ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
Vị trí: Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc, miền Bắc Việt Nam, giáp với các tỉnh Lai Châu
và Sơn La
của Việt Nam,
Vân Nam
của Trung Quốc
ở phía Bắc, Phongsali
của Lào ở
phía Tây.
D ân s ố:
Tỉnh Điện Biên có
21 dân tộc sinh sống với tổng dân số là 491.046 người (điều tra dân số ngày
01/04/2009), chủ yếu là người Thái (~38%), tiếp đó là H'Mông
(~30%) và Kinh (~20%).
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
Tỉnh Điện Biên gồm 1 thành phố (tỉnh lỵ), 1 thị xã và 7
huyện:
- Thành phố Điện Biên Phủ
- Thị xã Mường Lay (thị xã Lai Châu trước kia)
- Huyện Điện Biên (đã trình xin đổi thành huyện
Mường Thanh).
- Huyện Điện Biên Đông
- Huyện Mường Ảng
- Huyện Mường Chà
- Huyện Mường Nhé
- Huyện Tủa Chùa
- Huyện Tuần Giáo
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Điện Biên là tỉnh được tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ, nằm ở
phía nam sông Đà. Địa hình Điện Biên có nhiều dãy núi chạy dài theo hướng tây
bắc - đông nam. Lòng chảo
Mường Thanh ở Điện Biên lớn nhất vùng Tây Bắc. Phía bắc Điện Biên giáp tỉnh Lai
Châu, phía đông nam giáp Sơn La, phía tây bắc và tây nam giáp Lào. Địa hình chủ
yếu là rừng, núi cao và dốc, xen với nhiều thung lũng hẹp, những cao nguyên
nhỏ, sông suối.
Tỉnh có phong cảnh thiên nhiên hữu tình,
giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là cụm di tích lịch sử Điện Biên Phủ, với
chiến thắng chấn động địa cầu năm 1954.
Từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ, nếu đi đường
không, chỉ sau một giờ bay, bạn đã có mặt ở Điện Biên. Nếu đi theo đường bộ,
bạn sẽ đi hàng trăm ki lô mét đường đèo dốc và nhất thiết phải vượt đèo Pha Đin
dài 32km. Với độ cao trên 1.000m, khi lên dốc, lúc xuống dốc, con đường ngoằn
ngoèo, chênh vênh, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm,
lại nhiều "cua tay áo" hiểm trở. Vượt đèo Pha Đin là cuộc hành trình
lý thú cho du khách trên vùng núi non hùng vĩ.
VĂN HÓA LỄ HỘI
HẠN KHUỐNG
Là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái, bao gồm nhiều thể
loại (hát, kể chuyện) trong khung cảnh ấm cúng và tao nhã. Lễ hội thường được
tổ chức sau vụ thu hoạch vào tháng 11 hàng năm.
Lễ hội được tổ chức trên khoảng đất rộng ở bản, thanh niên nam
nữ dựng sàn, sàn cao khoảng 1,5m, có hàng rào bao quanh bằng phên mắt cáo, chỉ
có một cửa ra vào. Cuộc vui mở vào đêm bên đống lửa sàn. Thanh niên, nam nữ đến
hát hò, làm quen, vui chơi, thi tài... Nam nữ hát đối đáp với nhau đến
sáng mới chia tay nhau. Đêm hôm sau họ lại tiếp tục ca hát, vui đuà, trò
chuyện.
Lễ Hạn Khuống do nhà các cô gái tổ chức. Thực ra đây là một cuộc
vui để tìm hiểu bạn đời sau đó chia tay về nhà chồng. Chính vì vậy, Hạn Khuống
đã để lại biết bao kỷ niệm và ấn tượng đẹp của một thời trẻ trung sôi nổi.
LỄ CÚNG BẢN CỦA NGƯỜI CỐNG
Thời gian : 01/03 đến 28/03 Âm lịch
Địa chỉ : Các bản người Cống, tỉnh
Điện Biên.
Vào ngày lễ, các ngả đường vào bản đều
dựng cổng, cắm dấu hiệu kiêng kị không ai được vào bản. Sau đó từng gia đình
làm lễ cúng trên nương. Đây là lễ cầu mùa màng tốt tươi, côn trùng và chim chóc
không phá hoại mùa màng.
Hàng năm, cứ vào mùa tháng 3 âm lịch, các bản đều tổ chức lễ cúng bản trước vụ gieo hạt. Vào ngày lễ, các ngả đường vào bản đều dựng cổng, cắm dấu hiệu kiêng kị không ai được vào bản. Sau đó từng gia đình làm lễ cúng trên nương. Đây là lễ cầu mùa màng tốt tươi, côn trùng và chim chóc không phá hoại mùa màng.
Hàng năm, cứ vào mùa tháng 3 âm lịch, các bản đều tổ chức lễ cúng bản trước vụ gieo hạt. Vào ngày lễ, các ngả đường vào bản đều dựng cổng, cắm dấu hiệu kiêng kị không ai được vào bản. Sau đó từng gia đình làm lễ cúng trên nương. Đây là lễ cầu mùa màng tốt tươi, côn trùng và chim chóc không phá hoại mùa màng.
TẾT CƠM MỚI
CỦA NGƯỜI LA HỦ
Thời gian: Tháng 10 hoặc tháng 11 Âm lịch
Địa chỉ: Tỉnh Lai Châu.
Múa xòe và kiêng 3 ngày không đi rừng hái
củi, chặt cây, phát cỏ để cầu mong cây cỏ tươi tốt quanh năm.
Người La Hủ thường tổ chức lễ cơm mới vào
tháng mười hoặc tháng 11 âm lịch. Điều đặc biệt là trong dịp tết cơm mới này,
người La Hủ kiêng 3 ngày không đi hái rau, lấy củi, chặt cây, phát cỏ trong
rừng để cầu mong cây cỏ tốt tươi quanh năm. Trong dịp lễ tết, người La Hủ dùng
trống để giữ nhịp múa xoè.
ẨM THỰC
ĐBP - Toàn địa bàn hiện có 38 cơ sở lưu
trú du lịch, hàng chục nhà hàng với các món ăn đặc sản âu - á, nhưng yếu tố
sang trọng đó không phải là sự cuốn hút du khách vượt đường xa nghìn trùng lên
Tây Bắc. Khi ở Điện Biên, du khách thường muốn thưởng thức món ăn truyền thống
dân tộc, dân dã mà lắng đọng bởi những hương vị đậm đà được truyền từ ngàn
đời...
Cơm lam là
loại cơm
được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống
tre, giang, nứa v.v. và nướng chín trên lửa. Cơm đặc trưng của các dân tộc
vùng Tây Bắc Việt Nam, Tây Nguyên
và một số dân tộc tại Lào.
Xôi nếp là món ăntruyền thống của
dân tộc Thái. Người Thái có phương pháp xôi cách thuỷ bằng chõ gỗ rất kỹ thuật.
Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay. Xôi được đựng vào ép khẩu
hoặc giỏ cơm đậy kín, ủ ấm, giữ cho cơm dẻo lâu.
DI TÍCH – DANH THẮNG
QUẦN THỂ DI TÍCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
QUẦN THỂ DI TÍCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
|
Vị trí: Chiến trường Điện Biên Phủ
thuộc tỉnh Điện Biên, cách Tp. Hà Nội khoảng 500km về phía tây.
Đặc điểm: Chiến trường Ðiện Biên là một di tích lịch sử
ghi lại chiến công oanh liệt của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến
anh dũng chống thực dân Pháp.
Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 qua Sơn La, Thuận Châu, vượt đèo
Pha Ðin sang Tuần Giáo rồi rẽ theo quốc lộ 279 vào Ðiện Biên. Thung lũng
Ðiện Biên bốn bề là núi bao bọc với nhiều ngọn đồi ở phía đông và cánh đồng
Mường Thanh dài 20km, rộng 6km, có sông Nậm Rốn chảy qua nên vùng đất Ðiện Biên
này rất màu mỡ. Từ cuối năm 1953 thực dân Pháp đã đổ quân chiếm đóng Ðiện Biên
và thành lập ở đây một tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh được trang bị nhiều vũ khí
hiện đại.
Tại thung lũng Ðiện Biên đã diễn ra cuộc chiến đấu cực kỳ
anh dũng của quân dân Việt Nam suốt 55 ngày đêm với đội quân viễn chinh xâm
lược của thực dân Pháp (13/3/1954 - 7/5/1954), bắt sống tướng Ðờ Catri (De
Castries) và toàn bộ ban chỉ huy, loại khỏi vòng chiến đấu 16.000 quân địch.
Chiến thắng Ðiện Biên Phủ đã gây một tiếng vang lớn chấn động địa cầu, khắp năm
châu đều biết đến Ðiện Biên Phủ - Việt Nam .
Các di tích nổi bật của chiến trường Ðiện Biên năm xưa là
đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu và sân bay
Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng Ðờ Catri.
THÀNH BẢN PHỦ - ĐỀN
HOÀNG CÔNG CHẤT
Thành Bản Phủ nằm ở xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, cách
thành phố Điện Biên Phủ khoảng 9 km.
Đây là một kỳ tích về xây dựng thành của họ Hoàng. Thành
rộng hơn 80 mẫu. Sau lưng là sông Nậm Rốm. Tường thành đắp bằng đất, trồng tre
gai vây quanh, loại tre được mang từ Thái Bình lên. Ngoài có hào sâu rộng 4-5
thước, trên mặt thành ngựa, voi đi lại được. Thành có các các cửa: tiền, hậu,
tả, hữu. Mỗi cửa có đồn cao và vọng gác...
Đền thờ Hoàng Công Chất được xây ở trung tâm thành Chiềng
Lê (tức Bản Phủ) để thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân - là di tích lịch sử
văn hóa quan trọng của địa phương ghi lại công lao to lớn của người anh hùng
nông dân Hoàng Công Chất, người con của Thái Bình trong cuộc chiến tranh giải
phóng Mường Thanh (Mường Then) - Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.
DI TÍCH NOỌNG NHAI
Đó là một tượng đài kỷ niệm trận ném bom huỷ
diệt của quân đội pháp ngày 25/4/1954, nay thuộc xã Thanh Xương, huyện Điện
Biên. Ngày đó, vì bị thua đau trên các chiến trường, quân đội Pháp đã điên
khùng trút 10 quả bom Nepan huỷ diệt toàn bộ Noọng Nhai. 444 người dân vô tội,
hầu hết là người già trẻ nhỏ bị chết oan uổng. Chúng đã nhầm, chính sự kiện này
đã nhân lên sự căm thù của đồng bào và quân dân cả nước, càng hun đúc ý chí
chiến đấu quýêt tâm đánh giặc trả thù cho đồng bào Noọng Nhai, giải phóng Điện
Biên Phủ.
THÁP CỔ MƯỜNG
LUÂN
Là
công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị tham quan nghiên cứu thuộc xã Mường
Luân, huyện Điện Biên Đông, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 70 km. Tháp cổ
Mường Luân là một điểm trong chuỗi hành trình tìm hiểu văn hóa các dân tộc Tây
Bắc.
ĐÈO PHA ĐIN
Truyền thuyết: xưa kia vì có
sự tranh chấp ranh giới giữa hai tỉnh Sơn La và Lai Châu (cũ), người ta đã giải
quyết bằng một cuộc đua ngựa. Từ hai phía đèo, cùng một lúc ngựa hai bên phi
hướng về nhau. Nơi gặp gỡ sẽ là ranh giới. Ngựa Lai Châu phi nhanh hơn, nên
phần đèo thuộc về Lai Châu (nay thuộc tỉnh Điện Biên) dài hơn phần đèo của Sơn
La.
Đèo dài 32km, địa thế rất hiểm trở, chênh vênh. Pha Đin
tiếng địa phương nghĩa là Trời Đất. Theo truyền thuyết địa phương, đây
là nơi tiếp giáp giữa trời và đất.
Với độ cao trên 1.000 m, độ dốc 10%, cá biệt có chỗ độ
dốc lên tới gần 75%, lúc lên dốc và xuống dốc, con đường ngoằn ngoèo, chênh
vênh, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, lại nhiều
"cua" hiểm trở, mùa mưa đi lại khó khăn và nguy hiểm.
Trong kháng chiến chống Pháp, một trong những con
đường tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ đi qua đèo này.
HỒ PÁ KHOANG
Quần thể khu du lịch
Pá Khoang có tổng diện tích 2.400 ha, trong đó: diện tích rừng 1.320 ha, đất
nông nghiệp 300 ha, đất xây dựng cơ bản 150 ha, diện tích mặt nước 600 ha (có
sức chứa là 37,2 triệu m3 nước).
Khu vực hồ có nhiều thuận lợi cho hoạt động du lịch như:
thảm thực vật phong phú, địa hình đa dạng, khí hậu tốt thích hợp cho việc nghỉ
dưỡng... Trong các thảm rừng
quanh hồ có nhiều thú và nhiều loại hoa phong lan đủ chủng loại. Dưới hồ có
nhiều loại cá và thực vật nổi (đã thống kê được khoảng 65 loài thực vật nổi, 14
loài động vật nổi, 6 loài động vật đáy.v.v...)
Hồ Pá Khoang
nằm ở trung tâm nhiều ngọn núi, giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ, ẩn
hiện trong mây trời non nước. Vào mùa đông sương mờ buông phủ tạo một phong
cảnh huyền ảo, thấp thoáng nơi xa những dãy núi trập trùng, những nếp nhà xinh
xắn. Mùa hè không khí nơi đây thật dễ chịu, những luồng gió nam mát dịu, vút
tầm mắt ra xa ngắm mây trời non nước hoặc chèo thuyền du ngoạn, ngắm cảnh. Tất
cả tạo một khung cảnh êm đềm, thơ mộng, một thắng cảnh quyến rũ lòng người.
Trong khu
vực lòng hồ có các bản dân tộc Thái, Khơ mú là những dân tộc còn giữ được các
phong tục tập quán, nét đặc sắc của các dân tộc Tây Bắc vốn có... Đó là nguồn
tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn.
HANG THẨM PÚA
Hang
thuộc xã Búng Lao, huyện Tuần Giáo. Đây là một hang cổ, lòng hang sâu và rộng,
cao gần 10m, có nhiều ngách. Giữa hang có phiến đá bằng phẳng như mặt bàn. Du
khách đến đây có thể ngắm nhìn những nhũ đá có những hình thù khác nhau như
những rồng phượng, sư tử, voi quỳ hoặc những đóa phong lan tuyệt đẹp.
Nơi
đây người dân địa phương còn phát hiện được rìu, chày nghiền thức ăn bằng đá và
một số mẫu xương động vật hóa thạch.
Hang
Thẩm Púa còn là Sở chỉ huy đầu tiên của chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại đây ngày
14 tháng 1 năm 1954 đã diễn ra hội nghị quan trọng quyết định cho chiến dịch
lịch sử Điện Biên Phủ.
Hiện
nay, hang Thẩm Púa đang được đề nghị xếp hạng di tích và là điểm tham quan, tìm
hiểu, thưởng thức thiên nhiên của du khách.
TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
Là một tượng đài để kỷ niệm sự kiện trận Điện Biên Phủ năm 1954 - là tượng đài bằng
đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Với tổng vốn đầu tư 47 tỷ đồng, trong đó phần xây lắp cơ
sở hạ tầng 13 tỷ đồng. Được coi là một trong những công trình trọng điểm chào
mừng 50 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Quần thể tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 3 bộ đội đứng quay lưng vào nhau, nâng một
em bé Thái,
trên cùng là lá cờ quyết chiến quyết thắng. Tượng có chiều cao 16,6m, chất liệu bằng đồng thau,
trong ruột kết cấu bê tông cốt thép, trọng lượng 220 tấn. Bệ
tượng cao 3,6m kết cấu bêtông cốt thép, bên ngoài ốp đá mỹ nghệ, gồm 3 tầng
hình chữ nhật xếp chéo lên nhau. Do nhà điêu khắc Nguyễn Hải - người từng được trao giải
thưởng Hồ Chí Minh thiết kế trên cơ sở tượng Điện Biên Phủ của ông trong thập
niên 60 (1960 - 1965).
Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được đặt trên đồi D1 nằm ở vị trí trung tâm thành phố Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng việc thực hiện một kế hoạch
khảo sát, Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn (Bộ Xây dựng) đã đề xuất chọn địa điểm đồi D1. Nằm ở vị trí
trung tâm khu di tích, cao khoảng 50m so với cánh đồng Mường Thanh,
đây là địa điểm mà cả khu vực thị xã đều nhìn thấy...
Với chiều cao 12,6m, bệ tượng cao 3,6m, nặng 220 tấn.
Người thực hiện việc đúc đồng là Nguyễn Trọng Hạnh ở huyện Ý Yên (Nam Định).
Đây là một trong những làng nghề đúc đồng nổi tiếng Việt Nam. Năm 2003, Công ty
Mỹ thuật trung ương giao cho Nguyễn Trọng Hạnh đúc tượng đài “Chiến thắng Điện
Biên” bằng đồng nguyên chất nhưng kết quả điều tra gần đây cho thấy phần lớn đó
là đồng phế liệu.
Ngày 23 tháng 2 năm 2004 tượng đài “Chiến thắng Điện
Biên” được chia thành 12 phần đã được 11 chiếc xe rơmooc siêu nặng vận chuyển
từ Nam Định đưa về thành phố Điện Biên. Ngày 1 tháng 3 năm 2004, những chiếc xe
tải lừng lững phủ vải đỏ tiến vào thành phố Điện Biên trong bạt ngàn cờ hoa, bị
vây xung quanh bởi hàng vạn người. Chiều hôm đó, cả đoàn xe tập trung dưới chân
đồi D1. Sự kiện này đã thu hút được đông đảo công chúng và dư luận quan tâm và
được Đài truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp.
Công trình được khánh thành vào ngày 30 tháng 4 năm 2004
nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đến tháng 6 năm 2004, sau 3 tháng khánh thành, hạng mục
tường kè và sân hành lễ công trình Tượng đài đã xuất hiện các hiện tượng
nghiêng, nứt, lồi lõm cục bộ, báo hiệu sự xuống cấp không thể tránh khỏi, cho
dù đơn vị thi công đã nhiêu lần gia cố lại.Sau đó công ty Mỹ Thuật Trung Ương
đã bổ xung thêm 4 tỷ đồng để sửa chữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét