôi chẳng có dịp nào nhìn thấy đường phố Lạc Dương . Các diễn biến trong triều , chúng tôi cũng chỉ được nghe kể lại. Thỉnh thoảng có người đến cho chúng tôi biết sắp có cách mạng, mới nghe thì rỡn tóc gáy nhưng rồi cũng chẳng nước gì. Để tự vệ , chúng tôi thường an phận nơi hậu cung và tự an ủi rằng tuy bị mấy đứa cháu của Võ Hậu mắng chửi đánh đập, chúng tôi hay còn may mắn hơn nhiều người .
Một ý tưởng cầu sinh chua chát đã khiến Hoàng tử Đán phải làm bộ vừa câm, vừa điếc, vừa mù. Tuy chàng bị giữ trong cung nhưng lại ít nguy hiểm hơn là bị đày đi xa như trường hợp của Hiền. Khi không được phong làm vua, chẳng ai tổ chức lễ đăng quang . Võ Hậu chỉ sai một người cháu tên là Võ Thừa Tự đem chiếu chỉ đến đọc, sắc phong chàng làm "Hoàng đế".
Ba tháng đầu năm 684 là thởi kỳ biến động nhiều nhất. Quần chúng chưa hết xúc động về chuyện nọ, Võ Hậu đã dồn thêm chuyện kia . Trong một bài hịch, Lạc Tấn Vương có nhắc tới chuyện này và kết tội Võ Hậu như sau : Mồ cha chưa khô, những người con côi đã bị bạc đãi .
Thực ra mộ của Cao Tôn chưa bắt đầu xây . Trong khi đó Hiền vẫn bị quản thúc tại Tứ Xuyên và chàng đã xa gia đình hơn ba năm . Vì có tài chàng được Võ Hậu kiêng dè nhất. Bà luôn luôn sợ rằng chàng có thể nỗi loạn, hay đúng ra làm trọng tâm cho các cuộc khởi nghĩa, hoặc tìm cách liên lạc với Triết . Bà quyết định hành động trước để trừ hậu hoạn.
Ba ngày sau khi phế Triết, hay nói cách khác hai tháng sau khi Cao Tôn chết, Võ Hậu sai một tên đội trưởng thị vệ đi Tứ Xuyên để giữ an ninh và bảo vệ Hiền. Khi đến nơi, tên này nhốt Hiền vào trong một buồng kín rồi buộc chàng tự treo cổ.
Trước khi chết, chàng viết một bài ca nhan đề Bài Ca Của Cây Dưa Chuột , còn lưu truyền đến ngày nay :
Cây dưa chuột sống nơi lầu ngọc
Trái đã già đem bọc hái chơi
Một lần hái, cây còn tươi,
Hai lần, cây héo còn vài lá xanh,
Ba lần, cây yếu mong manh,
Bốn lần, hết trái biến thành cây khô.
Hiển nhiên bài ca ám chỉ cái chết của Trung, Hoằng, và sự tù đày của Triết, Đán.
Khi tin Hiền tự sát về đến kinh đô . Võ Hậu tổ chức một lễ cầu siêu rất trọng thể và ra lệnh cho cả nước để tang . Bà quy tất cả tội lỗi cho tên đội trưởng. Bà bảo hắn đã lơ là trong nhiệm vụ nên Hiền mới tự sát được . Bà giáng chức và đổi hắn đi xa . Nhưng chỉ nửa năm sau, Võ Hậu cho gọi hắn về và cho phục chức cũ . Lúc đó mọi người mới vỡ lẽ.
Giờ đây quyền hành đã hoàn toàn nằm trong tay Võ Hậu. Bà tha hồ tác yêu tác quái để thoả mãn ý thích riêng tư . Những kẻ vô trách nhiệm không còn nghĩ đến cơ nghiệp nhà Đường đều rất hoan nghênh chủ trương hưởng thụ tối đa của bà. Bà hành động tham lam, vội vả như một tên ăn mày bỗng dưng trở thành triệu phú.
Võ Hậu rất tin tưởng các lời chúc tụng và các từ ngữ nghe có vẻ linh thiêng . Khi mọi người đều chúc sinh nhựt vui vẻ thì chắc chắn buổi sinh nhựt sẽ vui vẻ.
Bà đổi tên Lạc Dương ra thành nơi ở của Thượng đế . Hiển nhiên bà không con khiêm nhượng một cách giả tạo như trước nữa. Quốc kỳ cùng đổi thành màu vàng và đỏ chói trông có vẻ hợm hỉnh khác thường.
Võ Hậu còn xuống chiếu một lần nữa đổi tên các cơ cấu chính quyền để cho có vẻ văn hoa hơn .
Sau đây là tên mới của các cơ quan tối cao :
Văn phòng Môn Hạ Tỉnh ở phía trái Chánh điện được gọi là Loan điện .
Văn phòng Trung Thư Tỉnh ở bên phải Chánh điện được gọi là Phụng Lầu.
Thư viện hoàng gia được gọi là Kỳ Lân điện và Văn phòng Nội các được gọi là Bắc Cực điện.
Toàn là tên những lầu các nơi tiên cảnh của bà Tây Vương Mẫu. Võ Hậu rập theo để nâng địa vị mình gần với thần tiên hơn .
Tên của sáu Bộ cũng thay đổi theo :
Bộ Lại biến thành Bộ Thiên .
Bộ Hộ biến thành Bộ Địa .
Bộ Lễ, Binh ,Hình, Công biến thành Bộ : Xuân , Hạ , Thu , Đông.
Võ Hậu ngự lại trung tâm của vũ trụ như một nữ thần chúa của muôn loài. Võ Hậu có vẻ đắc ý lắm. Bà đã thực sự làm Vua và cần phải có thê thiếp như ai . Vấn đề đặt ra : thê thiếp của bà sẽ là đàn bà hay đàn ông ?
Vô hình chung đây là cơ hội để nhà sư điên được sủng ái và làm lũng đoạn triều đình . Cuối cùng Võ Hậu đi đến chỗ nỗi tiếng về mặt dâm đãng hơn là về mặt chính trị , trái hẳn với điều bà mơ ước.
Nhà sư điên, như đã nói ở đoạn đầu , tên là Hoài Nghĩa. Thực ra gã không phải là sư mà cũng chẳng có cái tên đẹp đẽ như vậy.
Gã nguyên là một tên mãi võ bán thuốc dạo trong hành Lạc Dương. Gã thường biểu diễn sức mạnh và quyền cước để lôi cuốn đám dân ngu mua thuốc cao, thuốc tễ của gã . Với thân hình cao lớn lực lưỡng , gã thích biểu diễn thân thể trần truồng của mình và thuờng khoe khoang có tài làm cho đàn bà điên đảo .
Qua sự giới thiệu của một tên thị nữ, gã được gặp Công chúa Tiền Kim , rồi tới Công chúa Thái Bình. Sau khi biết rõ tài năng của gã, Công chúa Thái Bình ân cần giới thiệu lại cho mẹ. Võ Hậu rất mừng rỡ, cho vời gã vào ngay . Gã tên thiệt là Phong nhưng mọi người thuờng gọi là Bé Cưng, mặc dầu gã chẳng bé chút nào . Về sau tên gã được đổi thành Hoài Nghĩa cho đỡ chướng.
Hai mẹ con Võ Hậu cùng nhau hưởng thụ thú vui xác thịt với tên sư hổ mang , cũng như họ từng cùng nhau mưu đồ những chuyện bất chính . Võ Hậu cảm thấy mình hoàn toàn lệ thuộc vào tên mãi võ. Bà không sống nỗi nếu thiếu gã . Bà thường phải làm ngơ trước những hành động ngang ngược của gã . Tuy thiếu bản chất của một người mẹ, Võ Hậu vẫn là một người đàn bà hoàn toàn mềm yếu trước gã đàn ông tầm thường. Bao nhiều nghị lực chế ngự tình cảm, bao nhiêu cứng rắn nghiêm khắc trong lãnh vực chính trị biến đâu mất hết , để nhường chỗ cho quị luỵ đam mê .
Hay cũng có thể Võ Hậu quan niệm ngược lại. Có lẽ bà cho rằng các truy hoan này là một phần trong đời sống xa hoa của bậc đế vương . Theo óc tưởng tượng phong phú của bà, các bậc thần tiên trên trời vẫn thường hưởng thụ các cuộc trác táng dâm loạn khi chiến thắng. Thêm vào đó bà lại nghe theo lời dẫn dụ mê hoặc của nhà sư điên và đi đến chỗ tin tưởng rằng tất cả quần chúng đều coi bà là hiện thân của một vị Phật, bà cho xây điện Thiên Đường cao hơn một trăm thước ở phía sau điện Thái Hoà cho tên mãi võ ở đó làm sư trưởng - như sẽ nói ở đoạn sau -
Trong suốt thời gian tằng tịu với nhà sư, Võ Hậu luôn luôn bị ám ảnh bởi những tư tưởng vừa thấp hèn nhuốm mùi xác thịt trần tục , vừa cao cả đượm màu siêu thoát thiêng liêng . Những tư tưởng này giúp Võ Hậu tin tưởng và hứng khởi trong kế hoạch chính trị của bà.
Bà tin minh là đức Phật tái sinh xuống trần để phán xét người ngay kẻ gian - ai tin ở bà là ngay, ai không tin là gian- Chính Võ Hậu cũng nhận ra rằng hình ảnh của Phật đã giúp triều đại bà thành công.
Tự tin ở uy thế đối với Võ Hậu, sư Hoài Nghĩa không cần thay đổi cách ăn mặc lôi thôi của mình. Gã có vẻ nghênh ngang tự đắc và thuờng là mối đe doạ đối với dân chúng tại kinh đô . Mỗi khi đi dạo trong thành, gã thường chễm chệ trên lưng ngựa, có quân hầu đi mở đường. Vô phúc cho ai không tránh kịp , chắc chắn sẽ lãnh vài ngọn roi sắt vào đầu. Có lần gã đánh một vị quan Biện lý ngay giữa phố vì ông nãy từng buộc tội gã.
Trong cung, gã được trọng đãi như một ông hoàng.
Gã được dùng ngựa của hoàng gia và mỗi khi thấy gã đi qua các quan trong triều đều cung kính cúi đầu. Để lấy lòng gã, hai người cháu của Võ Hậu là Thừa Tự và Tam Tư thuờng bợ đỡ gã một cách hèn hạ, giữ ngựa để cho gã leo lên hay bước xuống.
Có một lần gã sư hổ mang vào hoàng cung bằng cửa Đoan Võ - dành riêng cho Vương hầu và các Công thần - gã nghênh ngang đi qua chỗ làm việc của Môn Hạ Tỉnh .
Quan Thị Trung họ Tô là một vị Quốc công tuổi cao đức trọng thấy thế bước ra, nhưng gã vẫn tảng lờ như không thấy tiếp tục tiến vào .
Quan Thị Trung tức giận nói lớn :
- Sao mi dám vào đây, tên đầu trọc kia ! Mi vào đây để làm gì ?
Gã sư trợn mắt nhìn ông, rồi bằng một điệu bộ rất hài hước gã khoa tay múa chơn và thách thức :
- Muốn chơi nhau chăng ?
Giọng gã sặc mùi dao búa của bọn lưu manh .
Nhưng khôi hài hơn nữa, chiều hôm đó gã mang một bộ mặt sưng húp đi kiếm Võ Hậu để mách , quan Thị Trung đã sai cận vệ tống cổ gã ra ngoài và một cuộc ấu đả đã xảy ra . Sau khi chế ngự được gã, bọn cận vệ không quên tặng gã mấy chục bạt tai .
Nghe chuyện này, Võ Hậu chỉ phá ra cười :
- Sao ái khanh lại đi lối cửa đó ? Lần sau ái khanh nhớ đi cửa phía Bắc .
Võ Hậu rất khôn ngoan, không đả động tới quan Thị Trung họ Tô , vì bà sợ làm lớn chuyện chỉ tổ mang tiếng thêm . Vì Võ Hậu không muốn Hoài Nghĩa bỏ bà trong cung một mình, hơn nữa bà sợ gã
ra ngoài nhiều sẽ làm lộ chuyện, bà giao cho hắn công tác xây cất cung điện và trông nom vườn thượng uyển.
Đã có lần Hoài Nghĩa khoe với Võ Hậu rằng gã rất giỏi về kiến trúc và có thể xây cất nhà được, bà bèn bịa ra công việc để buộc chân gã trong cung .
Theo tục lệ cổ truyền, chỉ đàn bà hay hoạn quan mới được ra vào nội cung . Khi thấy Hoài Nghĩa ra vào khu vực đàn bà, mọi người đều xầm xì bàn tán. Tuy gã là sư nhưng chưa hoạn.
Một pháp quan tên là Vương Châu thấy gai mắt bèn dâng sớ xin thiến Hoài Nghĩa , nếu gã còn tiếp tục hiện diện tại nội cung, làm như vậy để bảo vệ tiết hạnh cho các thị nữ và công nương trong cung .
Khi xem sớ , Võ Hậu cười ngất và thầm nghĩ vị Pháp quan này quả có óc khôi hài.
Một lần nữa Võ Hậu lại khôn ngoan ém nhẹm tờ sớ để mọi việc dần dần chìm vào quên lãng .
Hồi 12: Những cuộc khởi
nghĩa
Tất cả những người lưu tâm đến thời cuộc đều trải qua một cơn
xúc động trước những biến cố trong mấy tháng vừa qua : Hết truất ngôi anh thì
giam giữ em.
Người ta thì thầm hỏi nhau bà Hoàng hậu goá bụa kia đang mưu toan gì ?
Dân chúng đều ngã về phía Triết và Đán , vì hai người là cháu nội của vị vua vĩ đại Thái Tôn , mà họ hằng tôn thờ. Vậy nếu là người khôn ngoan, Võ Hậu đừng nên đụng chạm đến Thái miếu nhà Đường.
Dưới mắt các nhà quan sát, biến chuyển nghiêm trọng nhất là việc trọng dụng những người cháu của Võ Hậu vào việc thiết lập các nơi thờ phượng dòng họ Võ tại Lạc Dương . Các chức vụ quan trọng đều do con cháu họ Võ nắm giữ trong khi các Vương tước nhà Đường dần dần bị tước hết quyền hành.
Võ Hậu có tất cả mười bốn người cháu kể cả Võ Thừa Tự và Võ Tam Tư.
Thừa Tự là người nhiều tham vọng và hoạt động nhất. Tuy chỉ là một chính trị gia nửa mùa, ít học , thô bỉ, tối mắt trước danh lợi, Thừa Tự vẫn được phong làm Thị Trung - tháng 5 năm 684 . Nhưng chỉ hơn một tháng sau, Võ Hậu chịu không nỗi sự vụng về ngu xuẩn của hắn nên phải cách chức hắn.
Hồi đó dân thường đàm tiếu sư Hoài Nghĩa bám đuôi Võ Hậu, Thừa Tự và Tam Tư bám đuôi nhà sư, và đám quan lại trong triều bám đuôi bọn con cháu họ Võ. Các người cháu của Võ Hậu đều được làm Đại tướng quân hoặc những chức vụ then chốt tại các cơ cấu chính quyền. Võ Hậu lạm quyền thái quá , đã biến triều đình thành một đám người lố bịch. Bọn họ Võ kiêu căng và khờ khạo vậy mà Võ Hậu vẫn dùng chúng vào những chức vụ quan trọng như Trưởng quan thành Lạc Dương, thành Trường An và Cấm Thành, chính là để sửa soạn lật đổ nhà Đường.
Điều làm cho mọi người chú ý nhất là Thừa Tự trù tính xây thêm miếu thờ họ Võ tại Đông đô ,Lạc Dương, tuy gia đình họ Võ đã có nhiều đền thờ tại Trường An. Những miếu thờ mới sẽ xây theo kiểu hoàng gia . Trước đây tổ tiên nhà họ Võ đã được truy phong phẩm tước nhưng Võ Hậu chưa hài lòng. Bà muốn nâng tất cả ông bà ông vải từ năm đời trước lên hàng Vương tước. Mọi người đều xôn xao bàn tán. Hiển nhiên Võ Hậu đang dụng tâm cướp ngôi . Vì nhớ ơn Thái Tôn, họ đều phẫn nộ và quyết định hành động. Nhưng ai là người đứng ra khởi xướng . Hai vị Hoàng đế trẻ tuổi -Triết và Đán- đã bị giam giử và tước hết quyền. Các Vương tước nhà Đường cũng đã phân tán đi các nơi và đang sống trong lo âu chờ đợi sự bất hạnh. Chỉ còn lại đám người trí thức.
Vậy những người trí thức phải ra gánh vác trách nhiệm.
Người đầu tiên phất cờ khởi nghĩa là Tử Kỉnh Nghiệp. Chàng chính là cháu nội của Quốc công Lý Tích, người đã đứng ra điều khiển lễ tấn phong Võ Hậu ngày trước.
Kỉnh Nghiệp cùng một nhóm nho sĩ khác họp nhau tại Dương Châu để bàn định kế hoạch. Họ đã dùng mưu cướp được thành Dương Châu và khởi sự với đám binh lính trong thành. Họ suy tôn một người trông giống Thái tử Hiền, công bố rằng Hiền chưa chết và hiện đang cùng họ mưu đồ đánh đuổi kẻ soán nghịch. Chính nghĩa của họ được hưởng ứng nhiệt liệt và cuộc khởi nghĩa rất hy vọng thành công. Trong vòng nửa tháng họ tuyên bố đã chiêu nạp được mười vạn binh lính .
Trước khi động binh , Kỉnh Nghiệp sai Lạc Tấn Vương viết một bài hịch truyền đi khắp nơi. Bài hịch này làm dân chúng kinh đô xúc động còn hơn khi họ nghe tin Kỉnh Nghiệp khởi nghĩa. Bài hịch không những có giá trị về một văn chương mà còn nói lên được tất cả những điều mà mọi người hằng ấp ủ trong lòng . Họ chỉ dám thầm thì tại những nơi kín đáo . Nó có sức mạnh làm giảm uy tín của Võ Hậu hơn cả thiên binh vạn mã.
Bài hịch như sau :
Kẻ soán ngôi là một người đàn bà đồi bại họ Võ , xuất thân từ một gia đình tầm thường. Trước kia thị được đem vào cung để giữ quần áo cho vua Thái Tôn, nhưng rồi thị bị đuổi vì những vụ bỉ ổi làm hoen ố Hoàng cung . Sau đó thị tìm cách quyến rũ Cao Tôn mặc dù thị đã từng kề cận vua cha.
Thị đã làm nhơ danh Hoàng tộc ở những vụ ghen tuông vô lối và những mánh khoé hèn hạ đê tiện mê hoặc Vua . Thị đã bôi lọ hình ảnh của chim phượng hoàng, biểu hiệu của một vị Hoàng hậu, và dẫn dụ Vua vào đường loạn luân . Với lòng dạ thâm độc như rắn rết và tàn ác như muôn thú. Thị đã trừ khử những hiền thần để thay vô đó một bọn tham quan ô lại. Thị đã đầu độc chị ruột và giết hai người anh cùng cha khác mẹ. Thị đã ám sát Vua và đầu độc mẹ ruột. Những hành động đó trái với thiên luân và đi ngược với sự an bài của tạo hoá.
Giờ đây, thị theo đuổi một mục đích ghê gớm : thị đang dòm ngó ngôi Thiên tử. Thị giam cầm các người con yêu của vua và đưa bọn lưu manh lên cầm quyền. Hiển nhiên thị đang muốn lật đổ nhà Đường.
Nay, Kỉnh Nghiệp tôi nhận thấy , mình là bề tôi của nhà Đường và là con cháu của một vị Quốc công, có bổn phận phải nhớ ơn tiên đế và đề cao truyền thống bất khuất của tổ tiên . Tôi đã cảm thông được nỗi tức giận của Long Vương và đồng tình với những giọt nước mắt của Viên Chung Sơn . Để khôi phục nhà Đường và đáp lại lòng mong đợi của toàn dân, tôi mạo muội đứng ra phất cờ khởi nghĩa trừ hết lũ gian tà, quét sạch bờ cõi. Bánh xe chiến sĩ sẽ lăn và tiếng vó ngựa rền vang từ Nam chí Bắc. Quân ta sẽ dồi dào lương thực từ bờ biển Hải Ninh chở tới và bóng cờ trên những chiến thuyền đang phất phới tung bay , báo hiệu ngày vinh quang sắp tới. Gió phương Bắc vang vội trống quân hành, tinh tú phương Nam ngời lên ánh thép giáo gươm, núi đồi rung chuyển tiếng reo hò, trời đất cũng gầm thét trợ oai đoàn dũng sĩ . Chính nghĩa quân ta sáng chói, uy lực quân ta còn sức mạnh nào ngăn nỗi .
Hởi toàn thể đồng bào ! Hãy vùng lên ! Chúng ta là con dân đất nước này, không ít thì nhiều liên hệ với triều đại hiện tại. Nhiều người trong chúng ta đã được tiên đế ân cần uỷ thác hoặc đã đọc bản di chúc của người lúc lâm chung . Chúng ta không nên mơ ngủ nữa ! Chúng ta hãy đáp lại tiếng gọi của người trước còn văng vẳng bên tai !
Chúng ta hãy nhìn cảnh đáng thương của các vị Hoàng tử, mồ cha chưa khô những người con côi đi bị bạc đãi. Những người có tâm huyết hãy đứng dậy nắm lấy thời cơ, xoay chuyển tình thế, làm hậu thuẫn cho những người đang sống để đền ơn người đã khuất. Tôi xin thề với non sông là những ai tình nguyện gia nhập đoàn quân khởi nghĩa sẽ được đền bù xứng đáng ; còn những kẻ nào do dự hay trốn tránh trách nhiệm sẽ bị nghiêm trị tuỳ tội trạng và lúc đó mới ăn năn thì e quá muộn. Hãy nhìn chung quanh chúng ta một lần nữa và tự hỏi đất nước này thuộc về ai ?
Khi đọc đến câu mồ cha chưa khô những người con côi đã bị bạc đãi, Võ Hậu vỗ tay khen :
- Hay tuyệt ! Ai đã viết bài hịch này ?
Một triều thần đáp :
- Lạc Tấn Vương .
Võ Hậu có ý tiếc :
- Thật đáng tiếc, một văn tài như vậy mà bị bỏ quên . Đáng lẻ ta phải trọng dụng y.
Nhưng điều đáng tiếc hơn nữa là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa đều là nho sĩ chưa từng cầm quân đánh giặc. Với thiên thời địa lợi, nếu họ có thêm một chiến lược vững vàng, chắc chắn họ sẽ quét sạch bờ cõi và thiêu rụi Thành Đô của Võ Hậu.
Nhưng họ bất đồng ý kiến. Có người đưa ra một đề nghị rất hợp lý là hãy đem quân về kinh đô, dọc đường chắc chắn quan binh các địa phương sẽ theo về rất đông , nhất là đám thanh niên hiếu chiến ở Sơn Đông . Nhưng Kỉnh Nghiệp lại chọn một biện pháp an toàn hợn ông lập chiến luỹ tại Nam Kinh để phòng thủ chớ không chịu tấn công trước. Ông chủ trương rằng nếu trận đầu bị thua ông sẽ rút về đó và cố thủ mặt Đông Nam . Ông đã làm mất yếu tố tâm lý và lỡ một cơ hội thành công .
Dân chúng ngã lòng vì điều họ mong đợi đâu phải là lập thêm một chính phủ tại Nam Kinh để trường kỳ kháng chiến với một địch thủ mạnh hơn nhiều .
Võ Hậu sai Lý Thừa Nghiệp đem ba mươi vạn quân đi đánh Kỉnh Nghiệp. Hai bên gặp nhau tại miền đồng bằng Bắc ngạn sông Dương Tử gần Dương Châu, một miền đất đầy ao hồ, sông rạch .
Quân Kỉnh Nghiệp bố trí theo hình cánh cung ở phía Bắc Dương Tử giang, bọc theo chân đồi và bờ hồ phía Tây Bắc Nam Kinh và dùng Nam Kinh làm soái phủ.
Trong khi đó Võ Hậu sợ Thừa Nghiệp làm phản, theo phe Kỉnh Nghiệp, bà bèn sai thêm một Đại tướng thân tín tên là Trương Tế ra làm Nguyên soái để chỉ huy trận đánh và giám sát hành động của Thừa Nghiệp.
Các thuộc hạ của Thừa Nghiệp khuyên ông hãy hành động ngay , trước khi vị Nguyên soái tới.
Thừa Nghiệp bèn tìm những sơ hở của Kỉnh Nghiệp để tấn công . Quân hai phe chiến đấu giằng co ở hai bên bờ sông toàn lau sậy cao quá đầu người.
Quân triều đình đã lợi dụng chiều gió nỗi lửa đốt bãi sậy của phe địch khiến quân Kỉnh Nghiệp tan vỡ.
Kỉnh Nghiệp cố thu thập đám tàn quân và chạy về phía Nam sông Dương Tử. Truy binh đuổi theo rất gắt .
Cuối cùng, thất vọng trước tình thế, Kỉnh Nghiệp quyết định dùng thuyền trốn sang Cao Ly . Trong khi chờ thuyền bị bão chưa tới kịp, Kỉnh Nghiệp bị một thuộc hạ ám sát, các bạn ông cũng bị bắt. Riêng Lạc Tấn Vương bỗng dưng mất tích, về sau không thấy nói tới ông nữa.
Quân Thừa Nghiệp cắt đầu Kỉnh Nghiệp và mấy người kia đem về kinh đô để lập công .
Cuộc khởi nghĩa chỉ bùng lên được hai tháng.
Hai mươi lăm chiếc đầu lâu của các tướng tạo phản bị bêu trước cỗng thành Lạc Dương .
Võ Hậu không ưa những kẻ cứng đầu . Không những bà đem tru di gia quyến Kỉnh Nghiệp, bà còn kết tội cả ông nội chàng là Lý Tích, người đã nằm yên trong lòng đất.
Bà không còn biết Lý Tích là vị quốc công đứng ra làm lễ tấn phong cho bà, ông đã từng lập những chiến công hiển hách buộc Cao Ly phải đầu hàng, và ông là một vị anh hùng dưới triều Thái Tôn . Bà thản nhiên ra lệnh quật mồ và đem hài cốt ông bầm nát để linh hồn ông không nơi nương tựa. Hành động tàn nhẫn này vừa để thoả mối tư thù vừa để dằn mặt quần thần.
Cuộc phiến loạn là một dịp tốt để hại nhau .
Võ Thừa Tự rất ghét quan Trung Thư họ Bạch vì ông này thường cản trở công việc của hắn. Thừa Tự bèn nhân cơ hội họ Bạch có một người cháu nhúng tay vào cuộc phiến loạn để ghép ông vào tội đồng loã.
Thực ra quan Trung Thư không hề liên can đến vụ khởi nghĩa của Kỉnh Nghiệp. Chỉ có một lần ông bàn với Võ Hậu là nếu bà trả ngôi cho Đán, mọi cuộc khởi nghĩa sẽ tự động tan rã. Ông không ngờ lời bàn đó lại chính là bản án tử hình của ông .
Sau khi giết quan Trung Thư họ Bạch, Võ Hậu ra lệnh giết không xét xử hai vị Đại tướng khác là Vương Phượng Nghỉ và Trinh Võ Eỉnh vì hai ông này quen biết với thủ lãnh bọn phiến loạn . Thực ra Võ Hậu muốn giết hai người vì Vương Phương Nghi thuộc giòng họ của Vương hậu và Trịnh Võ Đình dám viết thư về triều xin tội cho họ Bạch. Riêng họ Trịnh là một tướng tài từng làm bở vía quân Thổ Nhĩ Kỳ và được người Thổ mệnh danh là Hung Thần. Khi nghe tin ông bị giết, dân tộc Thổ tổ chức một cuộc liên hoan vĩ đại.
Cuộc khởi nghĩa đã bị dẹp tan . Giờ đây Võ Hậu ngồi ung dung trong điện Võ Thánh -tên mới của Chánh điện đặt ra để đánh dấu sự thành công của họ Võ - tự tán thưởng chiến thắng của mình .
Bà nói với quần thần bằng một giọng nghiệm nghị :
- Các khanh thấy ta đã hết sức với xã tắc chưa ?
Các quan đồng thanh :
- Tâu Lệnh Bà, đúng vậy.
Võ Hậu tiếp :
- Trong hai mươi năm ta đã cực khổ lo gánh vác công việc cho Cao Tôn, không lúc nào được rảnh rỗi. Ta đã cho các khanh chức tước và quyền hành . Ta đã đem hoà bình và an lạc cho bờ cõi. Từ ngày Cao Tôn qua đời, chẳng phút nào ta nghĩ đến bản thân ta . Ta luôn luôn lo cho người khác. vậy mà vẫn có những quan cao, tướng giỏi hùa theo bọn phản loạn chống lại ta . Ai là người quyền thế hơn họ Bạch ? Ai là người dòng dõi anh kiệt hơn họ Từ ? Ai là tướng soái tài ba hơn họ Trịnh ? Vậy mà ta vẫn giết được họ một khi họ phản trắc. Trong các khanh ai cảm thấy mình hơn được những nhân vật đó thì cứ việc hành động. Còn nếu không thì hãy ngoan ngoãn vâng lời ta đừng có những cử chỉ điên rồ .
- Bọn hạ thần đâu dám .
Đám triều thần trả lời, không dám ngước mặt lên
Người ta thì thầm hỏi nhau bà Hoàng hậu goá bụa kia đang mưu toan gì ?
Dân chúng đều ngã về phía Triết và Đán , vì hai người là cháu nội của vị vua vĩ đại Thái Tôn , mà họ hằng tôn thờ. Vậy nếu là người khôn ngoan, Võ Hậu đừng nên đụng chạm đến Thái miếu nhà Đường.
Dưới mắt các nhà quan sát, biến chuyển nghiêm trọng nhất là việc trọng dụng những người cháu của Võ Hậu vào việc thiết lập các nơi thờ phượng dòng họ Võ tại Lạc Dương . Các chức vụ quan trọng đều do con cháu họ Võ nắm giữ trong khi các Vương tước nhà Đường dần dần bị tước hết quyền hành.
Võ Hậu có tất cả mười bốn người cháu kể cả Võ Thừa Tự và Võ Tam Tư.
Thừa Tự là người nhiều tham vọng và hoạt động nhất. Tuy chỉ là một chính trị gia nửa mùa, ít học , thô bỉ, tối mắt trước danh lợi, Thừa Tự vẫn được phong làm Thị Trung - tháng 5 năm 684 . Nhưng chỉ hơn một tháng sau, Võ Hậu chịu không nỗi sự vụng về ngu xuẩn của hắn nên phải cách chức hắn.
Hồi đó dân thường đàm tiếu sư Hoài Nghĩa bám đuôi Võ Hậu, Thừa Tự và Tam Tư bám đuôi nhà sư, và đám quan lại trong triều bám đuôi bọn con cháu họ Võ. Các người cháu của Võ Hậu đều được làm Đại tướng quân hoặc những chức vụ then chốt tại các cơ cấu chính quyền. Võ Hậu lạm quyền thái quá , đã biến triều đình thành một đám người lố bịch. Bọn họ Võ kiêu căng và khờ khạo vậy mà Võ Hậu vẫn dùng chúng vào những chức vụ quan trọng như Trưởng quan thành Lạc Dương, thành Trường An và Cấm Thành, chính là để sửa soạn lật đổ nhà Đường.
Điều làm cho mọi người chú ý nhất là Thừa Tự trù tính xây thêm miếu thờ họ Võ tại Đông đô ,Lạc Dương, tuy gia đình họ Võ đã có nhiều đền thờ tại Trường An. Những miếu thờ mới sẽ xây theo kiểu hoàng gia . Trước đây tổ tiên nhà họ Võ đã được truy phong phẩm tước nhưng Võ Hậu chưa hài lòng. Bà muốn nâng tất cả ông bà ông vải từ năm đời trước lên hàng Vương tước. Mọi người đều xôn xao bàn tán. Hiển nhiên Võ Hậu đang dụng tâm cướp ngôi . Vì nhớ ơn Thái Tôn, họ đều phẫn nộ và quyết định hành động. Nhưng ai là người đứng ra khởi xướng . Hai vị Hoàng đế trẻ tuổi -Triết và Đán- đã bị giam giử và tước hết quyền. Các Vương tước nhà Đường cũng đã phân tán đi các nơi và đang sống trong lo âu chờ đợi sự bất hạnh. Chỉ còn lại đám người trí thức.
Vậy những người trí thức phải ra gánh vác trách nhiệm.
Người đầu tiên phất cờ khởi nghĩa là Tử Kỉnh Nghiệp. Chàng chính là cháu nội của Quốc công Lý Tích, người đã đứng ra điều khiển lễ tấn phong Võ Hậu ngày trước.
Kỉnh Nghiệp cùng một nhóm nho sĩ khác họp nhau tại Dương Châu để bàn định kế hoạch. Họ đã dùng mưu cướp được thành Dương Châu và khởi sự với đám binh lính trong thành. Họ suy tôn một người trông giống Thái tử Hiền, công bố rằng Hiền chưa chết và hiện đang cùng họ mưu đồ đánh đuổi kẻ soán nghịch. Chính nghĩa của họ được hưởng ứng nhiệt liệt và cuộc khởi nghĩa rất hy vọng thành công. Trong vòng nửa tháng họ tuyên bố đã chiêu nạp được mười vạn binh lính .
Trước khi động binh , Kỉnh Nghiệp sai Lạc Tấn Vương viết một bài hịch truyền đi khắp nơi. Bài hịch này làm dân chúng kinh đô xúc động còn hơn khi họ nghe tin Kỉnh Nghiệp khởi nghĩa. Bài hịch không những có giá trị về một văn chương mà còn nói lên được tất cả những điều mà mọi người hằng ấp ủ trong lòng . Họ chỉ dám thầm thì tại những nơi kín đáo . Nó có sức mạnh làm giảm uy tín của Võ Hậu hơn cả thiên binh vạn mã.
Bài hịch như sau :
Kẻ soán ngôi là một người đàn bà đồi bại họ Võ , xuất thân từ một gia đình tầm thường. Trước kia thị được đem vào cung để giữ quần áo cho vua Thái Tôn, nhưng rồi thị bị đuổi vì những vụ bỉ ổi làm hoen ố Hoàng cung . Sau đó thị tìm cách quyến rũ Cao Tôn mặc dù thị đã từng kề cận vua cha.
Thị đã làm nhơ danh Hoàng tộc ở những vụ ghen tuông vô lối và những mánh khoé hèn hạ đê tiện mê hoặc Vua . Thị đã bôi lọ hình ảnh của chim phượng hoàng, biểu hiệu của một vị Hoàng hậu, và dẫn dụ Vua vào đường loạn luân . Với lòng dạ thâm độc như rắn rết và tàn ác như muôn thú. Thị đã trừ khử những hiền thần để thay vô đó một bọn tham quan ô lại. Thị đã đầu độc chị ruột và giết hai người anh cùng cha khác mẹ. Thị đã ám sát Vua và đầu độc mẹ ruột. Những hành động đó trái với thiên luân và đi ngược với sự an bài của tạo hoá.
Giờ đây, thị theo đuổi một mục đích ghê gớm : thị đang dòm ngó ngôi Thiên tử. Thị giam cầm các người con yêu của vua và đưa bọn lưu manh lên cầm quyền. Hiển nhiên thị đang muốn lật đổ nhà Đường.
Nay, Kỉnh Nghiệp tôi nhận thấy , mình là bề tôi của nhà Đường và là con cháu của một vị Quốc công, có bổn phận phải nhớ ơn tiên đế và đề cao truyền thống bất khuất của tổ tiên . Tôi đã cảm thông được nỗi tức giận của Long Vương và đồng tình với những giọt nước mắt của Viên Chung Sơn . Để khôi phục nhà Đường và đáp lại lòng mong đợi của toàn dân, tôi mạo muội đứng ra phất cờ khởi nghĩa trừ hết lũ gian tà, quét sạch bờ cõi. Bánh xe chiến sĩ sẽ lăn và tiếng vó ngựa rền vang từ Nam chí Bắc. Quân ta sẽ dồi dào lương thực từ bờ biển Hải Ninh chở tới và bóng cờ trên những chiến thuyền đang phất phới tung bay , báo hiệu ngày vinh quang sắp tới. Gió phương Bắc vang vội trống quân hành, tinh tú phương Nam ngời lên ánh thép giáo gươm, núi đồi rung chuyển tiếng reo hò, trời đất cũng gầm thét trợ oai đoàn dũng sĩ . Chính nghĩa quân ta sáng chói, uy lực quân ta còn sức mạnh nào ngăn nỗi .
Hởi toàn thể đồng bào ! Hãy vùng lên ! Chúng ta là con dân đất nước này, không ít thì nhiều liên hệ với triều đại hiện tại. Nhiều người trong chúng ta đã được tiên đế ân cần uỷ thác hoặc đã đọc bản di chúc của người lúc lâm chung . Chúng ta không nên mơ ngủ nữa ! Chúng ta hãy đáp lại tiếng gọi của người trước còn văng vẳng bên tai !
Chúng ta hãy nhìn cảnh đáng thương của các vị Hoàng tử, mồ cha chưa khô những người con côi đi bị bạc đãi. Những người có tâm huyết hãy đứng dậy nắm lấy thời cơ, xoay chuyển tình thế, làm hậu thuẫn cho những người đang sống để đền ơn người đã khuất. Tôi xin thề với non sông là những ai tình nguyện gia nhập đoàn quân khởi nghĩa sẽ được đền bù xứng đáng ; còn những kẻ nào do dự hay trốn tránh trách nhiệm sẽ bị nghiêm trị tuỳ tội trạng và lúc đó mới ăn năn thì e quá muộn. Hãy nhìn chung quanh chúng ta một lần nữa và tự hỏi đất nước này thuộc về ai ?
Khi đọc đến câu mồ cha chưa khô những người con côi đã bị bạc đãi, Võ Hậu vỗ tay khen :
- Hay tuyệt ! Ai đã viết bài hịch này ?
Một triều thần đáp :
- Lạc Tấn Vương .
Võ Hậu có ý tiếc :
- Thật đáng tiếc, một văn tài như vậy mà bị bỏ quên . Đáng lẻ ta phải trọng dụng y.
Nhưng điều đáng tiếc hơn nữa là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa đều là nho sĩ chưa từng cầm quân đánh giặc. Với thiên thời địa lợi, nếu họ có thêm một chiến lược vững vàng, chắc chắn họ sẽ quét sạch bờ cõi và thiêu rụi Thành Đô của Võ Hậu.
Nhưng họ bất đồng ý kiến. Có người đưa ra một đề nghị rất hợp lý là hãy đem quân về kinh đô, dọc đường chắc chắn quan binh các địa phương sẽ theo về rất đông , nhất là đám thanh niên hiếu chiến ở Sơn Đông . Nhưng Kỉnh Nghiệp lại chọn một biện pháp an toàn hợn ông lập chiến luỹ tại Nam Kinh để phòng thủ chớ không chịu tấn công trước. Ông chủ trương rằng nếu trận đầu bị thua ông sẽ rút về đó và cố thủ mặt Đông Nam . Ông đã làm mất yếu tố tâm lý và lỡ một cơ hội thành công .
Dân chúng ngã lòng vì điều họ mong đợi đâu phải là lập thêm một chính phủ tại Nam Kinh để trường kỳ kháng chiến với một địch thủ mạnh hơn nhiều .
Võ Hậu sai Lý Thừa Nghiệp đem ba mươi vạn quân đi đánh Kỉnh Nghiệp. Hai bên gặp nhau tại miền đồng bằng Bắc ngạn sông Dương Tử gần Dương Châu, một miền đất đầy ao hồ, sông rạch .
Quân Kỉnh Nghiệp bố trí theo hình cánh cung ở phía Bắc Dương Tử giang, bọc theo chân đồi và bờ hồ phía Tây Bắc Nam Kinh và dùng Nam Kinh làm soái phủ.
Trong khi đó Võ Hậu sợ Thừa Nghiệp làm phản, theo phe Kỉnh Nghiệp, bà bèn sai thêm một Đại tướng thân tín tên là Trương Tế ra làm Nguyên soái để chỉ huy trận đánh và giám sát hành động của Thừa Nghiệp.
Các thuộc hạ của Thừa Nghiệp khuyên ông hãy hành động ngay , trước khi vị Nguyên soái tới.
Thừa Nghiệp bèn tìm những sơ hở của Kỉnh Nghiệp để tấn công . Quân hai phe chiến đấu giằng co ở hai bên bờ sông toàn lau sậy cao quá đầu người.
Quân triều đình đã lợi dụng chiều gió nỗi lửa đốt bãi sậy của phe địch khiến quân Kỉnh Nghiệp tan vỡ.
Kỉnh Nghiệp cố thu thập đám tàn quân và chạy về phía Nam sông Dương Tử. Truy binh đuổi theo rất gắt .
Cuối cùng, thất vọng trước tình thế, Kỉnh Nghiệp quyết định dùng thuyền trốn sang Cao Ly . Trong khi chờ thuyền bị bão chưa tới kịp, Kỉnh Nghiệp bị một thuộc hạ ám sát, các bạn ông cũng bị bắt. Riêng Lạc Tấn Vương bỗng dưng mất tích, về sau không thấy nói tới ông nữa.
Quân Thừa Nghiệp cắt đầu Kỉnh Nghiệp và mấy người kia đem về kinh đô để lập công .
Cuộc khởi nghĩa chỉ bùng lên được hai tháng.
Hai mươi lăm chiếc đầu lâu của các tướng tạo phản bị bêu trước cỗng thành Lạc Dương .
Võ Hậu không ưa những kẻ cứng đầu . Không những bà đem tru di gia quyến Kỉnh Nghiệp, bà còn kết tội cả ông nội chàng là Lý Tích, người đã nằm yên trong lòng đất.
Bà không còn biết Lý Tích là vị quốc công đứng ra làm lễ tấn phong cho bà, ông đã từng lập những chiến công hiển hách buộc Cao Ly phải đầu hàng, và ông là một vị anh hùng dưới triều Thái Tôn . Bà thản nhiên ra lệnh quật mồ và đem hài cốt ông bầm nát để linh hồn ông không nơi nương tựa. Hành động tàn nhẫn này vừa để thoả mối tư thù vừa để dằn mặt quần thần.
Cuộc phiến loạn là một dịp tốt để hại nhau .
Võ Thừa Tự rất ghét quan Trung Thư họ Bạch vì ông này thường cản trở công việc của hắn. Thừa Tự bèn nhân cơ hội họ Bạch có một người cháu nhúng tay vào cuộc phiến loạn để ghép ông vào tội đồng loã.
Thực ra quan Trung Thư không hề liên can đến vụ khởi nghĩa của Kỉnh Nghiệp. Chỉ có một lần ông bàn với Võ Hậu là nếu bà trả ngôi cho Đán, mọi cuộc khởi nghĩa sẽ tự động tan rã. Ông không ngờ lời bàn đó lại chính là bản án tử hình của ông .
Sau khi giết quan Trung Thư họ Bạch, Võ Hậu ra lệnh giết không xét xử hai vị Đại tướng khác là Vương Phượng Nghỉ và Trinh Võ Eỉnh vì hai ông này quen biết với thủ lãnh bọn phiến loạn . Thực ra Võ Hậu muốn giết hai người vì Vương Phương Nghi thuộc giòng họ của Vương hậu và Trịnh Võ Đình dám viết thư về triều xin tội cho họ Bạch. Riêng họ Trịnh là một tướng tài từng làm bở vía quân Thổ Nhĩ Kỳ và được người Thổ mệnh danh là Hung Thần. Khi nghe tin ông bị giết, dân tộc Thổ tổ chức một cuộc liên hoan vĩ đại.
Cuộc khởi nghĩa đã bị dẹp tan . Giờ đây Võ Hậu ngồi ung dung trong điện Võ Thánh -tên mới của Chánh điện đặt ra để đánh dấu sự thành công của họ Võ - tự tán thưởng chiến thắng của mình .
Bà nói với quần thần bằng một giọng nghiệm nghị :
- Các khanh thấy ta đã hết sức với xã tắc chưa ?
Các quan đồng thanh :
- Tâu Lệnh Bà, đúng vậy.
Võ Hậu tiếp :
- Trong hai mươi năm ta đã cực khổ lo gánh vác công việc cho Cao Tôn, không lúc nào được rảnh rỗi. Ta đã cho các khanh chức tước và quyền hành . Ta đã đem hoà bình và an lạc cho bờ cõi. Từ ngày Cao Tôn qua đời, chẳng phút nào ta nghĩ đến bản thân ta . Ta luôn luôn lo cho người khác. vậy mà vẫn có những quan cao, tướng giỏi hùa theo bọn phản loạn chống lại ta . Ai là người quyền thế hơn họ Bạch ? Ai là người dòng dõi anh kiệt hơn họ Từ ? Ai là tướng soái tài ba hơn họ Trịnh ? Vậy mà ta vẫn giết được họ một khi họ phản trắc. Trong các khanh ai cảm thấy mình hơn được những nhân vật đó thì cứ việc hành động. Còn nếu không thì hãy ngoan ngoãn vâng lời ta đừng có những cử chỉ điên rồ .
- Bọn hạ thần đâu dám .
Đám triều thần trả lời, không dám ngước mặt lên
Hồi 13: Hệ thống mật
thám vĩ đại
Một cuộc dấy loạn bùng nỗ đã tắt ngấm làm hài lòng Võ Hậu
không ít . Không những nó kích thích được máu hài hước và bản chất hiếu thắng
của bà. Nó còn giúp bà đề phòng các cuộc khởi nghĩa khác . Bà khám phá ra rằng
chính sách của bà không được quần chúng tán thưởng, cần phải kiểm soát chặt chẽ
thêm và làm câm miệng tất cả những người muốn chống đối.
Bà cảm thấy đắc ý rồi lại cảm thấy bấp bênh . Bà đắn đo về một biện pháp mới có vẻ táo bạo hơn . Bà cần phải thay đổi hẳn bầu không khí chính trị, cải tổ và xiết chặt tổ chức chính quyền, và biến quần thần thành những bộ máy dễ sai khiến hơn . Có lẽ bà phải dùng uy quyền để tạo thêm uy quyền. Những chiếc đầu rơi sẽ làm mọi người lạnh mình chột dạ. Tuy nhiên, các hành động của bà đều được xếp đặt cẩn thận và có mục đích lần hồi.
Bà sẽ cần một số tay sai nòng cốt thật tàn ác, không cần phải học thức, và một hệ thống mật thám đắc lực để tóm cổ ngay những kẻ mưu toan chống đối.
Bà sẽ cố tạo ra một bầu không khí luôn luôn khẩn trương vì bị đe doạ bởi các cuộc khởi nghĩa. Sau đó bà tha hồ thi hành chính sách khủng bố để bảo vệ an ninh trong nước.
Nếu thực hiện được những dự tính này, chắc chắn bà sẽ hoàn toàn thành công .
Tháng ba năm 686, hệ thống mật thám bắt đầu hoạt động một cách vô tư với những thùng thư bằng đồng , đặt tại khắp các cơ quan chính quyền.
Thùng thư này vuông có bốn ngăn gắn liền vào nhau, mỗi ngăn có một khe hở phía trên nắp , để nhưng điềm chỉ viên bỏ thư vào .
Bất cứ ai, dù một anh lao công, hay ngay cả một tên trộm cướp , muốn tố cáo những kẻ có hành vi hay lời nói phương hại đến triều đình đều có thể bỏ thư mà không ẹ ngại điều gì.
Theo tinh thần chiếu chỉ của Võ Hậu, việc thiết lập hệ thống thùng thư này hoàn toàn có tính cách vô hại. Các thùng thư được đặt ra với hy vọng các ý kiến của dân chúng được đạo đạt thẳng lên chính quyền , ngõ hầu công lý sẽ thực sự soi sáng mọi nơi.
Chiếu chỉ còn giải thích rõ ý nghĩa của bốn mặt thùng thư quay ra bốn hướng để đề cao bốn đức tính căn bản.
Mặt phía Đông màu xanh lá cây tượng trưng cho sự Tử tế, mặt phía Tây màu trắng tượng trưng cho sự Công bằng, mặt phía Nam màu đỏ tượng trưng cho sự Liêm khiết, vả mặt phía Bắc màu đen tượng trưng cho sự Khôn ngoan .
Võ Hậu không bao giờ để đạo đức bị bỏ quên !
Thực ra mọi việc không đơn giản như vậy. Mục đích ngấm ngầm của Võ Hậu là dùng những thùng thư đó để kiếm cớ buộc tội những người bà không ưa . Các nịnh thần có thể sai thuộc hạ bỏ thư vu khống để chúng có cớ tra tấn những người vô tội.
Thùng thư trở nên một hình ảnh khủng khiếp đối với bản thân các quan lại và dân chúng, cũng như đối với gia đình họ.
Mọi người đều có thể là mật thám đắc lực cho triều đình . Hàng xóm có thể trả thù nhau , trộm cướp kết tội quan toà , tớ phản chủ , bạn bè hại nhau.
Chưa từng có một hệ thống mật thám nào vĩ đại như vậy !
Tâm nguyện duy nhất của những người bình thường là được sống còn. Còn nhưng kẻ gian manh lại mừng rỡ vì đây là cơ hội tốt để tiến thân, chúng có thể đem bán bạn bè thân thích để cầu vinh . Chưa bao giờ nền luân lý quốc gia lại sa sút như vậy. Giá trị con người không bằng hạt cát. Người ta tranh nhau dành giật sự sống.
Cùng lúc với sự thiết lập hệ thống thùng thư , Võ Hậu ra lệnh cho tất cả quan viên tại các Châu quận phải nghiêm chỉnh tiếp nhận các lời tố cáo của mọi người , kể cả tù phạm , để kịp thời khám phá các âm mưu phản loạn và vạch mặt những kẻ chỉ trích chính phủ.
Các quan viên nào không chịu tiếp nhận ý kiến của họ sẽ bị ghép vào tội che chở phiến loạn. Các mật báo viên nếu muốn sẽ được phép đi thẳng lên Kinh đô để gặp Võ Hậu . Trong khi đi đường được cung cấp nơi ăn chốn ở như một vị quan ngũ phẩm.
Khi tới kinh đô, bọn này sẽ được Võ Hậu đích thân tiếp kiến. Những tên ăn nói lanh lợi mặt mày hung ác lì lợm , từng vào tù ra khám, hoặc những kẻ có vẻ nham hiểm mưu mô có thể dùng làm tay chân đắc lực, đều được bà ban thưởng và phong làm Pháp quan hoặc mật thám lưu động. Còn những tên nào đưa tin tầm phào hoặc không có vẻ lanh lợi cũng không bị trách phạt, vì dù sao chúng đã tỏ ra cố gắng làm hài lòng Lệnh Bà và có tư tưởng không lệch lạc.
Võ Hậu không bao giờ muốn làm nản lòng các mật báo viên . Phong trào điềm chỉ trở nên sôi động và lôi cuốn được rất nhiều kẻ vô công rối nghề, những tay đổ bác và bọn đầu trộm đuôi cướp . Đây là dịp may hiếm có để chúng làm giàu hoặc làm quan . Điềm chỉ trở thành một nghề có lời nhiều hơn nghề ăn trộm . Vì ăn trộm chỉ lấy được vàng bạc châu báu có khi ở tù mọt gông ; trong khi điềm chỉ hay mật báo có thể một bước lên quan lợi lộc vô số lại không sợ bắt bớ tù đày gì hết.
Lợi dụng thời cơ, một số đao phủ trở nên quyền thế khuynh loát triều đình . Chúng kết bè kết đảng thành một bọn có tai mắt khắp nơi . Chúng đua nhau thi hành các thủ đoạn tàn ác để lập công . Càng bắt bớ, làm tội nhiều người chúng càng tỏ ra trung thành với Võ Hậu.
Trong đám đao phủ, có ba tên lợi hại và thế lực hơn cả là Sở Vọng Lợi, Lại Tuấn Trân và Châu Tân.
Họ Sở xuất thân tử một bộ lạc man rợ thuộc giống người Hồ. Trước khi lảm điềm chỉ, hắn chẳng có tiếng tăm gì .
Họ Lại là tên lợi hại nhất nhưng ít nỗi tiếng nhất , đang ngồi tù vì tội ăn cướp, y xin ra để mật báo tin tức cho Võ Hậu và được bà trọng dụng.
Họ Châu có căn bản nghề nghiệp vững vàng hơn cả. Gã từng học luật và làm quan tới tam phẩm.
Ngoài ra phải kể tới họ Hầu và họ Vương . Hầu là một tên bán bánh bao mù chữ. Khi làm quan xử án, mọi người phải cố nín cười trước những cử chỉ khôi hài và lời lẽ tục tằn quê mùa của hắn.
Vương là một tên mõ làng, bị gia đình coi như một con chó ghẻ. Gã được làm quan nhờ có công mật báo một đám phiến loạn .
Thực ra đây chỉ là một đám dân làng họp nhau ăn uống vui chơi .
Ba tên Lại, Sở , Châu tượng trưng cho một cơ quan truy tố mới của Trung Quốc.
Sở được phong làm Khâm Sai đại Thần và Trùm mật thám có quyền tiền trảm hậu tấu .
Lại được phong làm Phó Đô Ngự Sử và Châu giữ chức Phó Thượng Thư bộ Hình , rồi sau đó thăng lên chức Bốc Xạ -Phó Thừa Tướng- được mấy tháng thì chết.
Những tên này được nhắc đến như những vị hung thần. Người ta kể rằng nhà nào được bộ hạ của chúng đến viếng thì chỉ trong vòng một tháng chủ nhà sẽ đi đứt gia quyến bị bán làm nô lệ và nhà cửa bị đốt phá tan hoang .
Nói một cách tổng quát, mỗi tên đã giết vô số người và phá tan hại ngàn gia đình. Phần lớn các vị Đường Vương chết về tay họ Châu Riêng họ Lại hoành hành lâu nhất - sau khi võ Hậu cướp ngôi hắn vẫn còn tiếp tục hoạt động- Họ Lại nắm quyền sinh sát bá quan trong tay khiến mọi người đều sợ và ghét hắn nhất. Khi hắn bị giết mọi người đều thở phào nhẹ nhõm và tự thú nhận rằng tuy ghét hắn , họ đã tiếp tay cho hắn rất nhiều.
Có lần Võ Hậu hỏi các quan :
- Tại sao các khanh sợ họ Lại quá sức như vậy ?
Các quan đáp :
- Tâu Lệnh Bà, nếu chúng tôi phạm pháp thì chỉ riêng chúng tôi chịu tội, nhưng nếu trái lại , Lại đại nhân, toàn gia chúng tôi sẽ bị tru diệt.
Nói đến phương pháp tra tấn là phải nói đến họ Sở. Nhờ bầu không khí căng thẳng sau cuộc dấy loạn của Kỉnh Nghiệp, họ Sở tha hồ bắt bớ và tra tấn người.
Hắn thường dùng một chiếc đai sắt lồng vào đầu phạm nhân rồi chêm thêm những miếng nêm để đai sắt xiết chặt vào sọ nạn nhân cho đến khi phải cung khai . Những phạm nhân cứng đầu thường nứt sọ chết.
Cách tra tấn thứ hai, hắn bắt phạm nhân nằm xuống rồi treo một tảng đá phía trên đầu, sau đó hắn cho tảng đá khỏ vào đầu phạm nhân mạnh nhẹ tuỳ theo trạng thái tinh thần của từng người.
Cách thứ ba hắn trói giật cánh khuỷu phạm nhân rồi treo ngược phạm nhân lên giá gỗ.
Với chủ trương bắt càng nhiều càng tốt để làm hài lòng Võ Hậu, hắn thường buộc phạm nhân khai bừa những người khác , bạn bè họ hàng, vv. để có thêm tòng phạm.
Kết quả hắn rất được Võ Hậu tin cậy.
Về sau họ Lại và họ Châu cũng bắt chước phương pháp của hắn.
Hệ thống tư pháp trong thời kỳ này hoàn toàn tan rã.
Một quan niệm tài phán mới được áp dụng.
Dưới thời Thái Tôn không có tội tử hình, trừ khi phạm nhân bị pháp quan địa phương thuộc ba cấp khác nhau kết án rồi lại bị Đại Lý Viện - toà án tối cao tại Kinh đô- y án . Và việc hành hình các tử tội chỉ tổ chức mỗi năm một lần vào mùa thu tại Kinh đô.
Dưới thời Võ Hậu, phạm nhân có thể bị giết tại chỗ rồi báo cáo sau . Người đứng ra truy tố kiêm nhiệm luôn việc điều tra xét xử và hành hình.
Với sự giúp đỡ của một tên đao phủ khác, họ Lại viết ra một cuốn sách nhan đề "Phương Pháp tra tấn" , để làm cẫm nang cho thuộc hạ của chúng tại các địa phương .
Với cuốn cẩm nang này, bọn thuộc hạ có thể bắt phạm nhân cung khai bất cứ điều gì.
Thùng thư bốn màu cũng được bọn này lợi dụng triệt để.
Mỗi khi muốn kết tội một Vương tước hay một vị Đại thần, chúng sai thuộc hạ từ các địa phương khác nhau gửi thư về tố cáo ; thế rồi họ Châu -một luật gia- sẽ lãnh phần điều tra nội vụ và cả bọn xúm lại lập những tài liệu giả mạo để buộc tội vị Vương tước hay Đại thần đó.
Một người bạn của họ Lại đã gọi đùa : Cổng ra vào nơi làm việc của y là cửa tử , vì một phạm nhân đã vào cổng đó là kể như hết sống.
Họ Lại thường treo ngược phạm nhân rồi đổ dấm vào mũi. Sau đó hắn quăng phạm nhân xuống một căn hầm có nhiều mùi hôi thối khó tả và bỏ đói phạm nhân trong đó.
Người ta kể rằng các phạm nhân đói quá nhiều khi ăn cả mền trải giường.
Sau khi hành hạ thể xác tới dằn vật tinh thần, phạm nhân bị tra hỏi liên miên và không được ngủ. Mỗi khi phạm nhân chợp mắt là lại có người lôi cổ dậy ngay . Cứ như thế trong mấy đêm liền, đầu óc phạm nhân sẽ bị căng thẳng và hết chịu đựng nỗi, phải nhận tội bừa rồi muốn ra sao thì ra .
Phương pháp này mang lại nhiều kết quả nhất và phạm nhân cũng không mang vết tích của sự tra tấn. Đối với thời đó phương pháp hành hạ tinh thần hoàn toàn mới mẻ và kỳ diệu.
Chúng ta phải công nhận rằng họ Lại đã có một phát minh rất lớn lao . Tất cả bằng người tự nhận mình có sáng kiến nghĩ ra cách làm kiệt quệ tinh thần phạm nhân phải nhớ rằng họ đã bắt chước Lại Tuấn Trân dưới thời Võ Hậu .
Họ Lại còn áp dụng phương pháp lợi dụng tình cảm gia đình để uy hiếp phạm nhân phải thú tội.
Nói về các hình cụ tra tấn, có mười thứ đặc biệt mang tên rất rùng rợn và kỳ quái .
Theo cuốn nhật ký của Châu Cửu - một Pháp quan thời Võ Hậu- , mười thứ đó là :
1. Máu-ngưng-chạy
2. Chẹn-nghẹt-thở
3. La-hét-trên-mặt-đất
4. Thú-nhận-gấp
5. Hấp-hối-kinh-dị
6. Tôi-là-phiến-loạn
7. Điều-đó-đúng
8. Heo-dẫy-chết
9. Muốn-chết-ngay
10. Muốn-toàn-gia-tru-diệt
Các hình cụ, có thứ dùng để treo và vặn chân tay phạm nhân, có thứ dựng đồ kéo lê phạm nhân trên mặt đất, đầu mang gông, ngực chất bao cát, và khi đem ai xét xử, các hình cụ này thường được đem ra bày để áp đảo tinh thần, và thường thường các phạm nhân chịu thú tội ngay để tránh cực hình.
Theo Châu Cửu, còn có những trò dã man khác như đổ bùn vào tai , kẹp sọ, buộc vào bánh xe đang quay, chèn ngực, cắm chông tre vào móng tay, túm tóc treo lên trần nhà, và hơ lửa vào mắt phạm nhân.
Điều đáng sợ nhất cho nạn nhân thời đó là việc mật báo truy tố xét xử đều do một người hay một cơ quan đảm nhận. Một khi bị bắt, chắc chắn nạn nhân có tội .
Thêm vào đó hình phạt thường liên can đến cả gia đình nạn nhân , trong khi tra tấn những nạn nhân cứng đầu , bọn ngục tốt thường hăm doạ sẽ không tha cả cha mẹ vợ con của họ để nạn nhân chột dạ và ký giấy nhận tội.
Ngoài ra chúng dụ dổ họ đổ tội cho bạn bè thân thích để được hưởng trường hợp giảm khinh .
Tuy nhiên, giữa lúc văn minh thoái hoá, giá trị con người giảm sút tối đa này , vẫn có những nhân vật can đảm đứng ra tranh đấu để hoặc bị giết hoặc phá vỡ chế độ man rợ của nhưng tên quan toà kiêm đao phủ.
Trước hết phải kể đến quan Thị Lang Lưu Vệ Chi .
Người ta kể trong khi nói chuyện với bạn bè , quan Thị Lang đã tuyên bố Võ Hậu nên trả ngôi lại cho con trai, và ông bị truy tố. Ông từ chối đến trình diện vì trát đòi bất hợp pháp , không có con dấu của Môn Hạ Tỉnh - thủ tục này mọi người thuờng quên - Khi bị đem ra xử, ông không chịu rút lại lời nói cho dù bạn bè đã khuyến cáo ông rất nhiều.
Theo ông, câu nói Võ Hậu nên trả ngôi cho Đán không phải là tội bất trung . Ông cũng không chịu khai ra những người khác mặc dù họ Lại đã cố gắng hết cách.
Ông nói :
- Thượng đế không cho phép ta làm một tên điềm chỉ !
Vì kính trọng ông, Võ Hậu cho phép ông được tự treo cổ. Trước khi chết, ông viết một bức thư tuyệt mạng cho Võ Hậu. Thẳng thắn bênh vực lý lẽ của ông ; sau đó ông dùng một bữa cơm cuối cùng với gia đình rồi khăn áo chỉnh tề và tự treo cổ chết.
Trong số những người noi gương ông phải kể đến Nguỵ Phương Tế , Nguỵ Tuyên Đồng và Âu Dương Đông .
Song song với bọn chủ trương khủng bố, còn có những vị quan toà luôn luôn đề cao giá trị của luật pháp , không chịu tiếp tay với lũ hung thần.
Đáng kể nhất là Hứa Ngọc Cung và Đổ Kính Chi . Hai ông này còn giữ những chức vụ quan trọng sẽ nói ở cuối truyện- Hai ông thường dùng quyền của mình để che chở những người vô tội .
Hứa đại nhân không bao giờ dùng cực hình. Các thuộc hạ theo gương ông, không hề đánh đập tội nhân .
Người ta thuờng nói :
- Gặp Hứa , Đổ là sống , gặp Lại , Sở là chết .
Có lần mẹ vợ Đán bị đem ra xử . Hứa đại nhân không chịu kết tội bà vì không đủ bằng cớ.
Nội vụ được đưa đến Võ Hậu, ông vẫn một mực bênh vực bị can , vì bà chỉ cầu nguyện cho linh hồn người con gái đã chết một cách bí mật trong cung .
Cầu nguyện không phải là một tội , và với tư cách quan toà ông phải duy trì luật pháp.
Võ Hậu hỏi ông :
- Nghe nói khanh tha nhiều người lắm phải không ?
Hứa đại nhân ngang nhiên trả lời :
- Tâu Lệnh Bà, có thể thần tha lầm vài người nhưng đó chỉ là lỗi nhỏ. Bảo vệ những người vô tội mới là việc lớn.
Võ Hậu đày ông đi xa , nhưng vẫn phục ông . Mấy năm sau bà vời ông về và cho làm Đại thần.
Một lần nữa Võ Hậu tỏ ra luôn luôn nắm vững được hành động của mình . Bà cách chức họ Hứa vì tình hình bắt buộc cho phù hợp với chính sách khủng bố do chính bà tạm thời áp dụng . Khi bà đã ngồi vững trên ngai và không cần khủng bố nữa. Bà cho gọi những người có khả năng về làm quan .
Tháng ba năm 686, thi sĩ Trần Tử Ngang đã viết cho Võ Hậu một bức thư nhắc nhở bà về những vụ bắt bớ giam cầm trái pháp. Ông chỉ giữ một chức nhỏ trong nội các chuyên lo về duyệt tự các văn kiện trong triều.
Bức thư của ông cho ta thấy thực trạng xã hội thời bấy giờ :
Từ ngày Kỉnh Nghiệp dấy loạn, triều đình luôn luôn cố gắng truy lùng các dấu hiệu phản loạn . Lệnh bà đã buộc lòng phải áp dụng biện pháp thanh trừng bằng cách khủng bố và tra tấn , một sự nghi kỵ nhỏ cũng đưa đến tố cáo nhau và vô số người bị bắt . Nhiều kẻ bất tài đã lợi dụng thời cơ buộc tội người khác để được vinh thân phì gia . Hạ thần dám chắc rằng đây không phải là chủ ý của lệnh bà .
Thần trộm nghĩ người dân lành lúc nào cũng muốn được sống bình dị yên ổn . Điều mà thần hằng thắc mắc là Lệnh bà không để cho dư âm cuộc dấy loạn tự nó tiêu tan , mà Lệnh bà chủ trương làm khủng hoảng và mất lòng dân .
Thần đã được chứng kiến hàng trăm hàng ngàn vụ xét xử , mà chẳng thấy có ai được coi là vô tội . Lệnh bà đã vô tình khuyến khích bọn Pháp quan lập bè lập đảng hại người vô tội với những mục đích riêng tư . Chúng thường dựa vào các chứng cớ mong manh thiếu thực tế nhất , để ghép người khác vào những tội tầy đình như phản nghịch hay chống báng triều đình . Một người bị bắt thường lôi kéo theo hàng trăm người vào tù . Ngoài đường phố rất hay xảy ra cảnh các nho sĩ bị bắt và giải đi . Càng ngày số người bị tử hình càng nhiều . Dân chúng thường bảo nhau một người được Lệnh bà ưa thì một trăm người bị giết . Lòng dân hoang mang không biết họ đi về đâu....
Lá thư của ông chẳng có kết quả gì và Võ Hậu cũng không trừng phạt ông . Tại cuối lá thư ông đua ra một ví dụ trong lịch sử và thẳng thắn kết luận rằng chính sách khủng bố sẽ đưa tới các cuộc nỗi dậy lớn lao hơn nữa , khi toàn thể dân chúng phẫn nộ .
Thực ra lý luận của họ Trần chỉ đúng có một phần . Nếu hệ thống mật báo được tổ chức hoàn bị trên toàn quốc và chính sách khủng bố được đẩy mạnh tới mức độ thích nghi , chắc chắn mọi sự chống đối sẽ trở nên vô ích .
Võ Hậu biết rõ điều này và tự tin bà đã đi đúng đường .
Trần Tử Ngang tiếp tục tranh đấu .
Tháng ba và tháng mười năm 689 , ông viết thêm hai lá thư cho Võ Hậu nhấn mạnh thêm về ý kiến của ông . Tuy không thành công , việc làm của ông cũng đáng ca ngợi vì ông là người đầu tiên dám tranh đấu cho nhân vị con người . Ông đã tỏ được dũng khí của một thi sĩ chân chính không bị lôi cuốn vào đám văn nô như bọn Diệu Thiệu Chi, Tống Chi Tổn, chuyên bợ Lệnh Bà, mua văn bán chữ để cầu vinh không khác gì bọn mãi dâm bán trôn nuôi miệng.
Bà cảm thấy đắc ý rồi lại cảm thấy bấp bênh . Bà đắn đo về một biện pháp mới có vẻ táo bạo hơn . Bà cần phải thay đổi hẳn bầu không khí chính trị, cải tổ và xiết chặt tổ chức chính quyền, và biến quần thần thành những bộ máy dễ sai khiến hơn . Có lẽ bà phải dùng uy quyền để tạo thêm uy quyền. Những chiếc đầu rơi sẽ làm mọi người lạnh mình chột dạ. Tuy nhiên, các hành động của bà đều được xếp đặt cẩn thận và có mục đích lần hồi.
Bà sẽ cần một số tay sai nòng cốt thật tàn ác, không cần phải học thức, và một hệ thống mật thám đắc lực để tóm cổ ngay những kẻ mưu toan chống đối.
Bà sẽ cố tạo ra một bầu không khí luôn luôn khẩn trương vì bị đe doạ bởi các cuộc khởi nghĩa. Sau đó bà tha hồ thi hành chính sách khủng bố để bảo vệ an ninh trong nước.
Nếu thực hiện được những dự tính này, chắc chắn bà sẽ hoàn toàn thành công .
Tháng ba năm 686, hệ thống mật thám bắt đầu hoạt động một cách vô tư với những thùng thư bằng đồng , đặt tại khắp các cơ quan chính quyền.
Thùng thư này vuông có bốn ngăn gắn liền vào nhau, mỗi ngăn có một khe hở phía trên nắp , để nhưng điềm chỉ viên bỏ thư vào .
Bất cứ ai, dù một anh lao công, hay ngay cả một tên trộm cướp , muốn tố cáo những kẻ có hành vi hay lời nói phương hại đến triều đình đều có thể bỏ thư mà không ẹ ngại điều gì.
Theo tinh thần chiếu chỉ của Võ Hậu, việc thiết lập hệ thống thùng thư này hoàn toàn có tính cách vô hại. Các thùng thư được đặt ra với hy vọng các ý kiến của dân chúng được đạo đạt thẳng lên chính quyền , ngõ hầu công lý sẽ thực sự soi sáng mọi nơi.
Chiếu chỉ còn giải thích rõ ý nghĩa của bốn mặt thùng thư quay ra bốn hướng để đề cao bốn đức tính căn bản.
Mặt phía Đông màu xanh lá cây tượng trưng cho sự Tử tế, mặt phía Tây màu trắng tượng trưng cho sự Công bằng, mặt phía Nam màu đỏ tượng trưng cho sự Liêm khiết, vả mặt phía Bắc màu đen tượng trưng cho sự Khôn ngoan .
Võ Hậu không bao giờ để đạo đức bị bỏ quên !
Thực ra mọi việc không đơn giản như vậy. Mục đích ngấm ngầm của Võ Hậu là dùng những thùng thư đó để kiếm cớ buộc tội những người bà không ưa . Các nịnh thần có thể sai thuộc hạ bỏ thư vu khống để chúng có cớ tra tấn những người vô tội.
Thùng thư trở nên một hình ảnh khủng khiếp đối với bản thân các quan lại và dân chúng, cũng như đối với gia đình họ.
Mọi người đều có thể là mật thám đắc lực cho triều đình . Hàng xóm có thể trả thù nhau , trộm cướp kết tội quan toà , tớ phản chủ , bạn bè hại nhau.
Chưa từng có một hệ thống mật thám nào vĩ đại như vậy !
Tâm nguyện duy nhất của những người bình thường là được sống còn. Còn nhưng kẻ gian manh lại mừng rỡ vì đây là cơ hội tốt để tiến thân, chúng có thể đem bán bạn bè thân thích để cầu vinh . Chưa bao giờ nền luân lý quốc gia lại sa sút như vậy. Giá trị con người không bằng hạt cát. Người ta tranh nhau dành giật sự sống.
Cùng lúc với sự thiết lập hệ thống thùng thư , Võ Hậu ra lệnh cho tất cả quan viên tại các Châu quận phải nghiêm chỉnh tiếp nhận các lời tố cáo của mọi người , kể cả tù phạm , để kịp thời khám phá các âm mưu phản loạn và vạch mặt những kẻ chỉ trích chính phủ.
Các quan viên nào không chịu tiếp nhận ý kiến của họ sẽ bị ghép vào tội che chở phiến loạn. Các mật báo viên nếu muốn sẽ được phép đi thẳng lên Kinh đô để gặp Võ Hậu . Trong khi đi đường được cung cấp nơi ăn chốn ở như một vị quan ngũ phẩm.
Khi tới kinh đô, bọn này sẽ được Võ Hậu đích thân tiếp kiến. Những tên ăn nói lanh lợi mặt mày hung ác lì lợm , từng vào tù ra khám, hoặc những kẻ có vẻ nham hiểm mưu mô có thể dùng làm tay chân đắc lực, đều được bà ban thưởng và phong làm Pháp quan hoặc mật thám lưu động. Còn những tên nào đưa tin tầm phào hoặc không có vẻ lanh lợi cũng không bị trách phạt, vì dù sao chúng đã tỏ ra cố gắng làm hài lòng Lệnh Bà và có tư tưởng không lệch lạc.
Võ Hậu không bao giờ muốn làm nản lòng các mật báo viên . Phong trào điềm chỉ trở nên sôi động và lôi cuốn được rất nhiều kẻ vô công rối nghề, những tay đổ bác và bọn đầu trộm đuôi cướp . Đây là dịp may hiếm có để chúng làm giàu hoặc làm quan . Điềm chỉ trở thành một nghề có lời nhiều hơn nghề ăn trộm . Vì ăn trộm chỉ lấy được vàng bạc châu báu có khi ở tù mọt gông ; trong khi điềm chỉ hay mật báo có thể một bước lên quan lợi lộc vô số lại không sợ bắt bớ tù đày gì hết.
Lợi dụng thời cơ, một số đao phủ trở nên quyền thế khuynh loát triều đình . Chúng kết bè kết đảng thành một bọn có tai mắt khắp nơi . Chúng đua nhau thi hành các thủ đoạn tàn ác để lập công . Càng bắt bớ, làm tội nhiều người chúng càng tỏ ra trung thành với Võ Hậu.
Trong đám đao phủ, có ba tên lợi hại và thế lực hơn cả là Sở Vọng Lợi, Lại Tuấn Trân và Châu Tân.
Họ Sở xuất thân tử một bộ lạc man rợ thuộc giống người Hồ. Trước khi lảm điềm chỉ, hắn chẳng có tiếng tăm gì .
Họ Lại là tên lợi hại nhất nhưng ít nỗi tiếng nhất , đang ngồi tù vì tội ăn cướp, y xin ra để mật báo tin tức cho Võ Hậu và được bà trọng dụng.
Họ Châu có căn bản nghề nghiệp vững vàng hơn cả. Gã từng học luật và làm quan tới tam phẩm.
Ngoài ra phải kể tới họ Hầu và họ Vương . Hầu là một tên bán bánh bao mù chữ. Khi làm quan xử án, mọi người phải cố nín cười trước những cử chỉ khôi hài và lời lẽ tục tằn quê mùa của hắn.
Vương là một tên mõ làng, bị gia đình coi như một con chó ghẻ. Gã được làm quan nhờ có công mật báo một đám phiến loạn .
Thực ra đây chỉ là một đám dân làng họp nhau ăn uống vui chơi .
Ba tên Lại, Sở , Châu tượng trưng cho một cơ quan truy tố mới của Trung Quốc.
Sở được phong làm Khâm Sai đại Thần và Trùm mật thám có quyền tiền trảm hậu tấu .
Lại được phong làm Phó Đô Ngự Sử và Châu giữ chức Phó Thượng Thư bộ Hình , rồi sau đó thăng lên chức Bốc Xạ -Phó Thừa Tướng- được mấy tháng thì chết.
Những tên này được nhắc đến như những vị hung thần. Người ta kể rằng nhà nào được bộ hạ của chúng đến viếng thì chỉ trong vòng một tháng chủ nhà sẽ đi đứt gia quyến bị bán làm nô lệ và nhà cửa bị đốt phá tan hoang .
Nói một cách tổng quát, mỗi tên đã giết vô số người và phá tan hại ngàn gia đình. Phần lớn các vị Đường Vương chết về tay họ Châu Riêng họ Lại hoành hành lâu nhất - sau khi võ Hậu cướp ngôi hắn vẫn còn tiếp tục hoạt động- Họ Lại nắm quyền sinh sát bá quan trong tay khiến mọi người đều sợ và ghét hắn nhất. Khi hắn bị giết mọi người đều thở phào nhẹ nhõm và tự thú nhận rằng tuy ghét hắn , họ đã tiếp tay cho hắn rất nhiều.
Có lần Võ Hậu hỏi các quan :
- Tại sao các khanh sợ họ Lại quá sức như vậy ?
Các quan đáp :
- Tâu Lệnh Bà, nếu chúng tôi phạm pháp thì chỉ riêng chúng tôi chịu tội, nhưng nếu trái lại , Lại đại nhân, toàn gia chúng tôi sẽ bị tru diệt.
Nói đến phương pháp tra tấn là phải nói đến họ Sở. Nhờ bầu không khí căng thẳng sau cuộc dấy loạn của Kỉnh Nghiệp, họ Sở tha hồ bắt bớ và tra tấn người.
Hắn thường dùng một chiếc đai sắt lồng vào đầu phạm nhân rồi chêm thêm những miếng nêm để đai sắt xiết chặt vào sọ nạn nhân cho đến khi phải cung khai . Những phạm nhân cứng đầu thường nứt sọ chết.
Cách tra tấn thứ hai, hắn bắt phạm nhân nằm xuống rồi treo một tảng đá phía trên đầu, sau đó hắn cho tảng đá khỏ vào đầu phạm nhân mạnh nhẹ tuỳ theo trạng thái tinh thần của từng người.
Cách thứ ba hắn trói giật cánh khuỷu phạm nhân rồi treo ngược phạm nhân lên giá gỗ.
Với chủ trương bắt càng nhiều càng tốt để làm hài lòng Võ Hậu, hắn thường buộc phạm nhân khai bừa những người khác , bạn bè họ hàng, vv. để có thêm tòng phạm.
Kết quả hắn rất được Võ Hậu tin cậy.
Về sau họ Lại và họ Châu cũng bắt chước phương pháp của hắn.
Hệ thống tư pháp trong thời kỳ này hoàn toàn tan rã.
Một quan niệm tài phán mới được áp dụng.
Dưới thời Thái Tôn không có tội tử hình, trừ khi phạm nhân bị pháp quan địa phương thuộc ba cấp khác nhau kết án rồi lại bị Đại Lý Viện - toà án tối cao tại Kinh đô- y án . Và việc hành hình các tử tội chỉ tổ chức mỗi năm một lần vào mùa thu tại Kinh đô.
Dưới thời Võ Hậu, phạm nhân có thể bị giết tại chỗ rồi báo cáo sau . Người đứng ra truy tố kiêm nhiệm luôn việc điều tra xét xử và hành hình.
Với sự giúp đỡ của một tên đao phủ khác, họ Lại viết ra một cuốn sách nhan đề "Phương Pháp tra tấn" , để làm cẫm nang cho thuộc hạ của chúng tại các địa phương .
Với cuốn cẩm nang này, bọn thuộc hạ có thể bắt phạm nhân cung khai bất cứ điều gì.
Thùng thư bốn màu cũng được bọn này lợi dụng triệt để.
Mỗi khi muốn kết tội một Vương tước hay một vị Đại thần, chúng sai thuộc hạ từ các địa phương khác nhau gửi thư về tố cáo ; thế rồi họ Châu -một luật gia- sẽ lãnh phần điều tra nội vụ và cả bọn xúm lại lập những tài liệu giả mạo để buộc tội vị Vương tước hay Đại thần đó.
Một người bạn của họ Lại đã gọi đùa : Cổng ra vào nơi làm việc của y là cửa tử , vì một phạm nhân đã vào cổng đó là kể như hết sống.
Họ Lại thường treo ngược phạm nhân rồi đổ dấm vào mũi. Sau đó hắn quăng phạm nhân xuống một căn hầm có nhiều mùi hôi thối khó tả và bỏ đói phạm nhân trong đó.
Người ta kể rằng các phạm nhân đói quá nhiều khi ăn cả mền trải giường.
Sau khi hành hạ thể xác tới dằn vật tinh thần, phạm nhân bị tra hỏi liên miên và không được ngủ. Mỗi khi phạm nhân chợp mắt là lại có người lôi cổ dậy ngay . Cứ như thế trong mấy đêm liền, đầu óc phạm nhân sẽ bị căng thẳng và hết chịu đựng nỗi, phải nhận tội bừa rồi muốn ra sao thì ra .
Phương pháp này mang lại nhiều kết quả nhất và phạm nhân cũng không mang vết tích của sự tra tấn. Đối với thời đó phương pháp hành hạ tinh thần hoàn toàn mới mẻ và kỳ diệu.
Chúng ta phải công nhận rằng họ Lại đã có một phát minh rất lớn lao . Tất cả bằng người tự nhận mình có sáng kiến nghĩ ra cách làm kiệt quệ tinh thần phạm nhân phải nhớ rằng họ đã bắt chước Lại Tuấn Trân dưới thời Võ Hậu .
Họ Lại còn áp dụng phương pháp lợi dụng tình cảm gia đình để uy hiếp phạm nhân phải thú tội.
Nói về các hình cụ tra tấn, có mười thứ đặc biệt mang tên rất rùng rợn và kỳ quái .
Theo cuốn nhật ký của Châu Cửu - một Pháp quan thời Võ Hậu- , mười thứ đó là :
1. Máu-ngưng-chạy
2. Chẹn-nghẹt-thở
3. La-hét-trên-mặt-đất
4. Thú-nhận-gấp
5. Hấp-hối-kinh-dị
6. Tôi-là-phiến-loạn
7. Điều-đó-đúng
8. Heo-dẫy-chết
9. Muốn-chết-ngay
10. Muốn-toàn-gia-tru-diệt
Các hình cụ, có thứ dùng để treo và vặn chân tay phạm nhân, có thứ dựng đồ kéo lê phạm nhân trên mặt đất, đầu mang gông, ngực chất bao cát, và khi đem ai xét xử, các hình cụ này thường được đem ra bày để áp đảo tinh thần, và thường thường các phạm nhân chịu thú tội ngay để tránh cực hình.
Theo Châu Cửu, còn có những trò dã man khác như đổ bùn vào tai , kẹp sọ, buộc vào bánh xe đang quay, chèn ngực, cắm chông tre vào móng tay, túm tóc treo lên trần nhà, và hơ lửa vào mắt phạm nhân.
Điều đáng sợ nhất cho nạn nhân thời đó là việc mật báo truy tố xét xử đều do một người hay một cơ quan đảm nhận. Một khi bị bắt, chắc chắn nạn nhân có tội .
Thêm vào đó hình phạt thường liên can đến cả gia đình nạn nhân , trong khi tra tấn những nạn nhân cứng đầu , bọn ngục tốt thường hăm doạ sẽ không tha cả cha mẹ vợ con của họ để nạn nhân chột dạ và ký giấy nhận tội.
Ngoài ra chúng dụ dổ họ đổ tội cho bạn bè thân thích để được hưởng trường hợp giảm khinh .
Tuy nhiên, giữa lúc văn minh thoái hoá, giá trị con người giảm sút tối đa này , vẫn có những nhân vật can đảm đứng ra tranh đấu để hoặc bị giết hoặc phá vỡ chế độ man rợ của nhưng tên quan toà kiêm đao phủ.
Trước hết phải kể đến quan Thị Lang Lưu Vệ Chi .
Người ta kể trong khi nói chuyện với bạn bè , quan Thị Lang đã tuyên bố Võ Hậu nên trả ngôi lại cho con trai, và ông bị truy tố. Ông từ chối đến trình diện vì trát đòi bất hợp pháp , không có con dấu của Môn Hạ Tỉnh - thủ tục này mọi người thuờng quên - Khi bị đem ra xử, ông không chịu rút lại lời nói cho dù bạn bè đã khuyến cáo ông rất nhiều.
Theo ông, câu nói Võ Hậu nên trả ngôi cho Đán không phải là tội bất trung . Ông cũng không chịu khai ra những người khác mặc dù họ Lại đã cố gắng hết cách.
Ông nói :
- Thượng đế không cho phép ta làm một tên điềm chỉ !
Vì kính trọng ông, Võ Hậu cho phép ông được tự treo cổ. Trước khi chết, ông viết một bức thư tuyệt mạng cho Võ Hậu. Thẳng thắn bênh vực lý lẽ của ông ; sau đó ông dùng một bữa cơm cuối cùng với gia đình rồi khăn áo chỉnh tề và tự treo cổ chết.
Trong số những người noi gương ông phải kể đến Nguỵ Phương Tế , Nguỵ Tuyên Đồng và Âu Dương Đông .
Song song với bọn chủ trương khủng bố, còn có những vị quan toà luôn luôn đề cao giá trị của luật pháp , không chịu tiếp tay với lũ hung thần.
Đáng kể nhất là Hứa Ngọc Cung và Đổ Kính Chi . Hai ông này còn giữ những chức vụ quan trọng sẽ nói ở cuối truyện- Hai ông thường dùng quyền của mình để che chở những người vô tội .
Hứa đại nhân không bao giờ dùng cực hình. Các thuộc hạ theo gương ông, không hề đánh đập tội nhân .
Người ta thuờng nói :
- Gặp Hứa , Đổ là sống , gặp Lại , Sở là chết .
Có lần mẹ vợ Đán bị đem ra xử . Hứa đại nhân không chịu kết tội bà vì không đủ bằng cớ.
Nội vụ được đưa đến Võ Hậu, ông vẫn một mực bênh vực bị can , vì bà chỉ cầu nguyện cho linh hồn người con gái đã chết một cách bí mật trong cung .
Cầu nguyện không phải là một tội , và với tư cách quan toà ông phải duy trì luật pháp.
Võ Hậu hỏi ông :
- Nghe nói khanh tha nhiều người lắm phải không ?
Hứa đại nhân ngang nhiên trả lời :
- Tâu Lệnh Bà, có thể thần tha lầm vài người nhưng đó chỉ là lỗi nhỏ. Bảo vệ những người vô tội mới là việc lớn.
Võ Hậu đày ông đi xa , nhưng vẫn phục ông . Mấy năm sau bà vời ông về và cho làm Đại thần.
Một lần nữa Võ Hậu tỏ ra luôn luôn nắm vững được hành động của mình . Bà cách chức họ Hứa vì tình hình bắt buộc cho phù hợp với chính sách khủng bố do chính bà tạm thời áp dụng . Khi bà đã ngồi vững trên ngai và không cần khủng bố nữa. Bà cho gọi những người có khả năng về làm quan .
Tháng ba năm 686, thi sĩ Trần Tử Ngang đã viết cho Võ Hậu một bức thư nhắc nhở bà về những vụ bắt bớ giam cầm trái pháp. Ông chỉ giữ một chức nhỏ trong nội các chuyên lo về duyệt tự các văn kiện trong triều.
Bức thư của ông cho ta thấy thực trạng xã hội thời bấy giờ :
Từ ngày Kỉnh Nghiệp dấy loạn, triều đình luôn luôn cố gắng truy lùng các dấu hiệu phản loạn . Lệnh bà đã buộc lòng phải áp dụng biện pháp thanh trừng bằng cách khủng bố và tra tấn , một sự nghi kỵ nhỏ cũng đưa đến tố cáo nhau và vô số người bị bắt . Nhiều kẻ bất tài đã lợi dụng thời cơ buộc tội người khác để được vinh thân phì gia . Hạ thần dám chắc rằng đây không phải là chủ ý của lệnh bà .
Thần trộm nghĩ người dân lành lúc nào cũng muốn được sống bình dị yên ổn . Điều mà thần hằng thắc mắc là Lệnh bà không để cho dư âm cuộc dấy loạn tự nó tiêu tan , mà Lệnh bà chủ trương làm khủng hoảng và mất lòng dân .
Thần đã được chứng kiến hàng trăm hàng ngàn vụ xét xử , mà chẳng thấy có ai được coi là vô tội . Lệnh bà đã vô tình khuyến khích bọn Pháp quan lập bè lập đảng hại người vô tội với những mục đích riêng tư . Chúng thường dựa vào các chứng cớ mong manh thiếu thực tế nhất , để ghép người khác vào những tội tầy đình như phản nghịch hay chống báng triều đình . Một người bị bắt thường lôi kéo theo hàng trăm người vào tù . Ngoài đường phố rất hay xảy ra cảnh các nho sĩ bị bắt và giải đi . Càng ngày số người bị tử hình càng nhiều . Dân chúng thường bảo nhau một người được Lệnh bà ưa thì một trăm người bị giết . Lòng dân hoang mang không biết họ đi về đâu....
Lá thư của ông chẳng có kết quả gì và Võ Hậu cũng không trừng phạt ông . Tại cuối lá thư ông đua ra một ví dụ trong lịch sử và thẳng thắn kết luận rằng chính sách khủng bố sẽ đưa tới các cuộc nỗi dậy lớn lao hơn nữa , khi toàn thể dân chúng phẫn nộ .
Thực ra lý luận của họ Trần chỉ đúng có một phần . Nếu hệ thống mật báo được tổ chức hoàn bị trên toàn quốc và chính sách khủng bố được đẩy mạnh tới mức độ thích nghi , chắc chắn mọi sự chống đối sẽ trở nên vô ích .
Võ Hậu biết rõ điều này và tự tin bà đã đi đúng đường .
Trần Tử Ngang tiếp tục tranh đấu .
Tháng ba và tháng mười năm 689 , ông viết thêm hai lá thư cho Võ Hậu nhấn mạnh thêm về ý kiến của ông . Tuy không thành công , việc làm của ông cũng đáng ca ngợi vì ông là người đầu tiên dám tranh đấu cho nhân vị con người . Ông đã tỏ được dũng khí của một thi sĩ chân chính không bị lôi cuốn vào đám văn nô như bọn Diệu Thiệu Chi, Tống Chi Tổn, chuyên bợ Lệnh Bà, mua văn bán chữ để cầu vinh không khác gì bọn mãi dâm bán trôn nuôi miệng.
Hồi 14: Đại Vân Kinh
Để ganh tài với bọn
khủng bố , sư Hoài Nghĩa cũng có những hành động rất ngoạn mục và giật gân . Gã
điên, điều đó không thể chối cãi. Với bộ áo sư trưởng bằng lụa đỏ chói, gã có
vẻ tự hào đã đạt được tột đỉnh danh vọng trên trái đất. Gã được phong tước Công
và các đại thần còn phải ngồi dưới gã xa. Gã được phát ngân phiếu trắng (muốn
tiêu bao nhiêu tiền cứ việc điền vào rồi đi lãnh !)
Vào những ngày lễ lớn như ngày hội rước đèn rằm tháng giêng . Gã thường chở hàng chục xe đầy tiền đúc ra cổng Hoàng cung và liệng cho dân chúng cướp. Gã tổ chức những ngày hội chúng sinh cho tất cả mọi người tham dự, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, sang hèn.
Ngoài máu điên, gã sư hổ mang còn có một chút máu ngông . Gã khoái biểu diển trò Phật ở dưới đất chui lên . Trò này rất ngoạn mục. Gã cho đào một hầm lớn sâu hai chục thước trong điện Thiên Đường. Trong hầm gã đặt những tượng Phật ăn mặc rất đẹp , xung quanh có cắm hàng ngàn cây nến sáng rực. Khi gã ra hiệu, bọn thuộc hạ phía dưới đẩy những tượng phật từ từ nhô lên khỏi mặt đất. Các người đứng xem đều há hốc miệng.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Võ Hậu rất say mê các lầu đài, cung điện. Nói rộng hơn nữa, bà thích mọi thứ phải khác thường : kiến trúc nguy nga, chính trị phô trương và giai thoại thần kỳ.
Hoài Nghĩa hiện đã là sư trưởng đền Bạch Mã ở ngoại thành. Tại đây gã qui tụ một bọn đầu trâu mặt ngựa xuất thân từ đám giang hồ mãi võ. Gã đã trở nên đệ nhất kiến trúc sư trong nước, lo việc xây cất hai toà điện mới : Minh Đường -- về sau đổi là Đền Thờ Muôn Vật và được Võ Hậu dùng làm nơi tiếp kiến các quan vào chầu và Thiên Đường.
Việc xây hai tòa điện này nằm trong một kế hoạch chính trị ám muội của gã sư điên. Riêng toà điện Minh Đường sẽ đưa tới một cuộc khủng hoảng chính trị sau này.
Mọi hoạt động đều mang tính chất tôn giáo . Kinh đô được đổi thành Thánh Đô. Một chương trình vĩ đại được thực hiện để mọi người tin tưởng rằng Võ Hậu chính là hiện thân của một vị phật.
Tổn phí xây cất Minh Đường và Thiên Đường không thể kể xiết. Hàng mấy chục ngàn nhân công được đặt dưới quyền vị sư trưởng. Những cây gỗ khổng lồ được chuyển từ núi về. Mỗi cây hàng ngàn người khiêng đi một cách chậm chạp.
Toà Minh Đường rộng và cao một trăm thước gồm ba tầng.
Tầng dưới cũng hình vuông, bốn mặt tường sơn bốn màu trắng, đen, đỏ và xanh lá cây, tượng trưng cho tứ đại của vũ trụ - đất, nước, không khí và lửa-. Tầng giữa có mười hai cạnh tượng trưng cho mười hai tháng và mười hai cung của hoàng đạo . Tầng này có mái cong tựa trên chín con rồng. Tầng trên cũng có hai mươi bốn cạnh tượng trưng cho hai mươi bốn chòm sao trên trời. Trên đỉnh có hình chim phượng hoàng , cao ba thước nạm vàng sáng chói. Xung quanh điện có máng sắt để nước chảy tượng trưng cho sự lan tràn của văn hoá .
Toà Thiên Đường được xây trên một khu đất cao hơn ở phía Tây toà Minh Đường . Đứng ở tầng thứ ba, người ta có thể trông thấy nóc Minh Đường . Ngôi điện bao quanh một tượng Phật khổng lồ bằng thạch cao bên trong nhồi vỏ gai . Kể cả bệ, bức tượng cao gần một trăm thước. Mười người có thể đứng trên ngón tay út của bức tượng.
Võ Hậu thích cái gì cũng phải to lớn và huy hoàng !
Nhà sư to và huy hoàng một cách riêng tư còn tượng Phật to và huy hoàng một cách công khai .
Vô hình chung, Võ Hậu trở nên một Phật giáo đồ. Nhà sư hay thì đạo Phật cũng hay . Bà ngự tại Minh Đường và Phật ngự tại Thiên Đường. Nhà sư là mối liên lạc giữa hai bên . Sự xếp đặt này tượng trưng cho một cuộc phiêu lưu tinh thần và những giai thoại pha trộn giữa thiêng liêng và phàm tục , xác thịt và tôn giáo.
Võ Hậu đã nắm quyền tối thượng và hưỡng mọi hạnh phúc dưới trần gian, bà muốn mang thiên đường xuống hạ giới và đặt vào trong cung .
Nhà sư điên và Võ Hậu gặp nhau ở một điểm cùng thích những cái phi thường. Gã sai người vẽ chân dung một ông Phật trên vải . Bức hình cao sáu bảy chục thước , mũi của ông Phật to bằng chiếc thuyền.
Mực để vẽ hình là máu bò , nhưng gã nói máu đó lấy ở đầu gối của gã - Những Phật giáo đồ cuồng tín thường dùng máu mình vẽ hình Phật để làm vật cúng tế . Chẳng may gió mạnh thổi rách mất bức hình đó, gã bèn sai người vẽ bức khác.
Võ Hậu và nhà sư điên, người yêu của bà, đều quan niệm rằng dân chúng rất nhẹ dạ hay tin nhảm. Hai người tha hồ tưởng tượng ra những chuyện ly kỳ. Nhà sư điên đang sắp đặt một huyền thoại để biến Võ Hậu thành Phật Cười tái sinh. Sự lựa chọn vị phật này không căn cứ trên căn bản thần học mà dựa vào tánh cách phổ thông, mọi người đều biết tới. Phật Cười chính là vị Phật bụng phệ, hở rốn mà chúng ta thường thấy. Từng là hiện thân của hạnh phúc và sự hoan hỉ.
Trong những dịp gần gũi Võ Hậu, có thể gã sư hổ mang bất ngờ khám phá ra chân lý của vũ trụ , khi sự che đậy bên ngoài hoàn toàn bị trút bỏ. Gã được hân hạnh trông thấy chiếc bụng phệ hở rốn của Võ Hậu . Qua sự méo mó nghề nghiệp, gã tưởng tượng ra Võ Hậu là vị Phật Cười, và gã đã thực sự quỳ gối để chiêm ngưỡng chiếc bụng phệ trong khi Phật đang mỉm cười.
Sau đó gã sư hổ mang sai mười tên sư khác soạn một tập truyện thần thoại mang nhan đề "Đại Vân Kinh" -- Kinh đám mây lớn - trong đó kể rằng Phật Cười đã đầu thai làm Võ Hậu để xuống trần gian cứu nhân độ thế.
Về sau chuyện này được chính thức phổ biến bằng sắc chỉ .
Say mê với những giấc mộng huy hoàng tưởng chừng sắp bay bỗng lên không trung . Võ Hậu còn muốn tiến xa hơn nữa. Theo lời khuyên của Hoài Nghĩa và Thừa Tự , bà quyết định xưng làm Thánh Mẫu , Thánh Hoàng cho có vẻ hợp với khung cảnh hiện tại Chữ Hoàng trong danh hiệu nãy muốn biến là Hoàng hậu cũng được , muốn hiểu là Hoàng đế cũng được . Võ Hậu muốn mọi người hiểu theo cách thứ hai hơn vì chức vị Hoàng đế đối với bà không còn xa lạ mấy .
Riêng danh từ Thánh Mẫu để chỉ một vị nữ thánh là danh từ quan trọng hơn .
Võ Hậu buông thả óc tưởng tượng của mình đến độ chót. Bà sung sướng và, hơn thế nữa, hứng khởi. Máu ngông của nhà sư điên chưa chắc đã hơn bà. Người ta chọn chó, mèo hay chim để ngồi làm cảnh , nhưng nếu là Võ Hậu bà sẽ chọn cá voi
Vào những ngày lễ lớn như ngày hội rước đèn rằm tháng giêng . Gã thường chở hàng chục xe đầy tiền đúc ra cổng Hoàng cung và liệng cho dân chúng cướp. Gã tổ chức những ngày hội chúng sinh cho tất cả mọi người tham dự, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, sang hèn.
Ngoài máu điên, gã sư hổ mang còn có một chút máu ngông . Gã khoái biểu diển trò Phật ở dưới đất chui lên . Trò này rất ngoạn mục. Gã cho đào một hầm lớn sâu hai chục thước trong điện Thiên Đường. Trong hầm gã đặt những tượng Phật ăn mặc rất đẹp , xung quanh có cắm hàng ngàn cây nến sáng rực. Khi gã ra hiệu, bọn thuộc hạ phía dưới đẩy những tượng phật từ từ nhô lên khỏi mặt đất. Các người đứng xem đều há hốc miệng.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Võ Hậu rất say mê các lầu đài, cung điện. Nói rộng hơn nữa, bà thích mọi thứ phải khác thường : kiến trúc nguy nga, chính trị phô trương và giai thoại thần kỳ.
Hoài Nghĩa hiện đã là sư trưởng đền Bạch Mã ở ngoại thành. Tại đây gã qui tụ một bọn đầu trâu mặt ngựa xuất thân từ đám giang hồ mãi võ. Gã đã trở nên đệ nhất kiến trúc sư trong nước, lo việc xây cất hai toà điện mới : Minh Đường -- về sau đổi là Đền Thờ Muôn Vật và được Võ Hậu dùng làm nơi tiếp kiến các quan vào chầu và Thiên Đường.
Việc xây hai tòa điện này nằm trong một kế hoạch chính trị ám muội của gã sư điên. Riêng toà điện Minh Đường sẽ đưa tới một cuộc khủng hoảng chính trị sau này.
Mọi hoạt động đều mang tính chất tôn giáo . Kinh đô được đổi thành Thánh Đô. Một chương trình vĩ đại được thực hiện để mọi người tin tưởng rằng Võ Hậu chính là hiện thân của một vị phật.
Tổn phí xây cất Minh Đường và Thiên Đường không thể kể xiết. Hàng mấy chục ngàn nhân công được đặt dưới quyền vị sư trưởng. Những cây gỗ khổng lồ được chuyển từ núi về. Mỗi cây hàng ngàn người khiêng đi một cách chậm chạp.
Toà Minh Đường rộng và cao một trăm thước gồm ba tầng.
Tầng dưới cũng hình vuông, bốn mặt tường sơn bốn màu trắng, đen, đỏ và xanh lá cây, tượng trưng cho tứ đại của vũ trụ - đất, nước, không khí và lửa-. Tầng giữa có mười hai cạnh tượng trưng cho mười hai tháng và mười hai cung của hoàng đạo . Tầng này có mái cong tựa trên chín con rồng. Tầng trên cũng có hai mươi bốn cạnh tượng trưng cho hai mươi bốn chòm sao trên trời. Trên đỉnh có hình chim phượng hoàng , cao ba thước nạm vàng sáng chói. Xung quanh điện có máng sắt để nước chảy tượng trưng cho sự lan tràn của văn hoá .
Toà Thiên Đường được xây trên một khu đất cao hơn ở phía Tây toà Minh Đường . Đứng ở tầng thứ ba, người ta có thể trông thấy nóc Minh Đường . Ngôi điện bao quanh một tượng Phật khổng lồ bằng thạch cao bên trong nhồi vỏ gai . Kể cả bệ, bức tượng cao gần một trăm thước. Mười người có thể đứng trên ngón tay út của bức tượng.
Võ Hậu thích cái gì cũng phải to lớn và huy hoàng !
Nhà sư to và huy hoàng một cách riêng tư còn tượng Phật to và huy hoàng một cách công khai .
Vô hình chung, Võ Hậu trở nên một Phật giáo đồ. Nhà sư hay thì đạo Phật cũng hay . Bà ngự tại Minh Đường và Phật ngự tại Thiên Đường. Nhà sư là mối liên lạc giữa hai bên . Sự xếp đặt này tượng trưng cho một cuộc phiêu lưu tinh thần và những giai thoại pha trộn giữa thiêng liêng và phàm tục , xác thịt và tôn giáo.
Võ Hậu đã nắm quyền tối thượng và hưỡng mọi hạnh phúc dưới trần gian, bà muốn mang thiên đường xuống hạ giới và đặt vào trong cung .
Nhà sư điên và Võ Hậu gặp nhau ở một điểm cùng thích những cái phi thường. Gã sai người vẽ chân dung một ông Phật trên vải . Bức hình cao sáu bảy chục thước , mũi của ông Phật to bằng chiếc thuyền.
Mực để vẽ hình là máu bò , nhưng gã nói máu đó lấy ở đầu gối của gã - Những Phật giáo đồ cuồng tín thường dùng máu mình vẽ hình Phật để làm vật cúng tế . Chẳng may gió mạnh thổi rách mất bức hình đó, gã bèn sai người vẽ bức khác.
Võ Hậu và nhà sư điên, người yêu của bà, đều quan niệm rằng dân chúng rất nhẹ dạ hay tin nhảm. Hai người tha hồ tưởng tượng ra những chuyện ly kỳ. Nhà sư điên đang sắp đặt một huyền thoại để biến Võ Hậu thành Phật Cười tái sinh. Sự lựa chọn vị phật này không căn cứ trên căn bản thần học mà dựa vào tánh cách phổ thông, mọi người đều biết tới. Phật Cười chính là vị Phật bụng phệ, hở rốn mà chúng ta thường thấy. Từng là hiện thân của hạnh phúc và sự hoan hỉ.
Trong những dịp gần gũi Võ Hậu, có thể gã sư hổ mang bất ngờ khám phá ra chân lý của vũ trụ , khi sự che đậy bên ngoài hoàn toàn bị trút bỏ. Gã được hân hạnh trông thấy chiếc bụng phệ hở rốn của Võ Hậu . Qua sự méo mó nghề nghiệp, gã tưởng tượng ra Võ Hậu là vị Phật Cười, và gã đã thực sự quỳ gối để chiêm ngưỡng chiếc bụng phệ trong khi Phật đang mỉm cười.
Sau đó gã sư hổ mang sai mười tên sư khác soạn một tập truyện thần thoại mang nhan đề "Đại Vân Kinh" -- Kinh đám mây lớn - trong đó kể rằng Phật Cười đã đầu thai làm Võ Hậu để xuống trần gian cứu nhân độ thế.
Về sau chuyện này được chính thức phổ biến bằng sắc chỉ .
Say mê với những giấc mộng huy hoàng tưởng chừng sắp bay bỗng lên không trung . Võ Hậu còn muốn tiến xa hơn nữa. Theo lời khuyên của Hoài Nghĩa và Thừa Tự , bà quyết định xưng làm Thánh Mẫu , Thánh Hoàng cho có vẻ hợp với khung cảnh hiện tại Chữ Hoàng trong danh hiệu nãy muốn biến là Hoàng hậu cũng được , muốn hiểu là Hoàng đế cũng được . Võ Hậu muốn mọi người hiểu theo cách thứ hai hơn vì chức vị Hoàng đế đối với bà không còn xa lạ mấy .
Riêng danh từ Thánh Mẫu để chỉ một vị nữ thánh là danh từ quan trọng hơn .
Võ Hậu buông thả óc tưởng tượng của mình đến độ chót. Bà sung sướng và, hơn thế nữa, hứng khởi. Máu ngông của nhà sư điên chưa chắc đã hơn bà. Người ta chọn chó, mèo hay chim để ngồi làm cảnh , nhưng nếu là Võ Hậu bà sẽ chọn cá voi
Hồi 15: Tôn thất nhà Đường bị tiêu diệt.
Võ Hậu chiếm ở một tư thế rất thuận lợi, Hệ thống mật thám của bà đã hoàn bị . Các pháp đình đều đầy nhóc bộ hạ của bà. Từ quan đến dân đều run sợ , khuất phục trước những cảnh khủng bố, chết chóc và bắt bớ tập thể . Không có vấn đề hợp pháp hay bất hợp pháp. Bà nghiễm nhiên thay mặt nhà Đường nắm quyền cai trị với tư cách một Thái Hậu. Tất cả các cuộc nỗi dậy chống lại bà đều bị coi là chống lại Hoàng đế nhà Đường. Mặc dầu Hoàng đế đang bị nhốt tại hậu cung . Bà đã tập trung quyền hành trong tay những người cháu họ Võ của bà, đồng thời tước đoạt hết binh quyền của các Đường vương .
Sau cuộc dấy loạn của Kỉnh Nghiệp, bà đã giết quan Trung Thư Xá Nhân họ Bạch cùng một số lão tướng và thách thức quần thần nỗi loạn. Giờ đây bà thách thức luôn cả những Đường vương .
Võ Hậu cố để lộ cho mọi người thấy rõ nghĩa chính trị của các giai thoại có tính cách tôn giáo kể cả những chuyện bịa đặt về điện Minh Đường . Để rập khuôn theo Thời Đại Hoàng Kim của Khổng Phu Tử, bà muốn triều đại của bà sẽ phải được gọi là nhà Chu , vì trước kia các Hoàng đế nhà Chu thường lâm trào tại điện Minh Đường . Các huyền thoại và giả thuyết chính trị được đặt ra càng ngày càng nhiều để báo trước sự ra đời của một triều đại mới.
Người ta còn phao tin rằng họ Võ là giòng dõi của các vua nhà Chu, trong khi các học giả uyên bác nhất cũng không tìm thấy liên hệ cỏn con nào giữa Võ Tắc Thiên và các vị vua này, kể cả vị vua đầu tiên của nhà Chu là Võ đế -năm 1100 trước Tây lịch-.
Thực ra thời nhà
Nhưng Võ Hậu không cần biết điều đó. Sau khi lật đổ nhà Đường vào năm 690, bà cho đặt bài vị của Võ đế trong tôn miếu và gọi ông là ông tổ bốn mươi đời của nhà họ Võ.
Bà rất dốt về sử, Nhưng lại rất bạo về khoa "cương ẩu" . Nếu có thể, chắc bà đã biến Không Phu Tử thành tổ tiên nhà bà luôn . Thường thường, muốn lập một triều đại mới phải theo thiên mệnh và có điềm báo trước. Võ Hậu muốn mọi người sẽ thấy điềm báo trước đó.
Các điềm trong trời đất có thể là một vì sao sáng, một vầng hào quang, hay một đám khói bay lên không trung biến thành hình rồng, v.v.
Váo tháng bảy năm 687 có một điềm lạ đã thực sự xảy ra . Một người nhà quê kể rằng con gà mái của anh bỗng dưng biến thành gà trống.
Tháng giêng và tháng mười năm 689 cũng có những điềm tương tự. Người ta bảo âm dương đã đảo lộn. Võ Hậu biết những chuyện này nhưng không cần phổ biến. Bà có thể tạo ra những điềm ly kỳ hơn .
Song song với việc biên soạn Đại Vân Kinh của sư Hoài Nghĩa.
Võ Thừa Tự đang tạo ra điềm.
Tháng tư năm 688 , y dùng một phiến đá cổ , đẽo thành một tấm bia lớn có khắc tám chữ :
Thánh Mẫu xuống trần.
Trường thịnh nghiệp đế.
Sau đó y sai người liệng tấm bia xuống sông Lạc.
Một gã nhà quê tình cờ trông thấy tấm bia bèn vô triều tâu cho Võ Hậu hay .
Võ Hậu làm bộ ngạc nhiên và hoan hỉ. Bà phong cho gã làm Khâm Sai đại Thần và cho đổi quốc hiệu là Trường Thịnh.
Tháng năm và tháng sáu năm đó, Võ Hậu tổ chức những buổi lễ Thiên Địa tại khu ngoại thành phía
Bà đổi tên sông Lạc thành sông Trường Thịnh, gọi tấm bia đá kia là Bia Thánh Linh và gọi khúc sông tìm thấy tấm bia là Suối Thánh Linh .
Dân chài lưới không được đánh cá tại khu vực này. Ngoài ra bà còn ra lệnh ân xá các tội phạm để ăn mừng.
Tất cả những hành động của Võ Hậu khiến người ta cỏ cảm tưởng rằng bà là một nạn nhân khờ khạo của trò bịp bợm do chính bà bày ra . Tuy nhiên, bà không khờ khạo . Bà biết rõ dân chúng thích thấy và tin tưởng những chuyện huyền hoặc , những phép mầu và những điềm lạ. -
Người ta bắt đầu thổi phồng những chuyện thần thoại có liên quan đến Võ Hậu với mục đích tuyên truyền chính trị.
Triều đình công bố sẽ tổ chức một buổi lễ để Võ Hậu ra tận Suối Thánh Linh vớt bia và nhận sự uỷ thác của Thượng đế.
Đây là một đại lễ nên tất cả các vương tước trong Hoàng tộc cùng các quan văn võ và phu nhân phải về tập trung tại kinh đô mười ngày trước.
Mọi ngươi thấy rõ sắp có một biến cố chịnh trị . Một triều đại mới sắp ra đời. Dân chúng lén lút bàn tán với nhau rằng cuộc cách mạng đã bắt đầu ló dạng và việc triệu tập các Vương tước về kinh đô chỉ là một cái bẩy. Hoàng đế và các Thân vương sẽ bị tóm trọn khi tất cả có mặt tại Lạc Dương . Các mật thư được trao đổi tới tấp giữa các Vương tước ở xa và bạn bè của họ tại kinh đô .
Lời bàn tán của dân chúng có phải là sự thực không ? Họ nên hay không nên về kinh ?
Chính các Vương tước tại kinh đô cũng phân vân không biết phải quyết định ra sao . Họ thấy rõ những triệu chứng bất tường nhưng không biết đích xác chuyện gì sẽ xảy ra .
Vệ vương nghe lời đồn nhưng không tin . Công tước Vĩnh con của Vương tước Phong em Thái Tôn - viết thư hỏi ý kiến một người bạn họ Cao tại kinh đô.
Cao trả lời : đừng về. Về là chết !
Khoảng thời gian này, một số Vương tước lão thành em của Thái Tôn còn sống.
Đáng kể nhất là Hàn Vương Gia , Lỗ Vương Quế và Hạ Vương Duy . Ngoài ra còn có các em của Cao Tôn là Vệ Vương, Việt Vương . Cả hai vị vương tước này đều đã gần sáu mươi tuổi và nỗi tiếng là các văn sĩ lỗi lạc .
Sau cái chết của họ Bạch, tất cả các Vương tước vừa kể đều bị đoạt hết quyền hành và bị tản mác mỗi người một tỉnh để làm quan .
Thực ra, Võ Hậu và con cháu của bà cố ý tung ra tin các Vương tước về là mắc bẫy để dồn họ tới chỗ liều lĩnh, cũng như người ta cố ý đổ cho tù nhơn bỏ chạy là để có cơ bắn chết .
Dĩ nhiên các Vương tước phải tự vệ. Họ không muốn chui đầu vào rọ để bị giết hoặc bị bọn đầu trâu mặt ngựa khảo đả nhục nhã.
Hàn Vương Gia viết thư khuyến cáo các Vương tước khác như sau :
Hiển nhiên Võ Hậu đang trù tính tàn sát các Vương tước nhà Đường. Nếu không hành động ngay, toàn thể họ Lý chúng ra sẽ bị tiêu diệt .
Con của Hàn Vương Gia cũng viết thư bằng mật ngữ cho anh họ là Lang Nha Vương Xung :
- Bà vợ cũ của tôi đang đau nặng cần phải chữa ngay . Đợi đến mùa đông e quá trễ.
Vì các Vương tước ở cách xa nhau - Phần lớn ở Hà Bắc, Hà Nam và Sơn Dông-, việc liên lạc rất khó khăn nhất là lại có hệ thống mật thám vĩ đại của Võ Hậu.
Nhưng thời gian không cho phép họ chần chừ nữa. Họ phải quyết định ngay .
Võ Hậu đã thành công trong việc dồn các Vương tước tới chơn tường. Bà hy vọng họ sẽ hấp tấp hành động và bà chờ đợi với một con dao thủ sẵn trong tay áo . Bà sẽ bảo vệ nhà Đường dù phải giết hết các Đường vương . Ngược lại nếu họ không chịu hành động bà sẽ cho người xúi dục họ rồi quăng một mẻ lưới. Bà đã mất công lập ra hệ thống mật thám. Bà phải dùng đến nó.
Tháng bảy năm 688, con Việt Vương Trinh là Lang Nha Vương Xung dấy binh chống lại Võ Hậu. Ông cho người nguỵ tạo một bức thư của Thái tử Triết - đã bị Võ Hậu truất ngôi vua và giáng xuống làm Lư Lăng Vương - từ Phong Châu gửi về yêu cầu các Vương tước giải cứu.
Sau đó Xung viết thư kêu gọi các Vương tước đem binh về kinh đô . Riêng Xung sẽ động binh từ Sơn Đông -
Cuộc khởi nghĩa của các Vương tước nhà Đường hoàn toàn thiếu chuẩn bị, liên lạc và kế hoạch ; Xung lại không có căn bản quân sự nên chỉ bảy ngày sau , cuộc khởi nghĩa tan rã. Xung bị một thuộc hạ giết . Các vương tước khác nghe tin này đều sợ hãi. Án binh bất động. Riêng Việt Vương Trinh thấy con đã tạo phản và bị giết nên cũng quyết định hành động. Tuy người chỉ có vỏn vẹn hai ngàn binh và ở rất gần kinh đô . Ông vẫn phải chọn con đường chiến đấu vì đằng nào cũng chết .
Quân ông phải chống với một lực lượng triều đình đông gấp năm mười lần . Dĩ nhiên ông thất trận và phải tự sát .
Các Đường vương đã chui đầu vào bẫy của Võ Hậu. Họ đã công khai chống đối bà. Giờ đây bà chỉ việc cho tên trùm mật thám họ Châu biến những Vương tước còn lại thành đồng loã của bọn phiến loạn nữa là xong . Việc này chẳng có gì khó khăn vì bà đã may mắn bắt được những bức thư của Việt Vương viết cho một số Vương tước khác.
Chỉ cần vài người bị bắt, họ Châu sẽ có cách làm cho tất cả các Đường vương và họ hàng thân quyến đều bị liên luỵ.
Cuộc thanh trừng bắt đầu. Theo đúng luật chỉ có khoảng năm sáu Vương tước đáng bị đem ra tử vì họ thực sự can dự vào cuộc nổi loạn. Nhưng cuộc thanh trừng bao trùm toàn thể Hoàng gia, kể cả vợ con và cháu chắt các Vương tước.
Cuộc phiến loạn là một cái cớ để Võ Hậu tiêu diệt nhà Đường với trọn quyền hành động . Tên hung thần họ Châu hết sức làm vừa lòng Võ Hậu. Mỗi người bị hắn bắt lại khai thêm hàng trăm người khác. Hắn tha hồ bắt bớ chém giết.
Các cuộc hành hình biến thành các đám rước đi khắp đường phố để mọi người đều biết. Với chủ ý làm khiếp đảm quần chúng.
Bây giờ không còn là thời kỳ ám sát nhau một cách lén lút rồi tìm cớ che đậy bưng bít như trước nữa.
Cuộc thanh trừng kéo dài từ mùa hạ năm 688 đến năm 691.
Số người liên luỵ càng ngày càng nhiều hơn cho đến khi tất cả các Vương tước quan trọng và hầu hết Tôn thất nhà Đường bị tiêu diệt .
Chiếc mặt nạ của Võ Hậu đã rơi .
Hồi còn làm Tài nhân, Võ Mị Nương đã nói với Thái Tôn rằng bà có thể khuất phục được con ngựa bất kham nhất chỉ với một cây roi, một cái búa và một con dao nhọn. Giờ đây Mi Nương thực hiện lời nói đó. Nhưng thay vì dùng dao đâm vào cổ ngựa, bà đã dùng đao đâm vào giữa trái tim của con cháu Thái Tôn .
Thật khó mà tưởng tượng hết được tình trạng lúc đó. Chính những người được chứng kiến cũng không tin ở mắt mình . Đầu các Vương tước và Đại thần thi nhau rơi ; các nho sĩ chân tay mang đầy xiềng xích bị lùa đi ngoài đường ; các vị Quốc công bị nhốt trong tù xa và đem riễu ở ngoài phố trước khi bị đày đi xa ; gia quyến các Vương tước gồm đàn bà trẽ con phải đi bộ hàng ngàn dặm xuống vùng đất hoang dã phía Nam để sống cảnh tha phương cầu thực .
Võ Hậu đã loại được tất cả nhân vật đầu não của nhà Đường.
Việc thiết lập một triều đại mới chỉ còn là chuyện sớm chiều.
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét