Hồi 45 : Nhiếp Chính Vương bị heo rừng húc chết
Sau khi đã đùn được mọi
việc cho thái hậu giải quyết, Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn vội vội vàng vàng
chạy ra quan ngoại, để tới hành cung thành thân với hai vị công chúa. Vương chỉ
dùng có một tên mà được cả hai chim, thành thử cảm thấy vô cùng mãn nguyện.
Nhưng sự đời thời vui lắm lại
sinh buồn nhiều. Số là vương ở lại Khách Nhĩ thành ngày đêm cùng hai vị công
chúa Triều Tiên tầm hoan thủ lạc bằng bất cứ trò du hí gì. Thành Khách Nhĩ này
vốn rơi vào giữa nơi hoang lương u tịch, hai vì công chúa nhiều lúc nhàn rảnh,
chẳng biết làm gì để giết thì giờ, bèn khuyên Nhiếp chính vương vào rừng đi
săn.
Một hôm vương đưa hai vị công
chúa ra ngoài thành. Giữa lúc bọn quan binh đang lo bảo hộ cho hai nàng săn
thú, bỗng từ bên trong xông ra một chú heo rừng to tướng. Con ngựa của vương
thấy heo vụt chạy ra, giật mình lồng lên, giơ cao hai vó trước lên, rồi cất
tiếng hí vang trời, tỏ vẻ hoảng hốt cùng độ.
Vương ngồi trên ngựa trở tay
không kịp bị hất tụt khỏi yên. Chẳng may cho vương, lúc rơi xuống lại vừa đúng
vào đà xông tới của con heo. Thành thử vương vừa té ngựa gãy hẳn chân trái, lại
vừa bị con heo đạp chân lên mặt, máu chảy lênh láng, đau đớn vô cùng. Viên võ
quan tuỳ tùng vội chạy tới cứu nhưng không kịp, chi thấy vương ngất đi, nằm xỉu
dưới đất.
Hai vị công chúa được tin, vội
chạy ra khỏi rừng, vừa khóc vừa gọi vương, nhưng chẳng thấy vương tỉnh lại. Về
sau xem xét kỹ vết thương mới biết sọ cái của vương đã bị bể, óc bên trong vọt
cả ra ngoài. Đoàn người đành chỉ còn việc hè nhau lại khiêng xác vương về Hành
cung, một mặt thông báo về triều. Năm đó, Nhiếp chính vương mới 39 tuổi.
Tin dữ bay về cung, người thứ
nhất khóc lóc thảm thiết đến chết đi sống lại, đó là Thái hậu. Thuận Trị hoàng
đế cũng vô cùng thương cảm. Một mặt, ngài hạ chỉ sai đại thần ra quan ngoại để
mang linh cữu về triều, mặt khách ngài hạ dụ cho thần dân đều phải mặc đồ tang
phục.
Hai vị công chúa Triều Tiên
không chịu về Kinh, đợi khi linh cữu Nhiếp chính vương được đem đi, tức thì trở
về nước mình.
Linh cữu của Hoàng phụ hôm đó
về tới Bắc kinh, Thuận Trị hoàng đế ăn bận hiếu phục đem theo bọn thân vương,
bối lặc và bá quan văn võ ra khỏi Đông Trực môn năm dặm để đón tiếp. Hoàng đế
thân tự làm lễ tế bái, trăm quan quỳ ngay hai lộ cử ai, suốt từ cửa Đông Trực
tới cầu Ngọc Hà các quan từ tứ phẩm trở lên đều phải quỳ khóc bên lộ thẳng tới
vương phủ. Công chúa, phúc tấn và các bà vợ của các quan vặn võ đều phải mặc áo
tang quỳ khóc bên trong cửa lớn. Linh cữu thì đặt ngay giữa đại đường vương
phủ. Chư vương bối lặc suốt ngày đêm phải túc
trực nơi đám tang. Lại còn có sáu mươi bốn vị sư Lạt ma tụng kinh siêu độ. Việc
tang ma bận rộn suốt bốn mươi chín ngày đêm. Hoàng thái hậu tuy chẳng tiện vào
phủ chịu tang, nhưng tình cảnh goá bụa, chốn cung vi lạnh lẽo kể ra bà cũng
thương tâm lắm.
Thuận Trị hoàng đế cùng với
Thái hậu vốn tình mẹ con quyến luyến, nên khi thấy mẹ khổ, tất nhiên con
thương. Bởi vậy hoàng đế đón bà vào cung để ngày đêm, mẹ con gặp nhau, mong vơi
bớt nỗi buồn của bà.
Lúc đó Thuận Trị hoàng đế mười
bốn tuổi. Ngài bèn hạ chiếu thân chính (đích thân mình trông coi việc triều
chính). Hằng ngày, vào lúc canh năm, ngài toạ trào, tra hỏi quốc chính rất kỹ,
văn võ đại thần thảy đều sợ hãi. Khi ngài mười sáu tuổi, Thái hậu đứng làm chủ
hôn chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ đại hôn cho ngài. Hôm đó Ngô Khắc Thiện
đưa con gái vào cung. Dự vương nhân dịp cũng đã về kinh nên Thiện đưa con gái ở
tạm trong phủ Dự vương.
Thực ra, theo ý của Thuận Trị
hoàng đế thì ngài không muốn lập con gái của Ngô Khắc Thiện tên Bác Nhĩ Tế Cẩm
Thị làm hoàng hậu. Nhưng chỉ vì Thái hậu đứng chủ hôn cho nên không dám phản
đối đành phải miễn cưỡng thành thân.
Hoàng hậu ở tại cung Khôn Ninh.
Tuần trăng mật chưa đầy năm ngày, mà đôi tân hôn đã cãi lộn chửi lộn rồi. Từ đó
tình nghĩa vợ chồng càng ngày càng nhạt.
Tô Khắc Sản Cáp, Chiêm Mục Tế
Luân, cùng Trịnh thân vương, Đoan Trọng quận vương, Kính Cẩn thân vương, Tốn
thân vương, tất cả một bọn quý tộc thân thích này vốn đều có túc oán vời Nhiếp
chính vương. Nay thấy Cổn đã chết, bèn lợi dụng cơ hội để báo thù bằng cách ngày
ngày tâu trình những chuyện xấu xa bậy bạ của Nhiếp chính vương trước hoàng đế.
Họ còn nói thêm tất cả những hành động bi ổi của Nhiếp chính vương đều là do
tên quy hại người là Hà Lạc Hội bày vẽ ra.
Thuận Trị hoàng đế vốn chẳng ưa
Nhiếp chính vương, nay nghe nhiều vị thân vương đại thần nói vậy, bèn lục lại
cựu án hạ một đạo thánh chỉ, đem chính pháp ngay tên Hà Lạc Hội, đồng thời truy
đoạt hết tước vị đã phong tặng cho Đa Nhĩ Cổn lúc sinh thời cũng như những ân
điển, phong tặng cho vợ con Đa Nhĩ Cổn.
Đến năm thứ ba, Thuận Trị hoàng
đế hạ chiếu phế luôn hoàng hậu con gái Ngô Khắc Thiện do hoàng Thái hậu đứng
chủ hôn, để lập nàng Cách Cách, con gái Trần Quốc Công Xước Nhĩ Tế của nước
Khoa Nhĩ Bí làm hoàng hậu. Bà tân hoàng hậu này tuy bảo rằng hoàng đế tự ý chọn
lấy nhưng thực ra ngài chưa từng được thấy.
Ai ngờ khi lấy về cung, hoàng
đế té ngửa người ra khi thấy hoàng hậu của mình vừa xấu như ma lem mà lại vừa
ngu ngơ ngớ ngẩn như con đòi. Thế là lòng hoàng đế lại nặng thêm một buồn phiền
nữa. Còn bà hoàng Thái hậu từ khi thấy hoàng đế độc đoán độc hành lại thêm việc
hạ giá lấy chồng của mình nên lòng không khỏi cảm thấy đôi phần xấu hổ thẹn
thùng.
Rồi cũng vì chuyện xấu hổ thẹn
thùng mà mẹ con từ đó đâm ra hiềm nghi nhau. Chưa hết, đằng sau bà lại còn cả
một bọn đông đảo cung nhân và thái giám thường đổ dầu vào lửa, giục bị xui
nguyên. Hoàng Thái hậu vì oán trách hoàng đế nên bà càng cảm thấy buồn chán nơi
cung đình.
May thay Tổng đốc Giang Nam
Hồng Thừa Trù về kinh vừa đúng lúc khiến cả hai mẹ con Thái hậu cùng được vui
vẻ an ủi. Tại sao vậy? Tại vì Hồng Thừa Trù vốn là người nhân tình của thái
hậu, ngày gặp mặt sao Thái hậu chả vui mừng. Nhưng còn hoàng đế? Thì ra Trù từ
Giang Nam
trở về có mang theo về một mỹ nhân tuyệt sắc để dâng cho ngài. Thuận Trị hoàng
đế vừa thấy trang mỹ nhân này, lòng ngài vô cùng sung sướng. Ngài say mê người
đẹp ngay, rồi đem ơn mưa móc hết tình yêu dành cho nàng. Ngài cùng người đẹp
yến ấm nói cười suốt cả ngày, nữa bước chẳng rời, giống hệt như Đường Minh
Hoàng với Dương Quý Phi xưa kia.
Trang mỹ nhân đó là ai vậy? Đó
là nàng Đổng Tiểu Uyển, vốn là ái thiếp của Như Cao tài tử tên Mạo Sào Dân. Hồi
đó miền Giang Nam
có bốn vị công tử đều vừa có tiền lại vừa có thế lực, có học vấn. Bạn bè họ lại
đông cho nên chẳng ai dám động tới họ. Khi vừa tới Giang Nam, Hồng Thừa
Trù liền cho người đi dò tìm người đẹp. Trù biết được nào là Quán Bạch Môn, nào
là Mã Tướng Lan, nào là Lý Hương Quân, nào là cô Hoành Ba…
Những trang mỹ nhân đều là
những vưu vật tuyệt thế, đẹp như ngọc xinh như hoa. Trù thèm người đẹp đến rỏ
dãi, dám bỏ hang ngàn vàng ra để mua cho kỳ được một người đem về. Không ngờ,
Trù bị cụt hứng vi khi thăm hỏi tới nơi mới biết rằng các nàng đều đã có chủ
nhân cả. Trù buồn bực quá, lúc nào cũng thở ngắn than dài.
Hồng tổng đốc từ khi biết nơi
đây có người đẹp, ông càng tưởng càng mơ, nhiều khi đến quên ngủ, bỏ ăn. Trù có
một tên tâm phúc gọi Đông Nhị Gia. Gia vốn là tên vô lại điếm đàng, suốt ngày
chỉ tìm cách xu phụng chủ nhân và cũng nhờ đó được chủ nhân để mắt tới, hắn biết
chủ nhân có bầu tâm sự riêng, nên gợi chuyện và cuối cùng biết được ông chủ đã
mê nàng Đổng đến hết mức rồi. Hắn liền tìm cách tâng công, nói với ông chủ Hồng
Thừa Trù:
- Xin đại nhân để việc đó cho
tiểu nhân lo liệu. Trong vòng mười ngày, người đẹp nhất định sẽ về tay đại
nhân!
Nói xong câu đó, Đông Nhị Gia
biến mất luôn, cách tám hôm sau, đúng vào ngày thứ chín, Hồng Thừa Trù đang
ngồi trong thư phòng xem thư, bỗng thấy Gia miệng cười khì khì từ ngoài chạy
vào tới trước mặt thỉnh an rồi nói, vẻ hết sức đắc ý:
- Xin mừng cho đại nhân. Tới
rồi.
Hồng Thừa Trù ngẩng đầu, tỏ ý
ngạc nhiên vội hỏi:
- Cái gì tới?
Đông Nhị Gia nói tiếp:
- Đổng Tiểu Uyển chứ còn cái gì
nữa?
Trù nghe xong sướng tưởng như
điên lên, nhảy vội ra khỏi ghế, hỏi lại:
- Người mang tới đây thật ư? Ta
chẳng tin. Mao công tử vốn là một tay tài tử đất Giang Nam, thân thuộc
bạn bè thiếu gì ở kinh đô. Hắn mà phát một tờ cáo trạng thì công nghiệp tiền
trịnh của ta kể như đi đứt hết!
Gia lại nói tiếp:
- Đại nhân đừng sợ! Xin cho
tiểu nhân bẩm cáo thêm. Số là tiểu nhân sớm đã biết Mao công tử có một số vô
lại khá đông dưới trướng. Tụi vô lại này thường thông đồng với bọn buôn muối
lậu. Tiểu nhân đem toàn ban Mã Khoái của bản nha đi suốt ngày đêm tới Thôn Lục
Dương, phao tin bắt kẻ gian đạo trong nhà Mao công tử, theo lời mật cáo là Mao
Sào Dân oa trữ đồ lậu lại cưỡng đoạt cả phụ nữ con nhà tử tế.
Xóm giềng nơi đây nghe tin đó,
chẳng ai dám dính líu tới vụ này, sợ rằng thành cháy vạ lây. Mao công tử nghe
tin động trời đó cũng hoảng hồn bạt vía vội chuồn cửa sau trốn biệt. Tiểu nhân
bèn đánh thốc vào cửa trước, thấy Đông Tiểu Uyển dắt theo một con a hoàn đang
vội vàng tìm đường lẩn trốn.
Thế là tiểu nhân chẳng hỏi lý
do gì cả, cứ việc kéo nàng chạy đi, còn cố ý loan tin rằng người đàn bà này vốn
con nhà lương thiện bị Mao Sào Dân cưỡng bức bắt làm thiếp, nên nay đưa nàng về
nhà.
Hồng Thừa Trù nghe kể tới đây,
bèn hỏi:
- Có phải người con gái này
không?
Gia hồi đáp ngay:
- Phải! Ngay cả con a hoàn của
nàng, tiều nhân cũng mang về đây!
Trù bảo Gia:
- Người đem nàng lại ngay cho
ta xem!
Chỉ lát sau, quả nhiên, Trù
thấy một con a hoàn đưa một trang mỹ nhân tuyệt sắc tiến vào. Trù thấy mặt nàng
buồn rười rượi đôi mắt khóc đỏ hoe, cặp má phấn của nàng trải dài xuống một
cách thê thảm. Nàng đứng lại bên cạnh ông ủ rũ như một cành lê bị gió đập, một
đoá hải đường bị mưa vùi.
Hồng tổng đốc thấy tình cảnh
của nàng, vừa thương lại vừa yêu. Ông không biết làm cách nào cho phải mãi sau
mới lên tiếng hỏi:
- Bọn ngươi tên gì?
Con a hoàn đáp:
- Nô tỳ tên gọi Khấu Khấu. Chủ
nhân của nô tỳ kêu gọi Mao Sào Dân. Ông vốn là đệ nhất tài tử của miền Như Cao,
chẳng một ai là không biết tiếng. Còn bà này chính là bà họ Đổng, vị phu nhân
sủng sái bực nhất của chủ nhân nô tỳ. Nay chẳng may bị thủ hạ của đại nhân bắt
lầm tới đây, rất mong đại nhân tha cho chủ bộc nô tỳ hai người ra về. Trong
kinh đô từ vương gia đến các quan ngự sử hầu hết đều là bạn bè thân thích của
chủ nhân nô tỳ. Nếu việc này làm cho chủ nhân nô tỳ nổi giận, ông sẽ lên kinh
đầu cáo, lúc đó đường công danh của đại nhân e khó mà giữ nổi.
Hồng Thừa Trù nghe con Khấu
Khấu nói trong lòng cũng thấy sợ hãi, Trù định thả về nhưng khi nhìn tới Đổng
Tiểu Uyển thì lại không thể bỏ được. Ông tặc lưỡi quyết cho phen này làm thì
làm luôn một thể. Ông lấy lời lẽ ngon ngọt an ủi:
- Bọn người đừng lo chi. Chỉ vì
có kẻ mật cáo chủ nhân ngươi oa trữ đồ gian lại cưỡng đoạt phụ nữ cho nên mới
xẩy chuyện. Ta vốn là bạn với chủ nhân ngài. Bởi vậy ta có dặn bọn nha dịch
ngầm để chủ nhân người trốn thoát, ta còn sợ bọn du đảng địa phương kéo tới nhà
chủ nhân ngươi phá phách, làm phiền đến vị mỹ nhân này, cho nên ta cũng dặn
chúng đem bà ta về nha để tránh ít hôm. Khi nào sóng gió êm rồi ta thả cho chủ
tớ trở về.
Hồng tổng đốc vừa nói vừa bước
sát lại bên cạnh hai người.
Đổng Tiểu Uyển thấy Trù có vẻ
mặt đĩ thoã, biết quan tổng đốc chẳng có ý tốt bèn chạy lại bên cây cột đập đầu
lia lịa vào để tự sát, máu chảy ra tung toé, ngất xỉu luôn.
Hồi 46: Hồng Tổng Đốc vu oan, bắt gái
May được con a hoàn
Khấu Khấu giữ lại kịp, nàng Đổng Tiểu Uyển chỉ ngất đi, lúc tỉnh lại, nàng thấy
mình nằm trên một chiếc giường nệm gấm gối bông, con a hoàn Khấu Khấu ngồi ngay
bên cạnh. Hỏi ra nàng mới biết đây là nơi tư thất của Hồng Thừa Trù. Nàng càng
nghĩ tới chồng càng khóc lóc thảm thiết. Con a hoàn Khấu Khấu tái tam khuyên
can và bảo nàng:
- Tớ thầy ta hiện nay đang chịu
dưới thế lực của Hồng tặc, thiết tương ta nên nhẫn nại đợi chờ. Chủ nhân ở bên
ngoài ắt tìm cách cứu bọn ta ra.
Đổng Tiểu Uyển chẳng còn cách
gì khác đành phải nghe lời mà nhẫn tâm chờ đợi. Vết thương trên đầu nàng dần
dần khỏi hẳn. Thế rồi một hôm, Hồng Thừa Trù uống rượu say nhớ tới nàng, liền
cho gọi hai người lại. Trù bảo nàng:
- Mao công tử hiện bị giam
trong lao. Độ bốn, năm hôm nữa quân binh sẽ giải đi kinh sư để chém. Ta có ý
thương nàng, nên cho nàng biết tin đó. Giả thử nàng chịu cải giá lấy ta, ta sẽ
bỏ hết việc trước, ngầm tha cho Mao công tử trốn đi. Lúc đó ta cũng sẽ bỏ quan
để cùng nàng tận hưởng hạnh phúc.
Hồng tổng đốc nói còn chưa hết
câu thì Đổng Tiểu Uyển đang ngồi dưới đất bỗng lấy tay chỉ mặt ông rồi vừa khóc
vừa chửi bới om sòm. Nhưng Hồng tổng đốc đã không giận, trái lại còn cười hề hề
bước lại gần giơ tay định nâng nàng dậy.
Chẳng ngờ Đổng Tiểu Uyển bất
thần giáng thẳng cánh tát mạnh vào mặt ông đốp một cái chát chúa, vang động cả
căn phòng.
Hồng Thừa Trù đau quá hoá giận,
tay đập bàn, chân đá ghế, quát tháo, chửi bới um sùm, thậm chí văng tục nào là
con khỉ, nào là đồ chết dẫm, nào là con khỉ gió… một hồi lâu rồi mới bỏ ra
ngoài. Trù giận bảo đem giam nàng lại. Tức thì có tên xuẩn phụ bước ra, nắm lấy
tớ thầy nàng Uyển lôi đi đường ngang lối dọc, mãi một lúc mới tới một căn tiểu
lâu.
Chúng đẩy tớ thầy nàng Uyển vào
trong rồi khoá chặt cửa.
Nàng Đổng Tiểu Uyển đã mấy lần
muốn tìm cái chết cho yên chuyện nhưng đều bị Khấu Khấu cản ngăn và bảo:
- Chủ nhân hết sức cưng quý chủ
mẫu. Nếu chủ mẫu chết đi khiến chủ nhân biết được tin này, e rằng chủ nhân cũng
không thể sống được.
Lại nói sau khi Mao Sào Dân
trốn khỏi nhà, bèn ở ngoài nghe ngóng tình hình, phong thanh được biết rằng
mình bị tố cáo toa trữ đồ gian nên hoàng đế hạ chỉ tra xét bắt giữ để xử chém
toàn gia. Dân lại được dư luận cho biết thêm rằng Giang Nam tổng đốc
hoạ anh đồ hình mình yết thị khắp nơi để lùng bắt. Mao công tử dồn dập được
những tin ghê khiếp, không biết chạy ngả nào. May thay, bạn bè của Dân có khắp
nơi, cho nên khi chạy tới ẩn tại một người bạn quê quán ở Hấp huyện thì được
người này tìm cách bố trí che chở hết sức chu đáo, cấn thận. Dân lại còn cho
người tới Kim Lăng để nghe ngóng tin tức tại nha môn của quan tồng đốc. Lúc đó
Dân mói vỡ lẽ ra rằng Hồng Thừa Trù chỉ vì muốn đoạt Đổng Tiểu Uyển mà gây ra
không biết bao nhiêu tội lỗi vừa qua. Dân căm phẫn đến cực độ. Dân đã tính tới
Kim Lăng quyết sống chết một phen với Trù nhưng một người thị thiếp cố hết sức
khuyên can. Người thị thiếp đó tên là Thái Nữ La, hôm đào nạn cũng cùng chạy
với Dân. Thái Nữ La bảo Dân:
- Hiện nay, thế lực của Hồng
tặc rất lớn. Chủ nhân tới Kim Lăng, tức là tự mình xông vào lưới rọ của chúng.
Lúc đó, Uyển ty được tin lại chỉ thêm phiền lòng mà thôi. Thiếp hiện có một kế
hoạch mới đây, không biết công tử có ai là người đầy tớ tâm phúc không?
Mao Sào Dân nghe hỏi, suy nghĩ
một lát liền gật đầu bảo:
- Có! Có một tên gọi là Phùng
Tiểu Ngũ. Mẹ hắn đã chết, chính Đổng Tiểu Uyển đã thấy hắn mua quan quách khâm
liệm cho mẹ hắn. Đến khi Uyển lấy chồng về nhà ta thì Phùng Tiểu Ngũ cũng trở
thành một đứa đầy tớ trong nhà. Hắn thường nói tới ân đức của Tiểu Uyển. Bởi
vậy hắn thế nào cũng mong có dịp hy sinh để báo đức.
Thái Nữ La nghe đoạn, liền thì
thầm bàn kế với Dân như vậy… như vậy… thế nào cũng cứu được Tiểu Uyển trở về.
Dân nghe kế của Nã La, bèn trở về Thuỷ Hội Viên để tìm người đầy tớ cũ.
Những tay hảo hán giang hồ được
tin cũng đều ngầm tới Thuỷ Hội Viên hỏi thăm Dân. Lúc đó Dân bèn nói cho mọi
người nghe kế sách của Nữ La. Quả nhiên Phùng Tiểu Ngũ nhảy ra vỗ ngực nói:
- Dù có phải đạp lửa lội nước,
tiểu nhân vẫn xin tình nguyện ra đi.
Ngoài Tiểu Ngũ ra cũng còn vài
kẻ tình nguyện theo đi để hành sự, cũng lại có cả vài kẻ tình nguyện giúp đỡ
tiền nong chi dụng. Riêng Dân cũng xuất ra đến một ngàn quan tiều giao cho Tiểu
Ngũ và bao:
- Nha môn họ cần bao nhiêu
tiền, ta cũng chịu, miễn là làm sao cho chủ mẫu của ngươi được cứu thoát trở
về.
Bọn Tiểu Ngũ vâng dạ ra đi, chỉ
chốc lát đã lẩn vào bóng sương mờ. Dân tính xong việc lại trở về huyện đợi tin.
Lại nói Phùng Tiểu Ngũ vốn là
một tay hảo hán giang hồ cho nên bọn sai dịch nơi nha môn quan tổng đốc, kẻ nào
cũng đều biết mặt. Bởi vậy, khi tới Kim Lăng Ngũ liền đặt một bữa tiệc cho mời
bọn anh em nha lại tới nhậu. Rượu đến lúc ngà say. Ngũ bèn đứng dậy gục đầu lạy
tất cả cử toạ một lạy, rồi đem câu chuyện chủ nhân mình bị Hồng tổng đốc phao
vu tội danh và cưỡng đoạt người thiếp yêu kể lại một lượt cho mọi người nghe.
Ngũ lại nói:
- Nay chủ nhân tôi xin đem ngàn
vàng, mong cầu chư vị anh em giúp đỡ, lập kế sao cho chủ mẫu được cứu thoát trở
về.
Bọn sai dịch nghe Ngũ nói xong,
cúi đầu suy nghĩ để tìm kế. Bỗng có một tên công sai hốt hoảng chạy từ ngoài
vào, hấp tấp bảo:
- Chư
vị huynh đệ xin về ngay tức khắc. Đại nhân vừa tiếp được thượng dụ từ kinh lại,
thôi thúc đại nhân phải lên đường lập tức về kinh, hiện đại nhân đã truyền lệnh
xuống thu xếp hành lý để chín giờ đêm nay cấp tốc lên đường. Chư
vị huynh đệ phải về ngay tức khắc mới được.
Mọi người nghe câu chuyện xáy
ra đột ngột quá chỉ còn biết nhìn nhau, mặt mày ngơ ngác gần như mất hồn rồi
lặng lẽ đứng lên tản mác chạy đi. Trong bọn, có một tên gọi là Lý Tam, vốn là
người bạn chí thân của Ngũ, rất có nhiệt tâm đối với công việc của bạn, bèn bảo
Tiểu Ngũ:
- Lão đệ hà tất phải lo buồn!
Đêm nay vào lúc canh ba, lão đệ hãy đến chờ tại Mạt Lăng quan, đợi ngu huynh
xem chủ mẫu của lão đệ ngồi trong chiếc nào sẽ báo cho lão đệ hay. Lão đệ nên
ước hẹn thêm mấy vị huynh đệ nữa rồi nhân dịp xông lên mà cướp về.
Phùng Tiểu Ngũ y theo lời Lý
Tam, đến chờ sẵn tại Mạt Lăng quan. Mãi đến lúc trời sắp sáng, Ngũ mới nghe
tiếng bánh xe lăn rầm rầm trên mặt đường rồi sau đó thấy một đại đội người ngựa
vượt qua: xe của Hồng tổng đốc thì đi đầu, còn phía sau lục tục kéo theo đến
năm, sáu chục chiếc xe lớn có thân hình bảo hộ hai bên. Ngũ quan sát từ đầu chí
cuối, khi đoàn xe còn có một đội kỵ binh trong có cả Lý Tam. Tam thấy Ngũ vội
xòe bàn tay giơ lên ba lần rồi lại xòe thêm hai ngón tay nữa.
Phùng Tiểu Ngũ xem ám hiệu xong
đoán biết Đổng Tiểu Uyển ở trong xe thứ mười bảy. Ngũ lặng lẽ theo phía sau
đoàn xe. Bọn quan binh đều cưỡi ngựa. Tiểu Ngũ phải chạy bộ nên thở hổn hển,
mệt muốn đứt hơi. May thay, bọn chúng áp tống khá nhiều phụ nữ trong xe nên
thường thường phải dừng lại để nghỉ ngơi cho đỡ mệt. Nhờ đó Ngũ không đến nỗi
theo không kịp. Đi hết một chặng đường dài, lại qua thêm một trạm nghỉ, bọn
binh sĩ từ đó đề phòng hết sức nghiêm cẩn. Ngũ chẳng biết cách nào để hạ thủ.
Vài ngày sau, đoàn xe đã tới
địa đầu Hàn Câu, cách thôn Lục Dương chẳng xa là bao. Phùng Tiểu Ngũ vội trở về
gọi mấy tay đầy tớ của Mao Sào Dân ngày trước rồi cùng đuổi theo mãi tới bến
Thanh Giang. Nhưng đến đây, bọn Tiểu Ngũ ngạc nhiên vì không còn thấy Lý Tam ở
trong bọn. Tìm cách dò la Ngũ mới biết rằng vì có việc khẩn yếu nên Hồng tổng
đốc phải đem theo Lý Tam và cả bọn thân binh ngày đêm đi gấp về trước, bọ lại
sau khả nhiều xe chở bọn phụ nữ cho bọn quân sĩ hộ tống từ từ về sau. Thực ra,
đó chỉ là chuyện Hồng Thừa Trù vẽ ra để tránh tai mắt của thiên hạ mà thôi.
Phùng Tiểu Ngũ nghe tin, hết
sức mừng rỡ đinh ninh rằng đây là một cơ hội tốt cho mình.
Đêm đó, Ngũ được tin chiếc xe
thứ mười bảy cùng với các chiến khác đều vào nghỉ trọ trong Duyệt Lai khách
điếm. Bọn phụ nữ đều nằm ngủ trong xe như cũ. Sang canh tư, Tiểu Ngũ ước hẹn
với mấy tay đồng bọn, lặng lẽ bò lên nóc nhà. Bọn quan binh nhân vì không có
mật quan tổng đốc nên tham ít chén rượu ngủ lăn như chết. Bọn Ngũ phi thân nhảy
vào nội viện, nhận thấy chiếc xe mười bảy có bức rèm che màu phấn hồng. Bọn Ngũ
vội nhảy lên xe, thác rộng bức rèm, quả nhiên thấy con a hoàn Khấu Khấu của
Đống Tiểu Uyển đang nằm ngủ ngay của xe dưới ánh trăng mờ. Bọn Ngũ lúc đó cũng
không còn nhiều thì giờ để nhìn kỹ, bèn giật lấy hai cái chăn cướp hai người
trong xe, quấn chặt lại mở cửa tửu điếm, phi thân chạy như bay về phía trước.
Hai người con gái trong chăn đang ngủ mê bỗng choàng tỉnh lại, kêu khóc inh ỏi.
Bọn Ngũ một mặt chạy, một mặt vỗ vào chiếc chăn bảo:
- Đừng kêu? Bọn tôi đi cứu nàng
về đây mà!
Điếm tiểu nhị cũng như bọn binh
sĩ lúc đó đều giật mình tỉnh dậy hè nhau đuổi ra cửa, nhưng bọn Ngũ chạy đã xa
rồi.
Bọn họ quay vào trong viện xem
xét mới biết người con gái và tên a hoàng trong xe thứ mười bảy đã bị cướp đi
mất.
Họ một mặt báo quan truy nã thủ
phạm, một mặt hộ tống đoàn xe lên đường, ngày đêm đi gấp qua địa phận Sơn Đông
rồi mấy ngày sau đã về tới Kinh sư.
Lại nói Phùng Tiểu Ngũ cướp
được chủ mẫu và con a hoàn Khấu Khấu, chạy một mạch về tới nhà một người bạn,
mở chăn ra xem, thì con a hoàn Khấu Khấu có đấy, nhưng còn cô gái kia nào phải
chủ mẫu. Bọn Ngũ lấy làm lạ, hỏi ra mới được con a hoàn Khấu Khấu bảo:
- Chủ mẫu đi đường bị cảm mạo
phong hàn nên mấy hôm trước đã đổi qua chiếc xe hồ luân ở sau dành riêng cho
bệnh nhân.
Phùng Tiểu Ngũ lại hỏi:
- Thế cô gái này là ai?
- Thiếp vốn họ Kim, cũng là gái
trong gia đình lương thiện, bị thủ hạ của Hồng tổng đốc bắt về nha môn làm thị
thiếp. Nay túc hạ vì lầm đã mang được thiếp tới đây thì đó là đã cứu được mạng
thiếp. Thiếp không còn nhà để về, vậy thiếp xin theo túc hạ về nhà, nguyện xin
hầu hạ chủ nhân của túc hạ suốt đời.
Ngu thấy người con gái kia
không phai là chủ mẫu của mình cho nên chẳng có tâm nào mà nói chuyện với nàng,
Ngũ bèn cho đồng bọn đem Kim thị và Khấu Khấu về nhà mình rồi lại lên đường và
đuổi theo đoàn xe lên kinh.
Khi tới Bắc Kinh, Phùng Tiểu
Ngũ được tin Đổng Tiểu Uyển đang ở tại phủ đệ của Hồng Thừa Trù, nhưng vẫn chưa
bị độc thủ của họ Hồng. Phủ đệ của họ Hồng trùng trùng điệp điệp, quân lính
canh phòng nghiêm mật, bảo Ngũ hạ thủ làm sao cho được.
Cách ít hôm, Ngũ được tin của
chủ nhân mình cho biết ông có một người bạn chí giao ở kinh sư tên gọi là Tào
ngự sứ có thể đến đó cầu khẩn ông ta giúp đỡ. Ngũ y lời, vội đến nhà Tào ngự sử
xin yết kiến. Ngũ đem hết những chuyện đã xảy ra kể cho quan ngự sử họ Tào
nghe. Tào ngự sử cà giận nói:
- Đối với tên lão tặc họ Hồng
này, ta không làm một bản tấu chướng tàu lên thì làm sao tỏ rõ được thủ đoạn
của tay lão Tào này?
Nói xong Tào ngự sử bảo Tiểu
Ngũ trở về viết ngay một tờ cáo trạng đề cho ông căn cứ vào đó mà xuất thủ.
Tiểu Ngũ lãnh ý vội về, chạy cùng khắp nơi mất đến ba ngày mới tìm được một anh
biết viết đơn kiện.
Không ngờ anh chàng này một khi
được biết Ngũ định tố cáo đại học sĩ Hồng Thừa Trù thì giật mình đánh thót một
cái. Hắn vốn quen Hồ Lão Cửu, một môn đinh trong phủ đại học sĩ. Bởi vậy một
mặt hắn lờ đi như không biết gì, miễn cưỡng viết giùm tờ cáo trạng cho Ngũ nhưng
mặt khác hắn báo ngầm vào trong phủ. Hồng Thừa Trù được tin một mặt sai người
lấy một đỉnh vàng y thưởng cho anh chàng viết mướn, một mặt bàn tính với đám
môn khách thủ hạ. Trong đám môn khách có một ngòi tên gọi Từ Cửu Như, bèn nghĩ
giúp ông một kế đó là kế sét đánh chẳng kịp bưng tai, đem dâng ngay Đổng Tiểu
Quyến vào cung.
Quả nhiên Thuận Trị hoàng đế
vừa thấy nàng thì đã mê ngay. Tuy được vua yêu nhưng nàng Uyển không thể nào
quên được Mao Sào Dân. Khi bệ kiến hoàng đế, bọn cung nữ bảo nàng quỳ xuống, nhưng
nàng chỉ gục đầu nhỏ lệ khóc ròng.
Hoàng đế thấy nàng khóc lóc
thật đáng thương bèn bảo bọn cung nữ đưa nàng qua biệt cung và dặn phái trông
coi săn sóc chu đáo.
Đổng Tiểu Uyển ở lại biệt cung,
được hết sức ưu đãi. Hoàng đế cung thường tới đó thăm nàng, dùng lời lẽ dịu
ngọt an ủi ủi nàng. Dù hoàng đế có thiên ngôn, vạn ngữ, nào an ủi, nào khuyên
bảo, nàng Tiểu Uyển cũng vẫn im lặng chẳng chút trả lời. Thế mà hoàng đế cũng
chẳng giận, cứ ngồi một lúc rồi lại đi.
Tình trạng đó kéo dài đến mấy
hôm, Đổng Tiểu Uyển tự nhủ răng vị hoàng đế này tính tốt chớ không xấu xa hung
bạo.
Thế rồi lâu ngày vê sau, lòng
nàng cũng vơi bớt sầu bi. Bọn cung nữ thấy nàng đã chịu nói năng trò chuyện,
bèn hỏi thăm về lai lịch của nàng thì nàng kể hết cho họ nghe. Bọn cung nữ bảo
nàng:
- Nếu vậy thì Hồng Thừa Trù
chính là kẻ thù của nàng. Nàng có nghĩ đến chuyện báo thù hay không?
Đổng Tiểu Uyển nghiến răng tức
giận nói:
- Kiếp này không trả được thù
này thì kiếp sau tôi cũng phải trả cho bằng được.
Bọn cung nữ lại nói:
- Nếu nàng muốn báo thù thì
điều thứ nhất nàng phải thuận lấy hoàng đế đã. Khi được ngài sủng ái rồi, nàng
sẽ nhờ thế lực của hoàng đế mà báo thù riêng, như thế có phải thượng sách
không.
Câu nói đó làm cho Đống Tiểu
Uyển tỉnh ngộ. Nàng nghĩ: "Thân mình một khi đã lọt vào cung thì khó lòng
thoát, chi bằng ta tương kế tựu kế, thay Mao công tử báo cái thù này". Quả
nhiên chỉ mấy hôm sau Thuận Trị hoàng đế đã phong cho Tiểu Uyển làm Thục phi.
Nhà vua sợ bên ngoài bàn tán cho rằng ngài lấy gái Hán làm phi tử, nên ngài đối
tên họ nàng thành Đống Ngạc thị và gọi nàng là Đống Ngạc Phi.
Hồi 47: Như chim liền cánh, như cây liền cành
Thuận Trị hoàng đế từ
khi được Đổng Ngạc Phi thật là vừa đôi phải lứa, lúc nào cũng khanh khanh trẫm
trẫm khiến bao nhiêu sầu buồn tích luỹ từ trước đều tiêu tan như tro bụi.
Về phía Đổng Ngạc Phi, nàng
cũng một lòng phụng sự hoàng đế, có vẻ như quên hẳn người yêu xưa là Mao công
tử.
Nàng ngấm ngàm mua chuộc bọn
cung nữ cũng như thái giám trong cung hoàng Thái hậu, và cũng nhờ đó nàng mới
biết được chuyện ngoại tình giữa bà Thái hậu với Hồng học sĩ.
Hoàng Thái hậu tuy nói rằng tấm
hồng nhan đã luống tuổi xuân nhưng mỗi lần soi kiếng bà vẫn còn tin tưởng ở dĩ
vãng vàng son của mình. Từ khi Đa Nhĩ Cổn chết, bà đã trải qua bao đêm võ võ
phòng không trong chốn cung vi.
Bà hồi tưỏng lại thuở trước,
biết bao bạn hữu của bà đều đã chết, chỉ còn lại có Hồng Thừa Trù xa xôi cách
trở mãi Giang Nam.
Bởi vậy bà bèn ngầm hạ đạo ý chỉ, gọi người bạn già về Kinh để những lúc buồn
phiền có kẻ chuyện trò đấm bóp giải khuây.
Tất cả nhưng uẩn khúc đó của
Thái hậu đã bị Đổng Ngạc Phi tìm hiểu rõ cả. Nàng tự nhủ với lòng quyết lợi
dụng cơ hội gợi chuyện trước hoàng đế để tính mạng của tên Hồng tặc phải đi đứt
chuyến này và chỉ cỏ thể mới thoả lòng oán hận của mình. Ý đã định, nàng quyết
thực hiện.
Cách ít hôm, trời bỗng oi bức
khó chịu. Hôm đó Đổng Ngạc Phi nằm ngủ trưa trên chiếc long sàng. Thuận Trị
hoàng đế bất chợt tới nơi. Bọn cung nữ vội chạy vào gọi nàng tỉnh giấc để đi
tiếp giá. Nhưng hoàng đế lắc tay ngăn lại bảo đừng. Rồi ngài tự tay vén bức rèm
nhưng, rón rén bước vào. Nàng Tiểu Uyển lúc đó nằm nghiêng trên giường thiêm
thiếp giấc nồng một bên má để lộ chút phấn hồng, càng làm tăng thêm phần duyên
dáng đáng yêu của cái sắc chim sa cá lặn.
Thuận Trị hoàng đế bước sát lại
cạnh giường. Ngài thấy Tiểu Uyển đôi mắt nhắm, mùi hương phảng phất, đang say
sưa ngủ. Ngài lại nhìn đôi hài phía dưới, nhỏ như hình cái búp măng mùa xuân.
Ngài thấy chúng xinh quá, liền cúi xuống lượm lên, lật đi lật lại trong tay.
Khi nhìn tới gót hài, ngài bỗng thấy năm chữ "Châu
diên nhu tiến trình" thêu
bằng chỉ gấm.
Ngài gật đầu rồi mỉm cười trí
ngài như đang để vào một chuyện gì. Một luồng gió nhẹ thổi từ ngoài vào lọt qua
cửa số làm tung vạt áo lụa trên mình phi tử để lộ ra một miếng áo lót màu hồng
trên đó có thêu một đôi chim uyên nhỏ đang quấn quýt bên nhau màu sắc thật là
tươi đẹp. Ngắm nhìn một lát hoàng đế bất giác đâm ra bâng khuâng sờ sững.
Giữa lúc vắng lặng đó. Đồng
Ngạc Phi bỗng tỉnh giác, nàng mở mắt ra thấy hoàng đế miệng cười chúm chím đang
đứng phía trước. Nàng vội tuột xuống giường quỳ trên mặt đất để tiếp giá. Hoàng
đế giơ tay nâng nàng dậy cười nói:
- Trời nóng nực như vậy, ở
trong nhà mà làm gì! Phi đi hái sen với trẫm ở Thập Sát hải đi!
Đống Ngạc Phi tươi cười tuân
chỉ. Nàng lại nói:
- Thần thiếp chưa tắm gội gì cả
Vạn tuế xin hãy ngồi ở ngoài nhà một lát.
Thuận Trị hoàng đế nghe xong,
nghiêng đầu, tỏ ý lẳng lơ cười bảo:
- Trẫm chính đang muốn xem ái
khanh tắm gội đây mà!
Đổng Ngạc Phi vội quỳ xuống
tâu:
- Thần thiếp đâu có dám làm bẩn
mắt vạn tuế. Lỡ bọn ngoại thần biết được thì còn ra thể thống gì nữa.
Hoàng đế xua tay lia lịa bảo:
- Sợ cái quái gì? Bọn ngoại
thần đâu có để ý tới những chuyện đó. Nếu khanh xấu hổ, thì hãy bảo bọn cung nữ
bỏ bức mành tương xuống. Trẫm ở phía ngoài nhìn xem cũng được rồi.
Đổng Ngạc Phi hết phương chối
từ, đành phải bảo bọn cung nhân sửa soạn hương thang (nước nóng pha hương
thơm), mở bức mành tương.
Thuận Trị hoàng đế ngồi ngoài
mành nhìn vào bốn cung nữ vây chung quanh Đổng Ngạc Phi để kỳ cọ. Ngoài ra còn
có bốn đứa nữa đứng canh, tay cẩm khăn mặt, kiếng soi, áo tắm nước hoa, thôi
thì hằng hà vô số.
Một lát sau, Đổng Ngạc Phi tắm
xong. Nàng trang điểm son phấn, cuộn bức mành tương. Hoàng đế bước lại gần,
cười nói:
- Làn da của khanh sao mà trắng
mịn thế! Khanh quả thật xứng với cái tên người ngọc.
Đồng Ngọc Phi nghe lời tán tụng
của hoàng đế bỗng đôi má ửng hồng. Hoàng đế ngồi bên cạnh lặng lẽ ngắm nàng
trang điểm. Rồi khi thấy nàng trang điểm đã xong ngài cầm tay nàng chạy ra khỏi
cung, bước lên lương kiệu (kiệu đi chơi mát).
Bọn thái giám khiêng kiệu, chạy
tới Thập Sát hải.
Thật Sát hải là một vùng hồ sen
bao la bát ngát, rộng có lối mười mẫu. Mỗi một cơn gió mát thối là mỗi lần lá
sen lật lên úp xuống và đưa mùi hương thơm ngào ngạt khắp bốn phương. Bởi vậy
cứ tới hồ sen là bất cứ ai cũng cảm thấy mát mẻ. Từ trong khóm sen giữa cầu,
một chiếc thuyền vẽ từ từ ghé sát gần bờ. Bọn cung nữ đưa hoàng đế và phi tử
lên thuyền, chèo ra giữa hồ. Nàng phi tử giơ tay hái một đoá hoa sen trắng dâng
cho hoàng đế. Ngài cầm ngắm nghía, còn một tay cầm lấy tay nàng. Cả hai người
ngồi trong cửa sổ của khoang thuyền, nhìn bọn cung nữ hái sen ngồi trên những
chiếc mảng nhỏ nhắn xinh xinh đang lướt đi, lướt lại giữa những cụm sen lá xanh
bông trắng, miệng hát bản thái liên khúc vừa êm ái vừa dịu dàng. Những tiếng
hát duyên tình say mộng đó, vang đến tai hoàng đế, ngài luôn miệng khen hay.
Một lúc lâu bọn cung nữ, hái đã
được khá nhiều hoa sen đem vào dâng cho hoàng đế. Ngài bảo xếp hết xuống dưới
chân Đổng Ngạc Phi. Nàng ngồi trong khoang chung quanh đầy hoa sen; sắc hoa
sánh với mặt người, mặt cùng như hoa trăm phần tươi đẹp.
Thuận Trị hoàng đế bất giác thở
dài sung sướng thốt ra:
- Ái khanh quả có thể làm Liên
Hoa tiên tử được.
Từ đó về sau bọn cung nữ đều
gọi Đổng Ngạc Phi là Liên Hoa tiên tử. Hoàng đế sai dọn tiệc để cùng phi tử đối
ẩm.
Hai người nâng chén tặng mời.
Bọn cung nữ xếp bằng tròn ngồi cưới ván thuyền. Hoàng đế truyền lệnh ca nhạc.
Tức thi những tiếng đờn tiếng phách dạo lên, những tiếng hát trong mà êm hoà
theo:
"Trông bình khang
Nhìn thành Phượng
Liễu xanh buông mành cửa Thiên
môn
Trên đường tơ tía rũ lơ thơ
Này Du lang chàng ơi!
Nhà ai én liệng song song,
Xa cách sông xưa
Khói xanh quyện sổ.
Ngắm trời trong tựa đường hóng
hạnh
Cầu dài ván ghép,
Một giải xa xa gợn sóng tình,
Này đây quán rượu,
Nọ chốn trà lâu.
Giọng ai văng vắng tiếng mua
hoa.
Sau sâu ngõ hẹp bóng ngang qua
Cành liễu la đà!"
Tiếng ca nhạc càng về sau càng
rét rắc du dương. Nào du tử, nào tiên nương, ai lại chả vì hoa vì nhạc mà để
hồn bâng khuâng mơ mộng.
Tiếng ca nhạc vừa dứt thì
thuyền cũng vừa cập bến mé tây. Nhìn lên, Thuận Trị hoàng đế thấy cây cỏ xanh
tươi, bóng râm mát rượi, người bỗng cảm khoái thốt ra:
- Thật là cả một thế giới thần
tiên tao nhã!
Nói đoạn, ngài dắt tay Đống
Ngạc Phi bước lên bờ chờ đợi, dặn bọn thái giám và cung nữ ở lại bên bờ chờ chứ
không được đi theo. Thế là Đế Phi hai người, vai kề vai tay trong tay, bước dần
vào lùm cây cao bóng rợp.
Đứng trước cảnh đẹp, Thuận Trị
hoàng đế bỗng nổi sóng tình, vụt mở rộng đôi tay, ôm ghì tấm thân ngà ngọc của
nàng Phi vào lòng, rồi từ từ đặt cái hôn nồng cháy vào miệng người ngọc. Ngài
cười nói.
- Trẫm với khanh chẳng khác nào
một cặp vợ chồng quê mà mặc tình ái ân vui sướng.
Nghe xong lời nói yêu đương của
nhà vua, Đổng Ngạc Phi bỗng lệ sa thành giọt, đôi má phấn hoen nước mắt, mặt
rầu rầu như bông hạnh sau cơn mưa.
Hoàng đế thấy vậy lại càng
thương yêu. Ngài vội ôm sát nàng vào lòng thì thầm căn dặn. Đổng Ngạc Phi sụt
sịt một lúc rồi mới nói:
- Thần thiếp thân hèn chẳng
khác chi loại cỏ nội. May mà được ánh chiều dương soi rọi thần mới được hưởng
vinh hoa phú quý. Rồi đây, gió thu thổi lạnh thâm cung, ôi thê lương biết bao
cho thần thiếp!
Hoàng đế nghe xong liền vừa
vuốt tóc người yêu vừa dặn dò:
- Ái khanh hãy an lòng! Trẫm
được ái khanh giống như cá được nước. Chẳng những đời này nguyện cùng nhau trăm
năm đầu bạc mà còn nguyện làm vợ chồng kết tóc xe tơ mãi mãi hết kiếp này đến
kiếp khác. Trẫm cũng xin nói như Đường Minh Hoàng thuở nọ. Ở trên trời thì
nguyện làm chim liền cánh ở dưới đất thì nguyện làm cây liền cành. Nếu khanh
chẳng tin, trẫm sẽ nhìn trời mà lập thệ.
Thuận Trị hoàng đế vùa nói vừa
giơ tay nắm lấy vai Đống Ngạc Phi kéo xuống rồi hai người song song quỳ dưới
thê môn. Ngài lâm râm khấn:
- Hoàng thiên ở trên trời, tôi
là Ai Thân Giác La Phúc Lâm cùng với Phi tử Đổng Ngạc thị xin nguyện ở đời này
trăm năm đầu bạc, muôn đời về sau kết thành vợ chồng, chẳng bao giờ lìa nhau.
Thảng hoặc giữa đường gặp biến, tôi nguyện từ bỏ thiên hạ để bảo toàn tình
nghĩa vợ chồng.
Đổng Ngạc Phi nghe đoạn, vội
dập đầu tạ ơn. Hoàng đế nâng dậy. Nàng liền nhân dịp này tâu rõ cho hoàng đế
biết việc nàng bị Hồng học sĩ bắt đem về kinh, trong nhà còn có người anh ruột
tên Sào Dân chẳng biết sống chết ra sao, khiến đêm ngày tâm niệm không quên.
Bởi vậy, nàng cầu xin ân đức của ngài tuyên triệu Sào Dân vào cung để anh em có
dịp gặp nhau thì dù chết cũng yên lòng nhắm mắt.
Thật là một việc quá tầm thường
đối với một vị hoàng đế oai quyền khắp bốn bể! Bởi vậy lời cầu xin của Đổng
Tiểu Uyển được Thuận Trị hoàng đế chấp thuận ngay.
Ngay ngày hôm sau hoàng đế hạ
chỉ cho tổng đốc Giang Nam
tuyên triệu Sào Dân lên kinh. Ít hôm sau, Mao Sào Dân tiếp được thánh chỉ, lập
tức khởi trình.
Lại nói Hồng Thừa Trù đem Đổng
Tiểu Uyển vào cung, tưởng rằng nàng vốn trinh liệt thế nào cũng chết ở trong
cung. Đó chính là dụng ý nhờ đạo giết người. Chẳng ngờ sau khi vào cung nàng
lại được hoàng đế sủng ái muôn phần, đến nỗi nhiều hôm ngài bãi cả chầu để tìm
vui nơi người đẹp.
Họ Hồng biết chắc rằng Đổng
Tiểu Uyển khi được sủng ái thế nào cũng tìm cách báo thù. Bởi vậy y liền nghĩ
kế sách hạ thủ trước là hơn.
Y bèn kế vạch với thái hậu là
hoàng đế tự ý lấy gái Hán bỏ phế cả triều đình. Thái hậu được tin này cả giận,
lập tức muốn tới gặp hoàng đế. Họ Hồng ngăn lại bảo:
- Việc này phải chầm chậm giải
quyết mới được. Trước hết thái hậu hãy hạ một đạo ý chỉ cấm gái Hán vào cung.
Có thế thì sau này khi tra xét cung đình ta mới có cớ để kết tội.
Thái hậu nghe kế, liền hạ một ý
chỉ cấm chỉ việc thông hôn giữa Mãn và Hán (nghĩa là người Mãn và Hán không
được lấy nhau), lại không cho tuyển gái Hán làm cung nữ. Bà con cho treo tại
phía trong cửa Thần Võ một tấm biển trên viết: "Kẻ nào đưa gái Hán vào cung
sẽ bị chém!".
Thuận Trị hoàng đế đọc tấm
biển, trong lòng ngấm ngầm lo lắng cho Đổng Ngạc Phi.
Qua được mấy hôm, Mao Sào Dân
tới kinh. Đổng Ngạc Phi tiếp kiên tại cung Khôn Ninh. Tất nhiên khi gặp nhau,
hai người có cả một nỗi lòng buồn vui khôn tả. Chỉ vì bọn cung nữ đứng trước
mặt nên họ đành phải dùng tiếng anh em mà xưng hô. Trong khi trò chuyện, hoàng
đế cũng triệu Sào Dân tới, hỏi han, rồi ban yến tại hoàng cung. Yến tiệc xong.
Sào Dân lại được vào nội cung để gặp Tiểu Uyển. Hai người nói đến những lúc ân
tình thuở nọ mà nay chịu cảnh phân ly thì bốn dòng lệ tuôn xuống như mưa. Hàn
huyên còn nhiều điều muốn nói nhưng cung cấm đâu có phải là chỗ ngồi lâu nói
nhiều.
Mao Sào Dân đành gượng gạo đứng
dậy cáo từ lui ra. Lúc lâm biệt, hoàng đế thưởng cho Dân năm trăm lạng vàng,
còn hạ chỉ cho tổng đốc Giang Nam
kiến tạo hoa viên cho Dân và hết sức che chở.
Lại nói từ khi Mao Sào Dân từ
biệt về quê thi Đống Ngạc Phi lòng buồn rười rượi bất giác nàng lâm trọng bệnh,
suốt ngày đêm ngủ li bì trên giường. Quan ngự y đến chẩn bệnh và bốc thuốc.
Hoàng đế cũng luôn luôn lại thăm, dùng lời ngon ngọt an ủi.
Trong khi Đổng Tiểu Uyển đang
ốm yếu mê man thì bỗng bọn cung nữ, báo tin thái hậu tới. Tiểu Uyển giật mình
hoảng sợ đến đổ mồ hôi hột, vội gượng dậy trang điểm.
Bỗng bốn tên cung nữ bước vào,
không nói không rằng, túm ngay lấy Tiểu Uyển khiêng tắp ra ngoài. Thái hậu mặt
hầm hầm ngồi ngay tại giữa nhà. Bọn cung nữ đưa Đổng Tiểu Uyển tới trước rồi
bắt nàng quỳ xuống.
Hồi 48: Thuận Trị bỏ đi tu
Đổng Tiểu Uyển mặt cúi
gầm vừa quỳ xuống thì bà thái hậu quát lên ầm ĩ:
- Con khốn nạn kia! Ngửng mặt
lên cho tao xem mày mặt ngang mũi dọc ra sao nào?
Tức thì một tên cung nữ bước
tới nắm lấy mớ tóc sau ót của Tiểu Uyển giật ngửa ra sau làm cho mặt nàng hất
giơ lên trước. Thái hậu cười nhạt nói:
- À, mặt mũi con này bảnh bao
lắm! Tát vào mặt nó cho tao!
Thế là tên cung nữ giơ thẳng
cánh, cứ hai bên má nàng tát lấy tát để, một hơi đến ba bốn chục cái, đến nỗi
đôi má nàng sưng híp và thâm tím cả lại, mắt đổ hào quang. Lòng nàng lúc đó vừa
tức vừa rối loạn. Bỗng nhiên mắt nàng tối sầm rồi nàng mê đi.
Bọn cung nữ lấy nước lã tạt vào
mặt nàng. Đống Tiểu Uyển dần dần tỉnh lại. Thái hậu bảo tên cung nữ hỏi nàng từ
đâu tới. Nàng vừa sụt sùi khóc vừa cung khai lai lịch của mình một cách cặn kẽ.
Tuy nhiên nàng vẫn cố giấu một điểm mà chỉ khai nàng vốn con gái họ Mao chứ
không phái con dâu họ Mao.
Giữa lúc đang cung khai như
vậy, Thuận Trị hoàng đế từ ngoài hối hả chạy vào. Ngài vốn sợ Thái hậu nên khi
thấy cảnh tượng đó ngài chỉ biết cúi đầu, cung kính đứng nép một bên, chẳng dám
nói một câu. Thái hậu hỏi Tiểu Uyển xong liền truyền lệnh cho bọn cung nữ đem
đánh cho kỳ chết.
Tức thì, bốn tên kỳ phụ thô lỗ
tay cầm chiếc côn sơn đỏ, tay cầm một chiếc bao bố màu đỏ xáp lại và sắp sửa
ném nàng vào đó.
Đây là một lối trừng phạt trong
cung Mãn thời đó. Hễ người cung nữ nào bị tội chết, thì dùng bao bố để bỏ vào
rồi lấy côn đánh tới tấp cho đến chết mới thôi.
Thuận Trị hoàng đế lúc này
không thể nhịn được nữa, bèn quỳ xuống trước mặt Thái hậu năn nỉ thay nàng.
- Nàng vốn là con nhà lương
thiện mà Hồng học sĩ đem tiến vào cung. Nếu Thái hậu muốn đánh chết thì trước
hết hỏi tội ông ta.
Vừa nghe hoàng đế nói tới Hồng
học sĩ, Thái hậu chạm đến lòng riêng, tức thì lòng bà mềm lại, Bà bảo bọn cung
nữ ngừng tay và đuổi nàng ra khỏi cung, Thuận Trị hoàng đế lại kêu nài.
- Người con gái Hán này đã ở
trong cung lâu ngày, nếu đuổi ra khỏi cung thì thể diện của hoàng gia có chỗ
bất tiện lắm!
Nghe hoàng đế nói vậy, thái hậu
thấy có phần đúng, bèn bảo bọn cung nữ đưa nàng ra giam tại chùa Ngọc Tuyền ở
Tây Sơn. Hoàng đế lại khẩn cầu lần nữa. Nhưng Thái hậu chỉ vào mặt ngài thét
lớn:
- Mày có thấy chỉ ý của ta yết
ở Cửa Thần Võ không? Gái Hán mà vào cung thì bị chém đầu, nay ta nể mặt mày nên
tha cái mạng cho con khốn nạn đó, mày còn muốn gì nữa?
Nói đoạn, bà quát báo bọn cung
nữ lôi ngay nàng Đổng Tiểu Uyển ra khỏi cung. Một chiếc kiệu nhỏ chực sẵn bên
ngoài.
Bọn cung nữ đấy nàng lên kiệu,
bọn nội giám nhấc chiếc kiệu lên vai, rồi vội vã đưa nàng tới chùa Ngọc Tuyền
tại Tây Sơn - Chùa Ngọc Tuyền vốn dành riêng cho các nhà sư Lạt ma tu hành.
Theo qui cũ của cung nhà Thanh thì khi người cung nhân phạm tội nặng thì bị
đánh chết, nhưng nhẹ thì gửi chùa học Phật.
Nàng Đống Tiểu Uyển từ khi tới
chùa tự cảm thấy lòng nhẹ lâng lâng ngày đêm lễ Phật niệm kinh.
Nàng tự biết mình kiếp hồng
nhan bạc mệnh cho nên quyết rũ sạch nợ trần dốc tâm tu đạo. Chẳng mấy ngày,
nàng đã học thuộc lòng tất cả những bộ kinh trong chùa. Nàng vốn thông minh,
thẩm thấu ảo lý của kinh điển nên ân oán đôi đường nàng đều bỏ đi hết, nào là
Mao Sào Dân, nào là Thuận Trị hoàng đế nàng cũng đều quên đi cả.
Thuận Trị hoàng đế trái lại,
mong nhớ nàng càng ngày càng kịch liệt. Từ khi nàng ra khỏi cung, hoàng đế tuy
có cả một bầy cung tần mỹ nữ đông đảo hầu hạ ngày đêm nhưng ngài lúc nào cũng
nhớ tới nàng ngày đêm khóc lóc bi thảm.
Thế rồi ít lâu sau, không còn
nhẫn nại đước nữa, ngài bèn bỏ ra rất nhiều tiền cho bọn cung nữ và thái giám
nhờ che mắt Thái hậu, để cho ngài lén lên chùa Ngọc Tuyển với Tiểu Uyển. Hai
người gặp nhau, chỉ còn biết ôm nhau khóc vùi.
Về sau, Tiểu Uyển đem chuyện
hồng trần hư ảo ra khuyên can và an ủi hoàng đế, nhưng ngài vẫn tha thiết một
lòng chẳng muốn rời tay. Ngài ở lỳ trong chùa Ngọc Tuyền luôn ba ngày không
chịu về cung. Thái hậu biết chuyện liên sai nên tổng quản thái giám đem kiệu
tới để tiếp giá và bảo:
- Nếu hoàng thượng không chịu
về cung, Thái hậu sẽ đích thân tới chùa.
Đổng Tiểu Uyển cũng khuyên nài
hoàng đế nhiều lần và bảo ngài:
- Bệ hạ nếu không quên thiếp,
thì xin được gặp lại ở Ngũ Đài sơn sau này.
Thái hậu lại cho thái giám tới
giục và bắt buộc lần nữa, lúc đó Thuận Trị hoàng đế không còn biết làm thế nào
đành phải lên kiệu trở về cung. Nhưng có ngờ đâu hai hôm sau, bỗng tên nội giám
quản thủ chùa Ngọc Tuyền tơi báo cho ngài biết Đồng Ngạc Phi tự nhiên biến mất,
không thấy đâu nữa.
Hoàng đế được tin này, trong
lòng thương xót vô tận. Ngài bèn ngầm sai bọn thái giám tin cẩn đi khắp nơi dò
la tìm kiếm nhưng tuyệt vô tung tích. Ngài cho gọi tên cung nữ hầu hạ Tiểu Uyển
tới hỏi thì tên cung nữ này nói:
- Phi tử thành tiên biến đi
rồi. Số là cách đây mấy hôm giữa một đêm gió mát trăng thanh, mọi người chỉ
thấy phí tử ngắm trăng đi lại nhởn nhơ trên đạo đài phía sau chùa.
Bọn nội giám vội chạy tới xem
thì bỗng phi tử biến đâu mất, không còn lại chút vết tích nào. Như vậy nếu
không phải thành tiên biến đi rồi thì còn là gì.
Thuận Trị hoàng đế nghe xong đã
không lấy làm buồn, mà còn lấy làm sung sướng, vỗ tay nói:
- Trẫm đã nói nàng là Liên Hoa
tiên tử nay quả nhiên nàng thành tiên thật. Trẫm phải làm sao bây giờ?
Nói đoạn, ngài cười lên sằng
sạc như điên.
Tin này truyền đến tai Thái
hậu. Bà sợ hoàng đế điên nên sai người ngầm tới Tây Sơn đang đêm phóng một mồi
lửa đốt chùa. Chùa Ngọc Tuyền cháy rụi, chỉ còn trơ lại một đám đất đen xám.
Đáng thương cho bọn thái giám, cung nữ bị ngọn lửa bạo tàn thiêu chết theo
chùa. Trong số này, người ta thấy có xác một người cung nữ trông hao hao như
nàng Đổng Tiểu Uyển. Thái hậu bèn dặn bọn cung nữ phao tin là nàng Tiểu Uyến đã
bị chết cháy. Tin này đến ai hoàng đế. Một điều lạ đối với mọi người là ngài
thản nhiên như chẳng có một chút gì gọi là bi thương cả.
Nhưng rồi một tin động trời
bỗng truyền đi nhanh như chớp: Hoàng đế đã bỏ đi mất rồi.
Khi tới thư phòng của ngài,
người ta lượm được tờ chiếu do chính tay ngài viết:
"Thái Tổ, Thái Tông sáng
cơ lập nghiệp là việc rất trọng. Việc nối dõi không nên khiếm khuyết lâu ngày.
Con của trẫm là Huyền Hoa do Đông Giai thị sanh ra, thông minh đỉnh ngộ có thể
kế nghiệp tổ tông. Nay lập Hoàng thái tử, lên ngôi hoàng đê. Trẫm đặc mệnh bọn
nội đại thân Sách Ni,, Tô Khắc Tát, Cáp Quá, Tất Long, Nhao Bái làm phụ thần
(bầy tôi phò tá).
Bọn họ là những cựu thần có
công lớn, trẫm đem tâm phúc để ký thác. Hãy gắng sức tỏ lòng trung, bảo hộ tự
quân lo giúp việc cai trị, bố cáo khắp trong ngoài, khiến đều nghe biết, Khâm
thử".
Thái hậu đọc xong tờ chiếu,
ngẩn người một lúc lâu rồi truyền cho bọn cung nữ đi tìm nội đại thần Ngao Bái
vào cung, tính mọi việc xong xuôi rồi mới truyền dụ ra ngoài nói hoàng đế bị
cấp bệnh đã mất, di chiếu lập thái tử Huyền Hoa lên ngôi.
Tin này loan truyền ra ngoài,
văn võ bá quan hớt ha hớt hải vội tề tựu ngoài cửa Đại Thanh môn đợi chỉ. Lệnh
thái hậu ban ra phàm quan Mãn cũng như quan Hán, tất cả không được vào cung,
đợi sáng mai triền kiến tân hoàng đế tại điện Thái Hoà.
Qua ngày hôm sau, văn võ đại
thần, bối lặc, thân vương nhất tề đợi giá tại điện Thái Hoà.
Tĩnh tiên (roi dùng để ra lệnh
yên lặng khi làm lễ triệu bái) đập xuống ba lần, tân hoàng đế đăng vị. Thái tử
Huyền Hoa năm đó mới có tám tuổi, ngồi trên ngai vàng, chịu trăm quan triều hạ.
Ngao Bái và Hồng Thừa Trù đứng ở hai bên.
Hoàng đế hạ chỉ cải hiệu là
Khang Hi, mặt khác, sai lo việc tang ma cho Thuận Trị hoàng đế tại Bạch Hổ
Điển.
Lại nói Thuận Trị hoàng đế khi
đó đã lẻn ra khói cung, bèn cải trang thường phục cho nên chẳng ai biết mà ngăn
cản, cật vấn. Vốn sinh trưởng trong cung cấm ngài chẳng thuộc đường trong kinh
thành. Ngài nghĩ nên theo hướng Tây mà đi. Lần lủi đi một lúc lâu, ngài đã ra
khỏi thành Bắc Kinh.
Lúc đó vào lúc cuối thu, khí
trời lạnh lẽo.
Nhìn phía trước mặt thấy cả một
vùng hoang vắng thê lương, Thuận Trị hoàng đế nhớ lại lúc trước Đổng Tiểu Uyển
thủ thỉ bên nhau trong khu rừng cây kia, biết bao nhiêu ân tình thắm đưọm thiết
tha cho nên ngài bỗng sinh lòng cảm khái, bước thấp bước cao tiến sâu mãi vào
cánh đồng lúa đã ngả màu vàng nhạt. Giữa lúc Thuận Trị hoàng đế mải miết bước
thì từ phía xa ngài thấy một nhà sư đầu chốc lở tay cầm một bức hoạ đã rách
cuộn tròn, miệng chẳng biết ca bản gì lúc bổng lúc trầm đang dần dần đi tới.
Khi tới gần hoàng đế, nhà sư lên tiếng hỏi:
- A di đà phật! Sư phụ đấy ư?
Thuận Trị hoàng đế nghe xong
trong lòng không khỏi ngạc nhiên. Ngài tự nhủ:
- Nhà sư này ta đã gặp ở đâu mà
tiếng nói quen quá nhỉ?
Nghĩ vậy rồi ngài định thân
nhìn lại. Ngài thấy nhà sự ghẻ lở đầy người, mắt phía tả mù, chiếc cà sa đụp và
hàng trăm mảnh, đôi chân trần chẳng có giầy vớ gì cả. Ngài ngắm nghía nhà một
lúc rồi hỏi lại:
- Người để chân trần như vậy mà
không sợ lạnh ư?
Nhà sư bỗng sằng sặc cười lớn
lồi nói:
- Lạnh là cái gì?
Thuận Trị hoàng đế bất giác xúc
động thiền cơn, trong lòng hoát nhiên đại ngộ. Tiếp đó ngài nói theo:
- Ta là cái gì? Cái gì là ta?
Nhà sư lại nói:
- May thay! May thay!
Thuận Trị hoàng đế nhìn vào bức
hoạ hỏi nhà sư xem bức hoạ vẽ cái gì, bỗng thấy nhà sư khóc rống lên nghe rất
thảm thiết. Khóc một lúc lâu rồi nhà sư mới lên tiếng:
- Bần tăng vốn tu hành tại chùa
Thanh Lương nơi Ngũ Đài sơn. Sư phụ của bần tăng đạo hạnh rất cao, tu luyện đã
trên 80 tuổi bỗng một hôm bảo bần tăng rằng: Ngày mai ta sẽ hạ sơn. Bần tăng
lúc đó nghe xong, không muốn rời xa sư phụ nên nắm lấy áo người mà khóc oà lên.
Sự phụ của bần tăng thấy bần tăng khóc lóc thảm thiết bèn bảo: "Đó là số
trời đã định, có khóc cũng vô ích. Ta thấy ngươi có lòng chí thành, ta cho
ngươi bức hoạ này. Trong đo vẽ một người không có lông mày. Đợi hai mươi năm
sau người đem bức hoạ này xuống núi, tìm vào kinh thành, tự nhiên có kẻ thế
người vẽ thêm cặp lông mày cho người trong bức hoạ.
Thuận Trị hoàng đế nghe nhà sư
nói có vẻ ly kỳ, bèn tỏ ý muốn xem bức hoạ. Quả nhiên khi mở bức hoạ ra, ngài
thấy hình một vị hoà thượng đi chân không, mặt thiếu hẳn cặp lông mày. Ngài xem
rồi bèn thò tay vào túi đẹp sau lưng lấy ra một cây bút vẽ thêm đôi lông mày
vào bức hoạ.
Nhà sư thấy Thuận Trị hoàng đế
thế mình vẽ đôi lông mày xong bèn vội bò xuống mặt đất dập đầu lia lịa, miệng
gọi "Sư phụ" và nói:
- Sự phụ của bần tăng có dặn
người vẽ cặp lông mày đó chính là hậu thân của người. Nhớ lời dặn đó, bần tăng
đợi đến nay đã hai chục năm, bèn hạ sơn để tìm kiếm. Bần tăng phiêu bạt giang
hồ đã mấy năm trường mới được gặp Quý đàn việt. Quý đàn việt nếu không phải là
sư phụ của bần tăng thì thật không còn ai nữa. Vậy xin sự phụ mau mau trở về
núi đi.
Thuận Trị hoàng đế nghe nói lại
càng lấy làm lạ, hỏi thêm:
- Thế sư phụ của ngươi hiện nay
ở đây?
Nhà sư lại đáp:
- Sự phụ của bần tăng sau khi
cho bần tăng bức hoạ thì ngày hôm sau đã viên tịch.
Thuận Trị nghe đoạn, cúi đầu
chốc lát, bỗng phá lên cười lớn rồ nói:
- Thôi được, ta theo người cùng
đi.
Nhà sư còn nói thêm như để báo
một tin mừng:
- Vị nữ bồ tát cũng đã đợi sư
phụ lâu ngày ở trên núi.
Thuận Trị hoàng đế hỏi nhà sư
vị nữ bồ tát đó là ai thì nhà sư bèn nói đó là vị nữ bổ tát ở chùa Ngọc Tuyền
thuở nọ.
Thuận Trị hoàng đế nghe xong,
liền nắm tay nhà sư chạy như bay về phía Ngũ Đài sơn.
Về sau, người ta thấy Thuận Trị
hoàng đế cùng Đống Ngạc Phi ẩn dật tu hành tại chùa Thanh Lương núi Ngũ đài
sơn. Ngô Mai Thôn có một bài thơ tán Phật ở chùa núi Thanh Lương.
Bài thờ đó nói về sự tích Thuận
Trị hoàng đế và Đổng Ngạc Phi. Thơ rằng:
Đẹp đôi ngắm cảnh dáng bồi hồi.
Binh phong đá đựng vách chơi
vơi.
Sương mai còn ngắm đồng xanh
cỏ.
Dưới núi rồng chầu, gió lộng
khơi.
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét