Hồi
53 :Một cái án văn tự đời Thanh
Cuộc ác chiến tuy ngắn nhưng cũng đủ cho mọi người xóm giềng
chung quanh biết được, họ đổ xô tới xem. Người chồng cớ cô vợ vừa được cứu
thoát vội quỳ xuống trước Bạch Thái Quan dập đầu tạ ơn. Thế rồi, bọn dân xóm
cũng đều bước tới chắp tay lạy chào và nói với Quan:
- Tên ác tăng này tới đây đã
lâu, chuyên hãm hiếp đàn bả con gái, gây sóng gió khắp vùng. Có người báo tới
nha môn, quan tri huyện phái quân tới lùng bắt, nhưng đều bị hắn đánh cho tơi
bời câ. Bọn quan quân hoảng qua, bò trốn về thành hết, không còn dám bén mảng
tới nữa. Nay hắn đã bị đền tội, háo hán thực là vị ân nhân của dân chúng vùng
này vậy.
Nói đoạn, họ níu kéo, mời mọc
cho kỳ đưọc Bạch Thái Quan về nhà một vị thân sĩ trong làng, dọn rượu thết đãi.
Qua ngày hôm sau, quan tri huyện được tin, vội cho người mang kiệu tới đón Quan
về nha. Đó chính là lúc Khang Hi hoàng đế gặp thích khách ở Thái Hồ, rồi chiêu
thỉnh hảo hán bốn phương cho nên viên tri huyện bèn bảo cử Bạch Thái Quan ra
cho quan tuần phủ sau đó lại báo tiếp lên cho quan tổng đốc. Vị quan tổng đốc
bèn đem Bạch Thái Quan và Ngư Xác cùng mười mấy vị hảo hán khác tới bệ kiến
hoàng đế. Khang Hi thấy Quan bản lĩnh cao cường bèn cho sung chức Thị tùng võ
quan. Ngoài ra, các tay hảo hán khác cũng đều được sung vào chân thị vệ, nhất
tề đưa cả về kinh.
Ung vương nghe Tái Lăng Ngạch
kể lại một lượt câu chuyện xảy ra, trong lòng vừa lấy làm kỳ lạ vừa ghen tức.
Vương tự nghĩ:
- Thiên hạ sao lại có kẻ bản
lĩnh cao cường đến thế nhỉ? Tiếc thay họ lại không ở trong phủ ta cho!
Đứng nghe chuyện còn có cả một
bọn đông anh em như Dân Đệ, Dân Nhung, Dân Dị, Dân Đường, Dân Chỉ, Dân Kỳ, Dân
Ngà, Dân Tường, Dân Đề, cho nên Vương không tiện nói ra điều gì, đành lặng
thinh. Vương vốn ăn ý với đại ca Dân Đệ, hai anh em bèn quay về nhà riêng bàn
tính đại sự. Vương còn dò được tin hoàng thượng đã phái Ngư Xác tới đông cung
để bảo hộ thái tử, mặc khác sai Bạch Thái Quan tới Tô Châu giúp quan địa phương
lùng bắt tên thích khách ở Thái Hồ.
Tên thích khách ở Thái Hồ là
Kim Phi, nguyên là một tên đại đạo nổi danh suốt dọc Cam Túc, Thiểm Tây. Những
tay hảo hán giang hồ thường gọi hắn là Kim gia gia. Vì Kim chỉ thường xuất hiện
ở mấy tỉnh Thiềm Tây, Cam Túc, Tứ Xuyên, cho nên một giải Giang Chiết đều không
ai hay biết hành tung của hắn. Bản lĩnh của hắn còn cao hơn Bạch Thái Quan một
bậc. Tại vùng Tứ Xuyên, hắn chuyên ẩn nấp ở những nơi đèo non thác nước, chờ
dịp cướp bóc. Hắn thường mặc một bộ y phục màu anh lục, bơi lội trong nước y
như cá khi thấy có thuyền đỗ bến, tức thì nhảy lên cướp của giật đồ. Tuy nhiên,
hắn không bao giờ hại người. Tên tuổi hắn càng ngày càng lớn Những tay hảo hán
suốt giải Tràng Giang đều qui phục hắn, cộng có tới hơn ngàn. Hắn bèn chiếm cứ
một ngọn núi trên con đường Nghi Xương. Nhiều tay hảo hán đem vợ con quyến
thuộc tới chân núi dựng nhà mở phố. Dần dần, cả một khu đất rộng ở chân núi đã
trở thành một thôn phường, trong đó trai gái già trẻ đều là huynh đệ của hắn.
Phen này, Kim Phi do sự phó
thác của Thạch Bá Tổng, bộ hạ của di thần nhà Minh là Trương Thương Thuỷ do
thám được tin Khang Hi hoàng đế Nam
tuần, bèn tới Tô Châu để hành thích. Phi rời khỏi Kim Sơn thẳng tới Thái Hồ,
chém Khang Hi một kiếm không trúng bèn quay về chốn cũ.
Đến khi thánh chỉ hạ xuống bắt
các phủ huyện lùng kiếm thích khách, và khi bọn chức sắc Ngô huyện điều tra ra
lý lịch của tên Kim Phi thì chẳng kẻ nào dám tới Nghi Xương bắt hắn cả. Đúng
lúc đó, hoàng thượng phái Bạch Thái Quan đi do thám trên ngọn núi, mới biết núi
đó gọi Độc Long Cương và thôn phường phía dưới gọi là Độc Long Thôn. Bạch Thái
Quan kéo toàn ban bộ khoái tới Nghi Xương, lên bờ, mướn một chiếc xe lớn gấp
rút lên đường. Đi được vài ngày, cả bọn thấy một toà núi đá tai mèo, bốn mặt
toàn những mỏm đá cheo leo vây quanh, phía dưới cây cối um tùm, bóng tối âm u,
trông thật đáng sợ.
Cỗ xe lớn của bọn Quan đang
chạy lẹ trên đường, bỗng thấy phía trước cũng có một cỗ xe từ từ đi tới, trên
xe có một cô gái tuyệt đẹp và một đứa bé độ mười ba tuổi, ngồi trên.
Cỗ xe của bọn Quan chạy lẹ nên
chẳng mấy chốc đã tới gần, chỉ nghe cô con gái ngồi trên xe cất tiếng bảo đứa
bé:
- Bạch Thái Gia tới đấy! Mau
nhường đường cho ngài đi, nghe không?
Bạch Thái Quan nghe đoạn, lòng
lấy làm lạ. Nhìn mặt người con gái thì quả là không quen biết, cũng không thề
nhận ra là ai. Đứa bé nhảy phắt khỏi cỗ xe đã nép cạnh đường, bước tới. Thấy
đứa bé tỏ ra nhanh, nhẹn, có sức mạnh, lòng Quan đã nản lắm. Tới chân núi, cả
bọn bèn tìm một khách điếm trọ lại.
Sáng ngày hôm sau trở dậy, Bạch
Thái Quan ra quầy trả tiền, thấy cô gái ngồi quay đích thị là cô gái ngồi trên
xe gặp trên đường hôm qua. Quan muốn thử xem bản lĩnh, bèn ném từng đồng một
hết số tiền vào mặt quầy phía trong, trước mặt cô gái. Cô ta thấy cử chỉ của
Quan, miệng nở một nụ cười, giơ tay vỗ nhẹ lên mặt quầy, tức thì tất cá số tiền
của Quan vừa ném vào bỗng vọt bắn lên cao, tung ra ngoài hết.
Bị trả đũa lại. Bạch Thái Quan
tự nhủ thôn dân làng này hẳn đều là những tay có bản lĩnh, trong lòng càng nản
nhiều hơn. Giữa lúc do dự, Quan thấy một đại hán chạy từ ngoài cửa vào. Khi
thấy Quan, y liền cúi đầu chào:
- Tiểu chủ của tại hạ được biết
Bạch Thái Gia đã tới, nên bảo tại hạ tới mời một mình ngài lên núi. Bạch Thái
Quan hỏi sơn chúa là ai thì đại hán đáp:
- Sơn chúa chính là Kim gia gia
đó!
Bạch Thái Quan tới lúc này
chẳng thể do dự được nữa, bèn dặn bảo bọn bô khoái ở lại khách điểm chờ đợi rồi
một mình theo đại hán lên núi.
Ngọn núi Độc Long này khá cao,
đại hán nhảy từ mỏm đá này tới mỏm đá kia đi vun vút. Bản lĩnh phi hành của
Quan cũng chẳng kém. Chỉ mấy chục lần nhảy, quanh theo vài eo núi, hai người đã
tới lưng chừng núi. Kim Phi đứng đó tự bao giờ, khi thấy Bạch Thái Quan, liền
đón tiếp lên núi, tự giới thiệu tên tuổi của mình. Bốn, năm chục tay hảo hán
đứng phía sau cũng đều tiến lên, nhất nhất giới thiệu. Xong xuôi, cả bọn đưa
Quan vào đại sảnh.
Trang viên nơi đây quả là lớn,
sảnh đường cũng rộng rãi hết sức. Giữa đại sảnh, đã thấy một chiếu rượu sửa
soạn tươm tất. Kim Phi mời Bạch Thái Quan ngồi vào ghế nhất. Bọn hảo hán cũng
nhất tề ngồi xuống. Trước mặt mọi người, đũa không thấy, chỉ có vài con dao
nhọn sắc. Trước mặt Quan cũng vậy, đến ngay dao cũng không. Trên bàn, nào gà,
nào vịt đủ món nhưng chưa ai biết làm cách nào mà ăn. Một lát sau, chủ nhân lên
tiếng nhắc bọn huynh đệ kính khách. Bọn hảo hán tay cầm dao nhọn xóc luôn những
miếng cá bự chĩa thẳng vào miệng Bạch Thái Quan. Họ Bạch cũng muốn nhân dịp này
cho đối thủ biết rõ ban lĩnh của mình. Khi thấy ngọn dao sắc đâm gần tới, Quan
liền há miệng đớp ngay lấy, hai hàm răng cắn chặt lại. Một tiếng rắc nổi lên
khô khan trong miệng Quan: lưỡi dao đã gãy, miếng cá bự trôi qua cổ họng xuống
bụng trong nháy mắt.
Các hảo hán lần lượt hết người
này đến người kia đều tiến lên kính khách theo kiểu đó. Quan thảy đều thong
dong ăn uống, miệng không một chút nào sây sát. Thành thử bao nhiêu dao để trên
bàn khi nãy đều bị Quan cắn cụt hết. Trước mặt Quan, chỉ thấy một đống lưỡi dao
to sụ. Cử toạ đều lớn tiếng khen ngợi.
Sau đó, một tay đại hán bưng
mâm bánh bao tới, khói bốc lên nghi ngút. Bạch Thái Quan cầm ngay lấy một chiếc
bỏ vào miệng nhai nhồm nhoàm. Trong bánh có đến hơn chục cái đinh sắt. Nhưng
Quan vẫn nhai một cách tự nhiên, chẳng mấy chốc Quan ngậm nắm đinh sắt hướng
vào bức tường phía trước, thổi phù một cái. Nắm đinh sắt vút ra cắm phập vào
tường, y như chúng đã được đóng chắc từ thuở nào.
Kim Phi thấy vậy bất giác cũng
phải thốt lời khen! Phi đứng dậy tiễn khách, Bạch Thái Quan tự nhận đông quá
khó địch, lại thấy thủ hạ của Kim nhiều tay ban lĩnh cao cường, thành thử khối
hào khí chứa chất trong lòng lâu nay bỗng tan biến như tuyết rơi băng rã. Quan
ra tới cống ngoài, thấy cánh cửa đóng kín. Từ bên cạnh cổng, một chú bé chạy
ra, khẽ nâng cánh cửa để lấy lối cho khách qua. Quan nhìn tấm cửa, ước lượng ít
ra cũng phải ngàn cân. Quan đến lúc đó quả đã thảy chết mất quá nửa nhuệ khí.
Khi xuống tới chân núi, Quan xấu hổ, chẳng dám tới gặp lại bọn bộ khoái thủ hạ
của mình và lẹ như một làn khói. Quan mất hút luôn trong đám sương mờ bên đèo.
Lại nói Khang Hi hoàng đế ỷ có
Ngư Xác bảo hộ nên lại sửa soạn cuộc tuần du Giang Nam lần thứ tư, lần tuần du
này quả thật khác xa mấy lần trước. Hoàng đế đem theo một đại đội ngự lâm quân,
dọc đường còn có quân lính địa phương yểm trợ.
Khi đi đường, Khang Hi hoàng đế
dò biết được còn có rất nhiều văn nhân có ý không phục nhà Thanh, thường sáng
tác thơ văn phỉ báng triều đình. Ngài bèn hạ một đạo mật dụ cho các tuần phủ,
tư đạo nơi ngoại tỉnh bảo họ tra xét khắp nơi, hễ thấy có bài văn thơ nào phỉ
báng bản triều thì phải báo ngay không được dấu giếm hoặc chậm trễ. Không ngờ
đạo mật dụ đó vừa mới xuống được ít hôm thì một cái án văn tự lớn lao xảy ra
làm chấn động cả miền Triết Giang và Hồ Châu.
Số là miền này có một phú ông
họ Trang tên Đình Lũng, đọc sách không bao nhiêu nhưng lại háo danh, chỉ thích
có tác phẩm lưu lại nhân thế, tạc vào nơi danh sơn. Bởi vậy, ông ta mới ngày
ngày vác bút đề thơ. Ông ta vừa ngâm vừa viết, chẳng biết đã viết những gì.
Viết vậy suốt một năm rưỡi trời mà chưa ra được một cuốn sách nào. Bỗng một
hôm, ông ta nghĩ ra được một diệu kế. Vốn sẵn tiền, ông ta liền vác tiền đi mua
văn của bọn văn nhân cùng quẫn, lấy những bản thảo của họ làm của mình. Không
biết ông ta mua ở đáu về được một tập bản thảo - bộ "Ô
Trình Chu thị minh sử". Ông ta lấy làm khoái lắm, bèn góp nhặt những
sự thực thời vua Sùng Trinh rồi đổi tên tác giả sang tên mình. Ông ta lại còn
mời mấy cụ đồ nổi danh, nào là họ Lục, họ Tra, nào là họ Phạm giúp ông làm mấy
bài bạt vào cuốn sách, rồi cho khắc và đem in. Ông ta tưởng đó là một tác phẩm
trứ danh, cho rằng xưa kia Khổng Tử làm Kinh Xuân thu, Tư Mã Thiên làm bộ
Sử ký bất
quá cũng chỉ như vậy mà thôi. Ông còn cao hứng đến cái độ cho sách của mình có
thể tạo thành thế chân vạc với hai bộ sách Sử ký và
Xuân thu. Ông ta có ngờ đâu vui lắm thì khổ nhiều! Thời kỳ đó chính là hồi
bọn quan địa phương đang ngấm ngầm điều tra những trước tác phỉ báng triều
đình.
Khi tra ra bộ minh sử này, viên
tri phủ Hồ Châu cho là hệ trọng bèn đích thân tiến kinh để cáo mật. Quan thượng
thư bộ hình vội vào tâu hoàng đế. Thế là một đạo thánh chỉ ha xuống, bắt phải
tra xét nghiêm ngặt. Tin tức truyền đi nhanh như chớp. Trang Đình Lũng biết
việc nguy rồi, bèn uống thuốc độc tự vẫn. Khi thánh chỉ tới nơi thì Trang Đình
Lũng đã chết.
Triều đình bèn cho quật mồ băm
thây, đồng thời cho bắt tất cả bọn nhà in đem chém chết. Ba cụ đồ họ Phạm, họ
Tra, họ Lục cũng được tin nhanh lắm. Các cụ đã dự tính trước, thanh minh rằng
những bài bạt của sách đó là do Lũng giả tạo chứ không phải các cụ làm. Nội vụ
xong xuôi, cả ba cụ được miễn tội nhưng đều khuynh gia bại sản.
Tử đó về sau, bọn văn nhân
hoảng hồn bạt vía, đều rụt cô lại như cổ rùa, chẳng còn dám viết lách lấy một
chữ: Khang Hi hoàng đế quả đã mười phần khoái trí. Ngài du ngoạn bên ngoài một
thời gian lâu rồi mới trở về kinh. Nhưng ngài không ngờ, ngay tại kinh, thái tử
cùng bọn Trực vương, Ung vương lại gây ra một chuyện lớn khác…
Hồi 54: Các Hoàng tử
tranh nau ngôi Thái Tử
Trong cuộc Nam tuần lần
thứ tư này, Khang Hi hoàng đế lại giao cho hoàng thái tử Dân Nhung giám quốc
như cũ.
Trực Quận vương Dân Đê, Ung
Quận vương Dân Trinh trong lòng rất lấy làm ghét thái tử. Hai người ngầm khiển
tướng điều binh đến hành thích thái tử kể đã khá nhiều lân, nhưng Đông cung có
đông người bảo vệ nên chưa từng bị độc thủ của họ. Duy chỉ có mỗi lẩn đại chiến
thi hai bên lại hết mất vài ba tay hảo hán.
Dân Nhung căm giận Dân Trinh
đến cốt tuỷ. Nhung bèn đem trọng lễ ra bên ngoài, mời rất nhiều vị đạo nhân tới
Đông cung làm phép để thu hồn nhiếp phách xác của Trinh. Trong vương phủ của
Dân Trinh, những tay pháp sĩ mới về cũng không ít. Mỗi lần bên Đông cung thi
hành pháp thuật là mỗi lần bị bên Ung vương phủ phá giải tiêu hết. Về sau, thái
tử Dân Nhung mời được một vị Thiết quan đạo sĩ (đạo sĩ đầu đội mũ sắt) từ Giang
Tây tới. Vị đạo sĩ này có một pháp thuật hết sức kỳ lạ. Pháp khí của ông ta tên
là Huyết trích tử. Đây là một cái mũ bằng sắt. Khi Thiết quan đạo nhân niệm
thần chú, Huyết trích tử liền bay lên trên không, lén vào nhà kẻ thù, chụp vào
đầu, lập tức cắt đứt đầu địch nhân rồi lại bay lên không trở về. Người bị cụt
đầu không chảy một giọt máu nào nơi cổ, bởi vậy nó mới có cái tên là Huyết
trích. Khi nó tới thì dù ở giữa đám ngàn quân vạn ngựa đi nữa cũng vẫn bị cắt
đầu ngọt xớt. Pháp khí lặng lẽ tới cũng như lặng lẽ đi, vừa nhanh lại vừa không
có tiếng động, chỉ nháy mắt là đầu đã mất tiêu từ lúc nào, khiến đối phương có
lưu ý đề phòng tới đâu cũng vô hiệu.
Ung vương dò biết được tin này,
trong lòng rất lấy làm lo sợ Vương bèn củng mấy vị sư Lạt Ma thương nghị. Trong
bọn, có người đứng lên nói:
- Trừ phi mời được vị Đại Lạt
Ma của tại hạ tới, chứ còn không ai trừ được tên đạo sĩ mũ sắt này đâu.
Ung vương nghe đoạn, bèn đích
thân tới Ung Hoà cung, mời nhà sư Đại Lạt Ma. Lúc đầu Đại Lạt Ma không chịu,
nhưng về sau, khi vương hứa hễ việc thành thì sẽ có thưởng hậu, Đại Lạt Ma mới
vui lòng mang pháp khí tới Vương phủ.
Nhà sư Đại Lạt Ma trước hết lấy
một cuộn kinh Phật, bảo Ung vương đội lên đầu, phía trên dùng mũ chụp lên. Cuốn
kinh Phật có một pháp lực vô biên, có thể chống lại được với Huyết trích tử.
Đại Lạt Ma còn lấy một căn tinh thất phía ngoài phòng ngủ của Ung vương, ngày
đêm ngồi đó để phòng vệ Ung vương vốn có bốn vị phi tử. Nguyên phi tên Nữu Cô
Lộc với Ung,vương, hai người ân ái hết sức mặn nồng. Nay thấy chồng có nạn, bà
bèn hầu hạ ngày đêm bên cạnh.
Một hôm, vào giữa lúc đêm khuya
canh vắng, bà Nữu Cô Lộc cùng Ung vương đang nằm trên giường chung gối trò
chuyện, bỗng thấy từ ngoài cửa một vật gì tròn tròn đen đen bay vút vào chạm
vào đầu. Ung vương nghe chát một tiếng. May cho Ung vương trên đầu có cuộn kinh
Phật sớm tối không rời nên pháp khí kia không thể hại được tính mạng của vương.
Bà Nữu Cô Lộc nằm bên cạnh sợ quá, la rầm lên. Phía ngoài, nhà sư Đại Lạt Ma,
vội nhảy ra khỏi tĩnh thất quan sát, chỉ thấy cái pháp khí nọ đang bay từ trong
phòng Ung vương ra. Nhà sư Đại Lạt Ma lẹ tay vội cởi tuột chiếc áo cà sa trên
mình, vung lên như một cái ltới, chụp lấy pháp khí.
Khi pháp khí nọ bị chiếc cà sa
chụp thì người trong phủ nghe tin, vội chạy tới thỉnh an. Ung vương bị pháp khí
đập mạnh vào trán gây thương tích, đau nhưng cũng cố gượng ngồi dậy. Nhà sư Đại
Lạt Ma lấy Huyết trích tử từ trong chiếc áo cà sa ra đưa cho Ung vương, miệng
nói:
- Đây là một lợi khí sát nhân
độc nhất vô nhị, vương gia hãy giữ lấy, về sau nhờ nó có thể chế phục được
thiên hạ đấy!
Ung Vương tiếp lấy xem qua,
thấy Huyết trích tử vốn là một chiếc mũ sắt đen thui, ánh sáng lạnh bắn ra bốn
phía khiến ai trông thấy cũng phải mất vía bạt hồn.
Qua ngày hôm sau, Trực vương
Dân Đê được tin, vội chạy lại xem. Trinh bèn đem tình hình nội vụ ra kể hết. Đê
thấy lúc đó không có ai, bèn cầm tay Trinh kéo vào một căn mật thất, thì thào
bảo Trinh:
- Ta hiện mời được một vị Đại
Lạt Ma tên gọi Ba Hán Cách Long từ Mông Cổ tới. Đạo thuật của ông này rất cao.
Ông ta có thư phù niệm chú, trấn ém được hồn người. Bọn ta chỉ cần dò hỏi niên
can tám chữ (năm, tháng, ngày, giờ sinh) của thái tử rồi viết lên tờ giấy, đút
vào bụng hình nộm, một mặt mời Ba Hán Canh Long lập pháp bùa, niệm thần chú bảy
ngày bảy đêm thì thái tử bên Đông cung thế nào cũng phát điên, không còn hay
biết gì nữa. Đến lúc Dân Nhung không còn làm Thái tử được nữa thì bọn ta hai
đứa sẽ tính toán với nhau sau.
Trinh nghe đoạn bỗng nghĩ ra
một kế, bèn nói ngay cho Đê nghe. Xong đâu đấy, bọn Đê, Trinh liền cho mời nhà
sư Đại Lạt Ma tới, đưa cho hai ngàn lạng bạc và nhờ nhà sư cứ như thế như thế
hành sự.
Lại nói thái tử Dân Nhung thấy
Thiết quan đạo nhân không thành công, trong lòng hết sức buồn bã. Ít hôm sau,
thái tử bỗng tự nhiên mê mê man man, nhuốm bệnh nặng. Ban đầu, lúc thì nóng,
lúc thì lạnh nhưng về sau bệnh càng ngày càng trầm trọng, cuối cùng thái tử đâm
ra điên cuồng, miệng nói huyên thuyên, đôi má đỏ như lửa, hễ thấy người là
đánh. Bên Đông cung, từ dưới lẽn trên, ai cũng đâm hoảng.
Tướng quốc Trương Anh mời ngự y
lại trị bệnh cho thái tử. Nhưng có ngờ đâu vị ngự y đã nhận bạc hối lộ của Đại
Lạt Ma, bèn lấy hai viên A Cô Ma hoàn cho thái tử uống. Thái tử ngủ một đêm
dậy, quả nhiên bệnh tình giảm nhẹ đi nhiều, nhưng lại bị cái chứng
"dâm" kinh khủng. Suốt ngày, thái tử chỉ cùng bọn phi tần mây mưa
trăng gió. Thế mà vẫn chưa đã thái tử hễ thấy con cung nữ nào là lôi lên giường
con ấy.
Đê và Trinh hai vương được tin
đó, đều đem các phúc tấn đến Đông cung vấn an. Chẳng ngờ thái tử thấy anh em
hai người này tới, chẳng nói chẳng rằng, chỉ trợn mắt nhìn chằm chặp vào mặt bà
chị dâu là Tố Luân phi tử và cô em dâu là Nữa Cô Lộc phi tử. Nhìn đến lúc xuất
thần, thái tử bỗng nhảy chồm tới, giơ hai tay ra ôm chầm lấy Nữa Cô Lộc. Bà Nữa
nhanh chân né, kịp tránh thoát. Thấy hụt bà Nữa, thái tử quay sang bà chị Tố
Luân. Bà bị thái tử hai tay ôm quàng lấy eo ếch rồi siết chặt, mặc cho bà vùng
vẫy giãy giụa cách nào cũng không thoát ra được.
Dân Đê trông thấy, bất giác cả
giận, vội chạy tới đẩy mạnh khen thái tử bật ra, té ngửa trên mặt đất. Đê hầm
hầm tức giận, kéo tay vợ chạy khỏi cung. Đê tính tới tâu ngay việc này cho phụ
hoàng rõ, nhưng bà Tố Luân phi tử cố can:
- Phụ hoàng vừa ở Giang Nam về chưa
được bao ngày. Ta hãy cố nhịn vài hôm đợi khi phụ hoàng nhàn rảnh, lúc đó tấu
minh cũng chẳng muộn.
Đê nghe lời vợ, tạm thời nín
nhịn lòng giận tức.
Giữa lúc đó bỗng từ quan ngoại
có tin quân báo về việc người Nga La Tư đem đại binh mã tiến đánh Mông Cổ.
Khang Hi hoàng đế bèn hạ dụ sai bọn Đô thống Bành Công Xuân đốc lính tới miền
ái Quân, hợp với quân của Tát Bố Tố đánh thốc tới Nhã Khắc Tát. Phá tan được
thành Nhã Khắc Tát, Thanh quân mới cùng người Nga đính ước giảng hoà.
Chẳng bao lâu sau quân thám lại
báo tin về bộ lạc Cát Nhĩ Đan xứ Mông Cổ liên hiệp với người Nga La Tư tạo
phản.
Khang Hi hoàng đế bèn phong Dụ
Thân Vương Phúc Toàn làm Phủ viễn đại tướng quân cùng với hoàng tử Dân Đê đem
quân xuất cửa Cổ Bắc, đồng thời phong Cung Thân Vương Thường Ninh làm An Bắc
đại tướng quân cùng với Giản Thân Vương Nhã Bố đem quân xuất cửa Hỉ Phong
nghênh địch.
Ai ngờ quân Cát Nhĩ Đan mười
phần kiêu dũng, vừa công phá quân Mông Cổ của A Lạp Ni lại vừa đánh vào Ô Châu
Mục, Trấn, thẳng tới đánh tan quân của Cung Thân Vương, sau đó tiến sâu vào
miền đông bắc Đa Luân của O Lan Bố Thông.
Phía Thanh binh may được Dụ
Thân Vương dùng hoả pháo đánh được Đà Thành (dùng lạc đà làm thành để vây địch)
của Cát Nhĩ Đan, khiến bộ lạc này đại bại, phải lui về miền Y Lạp Cổ Khắc Tam
Hồ Khắc Đồ.
Dụ vương đang định xua quân
xông thẳng vào miền này thì bỗng được tin Khang Hi hoàng đế nhuốm bệnh nặng tại
thành Bắc lạc, đành ban sư trở về bắc Kinh.
Hồi đó, thái tử Dân Nhung bệnh
càng ngày càng nặng. Cơn điên làm cho thái tử chẳng khác gì con loài thú, thấy
người là đánh, thấy vật là phá. Đám phi tử nơi Đông cung ngày đêm chỉ khóc
ròng. Bệnh của Thái tử quả đã đến lúc vô phương cứu chữa. Khang Hi hoàng đế mới
về nên hoàng hậu có ý muốn giấu chuyện này đi, bởi vì ngài đang bệnh, lại vừa
chịu cảnh chiến tranh quá vất vả gian lao.
Qua năm sau, bộ lạc Cát Nhĩ Đan
lại đem ba vạn kỵ binh, tiến dọc theo sông Lục Liễu xuống đánh phá Khách Nhĩ
Khách rồi tiến luôn tới đánh Ban Nhan Ô Lan.
Lúc đó Khang Hi hoàng đế sức
khỏe đã hồi phục, bèn quyết ý ngự giá thân chính đem mười vạn đại quân chia làm
ba lộ
Đông, Trung và Tây. Đại nguyên
soái Đông lộ là Hắc long giang tướng quân Tát Bô Tố, Đại nguyên soái Tây lộ là
đại tướng quân Phi Dương Cố đem đội cường binh Cam Thiểm từ Ninh Hạ vượt sa mạc
dọc theo sông Thổ Lạp, đánh thốc vào mặt sau của địch. Còn Trung lộ thì hoàng
đế đảm nhận trọng trách chỉ huy. Ngài xua quân theo cửa Độc Thạch tới Đa Luân
Bạc, rồi hướng về phía tây sa mạc, lại theo đường Khoa Bố Đa dọc hữu ngạn sông
Lục Liên, qua núi Ngách Nhĩ Đức Ni Đà La Hải Sơn.
Quân Cát Nhĩ Đan thấy lều vàng,
cờ long độc của Khang Hi hoàng đế, hoảng hồn bạt vía, vội theo đường núi Đà Nặc
Sơn chạy trốn. Hoàng đế xua quân đuổi tới Tháp Mễ Nhĩ thì kịp. Hai quân liều
chết chiến đấu. Cát Nhĩ Đan lại đại bại. Tây lộ, Đông lộ hai chi quân mã lúc đó
cũng đã hướng về phía hông bao vây địch, khiến chúa Cát Nhĩ Đan không đường
trốn chạy. Khang Hi hoàng đế khuyên hàng nhưng Cát Nhĩ Đan đã uống thuốc độc
chết trong Ô doanh. Hàng binh đem thây Cát Nhĩ Đan dâng vào trung quân. Từ đó
các bộ lạc miền Khách Nhi Khách đều qui hàng Thanh triều. Khang Hi hoàng đế ban
sư về kinh trong lòng hết sức hân hoan.
Về tới kinh, Khang Hi hoàng đế
mới nhớ tới thái tử, bèn triệu sư phó của thái tử là Hùng Tử Lý vào cung tương
kiến.
Bọn nội đại thần Sách Ngạch Đồ
biết dấu giếm không xong bèn cho đưa thái tử vào theo. Bọn hoàng tử Dân Đê, Dân
Chỉ, Dân Trinh, Dân Dị, Dân Đường, Dân Tường, Dân Đề tất cả anh em hơn mườì
người đều đứng cả một bên. Thái tử Dân Nhung thấy vua cha mà cũng chẳng biết
hành lễ thinh an, chỉ một mực chân nhảy miệng kêu cuồng loạn. Khang Hi hoàng đế
thấy thế rất lấy làm lạ, vội hỏi, mới biết thái tử bị bệnh quá lâu, vô phương
cứu chữa. Ngài lập tức toạ triều, hỏi các đại thần văn võ xử tại cách nào đối
với thái tử, thì từ đại học sĩ Trương Anh, Trương Đình Ngọc, bối lặc Long Khoa
Đa đến đại tướng Miên Canh nghiêu, các lão Trần Thế Quan, vốn thuộc phe Ung
vương, tất cả đều một giọng tâu xin truất phế thái tử. Hoàng đế cũng biết Dân
Nhung bệnh đã đến mức đó thì không còn có thể làm thái tử được nữa nên hạ một
đạo chỉ dụ phế thái tử làm thứ nhân (người dân thường), phải dọn ra khỏi Đông
cung.
Tin này truyền tới tai các
hoàng tử, ông nào ông nấy tỏ vẻ vui mừng khôn tả. Ông nào cũng hy vọng mình
được ngồi vào ngôi vị đó. Trong số này, phải nói ông hoàng Bát A Kha Dân Dị
lòng tối thâm hiểm, lúc nào cũng rắp tâm mưu đồ cái địa vị ấy. Ông ta ngầm bỏ
ra rất nhiều tiền bạc, mua chuộc bọn đại thần A Linh A, Tán trận đại thần Ngạc
Luân Đại, Thượng thư Vương Hồng Tự, Thị lang Khuê Tự. Khéo thay lúc đó hoàng đế
lại có thánh chỉ xuống sai bọn Đạt Nhĩ Hán Thân Vương là Ngạch Luân Đại hội họp
đủ các đại thần Mãn Hán cùng bàn việc kế lập thái tử.
Thế là bọn nội đại thần A Linh
A, bèn ngầm viết ba chữ Bát A Kha rồi đưa vào cung. Ngờ đâu Khang Hi hoàng đế
lại rất ghét Bát A Kha, ghét vào bực nhất trong số các hoàng tử.
Bát A Kha không những mặt mũi
đã xấu mà phẩm hạnh lại quá tệ Hoàng đế đoán biết bên trong hẳn còn tệ đoan gì
đây, bèn nhân lúc ngồi toạ triều, truy vấn về chuyện này.
Hồi 55 : Đổi gái lấy trai
Khang Hi hoàng đế thanh
sắc đều oai tợn khiến Mãn triều văn võ đại thần kẻ nào cũng sợ hãi. Đại học sĩ
Trương Ngọc Thư bèn đem việc giao hảo giữa Bát A Kha với bọn đại thần A linh A
như thế nào và tự ý lập đảng ra sao, nhất nhất tâu rõ, Khang Hi hoàng đế nghe
tâu, nổi trận lôi đình, lập tức hạ chỉ bắt cả bọn đại thần này giao cho Khang
Thân vương Xuân Thái thẩm vấn định tội. Cùng với việc này, việc hoàng tử Dân Đê
mời nhà sư Đại Lạt Ma vào phủ dùng pháp thuật trấn ếm hồn phách của thái tử
cũng bị bại lộ tùm lum…
Sở dĩ việc hoàng tử Dân Đê mượn
người ếm thái tử đến phát điên bị hại lộ chỉ tại tên nội giám Vy Phượng tố
giác. Vy Phượng vốn là nội giám bên Đông cung, nhưng lúc đó được điều động sang
phủ Trực Quận vương làm sai dịch. Khi tên tiểu thái giám vừa cho hắn biết
chuyện, hắn tức khắc ngầm vào đại nội cáo biến.
Khang Hi hoàng đế nghe được tin
động trời này, lập tức hạ lệnh cho viên Nội đại thần đem theo viên quan thị vệ,
xông thẳng vào phủ Trực Quận vương, quỷ không hay người không biết. Quả nhiên
trong vườn hoa phía sau, họ đào lên được một thằng bù nhìn bằng cỏ, trong ruột
có viết chữ tên tuổi ngày sinh tháng đẻ của thái tử và ở giữa ngực có cắm sâu
một chiếc đinh sắt, trên mặt thì bôi máu chó cùng khắp. Ngoài ra, lại có năm
cái thân hình quỷ quái cắt băng giấy cùng chôn một chỗ trong đám đất bùn.
Khang Hi hoàng đế nhìn thấy
những dụng cụ trấn ếm, tức giận đến điên người, giậm chân chửi bới om sòm. Ngài
bèn hạ lệnh bắt cả số can phạm giao cho Tôn nhân phủ thẩm vấn.
Ngài còn hạ chỉ cách hết chức
tước của Bát A Kha Trực Quận vương, cấm cố vương ngay trong vương phủ, đem tất
cả đám nô bộc của vương thưởng cho hoàng tử thứ mười bốn là Dân Đề và đem Đại
Lạt ma Ba Hán Cách Long trục hồi Mông Cổ.
Mọi việc vừa xong thì bệnh tình
của thái tử Dân Nhung cũng vừa hết. Tư cách đúng mực ngày trước lại trở về. Bởi
thế, hoàng đế vẫn lập Nhung làm thái tử và vẫn để ở trong Đông cung như trước.
Ngài lại giao triều chính cho thái tử giám quốc để ngài lại đem một ban đại
thần thân tín tuần du miền Giang Nam lần thứ sáu.
Bọn hoàng tử thấy Dân Nhung lại
được làm thái tử như cũ, kẻ nào cũng lấy làm ghen tức, nhưng chẳng làm gì được
lúc này. Tứ hoàng tử Dân Trinh vẫn theo kế hoạch cũ, kết thân với bọn đại thần,
cung dưỡng bọn hiệp khách. Trong số đại thần phải kể đến Miên Canh Nghiêu, Các
lão Trần Thế Quan là hai người giao tình rất mật thiết với Trinh. Hai vị Miên,
Trần thường vào trong vương phủ. Bà phi tử Nữu Cô Lộc cũng mười phần thân mật
với Miên, Trần. Đôi khi bà phi Nữu cũng tới chơi nhà hai vị này nữa.
Họ Miên có một cô vợ bé tên
Tiểu Bình, rất xinh đẹp, tính tình lại nhu thuận. Vương phi trông lấy làm yêu,
lúc về nhà, bà kể lại cho Ung vương nghe. Vương vốn hiếu sắc, nghe vương phi
nói, giận không có cách gì gọi Tiểu Bình tới phủ để xem mặt. Rồi lúc đó gặp
Miên đại tướng, vương bèn hỏi ngay chuyện Tiểu Bình, thêm vào khá nhiều điều
ngưỡng mộ ca tụng. Miên đại tướng quân lại cũng là tay hảo hán, mười phần khẳng
khái.
Bởi vậy, qua ngày hôm sau,
người ta đã thấy một chiếc xe đưa Tiểu Bình vào phủ để hầu vương. Chỉ một việc
này đủ làm cho Ung vương cảm kích tấm lòng quý hoá của Miên đại tướng. Từ đó,
hai người giao tình càng ngày càng mật thiết thâm hậu.
Một trong những mỹ nhân tuyệt
thế như vậy mà tại sao Miên đại tướng quân lại chịu buông nhẹ vào tay kẻ khác?
Trong việc này quả thực có một
duyên cớ đặc biệt. Nguyên lai Miên đại tướng quân rất ghét loại gái trông thì
đẹp nhưng xài không khoái. Đại tướng họ Miên người chẳng những cao lớn lại còn
to mập mỗi ngày nếu không có năm cô gái vạm vỡ hầu hạ thì không thể nào ngủ được.
Do đó, bọn giai nhân mỹ mạo đối với họ Miên bất quá chỉ để ngắm như nhìn một
bức hoạ, chứ thực ra ông ta không cần. Trong phủ, có nuôi mười cô thôn nữ Sơn
Đông luân phiên hầu hạ ông. Tiểu Bình tuy gọi là vợ bé nhưng đối với Miên đại
tướng thì chẳng ăn nhằm gì, nên ông ta khẳng khái trao tặng cho Ung vương.
Ung vương từ khi được người đẹp
Tiểu Bình chẳng khác gì được trân châu bảo ngọc. Vương một niềm sủng ái, ôm ấp
ngày đêm, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Vương phi Nữu Cô Lộc lúc đó
lại có bầu, vương gia tha hồ rỗi rảnh để phục vụ mỹ nhân, Ung vương tuổi chẳng
còn nhỏ gì mà con cái vẫn chưa có đứa nào, bởi thế ngày đêm mong mỏi bà Nữu Cô
Lộc sinh cho một cậu con trai. Lúc đó bà Trần Các Lão cung có bầu đồng thời với
vương phi, nên hai người mỗi khi gặp nhau thường cười nói trò chuyện. Vương phi
còn hứa hẹn nếu hai người sanh trai cả thì chẳng nói làm chi, nhưng nếu sinh
một trai một gái thì thế nào cũng thành sui gia với nhau.
Bà Các lão Trần Thế Quan nghe
câu chuyện này vội nói với vương phi:
- Thật chẳng dám! Bọn tôi chỉ
là loại cỏ nội hoa hèn, đâu có dám sánh với dòng giống thiên thần của hoàng
gia.
Câu chuyện trên đây bất quá chỉ
là chuyện vui giữa bọn đàn bà với nhau không ngờ kẻ nói thì vô tâm, nhưng người
nghe lại hữu ý. Bà Trần Các lão cáo từ lui ra khỏi phủ thì vương phi cũng chạy
vào nội thất. Mụ quản gia của vương phi thấy không có ai trong phòng, vội nói
nhỏ với vương phi:
- Vương gia há chẳng thường oán
nương nương không có con trai đó sao? Ngài thấy nương nương chưa từng sinh được
một trai nào nên ngài đâm ra buồn chán, mặc sức thăm hoa hái cỏ bên ngoài. Già
này có một kế xin hiến cho nương nương. Nếu phen này nương nương may mà sinh
trai thì khỏi phải nói, nhưng nếu sinh gái thì thiết tưởng nương nương lên làm
như vậy như vậy… Có thế mới không lo hỏng việc.
Bà vương phi nghe kể, gật đầu
lia lịa khen hay. Tớ thầy hai người từ đó tâm đầu ý hợp, chỉ còn đợi lúc thuận
lợi thi hành.
Lại nói Ung vương chỉ mưu đoạt
ngôi thái tử, cho nên bên ngoài thì chiêu mộ rất nhiều những tay anh hùng hảo
hán, còn bên trong triều đình thì kết giao với những viên quan cao cấp như
Trương Đình Ngọc, Long Khoa Đa, Miên Canh Nghiêu, Trương Anh, Trần Thế Quan.
Những vị này đều là bè đảng của vương, mỗi khi lui trào trở về đều tụ tập tại
Ung vương phủ, thương nghị cơ mật đại sự.
Có một lần, Trần Thế Quan luôn
ba ngày không tới khiến Ung vương bối rối không biết đường nào mà rờ. Nguyên
lai Trần Thế Quan làm đến chức Các lão, tay nắm đại quyền của triều đình, cho
nên mọi việc Ung vương đều cần phải thảo luận với ông ta. Mãi tới ngày thứ tư,
Trần Các lão mới tới. Ung vương hỏi xem trong nhà có việc gì xảy ra thì ông ta
vừa cười vừa nói:
- Chẳng dám giấu quý vị. Hạ
quan đã ngũ tuần mà dưới gối vẫn còn không có trẻ làm vui. Hôm trước đây, nội
nhân của hạ quan đã nằm nôi. Nhờ hồng phúc của vương gia, nội nhân sinh hạ được
đứa con trai, bỏi vậy hạ quan phải ở nhà để lo liệu mọi việc, thành thử bỏ bê
bao nhiêu công vụ.
Mọi người nghe đoạn, ai cũng
quay mặt về phía Các lão chúc mừng. Sau đó, cả bọn ráp lại bàn bạc. Miên Canh
Nghiêu lên tiếng trước.
- Hôm qua, vừa có tin báo từ
biên phòng cho biết binh mã của bạo Chúa Cát Nhĩ Đan đã tiến tới miền Ô Chu Mục
Tần. Hoàng đế xuất quan lần này chính là một cơ hội ngàn năm một thuở, thiết
tưởng không nên bỏ lỡ.
Hội nghị tiếp tục bàn tính thêm
vài việc đại sự nữa rồi mới giải tân ra về. Khi Ung vương lui vào nội thất thì
vương phi Nữu Cô Lộc cũng từ trong phòng bước ra đón rước. Vương thấy bà mang
một cái bụng chình ình, bỗng nhớ đến câu chuyện của Trần Thế Quan, liền đem việc
sinh trai của bà Trần ra nói cho vương phi nghe.
Vương phi nghe đoạn, trong lòng
hết sức lo lắng. Bà nghĩ tới cái bầu của mình, chẳng biết sau này sinh trai hay
gái.
Càng nghĩ, bà càng thấy lòng
nóng ran như lửa đột. Bà ngầm đưa mắt cho mụ quản gia. Mụ này sẽ gật đầu mỉm
cười. Sau đấy không đầy ba hôm, Vương phi nằm nôi, vương gia biết chuyện, vội
cho người hỏi xem trai hay gái thì bên trong báo ra bảo:
- Thật đáng mừng cho vương gia!
Lại thêm một vị tiểu vương gia nữa rồi!
Ung vương nghe đoạn, mười phần
vui vẻ. Các văn võ quan viên cung tới chúc mừng. Qua ngày thứ ba, trong phủ
vương gia có đặt tiệc, nhộn nhịp đến bảy ngày mới hết. Trong dịp này, tất
nhiên, các bà mệnh quan nhất tề tới vương phủ để thỉnh an vương phi… Theo tục
kiêng cữ của vương phi, khi đứa bé ra đời chưa đầy một tháng, không cho ai được
thấy mặt, bởi vậy các bà quan tới thăm đều không biết mặt ngang mũi dọc thằng
bé thế nào.
Vương phi Nữu Cô Lộc sợ không
thể tin cậy được người khác, nên mọi việc đều phó thác cho mụ quản gia. Mụ này
vốn tính khôn hơn người hơn nữa trong nhà lại chỉ có một mình mụ ta với ngươi
nhũ mẫu trông nom mọi việc tã lót, vú sữa cho đứa bé nên câu chuyện hoàn toàn
được giữ kín. Trong phủ tuy có đến tám cung nữ hầu hạ vương phi nhưng chúng chỉ
được ở trong phòng chầu chực. Vương phi có vị đại phu tới coi mạch hốt thuốc
điều dưỡng. Hàng ngày lại có các bà quan tới nói chuyện giải buồn. Trong số các
bà quan thì bà Trần Các lão thân với vương phi nhất. Nhưng lúc đó, bà Trần sinh
chưa đầy tháng nên không thể tới vương phủ. Vương phi sốt ruột, mỗi ngày ít ra
cũng nhắc tới bà Trần ba, bốn lần.
Vương phi chờ đã chán chê mới
đủ tháng thì không may bà Trần lại nhuốm bệnh nặng, không ra được khỏi cửa. Tin
này càng làm cho vương phi nóng lòng sốt ruột đến muốn phát điên lên, nhưng
đành vậy, chẳng còn cách nào khác. Thế rồi đến lúc đầy tháng, chính vương phi
phải tự mình lên xe tới phủ Các lão để thăm bà Trần. Bà Trần thấy Vương phi tới
thăm mình bèn cho bế cậu bé ra cho xem. Thật là một đứa bé mặt mũi đầy đặn, da
thịt trơn trắng. Vương phi lấy làm mừng lắm, ôm vào lòng coi như một bửu bối
độc nhất vô nhị. Vương phi thương lượng với bà Trần cho các cơ thiếp xem qua.
Bà Trần trong lòng tuy không vui nhưng lại nể mặt Vương phi, đành phải gật đầu.
Thế là cậu bé được sửa soạn ăn mặc đàng hoàng.
Bà Trần cho người nhũ mẫu của
con mình bế lấy, rồi lên xe, theo vương phi tiến vào phủ.
Nhũ mẫu bế cậu bé bước vào nội
viên, tức thì có mụ quản gia trong vương phủ chạy ra đón lấy, bế lên nhà trên,
còn dặn với nhũ mẫu ở nhà dưới chờ đợi. Nơi nhà dưới, có khá nhiều các bà, các
mụ, các thị nữ. Họ vây lấy người nhũ mẫu, chuyên dài chuyện ngắn huyên thiên.
Họ còn đem rượu thịt mời mọc ăn uống. Mãi tới chiều, nhũ mẫu đã chếnh choáng
say. Rồi mụ quản gia bế cậu bé trở ra, trên mặt phủ chiếc khăn vàng có thêu đôi
rồng bằng gấm. Nhũ mẫu giơ tay đón lấy cậu bé ẵm vào lòng, định giở tấm khăn
vàng lên xem nhưng mụ quàn gia vội ngăn lại, bảo tiểu quan nhân đã ngủ say và
giục bế ngay về nhà. Một thị nữ bưng ra một cái tráp nhỏ và một gói bạc bảo để
thưởng cho nhũ mẫu. Cái tráp đó do vương phi tặng cho cậu bé làm lễ kiến diện.
Nhũ mẫu được bạc rồi, trong lòng vô cùng sung sướng, lên xe trở về.
Khi cậu bé về tới nhà, bà Trần
Các lão thấy con mình ngủ say, vội đỡ lấy để nhẹ xuống giường. Bà mở cái tráp
nhỏ ra xem, bỗng giật mình sợ hãi, vì thấy bên trong có mười hạt Đông Châu lớn
bằng hạt nhãn, sáu viên hột xoàn, rồi nào là hổ phách, nào là ngọc mắt mèo, nào
là xuyến, nào là vòng bảo thạch. Tất cả những thứ này đều là bảo vật cực quý
trong đại nội. Nhưng đáng chú ý hơn cả là một cành trâm pha lê thuý, một cành
trâm nữa bằng dương hi bạch ngọc và còn đến hai chục đôi vòng tai bằng chân tứ
phi thuý bảo thạch. Lễ kiến diện như vậy kể sơ cũng phải tới trăm vạn lạng bạc.
Bà Trần Các lão xem xong rồi
nói:
- Bà vương phi cho chú bé nhà
mình là con gái hay sao mà thưởng trâm và vòng như thế kia? Chẳng lẽ chú bé nhà
mình chải tóc kỳ đầu lại đeo vòng tai? Quả thực buồn cười nhỉ?
Nhũ mẫu nói tiếp:
- Cỏ lẽ vương phi kỹ lưỡng quá
cho nên trâm vòng để sau này cậu bé nhà mình lớn lên lấy vợ dùng làm sính lễ
hẳn?
Giữa lúc hai người đang hí hửng
cười nói với nhau, thì cậu bé trên giường tỉnh dậy khóc vang lên. Nhũ mẫu vội
chạy lại bế, chợt nghe miệng mụ ta la lên một tiếng: "Ối chao!" hoảng
hốt. Bà Trần giật nẩy mình, vội chạy ra xem, cũng kêu lớn một tiếng: "Kỳ
quái" và khóc rống lên:
- Con tôi đâu mất rồi? Trời ơi
là trời!
Tiếng kêu khóc của bà Trần
chẳng mấy lúc đã làm hoảng hết cả mọi người trong phủ. Họ vội chạy tới thăm
hỏi. Các lão Trần Thế Quan lúc đó đang tiếp khách tại nhà trên, bỗng thấy đứa
tiểu đồng hối hả xông vào sảnh, bất chấp cả khách, miệng thở hổn hển nói bà có
việc xin mời ông vào nhà trong.
Trần Thế Quan trừng mắt nhìn
đứa tiểu đồng. Khách thấy thế cáo từ ra về. Các lão đứng lên tiễn khách xong,
mới quay vào nhà trong vừa chạy vội vừa hỏi:
- Xảy ra chuyện gì mà hối hả
quá vậy?
Hồi 56: Vua Khang Hi gạt
lệ phế thái tử
Trần các lão, miệng
thì hỏi tên tiểu đồng, chân thì tông mạnh cánh cửa phòng để vào trong. Ông nhìn
thấy phu nhân nước mắt đầy mặt, tay vỗ bàn, miệng kêu om sòm:
- Trời ơi! Thằng bé nhà ta rõ
là con trai, thế mà vào vương phủ có một buổi bỗng biến thành con gái, ông ạ!
Trần Thế Quan nghe đoạn, đã
hiểu cớ sự, vội xua tay nói:
- Đừng có làm om sòm lên!
Nói xong, ông đuổi hết mọi người
trong phòng ra, đóng cửa lại, rồi mới gọi nhũ mẫu lại gần bên mà cật vấn. Nhũ
mẫu gạt lệ, đem chuyện tới vương phủ như thế nào, mụ quản gia bế cậu bé vào
trong chuyện mãi tới chiều mới bế trả lại ra sao, không cho lật cái khăn phủ
mặt cậu bé thế nào và khi về tới nhà cậu bé hoá thành cô bé ra sao, từ đầu chí
cuối kể lại một lượt rành mạch không sót một chi tiết nhỏ nào, chỉ bỏ quên có
một việc là y thị quá chén say chếnh choáng trong vương phủ mà thôi.
Trần Các lão nghe xong câu
chuyện càng hiểu rõ thêm, bèn bảo nhũ mẫu:
- Trai hay gái chẳng kể gì! Trẻ
nào cũng cần cho ăn no ngủ kỹ là được rồi, còn chuyện tới vương phủ từ nay cấm
không được nhắc tới nghe không? Nếu người lắc lém cái mồm thì trước hết ta lấy
đầu ngươi đó, nhớ chưa?
Nói xong, ông quát bảo nhũ mẫu
ra ngoài ngay. Nhũ mẫu hoảng hồn bạt vía, vội bế cô bé rút êm theo cửa hậu. Lúc
đó Trần Thế Quan mới bảo vợ:
- Này bà! Việc không có gì khó
hiểu cả. Vương phi sinh hạ một tiểu công chúa nhưng vì bà ta chót nói dối vương
gia là một tiểu vương gia, nên mới bảo đem thằng bé nhà mình vào cung rồi thừa
dịp đánh đổi. Bây giờ, việc chạy vào vương phủ để đòi con về hẳn không được
rồi. Ngay cả nếu tùm lum lên thì chẳng những mạng thằng bé khó toàn mà toàn gia
đình mình cũng hết sống nổi nữa. Thôi, bà ơi! Già này xin bà từ nay chớ nhắc
tới chuyện đó. Số vợ chồng mình mà có con trai thì rồi thế nào chả có. Bà đã
sinh một đứa trai thì lo gì lại chả sinh đứa thứ thứ ba.
Trần phu nhân nghe chồng nói
đầy đủ góc cạnh của câu chuyện mới vỡ lẽ, hết mọi nghi ngờ. Toàn gia Trần Các
lão hình như không ai hay biết có chuyện đó xảy ra.
Tính đủ hai tháng vương phi mới
bế cậu bé ra cho Ung vương nhìn mặt. Vương vừa nhìn qua thấy cậu bé mũm mĩm
trắng trẻo, hơn nữa lại là con của phi tử Nữa Cô Lộc, thì lấy làm yêu quý lắm.
Người trong phủ đều gọi cậu bé là Từ vương gia.
Trần Thế Quan rất sợ việc đổi
con này bị bại lộ, liên luỵ tới mình nên ông dâng sớ xin Khang Hi cho trở về
quê vui thú điền viên. Hoàng đế cố giữ lại mà không được, đành phải ưng thuận.
Ung vương thấy mất một tay thân tín thì lòng buồn khôn xiết. May cho vương còn
có Ngạc Nhĩ Thái và Trương Đình Ngọc hai người đem hết tâm lực để phò trợ nên
chẳng bao lâu phần nửa các hoàng tử đều trở thành tâm phúc của vương.
Trong số các hoàng tử, có Dân
Chỉ, Dân Kỳ, Dân Hựu, Dân Nga, Dân Đường, Dân Đào, Dân Đê tự lập môn phái
riêng, nhất định không chịu đi cùng một đường với Ung vương. Bọn này một mặt
thực hiện âm mưu của mình một cách kín đáo một mặt tìm cách lấy lòng vua cha.
Khang Hi hoàng đế bèn phong Dân Chỉ, Dân Kỳ, làm Thân vương; Dân Hựu, Dân Nga
làm Quận vương; Dân Đường, Dân Đê làm bối tử.
Ung vương được tin này, càng
lấy làm giận. Trong bọn hoàng tử vừa kể trên phải nói Dân Dị, Dân Đường là hai
đối thủ đáng ngại nhất của vương. Thâm tâm bọn này là hoạt động ngấm ngầm để
mưu đoạt ngôi thái tử cho bằng được. Họ chẳng cần luyện tập võ nghệ, chẳng cần
bầu bạn các tay hảo hán, chỉ thông đồng với mấy tên thái giám rồi nhờ đó giao
kết với bọn phi tần, ngày ngày đem chuyện tồi bại của thái tử ra nói với nhà
vua. Chuyện nói xấu càng ngày càng nhiều. Có kẻ nói thái tử nhiều lúc vào cung
đùa cợt với cả phi tần. Cung có kẻ nói thái tử kết ngầm bọn hư đảng mưu sát
hoàng đế, bao chuyện động trời như vậy, dù là gan đồng dạ sắt cũng phải nổi
đoá, huống hồ một người như Khang Hi hoàng đế. Hơn nữa, những chuyện kể đây lại
đều từ miệng mấy bà phi cưng quý nhất thì làm sao Khang Hi lại không tin. Thế
là ngài truyền lệnh cho Tôn Nhân phủ, phế ngay thái tử. Nhưng Cố Luân công chúa
cố tâm khuyên can đôi ba lần. Bà nói:
- Hoàng thượng hãy bớt giận.
Phế lập thái tử là một đại sự chứ không phải việc thường. Ngài nên bàn tính cẩn
thận với các vị đại thần trước đã.
Qua ngày hôm sau, biên viễn có
tin cấp báo, nói bộ lạc Cát Nhĩ Đan làm phản, hết sức ngang ngược. Các bộ lạc
Xa Thần, Trát Tát Khắc bị chiếm cứ, đều cho người chạy tới kinh đô cáo cấp năm
lần, bảy lượt. Khang Hi hoàng đế được tin lập tức toạ trào, cùng các vị đại
thần thương nghị, rồi xuống luôn mấy đạo thánh chỉ. Đạo thứ nhất phong Dụ Thân
Vương Toàn Phúc làm Phủ Viễn đại tướng quân, Dân Đê làm Phủ Viên phó tướng
quân, đem theo năm vạn người ngựa xuất binh ra Bắc Cổ Khẩu. Đạo thứ nhì phong
Cung Thân vương Thượng Ninh làm An Bắc đại tướng quân, Giản Thân vương Nhã Bố
Hoà và Tín Quân Vương Ngạc Lễ làm phó tướng quân đem theo năm vạn người ngựa
xuất binh ra Hi Phong khẩu. Đạo thứ ba khiến bọn Nội đại thần là Đông Quốc
Cương, Đông Quốc Suy, bọn đại thần là Sách Ngạc, Đồ Minh Châu, bọn A Mật Đạt đô
thống là Tô Noa Lạt Khắc Trì, Chương Xuân A, Tịch Đát Nặc Mại, bọn Hộ quân
thống lĩnh là Miêu Tề Nạp, Dương Dại, bọn Tiền phong thống lĩnh là Ban Đạt Nhĩ,
Sa Mai Đồ Đô tuỳ doanh tham tán quân vụ, đem tất cả mười vạn đại binh rầm rầm
rộ rõ kéo thốc ra quan ngoại.
Không ngờ, một lực lượng hùng
hậu như vậy mà suốt một năm trời từ mùa thu xuất quân tới mãi mùa hạ năm sau
vẫn chưa đẩy lùi được bọn Cát Nhĩ Đan. Khang Hi hoàng đế trong lòng càng thêm
nóng nảy bực dọc. Ngài bèn tự mình điều động ngự lâm quân mã kéo tới miền Bác
Lạc Hà để đốc chiến. Đồng thời ngài hạ lệnh thái tử Dân Nhung ở lại kinh đô
giám quốc.
Khi Khang Hi hoàng đế vừa ra
tới quan ngoại thì không ngờ cáo trạng tội ác của thái tử cũng bay theo ra như
bươm bướm. Có tờ tố cáo thái tử khi lăng tôn thất, có tờ tố cáo nhiễu hại bách
tính, có tờ tố cáo tự tiện cướp đoạt cống vật, có tờ tố cáo làm loạn cung đình,
có tờ khủng khiếp hơn, tố cáo âm mưu thí nghịch phụ hoàng. Hoàng đế xem rồi
lòng giận tức xưa lại nổi dậy, gần như phát điên lên. Ngài lập tức hạ một đạo
thánh chỉ, cho người về ngay kinh triệu thái tử ra quan ngoại.
Mấy ngày sau, thái tử Dân Nhung
đã tới hành dinh. Nhung vào trướng quỳ trước mặt phụ hoàng. Khang Hi hoàng đế
nghe Nhung nói khùng khùng điên điên thì bực tức đến cùng độ. Ngài tuốt cây bội
đao, vung lên chém Nhung một nhát. May thay lúc đó có ông cậu Đông Quốc Duy đứng
bên cạnh đỡ kịp. nên không việc gì. Hoàng đế vỗ bàn quát mắng um xùm, rồi nhỏ
lệ ròng ròng xuống đôi má. Ngài rủa thái tử hành động bậy bạ. Chỉ vì nể mặt
người mẹ mà ngài nín nhịn hai mươi năm trời và tha tội cho thái tử đó thôi. Bây
giờ, tội ác càng ngày càng nhiều, thái tử lại dám tự ý kết đảng, làm nhục đại
thần, sinh tính hung ác, mưu hại anh em, thậm chí nhiễu loạn cả cung đình, mưu
thí cả vua cha. Người như thế quả đã cuồng vọng, bội nghịch đến quá mức, thử
hỏi ngài còn muốn để lại trên đời này mà làm gì?
Khang Hi hoàng đế chửi rủa đến
nỗi ngất xỉu luôn. Lúc tỉnh dậy, ngài vẫn thấy thái tử quỳ trước mặt, bèn nhảy
tới phía trước, giơ thẳng cánh tát hai cái vào mặt thái tử rồi quát lớn:
- Cút ngay đi cho rảnh mắt ta!
Hôm sau, mọi người thấy một đạo
thánh chỉ hạ xuống, phế bỏ thái tử, giao binh quyền lại cho Khang Thân vương,
rồi bãi giá hồi kinh. Về tới kinh, Khang Hi hoàng đế sai cầm tù Dân Nhung, rồi
triệu tập đại thần bàn chuyện lập thái tử mới. Bọn đại thần anh nào cũng vì sự
biệt đãi của hoàng tử mình phò trợ, nhân dịp này hết sức hết lòng đề cử chủ
mình.
Hồi đó, Bát hoàng tử Dân Dị đã
ngầm biếu xén rất nhiều châu báu vàng ngọc cho quốc cữu Đinh Quốc Duy và đại
học sĩ Mã Tề để họ ngầm sai bọn Nội đại thần A Linh A; Tán trật đại thần Ngạc
Luân Đại, Thượng thi Vương Hồng Tư, Thị lang Khuê Tự và cả Ba Hỗn Đại, làm tờ
sớ tâu lên nói Bát A Ca (Dân Dị) có thể kế vị.
Khang Hi hoàng đế xem xong tờ
sớ, chẳng ngờ nổi trận lôi đình, quát:
- Bát A Ca ít khi chăm lo đến
công việc. Huống hồ trước đây, hắn còn bị nghi là mưu hại thái tử. Mẹ hắn lại
xuất thân nơi bần tiện thì làm sao lập hắn được?
Ngài phái người bí mật điều
tra, quả nhiên tra ra việc Dân Dị tư thông với bọn đại thần. Qua ngày thứ hai,
hoàng đế lên điện, lớn tiếng quát hỏi. Ba Hỗn Đại giật mình kinh hoảng, mồ hôi
toát ra như tắm, vội quỳ xuống đất, đem chuyện Đông Quốc Duy cùng Mã Tề hai
người chi vẽ bọn y bảo tấu cho Bát A Ca như thế nào kể lại một lượt. Khang Hi
hoàng đế nghe xong, long nhan càng giận dữ. Ngài lập tức cách chức tất cả bọn
quan lớn nhỏ; lại cách luôn cả tước vị Thân vương của Dân Dị. Đông Quốc Duy nhờ
được cái thế quốc cữu nên chỉ bị quở trách vài câu rồi đuổi ra khỏi kinh sư,
vĩnh viễn không được vào cung. Đại học sĩ Mã Tề bị kết án ly gián tình cốt nhục
trong hoàng gia, tội rất nặng, hạ chỉ giao hình bộ chém đầu. Các quan văn võ
Mãn triều cực lực tâu xin miễn tội, lúc đó hoàng đế mới khoan hồng, chỉ cách
tước danh. Dân Dị cũng bị giao về hình bộ nghiêm hành quản thúc.
Sau khi xảy ra việc động trời
này, bá quan văn võ miệng đều câm lại như hến, chẳng còn kẻ nào dám ho he xin
xỏ cho ai. Ngay cả hoàng đế cũng chẳng thèm nói tới việc lập thái tử.
Mãi về sau, khi thấy hoàng đế
bớt giận rồi thì hoàng hậu mới lên tiếng khuyên nhủ:
- Lập thái tử vốn là việc quốc
gia đại sự. Bệ hạ hiện có một số đông hoàng tử, ngài không thể không lập người
kế ngôi. vì có thế mới tránh khỏi chuyện biến loạn trong tương lai được.
Hoàng đế thấy hoàng hậu nói
phải, liền bàn tính với bà, hỏi xem hoàng tử nào xứng đáng, thì bà nói:
- Thập tứ hoàng tử Dân Đường,
tính vốn hiên hậu, có thề lập làm tự quân được.
Câu nói này của hoàng hậu thật
rất hợp ý hoàng đế. Song, thập tứ hoàng tử hiện còn nhỏ tuổi, nếu đem công bố
thánh chỉ ra, e rằng có kẻ mưu hại mất. Nghĩ tới chỗ này, bỗng ngài nhớ tới
Ngạc Nhĩ Thái và Trương Đình Ngọc. Hoàng hậu cùng hùa thêm, nói hai người này
vốn có bụng trung thành có thể ký thác được, thánh chỉ liền hạ xuống, truyền
Trương, Ngọc hai người vào cung gấp để bàn tính việc lớn.
Được hỏi về chuyện lập thập tứ
hoàng tử lên làm thái tử, Ngạc Nhĩ Thái bỗng nghĩ ra một kế bèn đề nghị với
Khang Hi hoàng đế:
- Xin thánh thượng tự tay viết
chiếu truyền ngôi rồi bí mật đem giấu tại mặt sau tấm biển lớn của điện Chính
Đại Quang Minh. Đợi khi nào thánh thượng trăm tuổi, lúc đó Cố mệnh đại thần sẽ
tới lấy chiếu thư tuyên đọc. Các hoàng tử thấy thủ bút của thánh thượng, tất
nhiên không còn ai có thể tranh vào vào đâu được nữa.
Khang Hi hoàng đế gật đầu khen
hay. Ngài nhớ tới quốc cữu Long Khoa Đa, liền cho triệu về cung, mặt khác và tự
tay mình thảo tờ chiếu. Chiếu như sau:
"Dân Nhung nhuốm chứng tật
khó dạy bảo, đã bị truất phế. Sau khi yến giá, trẫm truyền ngôi lại cho thập tứ
hoàng tử Long Khoa Đa vốn là nguyên cữu (quốc cữu đầu tiên), Ngạc Nhĩ Thái,
Trương Đinh Ngọc đâ từng chịu cái ơn tri ngộ đặc biệt của Trẫm: các ngươi phải
đồng tâm hợp lực phò trợ tự quân, làm sáng tỏ lẽ trời, chớ có bạc ơn mà hỏng
trọng trách khiến phụ ý trẫm, Khâm thử".
Ba vị đại thần chịu cố mệnh của
hoàng đế, đem tờ chiếu giấu kín vào sau tấm biển lớn tại điện Chính Đại Quang
Minh. Xong đâu đấy họ rút êm ra khói cung, ai về nhà nấy.
Cách lập đi chiếu này của Thánh
tổ còn được dùng liên tiếp bảy đời về sau, suốt từ Ung Chính, Càn Long, Gia
Khanh. Đạo Quang cho tới mãi Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự. Sau đó cũng là việc
về sau, chưa cần nói tới. Lại nói chuyện quốc cữu Long Khoa Đa vừa đặt chân tới
phủ đã thấy tên nội giám của Ung quán vương ngồi đợi đó từ lâu. Hai bên thì
thầm. Đa bảo tên nội giám hẹn gặp Ung vương tối hôm đó, vào canh ba bốn khắc.
Tên nội giám vội quay về vương phù hồi bẩm.
Trời đêm qua canh ba, Long Khoa
Đa lặng lẽ bước ra cửa sau rồi tới cống hậu cung Ung vương, lẻn vào bên trong.
Khi tới một mật thất, ông đã thấy đại học sĩ Trương Đinh Ngọc, tướng quân Ngạc
Nhĩ Thái đều đã có mặt tại đây. Ngoài ra còn có vài vị quân sư, một đám đông
kiếm khách. Lát sau, Ung vương bước vào mật thất. Cả bọn thì thào bàn tán với
nhau suốt tới sáng mới nghỉ ăn cháo yến rồi giải tán. Long Khoa Đa, Ngạc Nhĩ
Thái, Trương Đình Ngọc lại thượng triều như cũ. Hoàng đế thăng điện, nhưng lúc
này ngài không lớn tiếng, nặng mặt như hôm qua nữa.
Quan Binh bộ thượng thư xuất
ban tâu:
- Muôn tâu thánh thượng! Văn
thư cáo tiệp của Khang Thân vương từ tám trăm dặm vừa mới về tới, nói bộ chúa
Cát Nhĩ Đan đã đại bại ở Đại Tích sơn, chạy trốn suốt đêm tới Cương A Não Nhĩ.
Hiện nay quân ta đã thu phục toàn bộ Cát Nhĩ Đan, bộ chúa đã đích thân tới đại
doanh của ta nộp khoản đầu hàng Khang thân vương bất nhật ban sư về kinh.
Khang Hi hoàng đế nghe tin này,
lòng vô cùng hoan hỉ, liền truyền chỉ khen thưởng, chuẩn bị tiệc mừng chiến
thắng, đợi khi Khang thân vương về là đích thân xa giá tới để khao thưởng.
Chẳng bao lâu, Khang thân vương thống lĩnh đại binh về tới kinh. Hoàng đế ngự
giá ra khỏi thành đón rước. Mười vạn đại quân vừa nhìn thấy hoàng đế nhất tề
tung hô vạn tuế. Ngài ngồi ngay trên ngựa, ban thưởng rượu mừng.
Qua ngày hôm sau, Khang thân
vương đem theo cả bọn quan viên tướng tá tùng chinh vào triều tạ ơn, hoàng đế
ban yến ngay tại Sùng Chính điện, hạ thánh chỉ thăng cấp cho mọi người, ban
thưởng cho Khang Thân vương chức Tử cấm thành kỵ mã.
Lúc này, trong nước thái bình,
bốn bề thịnh trị, Hoàng đế lại Nam tuần lần thứ sáu. Nội đại thần sớm đã tống
đạt văn thư đi khắp các tỉnh miền Giang Nam phải chờ chực tiếp giá suốt lộ
trình.
Đã năm lần Nam tuần, hoàng đế
lần nào cũng tới miền Tô Châu du ngoạn. Đất này có một vị thân sĩ giàu có vào
bậc nhất, họ Uổng tên Uyển. Mỗi lần xa giá tới, vị Uổng thân sĩ này đều đem bọn
sĩ phu toàn thành ra đón. Trong trang viên của họ Uổng có một khu vườn bài trí
rất đẹp gọi là Sư tử lâm.
Nơi đây được coi là một trong
nhưng thắng cảnh nổi danh nhất miền Giang Nam. Lần Nam tuần đầu tiên vào năm
thứ hai mươi ba niên hiệu Khang Hi, hoàng đế đã có tới Sư tử lâm một lần. Ngài
đối với Uổng Uyển rất thân tình. Lúc lâm biệt, ngài có thưởng cho Uổng Uyển một
cuốn sổ trong có thủ bút của ngài. Cuốn sổ này tất nhiên truyền tới tay con
trai Uyển, lúc đó mới có tám tuổi, tên gọi Uổng Nguyên. Quang cảnh tiếp giá của
cha xưa thế nào, Nguyên đều nhớ rành rọt trong đầu.
Khi Thánh Tổ trở về kinh, những
đồ ngự dụng đều được cất giấu và niêm phong cẩn thận. Lần Nam tuần thứ sáu này
tính ra cách lần đầu có hơn hai mươi năm.
Thế rồi công văn hoả tốc tới Tô
Châu. Đám thân sĩ lại một phen cuống quýt cả lên. Viên tuần phủ Tô Châu ngày
đêm chỉ có một việc bàn tính với đám thân sĩ về việc tiếp giá. Trong bọn thân
sĩ, tuy có kẻ đã tiếp giá lần trước nhưng ngoài hai mươi năm rồi, họ đã già lẫn
cả, không còn làm được việc gì.
Còn mấy kẻ hậu bối chưa từng
được thấy quang cảnh vĩ đại này, thử hỏi có dám ra đảm nhiệm trọng trách tiếp
giá? Tuần phủ Tô Châu bèn đưa ra ý rằng, lại để gia đình họ Uổng nhận lĩnh việc
này, lấy cớ rằng hoa viên nhà họ Uổng rộng lớn, gia tài lại sung túc, bao nhiêu
những đồ ngự đụng ngày trước vẫn còn nguyên cả.
Uổng Nguyên thấy mọi người
chứng khẩu đồng từ, cũng chẳng cần thoái thác làm gì nữa, liền nhận lĩnh trách
nhiệm.
Gia đình họ Uổng có hai vị tiểu
thư, nàng lớn tên Liên, nàng nhỏ tên Dung. Cả hai nàng đều mặt tươi như hoa phù
dung, thân hình lả lướt như cành dương liễu. Cô chị mười bảy, còn cô em mười
sáu - cái tuổi của xuân tình đương độ.
Thành Tô Châu khắp ba hạng
người, từ thượng lưu, trung lưu cho tới hạ tiện, ai chẳng nghe danh hai người
đẹp của nhà họ Uổng. Biết bao nhiêu quan gia quý tộc đã tới cầu hồn, nhưng Uổng
Nguyên đều một mực từ chối, chỉ vì y không muốn xa hai cô con gái quý của mình.
Liên và Dung đang ở trong hoạ viên, nhưng vì việc hoàng đế sắp tới nên phải đi
vào nội viên, chẳng mấy chốc ngày mồng một tháng hai đã tới. Hôm đó người ta
thấy hai tên nội giám đem mật dụ của hoàng đế tới Tô Châu, xông thẳng vào nha
môn phủ đài. Viên phủ đài Tô Châu vội mở ra xem mật dụ, bèn cho quan lại, thân
sĩ Tô Châu tới Trấn Giang đón rước. Hai tên nội giám còn nói thêm:
- Thánh chỉ của hoàng thượng
còn bảo bọn tôi tới Tô Châu kiếm cho kỳ được một trăm cô gái con nhà lương gia
sẵn sàng để đợi lệnh. Vậy xin cố lo cho đủ số trăm người trong ba ngày để bọn
tôi mang đi.
Phủ đài nghe tới chuyện này,
tuy thấy chẳng ra thể thống gì cả nhưng không thể bác bỏ, ngay đêm hôm đó,
triệu tập thân sĩ trong vùng lại để hàn tính. Một vị thân sĩ đứng lên nói:
- Việc này dễ quá mà! Xứ Tô
Châu nhà mình có thiếu gì cô đào con hát. Ta chỉ cần chọn đúng một trăm đứa
xinh đẹp, ăn mặc lịch sự rồi đưa đi là xong.
Viên phủ đài nghe ra, vỗ tay
khen hay, rồi tức khắc cho sai nha đi lùng khắp nơi, bắt tất cả cô đào, con
hát, đĩ điếm về nhà, đích thân chọn lựa đúng một trăm đứa, giao cho hai tên nội
giám mang đi. Đồng thời, ông tập họp tất cả văn quan võ tướng, cùng thân sĩ
toàn tinh tới Trấn Giang đón giá.
Cách đó vài hôm, hoàng đế ngồi
thuyền tới Hữ Dả quan rồi lên bờ. Mười sáu tên thái giám khiêng một cỗ kiệu
chạm rồng, chạy thẳng vào hoa viên của Uổng thân sĩ mới hạ xuống. Uổng Nguyên
thấy hoàng đế giáng lâm nhà mình, lấy làm vinh hạnh đến tột bực, suốt ngày chờ
chực ngoài cổng. Hoàng đế ngự trong hoa viên, ngày đêm vui đùa với bọn cô đào,
con hát, nào gối dài, nào chan ấm, phè phỡn hành lạc. Phía ngoài. phu đài cho
tập hợp hết bọn quan chức đứng đợi lệnh. Bọn thái giám canh cửa không cho một
kẻ nào vào trong. Đám quan lại đành phải hùn nhau kiếm một số tiền là mười vạn
lạng bạc "hiếu kính" lũ thái giám, lúc đó chúng mới chịu vào thông
báo giùm. Hoàng đế nhất nhất truyền kiến. Người cuối cùng là Uổng Nguyên, được
vào trò chuyện mãi tới canh hai mới lui gót trở ra.
Từ hôm đó, hoàng đế ngày nào
cũng truyền gọi Nguyên vào hầu chuyện. Nguyên cũng chuẩn bị rất nhiều những món
ăn đồ chơi đặc biệt để dâng lên ngài. Quan hệ giữa hai người thành ra hết sức
mật thiết. Hoàng đế bảo Nguyên:
- Ngày xưa, nhiều vị vua có
thiếu gì bạn áo vải. Nay trẫm muốn cùng khanh kết nghĩa anh em có được không?
Nguyên nghe xong, giật mình
hoảng sợ, vội bò sát xuống đất, dập đầu lia lịa, tâu:
- Kẻ vi thần thực không dám thu
mệnh!
Hoàng đế đích thân bước tới
nâng Nguyên dậy mà bảo:
- Xin cho mời phu nhân và tiểu
thư ra đây cho Trẫm được gặp một lần và nhận làm chỗ người nhà.
Lệnh của hoàng đế ban ra, thử
hỏi Nguyên làm sao dám trái lời. Nguyên chạy đi gọi vợ là Phương thị và hai con
gái là Uổng Liên, Uổng Dung ra hoa viên. Được ra chầu vua, hai cô Liên, Dung
trang điểm lộng lẫy, vàng ngọc châu báu gắn đầy người, môi son má phấn, mắt
phượng mày ngài, xinh đẹp không để đâu cho hết.
Hoàng đế vừa nhìn thấy bóng hai
nàng đã hết lời khen ngợi. Ngài hạ lệnh đặt tiệc, tự tay chuốc chén, bồi tiếp
ba mẹ con. Tiệc vui kéo dài mãi tới lúc trăng lên đèn mở, thế mà ba mẹ con vẫn
chưa thấy ra cho. Nguyên trong lòng lo lắng cuống quýt cả lên nhưng biết làm
sao được kia chứ? Nguyên đứng phía ngoài cống, lăng xăng chạy đi chạy lại, hòng
có tí tin tức gì lọt ra. Nhưng buồn thay, tịnh vô âm tín! Mong mãi Nguyên mới
thấy vợ bước ra, hỏi tới con gái, thì thị chỉ thở dài và lắc đầu nói:
- Hoàng thượng lưu chúng lại
trong phòng rồi?
Nguyên nghe xong như bị ai nện
cho một cùi vào đầu, chỉ còn biết tròn xoe đôi mắt và giậm chân xuống đất thình
thịch, nhưng rồi cũng đành chịu chứ làm gì hơn được nữa.
Luôn một hơi ba ngày ba đêm,
hoàng đế chẳng truyền ai cả. Qua ngày thứ tư, tên thái giám canh cửa bỗng
truyền lệnh, nói hoàng thượng muốn hồi kinh. Bọn văn quan võ tướng Tô Châu lại
một phen chạy vạy đến bở hơi tai. Họ rối rít, nào nghị trình này nọ để tống
tiễn bọn thái giám, nào lo liệu mười sáu chiếc quan thuyền để đưa hoàng đế
xuống ngự.
Uổng Nguyên cũng theo sau đoàn
người tiễn đưa. Chính mắt Nguyên nhìn thấy hai cô con gái cưng được đưa xuống
thuyền. Rồi một tiếng thanh la vang dậy, long kỳ kéo lên, ngự thuyền rời bến và
xa dần.
Uổng Nguyên tiễn đưa thánh giá
xong, cúi đầu buồn bã trở về. Vừa về tới nhà Nguyên đã thấy rất đông thân hữu kéo
tới để chúc mừng. Ai cũng nói chẳng bao lâu nữa y sẽ trở thành quốc trượng.
Qua ngày thứ ba, bỗng từ nơi
phủ đài một viên võ tuần bộ chạy tơi bảo:
- Hôm nay, phủ đài vừa mới tiếp
được một công văn rất khẩn yếu, xin mời ngài tới gấp nha môn để thương nghị.
Uổng Nguyên nghe xong chẳng
hiểu sự thể ra sao, đành phải leo lên kiệu đi ngay tức khắc. Khi tới phủ nha,
Nguyên thấy vị phủ đài cùng khá đông quan lại, thân sĩ ngồi trong, vẻ mặt người
nào cũng hớt hơ hớt hải, lấm lét nhìn vào chiếc án thư phía trên có đặt một bức
công văn. Bọn này thấy Uổng Nguyên vào liền cầm đưa cho Nguyên xem, thì ra đó
là bức công văn từ Hoài Ân phủ gửi tới, nội dung nói thánh giá qua địa phận vào
ngày mai mười bốn tháng hai và tính ra thì ngày hai mươi sáu sẽ tới Tô Châu.
Mọi người có vẻ lo sợ, vì lúc
này họ mới biết rõ hoàng đế hôm trước là hoàng đế giả, còn người sắp tới đây
mới chính là Khang Hi hoàng đế. Kẻ nào nhìn thấy bức công văn đó còn được, chứ
với Uổng thân sĩ thì thật là cả một chuyện trời sập trước mắt ông. Ông giậm
chân thình thịch xuống đất, miệng lắp bắp nói:
- Hỏng… bét! Hỏng… bét rồi! Tội
nghiệp cho hai con gái tôi! Trời ơi!
Uổng Nguyên còn chưa nói hết
câu thì hai dòng lệ đã tràn xuống đôi gò má xám ngoét. Bọn quan lại đứng chung
quanh, kẻ dỗ người khuyên. Có kẻ an ủi:
- Đứa nào cả gan giả dạng hoàng
đế, bọn tôi thế nào cũng tầm nã được, đem về kêu án tử hình. Lúc đó hai vị
thiên kim tiểu thư sẽ lại "châu
về hợp phố" thôi.
Phủ đài cũng lên tiếng:
- Câu chuyện nầy xảy ra tất cả
bọn ta đều liên can. Vậy xin chư vị nhân huynh tuyệt đối giữ kín, chớ có tiết
lộ cho bất cứ kẻ nào khác hay được. Thử hỏi chư vị còn muốn sống nữa hay không?
Lời nói nửa như nhắn nhủ nửa
như doạ nạt này quả đã làm cho bao nhiêu cái mồm câm lại như hến. Rồi không ai
bảo ai, tự biết phận mình tất cả lặng lẽ rút để mai đây lại phải lo liệu chương
trình tiếp giá lần nữa.
Tháng hai ngày hai mươi sáu,
hoàng đế giá lâm Hồ Khẩu, rồi ba mươi, lên chơi Đặng uý sơn. Lão hoà thượng Tế
Chí chùa Thánh Ân năm xưa tiếp giá thì còn trẻ, nay đã bảy mươi ba tuổi, đầu
tóc bạc phơ, quỳ mọp ngoài sơn môn đón giá. Khang Hi hoàng đế sai thái giám ban
thưởng cho nhà sư già hai cân nhân sâm và không biết bao nhiêu là hoa trái, dưa
cáp mật, quả phiên bà, trái nho, trái tùng… Thánh tổ giơ tay ra vuốt mớ râu tóc
bạc phơ của hoà thượng Tế Chí rồi nói:
- Hoà thượng già rồi. Đến ngày
mười hai tháng ba, hoà thượng nên tới Ký Sương Viên núi Huệ Sơn vùng Vô Tích mà
ở.
Ký Sương Viên là khu vườn trong
đó có cây cổ thụ, thân cây có tới ba người ôm mới xuể. Thánh tổ thường đi bách
bộ dưới bóng cây này. Sau đó, khi về kinh rồi, ngài thường có thư hỏi xem cây
cổ thụ còn không. Hồi đó, có một vị thân sĩ tên gọi Tra Thận Hành, có làm một
bài thơ nói cây được binh an gởi trình hoàng đế. Bài thơ như sau:
Cao tận mây xanh khoát mấy ôm.
Khum khum cành lá hỏm nên vòm
Bình an xin báo thiên nhan rõ.
Danh mộc Giang Nam chỉ một chòm
Sau khi gặp hoà thượng Tế Chỉ ở
Hoa Sơn, hoàng đế về tới kinh, trong lòng thường nhắc nhở tới. Về sau, khi
thánh tổ sáu mươi chín tuổi thì hoà thượng Tế Chí đã tám mươi tám thế mà vẫn
còn khang kiện. Ngài bèn sai một viên quan tới Vô Tích đón hoà thượng về kinh,
cử hành Thiên Tẩu Yến. Thiên Tẩu Yến là gì? Đó là yến tiệc do nhà vua thết một
ngàn ông lão từ sáu mươi lăm tuổi trở lên, bất luận là Mãn hay Hán.
Các vị bô lão này được đưa tới
đây bằng noãn kiệu, dự yến liên tiếp trong ba ngày. Hoà thượng Tế Chí được mời
lên ghế chủ toạ trong buổi tiệc. Ngoài ra, hoàng đế còn bày một chiếu rượu đặc
biệt toàn tế tửu để thưởng cho Tế Chí hoà thượng.
Ngài ngồi cạnh để chuốc chén,
lòng đầy vui vẻ. Ba ngày sau tiệc mới tan. Hoàng đế ban thưỏng cho mỗi người
một bức tự hoạ đem về nhà. Suốt cả năm đó, thánh tổ hết sức hứng khoái tháng
giêng tháng hai, ngài tuần hạch Cơ Điện. Từ tháng tư đến tháng chín, ngài tuần
hạch Nhiệt Hà. Qua tháng mười, ngài tuần hạch Nam Uyển, tổ chức cuộc săn bắn.
Ngài cưỡi ngựa bắn cung còn rất mạnh. Nhưng đến tháng mươi một, có một hôm,
ngài bỗng nhuốm lại bệnh, chẳng mấy bệnh đã trở thành trầm trọng. Ngài bèn hạ
lệnh cho rời giá từ Nam Viên qua Sướng Xuân Viên để về dưỡng bệnh tại Ly cung.
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét