Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

21 thg 11, 2013

Thanh Cung Mười Ba Triều - Hứa Tiếu Thiên - Hồi 92-97

Hồi 92: Liệm Diệt Quán : Nơi chứa gái của Càn Long

Gia Quân vương cùng bọn đại thần văn chương thân cận hằng ngày luyện tập thi thư, cử chỉ có bề văn nhã, tính tình lại đàng hoàng ngay thẳng. Nhưng từ khi qua chơi miếu Lạt ma về rồi, vương bỗng nảy sinh lòng tà dục, khiến tâm hồn trong trắng vốn có tiêu tan tức thì. Giữa lúc mọi người đang bận bịu về cuộc lễ chúc thọ và không ai để ý tới, chẳng hiểu tại sao vương quen biết một cô tiểu thư, con một vị Chương Kinh họ Hầu người Hán. Thế là hai người mật ước với nhau, thì thụt lại qua. Về sau viên Chương Kính biết chuyện, bèn ngầm đưa con gái vào phủ vương gia.
Gia Quân vương dấu kín nàng trong phủ để ngày đêm mua vui tìm thú. Người trong phủ đều gọi nàng là Hầu Giai thi. Về sau, khi đã lấy nàng Hỉ Tháp Lạp rồi, vương phong cho nàng làm Oanh tần.

Hồi đó, còn có một cô gái người Hán nữa được tuyển vào cung tên gọi Lưu Giai thị cũng được phong làm Thanh phi, thêm một cô nữa họ Nữu Cô Lộc cũng được phong làm quý phi. Những việc này đều là việc về sau.

Ngày lễ vạn thọ của Càn Long hoàng đế đã tới. Ngài chịu lễ cận hạ (lễ lạy mừng) của nội, ngoại thần công trong vườn Vạn Thọ viên. Mấy hôm lễ, trong hành cung Nhiệt Hà người ta thấy treo trên ngọn cây hay đầu nhà, không biết cơ man nào đèn lồng chữ Thọ. Vườn Vạn Thọ cũng mở rộng năm đường lớn Đường chính giữa là đường của vương, công tôn thất. Đường thứ nhất về phía trái, đó là đường dành cho các thân vương, bối lặc Mãn, Mông: Đường thứ nhì, đó là đường của bọn phiên thần hai bộ lạc Hồi Chuẩn và Quách Nhĩ Khách đất Tây Tạng.

Đường thứ nhất về phía trái đặc biệt dành cho sứ thần các nước Tây dương Anh, Pháp, Nga, Hà Lan. Còn đường thứ nhì là đường các quốc vương Nhật Bản, Triều Tiên, Miến Điện.

Tất cả đều phân ngôi chia thứ, ngồi hàng dọc hai bên trái phải lô nhô, chẳng khác gì những mỏm đá trên ngọn Thiên Bình sơn, kẻ nào kẻ nấy lặng lẽ âm thầm. Cả một khu vườn trống thế mà bỗng biến thành một rừng người, xa trông thấy đen kịt. Bọn sứ thần Anh, Pháp vốn chẳng chịu quỳ lạy nhưng chỉ vì muốn thông thương với Trung Quốc nên cũng phải miễn cưỡng làm theo bọn đại thần.

Càn Long hoàng đế thấy vậy, trong lòng khoái trá lắm. Ngài truyền lệnh ban yến và cho xem hát ngay tại trong vườn. Cuộc vui kéo dài mãi ba hôm, sau đó mới cáo từ ai về chỗ nấy.

Ít hôm sau, Càn Long hoàng đế bỗng nghĩ ra một trò chơi mới. Nguyên lai như sau, Càn Long hoàng đế vốn một tay ham chơi, hiếu sắc. Bởi vậy khi đến Nhiệt Hà, dù đã kén thêm đã khá nhiều phi tử rồi mà vẫn chưa đã thèm đối với ngài.

Trong số phi tử mới tuyển, phải kể hai nàng Khách Thích Bí và Tháp Cố Phi là được sủng ái hơn hết. Nhưng khi nhìn thấy bọn Phiên vương của các bộ lạc đem vợ con theo đều là những trang tuyệt thế giai nhân, phục sức lại có vẻ phong lưu tình tứ hơn người, hơn nữa còn có thêm bọn gái phương Tây da dẻ trắng toát, phong độ lạ lẫm, thì chẳng hiểu tại sao ngài đâm ra chán ngấy bọn phi tần mỹ nữ của mình. Thế là ngài ngắm bảo Hoà Khôn đưa tin ra nói hoàng đế Trung Quốc nhận lụa, ngọc, đàn bà của người Tây phương dâng, nay ngọc, lụa đã có, chỉ còn thiếu gái. Bởi thế, ngài cần chọn vài cô gái ngoại phiên tại hành cụng đế sớm hôm hầu hạ và truyền đạt cho ngài nghe những phong tục lạ kỳ nơi quốc ngoại.

Hoà Khôn nhận được chỉ ý ấy, sung sướng như điên. Khôn tức tốc về trướng phủ, họp bọn mạc hữu thân tín lại để bàn tính. Bọn mạc hữu bèn dâng kế; một mặt phái người đi tứ xứ tuyển chọn gái đẹp ngoại phiên, một mặt xây cất ngay một toà nhà gọi Liệt Diệm quán bên trong hành cung.

Nửa năm sau, quản xây cất xong thì người từ khắp nơi cũng đã đưa về đủ số. Hôm đó, Càn Long hoàng đế cho triệu bọn gái đẹp vào bệ kiến tại Như Y châu. Như Y châu vốn là nơi mưa vui của hoàng đế với bọn phi tần. Tại nơi này có một nhà gương bốn mặt, một tấm thân soi vào gương tức khắc hoá thành mấy chục tấm thân nhìn rõ mồn một ở khắp bốn phía.

Hoàng đế truyền lệnh cho các cô gái vào bệ kiến trước bửu toạ, quan sát rất kỹ lưỡng. Cứ mỗi lần đưa một cô vào bệ kiến là một lần mụ quản sự trong cung phải bước tới, cởi bỏ hết quần áo của cô ta, sờ sẫm kiểm soát cẩn thận khắp người rồi mới cho vào gần ngự toạ. Lại còn có bọn bảo mẫu chỉ bảo cách thức quỳ lạy. Bọn gái đẹp có cô tô son điểm phấn rực rỡ, có cô lại trang điểm nhã nhặn. Đây là lần đầu họ được gặp thiên nhan nên có vẻ vừa sợ vừa thẹn.

Hoàng đế tươi cười vui vẻ, thân mật hỏi chuyện từng cô cô nào không hiểu tiếng, tức thì thông sự nữ qua đứng bên cạnh dịch lại ngay. Khi thấy cô nào vừa ý, Ngài liền giơ tay ra ôm lấy, kéo lại gần mình rồi ngắm nghía từ mặt cho đến tay đến chân. Trong bọn gái này, Nhật Bản có một cô tuyệt trần tên gọi là Thiên Đại Tử. Ấn Độ có một cô cao dong dỏng, hết sức hoạt bát. Tây Dương có một cô da trắng mịn màng, người trẻ như măng ai nhìn thấy cũng phải động tình.

Đêm đó, Càn Long hoàng đế cho giữ ba cô này lại Như Y châu, rồi liền bảy ngày đêm chẳng thả ra. Sau đó, một đạo thánh chỉ hạ xuống, phong cô gái Tây Dương làm đệ nhất phi của Liệt Diệm quán, cô gái Thiên Đại Tử làm đệ nhị và cô gái Ấn Độ làm đệ tam phi. Xếp đặt xong cho ba cố gái tuyệt sắc này rồi, hoàng đế mới đi khắp Liệt Diệm quán để lâm hạnh cho bằng hết những nàng mỹ nữ còn lại.

Liệt Diệm quán còn gọi là Ngư Đài hành cung quán, gồm có mười mấy toà nhà, cứ mỗi toà đặt một mỹ nhân. Ngay tại giữa xây một toà nhà lớn gọi là Thưởng Diệm hành cung. Hằng ngày, hoàng đế ngự trong hành cung này, rồi cho gọi người đẹp lần lượt lâm hạnh.

Trong số mỹ nữ, có vài cô không quen, xấu hổ quá, lặng lẽ trốn ra sau viện thắt cổ chết. Viên quản sự thái giám tâu hoàng đế rõ rồi khiêng xác ra ngoài vườn sau chôn đi. Cũng có khi cao hứng, hoàng đế bèn tự thân tới nhà từng cô để thưởng ngoạn. Cách trang hoàng ở đây đều bắt chước theo cách trang hoàng nơi quê hương bản quán từng nàng. Cũng có lúc người đẹp mớ ước một món ăn hoặc một vật dụng nào đó của quê hương mình, tức thì Hoà Khôn cho bọn dịch tố, dù xa xôi ngàn dặm, đi kiếm mua cho bằng được đem về.

Càn Long hoàng đế khoái nhất là tới nhà đệ nhị phi tử. Toà nhà băng gỗ, có cửa sổ giấy sạch sẽ như lau như ly, không một chút bụi bặm. Bước chân vào là đã thấy giường. Khi vào nhà, ngài cởi giày rồi nằm ngay ra giường, ôm lấy Thiên Đại Tử mà vui vẻ.

Về sau, đệ nhất phi biết được chuyện này, trong lòng ghen tức lắm. Nàng bèn rình lúc hoàng đế không có mặt, chạy sang nắm đầu Thiên Đại Tử đánh lộn một trận nên thân. Hai ngòi lửa giận lên tới cùng độ, vật nhau ở trên giường y như hai con thú. Bọn cung nữ vội chạy đi cấp báo. Hoàng đế đích thân chạy tới, quát bảo thôi, rồi nắm tay đệ nhất phi kéo về nhà riêng của nàng.

Toà nhà của đệ nhất phi trang trí theo kiểu Tây Dương. Nàng đích thân làm bếp nấu món ăn dâng lên hoàng đế, quả có một hương vị đặc biệt. Hoàng đế ở lại đây luôn một hơi ba ngày ba đêm. Qua đêm thứ ba, giữa lúc đang yên giấc bên cạnh người đẹp, bỗng Thiên Đại Phi tay cầm một con đao nhọn nhảy vào. Nàng Tây Dương phi chưa ngủ, vội đưa tay ra gạt đỡ. Không ngờ con "Đông dương thích đao" nhọn sắc có tiếng, đã chém đứt mất cánh tay phải của Tây Dương Phi.

Càn Long hoàng đế thấy vậy cả kinh thất sắc. Bọn nội thị chạy tới bắt ngay Thiên Đại Phi. Hoàng đế giận lắm, quát bảo thị vệ đẩy ra ngoài cung chém vắt ngang hông chết.

Việc này chẳng mấy chốc vang động khắp cung vi, nàng Xuân A Phi biết chuyện, vội tới bệ kiến hoàng đế, khuyên ngài:

- Bọn mỹ nhân vốn người Tứ Di, tính tình man rợ chưa thuần… Hoàng thượng là thân vạn thặng cần phải bảo trọng, chớ có quá ư lưu luyến khiến xảy ra tai hoạ phi thường.

Càn Long hoàng đế nghe lời khuyên này có tình có nghĩa ngài thấy Xuân A Phi, bất giác nhớ lại mối tình xưa, bèn lại về cung của nàng để lâm hạnh. Từ đó, đối với Liệt Diệm quán, Ngài có vẻ nhạt tình đi nhiều lắm.

Hồi đó, trời đã tàn đông. Qua mùa xuân sang năm có hai việc lớn xảy ra, Ngài không thể không quay về kinh.

Việc thứ nhất là là Quân Vương làm lễ Đại hôn. Trước khi làm lễ cưới chính thức, Vương đã lấy vài nàng phi rồi.



Vương vốn là một vị hoàng tử được hoàng đế cưng chiều nhất. Bởi vậy, ngài đặc thưởng cho Vương một toà Quận Vương Phủ. Bên trong phủ, nhà cửa phòng buồng hết sức rộng lớn, trần thiết đẹp đẽ.

Ngày lễ Đại hôn đã tới đây là ngày náo nhiệt vui nhộn nhất. Nàng Hỉ Tháp Lạp xinh đẹp tuyệt trần, nên hai vợ chồng tình nghĩa mười phần khăng khít.

Năm đó có lễ Đại hôn của Gia Quân vương nên hội chợ trong cung được phép kéo dài mãi tới tháng ba, Càn Long hoàng đế hằng ngày đưa cô con dâu mới cùng mấy phi tần sủng ái ra phố du ngoạn.

Lúc này Hoà Hiếu Cố Luân công chúa đã mười sáu tuổi.

Hoàng đế cưng quý nàng hết sức nên cũng cho nàng đi theo, ngày ngày dạo chơi ngoài phố buôn bán. Công chúa là người rất hoạt bát, nói năng lại lanh lẹn. Hoàng thượng thường giữ nàng lại, cha con trò chuyện cười vui với nhau.

Lúc đó Hoà Khôn cũng có mặt. Mới đầu Công chúa nhìn thấy Khôn, không khỏi e lệ mắc cỡ. Càn Long bảo nàng bái kiến nhạc gia. Từ đó về sau mỗi khi công chúa thấy Hoà Khôn nàng đều thưa là ông gia. Khôn cũng hay nán lại để trò chuyện cười vui với cô con dâu tương lai của mình.



Có một hôm, Hoàng đế dắt tay công chúa đi dạo phố, Hoà Khôn cũng có mặt bên cạnh. Nàng liếc nhìn thấy trong tiệm có treo một chiếc áo choàng lớn màu hồng rất đẹp. Nàng thích lắm, nói nhỏ với cha. Nhưng hoàng đế cười, bảo nên hỏi ông gia của nàng. Hoà Nhân nghe nói, vội chạy vào tiệm, bỏ luôn hai mươi sáu lạng bạc để mua áo rồi tự tay mình cầm khoác lên vai cho công chúa.

Hôm đó, công chúa ăn mặc kiểu con trai. Thêm chiếc áo choàng dài vào, nàng càng tỏ ra xinh đẹp lạ thường. Mặt nàng đầy đặn như trăng rằm mùa thu rực sáng, môi nàng hồng hồng chẳng kém gì những cặp môi tô son thắm. Càn Long hoàng đế cười nói:

- Phò mã của mày đẹp chẳng khác gì đứa con gái. Còn mày lại giống hệt như con trai!

Công chúa nghe nói, mắc cỡ quá cúi gầm mặt xuống, và im lặng chẳng nói lời nào. Hoàng đế lại cười nói:

- Hà! Hà! Hôm nay tại sao con chim oanh lại thôi hót rồi?

Công chúa nghe đoạn, giấu môi nguýt một cái, vội quay mình bỏ chạy đi nơi khác mất hút…


Hồi 93: Lấy vợ mà không được ở với vợ


Hội chợ đóng cửa. Càn Long hoàng đế vội mang Tứ khố mục lục ra xem xét. Tổng toàn đại thần lúc đó là Kỷ Hiểu Phong. Hoàng đế muốn nhờ Phong làm lời tựa thay mình, nhưng lại sợ có người biết. Bởi vậy, ngài giữ Phong ở lại trong ngự thư phòng.

Hai người thường bàn luận biến chế phải thế nào. Không ngờ Kỷ Hiểu Phong tuổi tuy đã đến sáu chục nhưng trời sinh ra vốn dương thế, một ngày không có gái thì tay chân rã rời, toàn thân như người bệnh nặng, không làm được chuyện gì nữa. Phong ở lại trong cung đã tới ngày thứ tư, đêm nào cũng nằm một mình vò võ. Phong cảm thấy xương cốt toàn thân đau mỏi nhừ dần, gân cốt giật lên thon thót từng hồi.

Hôm đó đúng vào ngày thứ tư. Cặp con ngươi của Phong như muốn bắn ra ngoài, mắt Phong nổi đầy gân đỏ. Lạ nhất là suốt ngày hôm đó, Phong cứ cong lưng khom người lại, chẳng dám đứng thẳng lấy một phút, Càn Long hoàng đế thấy vậy lấy làm lạ, bèn hỏi Phong đau bệnh gì thì Phong hoảng quá bò rạp xuống đất, dập đầu lia lịa rồi tự thú rằng mình một ngày mà không có đàn bà thì chẳng làm ăn được gì hết. Càn Long hoàng để nghe nói ha hả cười lớn, rồi đưa tay đỡ Phong dậy, bảo cứ yên nghỉ tại thư phòng cho hết ngày đã.

Hôm đó, theo thường lệ thì có mấy tên thái giám dọn giường trải nệm cho Phong. Nhưng đêm nay lại không phải chúng mà là hai cô cung nữ tuyệt sắc giai nhân. Mỹ nhân vừa thấy Phong, quỳ xuống làm lễ ra mắt. Phong đột nhiên thấy chuyện lại tay chân như co rúm lại, chẳng biết đặt vào đâu. Hai cô cung nữ làm lễ xong, cười tủm tỉm bắt tay vào việc dọn giường trai nệm ngay. Phong vội cản lại nói: "Không dám làm phiền hai nàng", nhưng người đẹp làm bộ như không nghe thấy, cứ thoăn thoắt làm. Dọn giường trải nệm xong, một cô thì dắt Phong lên giường, còn một cô thì đưa tay cởi thắt lưng của Phong. Báo hại Phong sợ quá, vừa thụt lùi vừa rên rỉ:

- Ấy chết! Chớ, chớ mà! Hoàng thượng mà biết thì chết cả! Tội đó liệt vào hàng khi quân đấy. Tính mạng các cô đã không giữ được thì cái mạng già này giữ làm sao nổi chứ?

Hai cung nữ lờ đi như không biết đến lời Phong, cứ xúm lại kéo Phong lên giường và liếc nhau cười ngặt nghẹo.

Kỷ Hiểu Phong lúc đó tiến thoái lưỡng nan. Muốn trốn nhưng trốn vào đâu? Nói nhiều lại sợ ầm lên, thế là Phong dành để mặc cho hai cô duyên dáng, đẹp như hoa xinh như mộng kia muốn làm gì thì làm.

Hai cô cung nữ miệng vẫn cười như nắc nẻ hè nhau cởi tuột hết quần áo của Phong, bế thốc Phong lên giường. Phong cứ tưởng xong xuôi cả hai sẽ bỏ ra ngoài ai ngờ họ đã không đi mà lại còn gỡ bỏ trâm vàng vòng ngọc rồi cởi luôn y phục, cùng nhau ngồi cạnh giường Phong, như có ý chui vào trong chăn của Phong.

Kỷ Hiểu Phong đến lúc này không thể nín được nữa, bèn nhỏm dậy ngồi lùi mãi tận cuối giường chắp tay lạy lấy lạy để hai cô rồi ấp úng lên tiếng:

- Xin hai cô ra ngoài ngay cho. Việc này quả thật nghìn không được, muôn cũng không được đâu. Hai cô hãy thương cho tôi, vốn kẻ đọc sách cùng khổ, cố leo mãi tới địa vị Đại học sĩ thực đâu có phải dễ. Chuyện hôm nay xảy ra, rồi ngày mai bị đuổi ra khỏi cung, há chẳng phải là hỏng hết ư? Không những công danh tính mạng của tôi tan tành hết, mà danh tiết của hai cô trẻ đẹp như hoa như mộng thế kia cũng hoàn toàn mất sạch. Hơn nữa, bọn ta đều biết có đêm nay rồi ngày mai tính mạng đều không còn cả, như vậy thì ích lợi gì. Mong cầu hai vị cô nương tha cho cái mạng già này. Nhân lúc còn chưa có ai biết, hai cô hãy lặng lẽ ra đi. Nếu không, chuyện vỡ ra mọi người đều biết thì nguy lắm!

Mặc cho Phong muốn nói gì thì nói, van xin gì thì van xin, hai cung nữ vẫn làm theo ý mình.

Kỷ Hiểu Phong không biết làm cách nào hơn là học lối nhập đình của các vị lão tăng, đôi mắt nhắm nghiền lại, mắt đối mũi, mũi đôi tâm, nằm thẳng cẳng mong ngủ thiếp đi.

Nhưng khốn một nỗi cho Phong là mùi hương thơm ngào ngạt của son phấn cứ thốc vào mũi Phong từng hồi từng trận, khiến Phong có muốn ngủ cũng chẳng được nào…

Giữa lúc đang cùng quẫn muôn phần, Phong bỗng nghe có tiếng hô ngoài cửa sổ:

"Vạn tuế gia có chỉ. Nghĩ rằng Kỷ Hiểu Phong tuổi già, vốn là người, há không rõ điều ấm lạnh. Bởi thế ta đặc thưởng cho ngươi cung nữ hầu hạ bầu bạn ngay tại ngự thư phòng, để tỏ sự chí tình của Trẫm đối với một lão thần. Khâm thử
".

Nực cười nhất là ông già họ Kỷ mình trần trùng trục, bò lốm ngổm dưới đất nghe thánh chỉ. Khi nghe xong, Phong tạ ơn, lòng lúc đó mới yên. Tất nhiên đêm hôm đó tha hồ thoả thích ngày mai khỏi phải cong lưng khom người sợ thất lễ với thánh thượng.

Qua hôm sau, Kỷ Hiểu Phong thức dậy mắt tỉnh như sáo, tinh thần xem ra minh mẫn lạ thường. Càn Long hoàng đế bước vào thư phòng, Phong lại một lần nữa quỳ xuống tạ ân.

Hoàng đế cười hỏi:

- Thế nào? Hai con cung nữ ấy, không chán chứ?

Phong lại dập đầu lia lịa tạ ơn. Từ đó, hai cô cung nữ xinh đẹp suốt ngày ở bên cạnh Phong hầu hạ trong ngự thư phòng, khi thì thêm hương rọc giấy, khi thì dọn giường trải nệm. Đến khi Phong soạn sách đã xong, ra khỏi cung, Càn Long hoàng đế bèn ra lệnh cho Phong đem cả hai cô về nhà để làm dì hai, dì ba. Do chuyện này, người Bắc Kinh hồi đó đều nói Kỷ Hiểu Phong vâng chỉ lấy thiếp. Bà Kỷ thái thái (vợ cả) nghe dư luận đồn rầm nhưng còn biết làm sao được.

Bây giờ đến chuyện Hoà Hiếu công chúa lấy chồng. Kinh thành lại được một dịp náo nhiệt ghê gớm. Một toà phủ phò mã hết sức đồ sộ do hoàng đế ban thưởng, được xây cất tại đường lộ lớn Đông Đại nhai. Trong phủ trang hoàng cực kỳ đẹp đẽ. Hoà Khôn lại giàu có nên ngấm ngầm thêm ba mươi vạn lạng bạc kiến trúc một toà hoa viên lớn ngay trong phủ phò mã.

Theo định lệ của cung nhà Thanh, thì công chúa dù đã lấy phò mã nhưng hai vợ chồng ít khi được gặp mặt nhau. Công chúa thì ở trong nội viện, phò mã lại ở ngoài ngoại viện. Hoà Khôn sợ con mình ở ngoại viện buồn bã nên mới cho kiến trúc toà đại hoa viên, lâu đài tráng lệ nguy nga vào bậc nhất.

Đến ngày vui mừng nhất đời của mình, công chúa từ biệt hoàng thượng, hoàng hậu và mẹ đẻ là bà Nguỵ Giai Thị, bước ra khỏi cung về phủ phò mã.

Hai vợ chồng Hoà Khôn đứng trước mặt cô con dâu làm lễ triều bái xong, bèn mở tiệc mừng. Trong phủ náo nhiệt đủ ba ngày. Tả hữu thân cận của công chúa có bảo mẫu, thị nữ hầu hạ. Nàng công chúa này hết sức hoạt bát lanh lẹn. Nàng thấy sau khi làm lễ động phòng hoa chúc, phò mã phải ở luôn mấy chục hôm ngoài ngoại viện không được gặp mặt, bèn dặn dò bọn thị nữ đi tuyên triệu phò mã vào nội viện. Nhưng mấy bà bảo mẫu ngăn lại, nói đó là quy củ của triều đình, công chúa không được tuyên triệu một cách dễ dàng như vậy. Công chúa nghe xong đành vậy không biết làm cách nào chỉ còn nhẫn nại chờ đợi…

Ba tháng trôi qua. Công chúa lại cho thị nữ đi tuyên triệu phò mã. Lần này cũng bị bọn bảo mẫu ngăn cản, còn trách nàng là không biết xấu hổ. Nàng tức đến phát khóc lên. Nàng muốn vào cung tâu rõ việc này với phụ hoàng, nhưng một khi đã xuất giá đâu có dễ gì mà vào cung được. Hơn nữa chuyện vợ chồng tư riêng thì biết nói với cha mẹ ra sao. Rắc rối mãi, rút cuộc phò mã phải bỏ ra năm ngàn quan tiền lo lót với bọn bảo mẫu, lúc đó mới được phép vào nội viện, vợ chồng gặp gỡ đoàn viên.

Từ đó, cứ mỗi lần hai vợ chồng công chúa muốn gặp nhau, bị bọn bảo mẫu ngăn cản thì lại phải cho ít tiền mới được phép. Đấy là điều bực bội nhất của các cô công chúa nhà Thanh.

Càn Long hoàng đế năm đó đã hơn sáu chục tuổi. Chuyện nữ sắc tất nhiên kém hẳn trước một bực, cho nên ngài chỉ còn thích có đi vi hành mà thôi. Những lúc rảnh việc, ngài thường cùng bọn nội giám và cung nữ, ăn mặc thường dân, lén ra khỏi cung đi khắp đó đây du ngoạn.

Hồi đó có một người tên gọi Dương Thuỵ Liên, vốn thân thích với Lương Thi Chính. Liên thường dựa thế Lương Thi Chính là đại thần thân tín của hoàng đế, thỉnh thoảng lên kinh tới nhờ vả hết việc này đến việc nọ. Chính ngại Liên là người kém cỏi thô lậu, chẳng có học vấn bao nhiêu. Sở trường của Liên chỉ đặc biệt là chữ y rất đẹp. Chân, thảo, triện, lê tất cả bốn chữ, kiểu nào cũng đều tuyệt cả. Chính bèn đưa Liên đến quán Tây Thanh cồ giám giới thiệu và xin cho Liên được sung chức tả quan (viên quan chuyên môn về việc viết sách).

Dương Thuỵ Liên từ khi nhận việc trong quán này, mẫn cán tích cực lắm. Vào những lúc nghỉ, như người khác thì đi chơi cho thoả nhưng Liên lại vùi đầu vào việc viết chữ.

Hôm đó, đúng vào mười ba tháng tám, mọi người trong quán đi hết, chỉ còn có một mình Liên ngồi lại. Bỗng từ bên ngoài, một ông lão vẻ mặt nghiêm nghị bước vào, nhìn Liên rồi gật đầu mỉm cười. Liên chẳng biết người đó là ai song tự biết rằng chức vị mình quá nhỏ thấp, Liên đứng dậy đón tiếp ông lão ngồi xuống, tựa vào cửa sổ, hỏi Liên:

- Bọn họ đi đâu cả rồi?

Dương Thuỵ Liên đáp:

- Hôm nay mười ba. Bọn họ…

Ông lão lại hỏi:

- Tại sao ngươi không đi?

Liên lại đáp:

- Mọi người đi hết cả, ví thử nội đình có việc cần viết chỉ truyền ra, thì lúc đó biết kêu ai được? Bởi vậy tôi tình nguyện ở lại đây trông coi.

Ông lão gật đầu khen tốt. Lại nói:

- Người làm việc chăm chỉ cần mẫn, nhưng e rằng công danh khó được như vậy.

Ông lão lại hỏi thêm họ tên quê quán của Liên. Liên cứ thật nói hết, chẳng giấu một điều nào. Giữa lúc hai người còn đang trò chuyện, bỗng thấy mười mấy tên thái giám hốt hốt hoảng hoảng chạy tới, bò rạp xuống mặt đất nói:

- Thỉnh vạn tuế hồi cung.

Dương Thuỵ Liên đến lúc này mới biết ông lão đó chính là đương kim hoàng đế Càn Long, bèn vội vàng quỳ xuống dập đầu liên tiếp, mãi đến khi ngài đã xa rồi mới dám đứng dậy.

Qua ngày thứ hai, Liên tới nhà Lương Thi Chính. Chính lúc đó còn tại triều, phải đợi một lúc mới về tới. Vừa thấy Liên, Chính đã khì khì cười, mau miệng bảo:

- Lão huynh, vận tốt đã tới rồi. Hôm nay trước mặt đệ, hoàng thượng đã khen lão huynh làm việc cần mẫn, chữ viết đẹp, nên đã hạ thánh chỉ khâm tứ bằng cử nhân, bổ lão huynh đi tri huyện Tương Đàm rồi đó.

Thật là cái mừng khôn xiết tả cho Dương Thuỵ Liên! Sung sướng quá, Liên vội khom mình chắp tay, lạy Lương Thi Chính, kính cẩn nói:

- Đa tạ đại nhân tài bồi!

Vài ngày sau, quả nhiên thánh chỉ hạ xuống, bổ Liên đi tri huyện Tương Đàm!

Nhưng không ngờ sau khi đi làm tri huyện, Liên đâm ra tham nhũng, ăn hối lộ, lôi thôi bê bết quá, đến nỗi tên tuổi bại hoại hết cả. Điều tiếng bay cả về tới kinh, đến cả bọn ngự sử trong triều cũng biết nữa. Thế là họ dâng lên một bản sớ. Rồi tuần phủ Hồ Nam cũng tiếp thêm một tờ sớ nữa. Sớ dĩ tuần phủ Hồ Nam cũng ghét Liên, chỉ tại Liên không chịu viết chữ giúp, khiến ông ta căm giận mà móc ra. Cả mấy bản sớ đều nhằm vào chuyện tham lam, nịnh bợ, trái phép.

Nào ngờ Càn Long hoàng đế khi thấy các bản sớ kể tội này, phì cười rồi bảo:

- Dương Thuỵ Liên vốn người thực thà chất phác, trẫm biết đã quá rõ. Bọn họ dù có tấu đi nữa, trẫm cũng chẳng chuẩn y đâu!

Về sau, Lương Thi Chính sợ liên luỵ tới mình bèn ngầm viết thơ cho Liên khuyên y cáo lui đi là hơn.

Hồi 94: Thập Toàn Đại Võ Công Kỳ

Càn Long hoàng đế có cái tính kỳ là hễ đã yêu quý ai thì dù kẻ đó có làm bậy mà chính mắt ngài thấy cũng vẫn không tin, vẫn chẳng trừng phạt, ví dụ trường hợp của Dương Thuỵ Liên vừa kể trên… Nhưng cái người mà ngài tin hết mức, phải nói là Hoà Khôn.

Hoà Khôn càng về già càng tham. Khôn sai gia đinh thân tín xuống vùng Giang Nam, Hồ Quảng để hạch sách khảo tiền.

Các quan tuần phủ, tổng đốc đón rước gia đinh của Hoà tướng quốc không khác gì đón rước hoàng đế. Tin đó bay về tới kinh đô, nhưng các quan ngự sử đố ông nào dám ho he nói tới.




Duy chỉ có mình Lưu tướng quốc kể tội Khôn ra bên ngoài đòi hối lộ, tham lam lường gạt, khảo tiền ra sao, bất pháp thế nào…

Càn Long hoàng đế xem xong, bỗng cả giận, nói Lưu tướng quốc có ý khiêu khích, bèn cho gọi vào, chỉ trích. Lưu tướng quốc dập đầu tạ tội rồi rút lui, lòng bực tức đến cùng độ, bao nhiêu râu ria hình như muốn dựng ngược lên hết.

Gia Quân vương vốn kính trọng Lưu tướng quốc, biết chuyện này vội tới khuyên nhủ, mãi lâu sau ông mới vơi bớt được nỗi buồn bực. Nói đến Hoà Khôn, Gia Quân vương cũng nghiến răng bảo:

- Cái tên gian tặc ấy, thế nào Tiểu vương cũng có ngày trị tội hắn.

Thế là sau đó, vương cho người lặng lẽ đi về các tỉnh dò hỏi, điều tra tất cả những chuyện bọn gia đinh của Hoà Khôn tham nhũng hối lộ, mua quan bán tước như thế nào, rồi ghi hết vào sổ sách để hỏi tội Khôn sau này.

Điều buồn cười nhất là Khôn y như người nằm trong trống, chẳng hiểu một tý gì. Khôn thấy hoàng đế yêu quý Gia Quân vương, thì y cũng ngày ngày ca tụng nịnh nọt bên tai hoàng đế, nào Vương trung, nào Vương hiếu, nào Vương chăm học v.v. Càng nghe Càn Long hoàng đế càng thích thú. Ngài bèn bàn với Hoà Khôn, cho mình còn dư được ít tuổi trời cần hưởng cảnh nhàn lạc, nên sớm truyền ngôi lại cho Gia Quân vương. Hoà Khôn nghe lời Càn Long hoàng đế, vội đem hết lời lẽ hùa vào. Y nghĩ rằng lúc này mình giúp Vương thì tất sau này khi lên ngôi Vương phải coi mình như vị khai quốc công thần, như vậy quyền thế của y chắc chắn bền vững mãi muôn đời.

Càn Long hoàng đế tuy đã có chủ ý nhưng vì bọn hoàng tử đông lắm, nếu tuyên bố ra e có chuyện loạn mất. Bởi thế ngài dặn dò Hoà Khôn phải giữ bí mật, đến khi được phép mới hay.

Năm đó Càn Long hoàng đế lên ngôi đã được 57 năm. Phải tới 60 năm thì thánh chỉ nhường ngôi mới có thể hạ xuống được. Ngài cho dọn dẹp sửa sang lại cung Dục Khánh rồi bảo Gia Quân vương đem gia quyến vào ở. Muốn tránh tiếng, ngài tự tay viết ba chữ Kế Đức Đường vào một tấm biển, ban cho Gia Quân vương đem treo trước cửa cung. Đó chính là ngài đã có ý ngầm truyền ngôi cho Gia Quân vương rồi đấy!

Gia Quân vương thấy phụ hoàng hao phí tâm lực khá nhiều cho mình, không biết đó là phúc hay hoạ, nhưng lại không tiện hỏi. Giữa lúc bàng hoàng nghi hoặc ấy, bỗng được tin Hoà tướng quân muốn gặp. Gia Quân vương thấy Khôn chỉ là một tên thái giám đáng ghét nên chẳng ưa, hằng ngày ít khi qua lại thăm hỏi. Nay nghe nói đích y thân lại Vương phủ xin gặp, trong lòng Vương cảm thấy lạ. Nhưng y vốn là một vị đại thần thân tín bậc nhất của phụ hoàng thì chẳng lẽ lại coi thường, bời thế Vương đành phải ra tương kiến.

Hoà Khôn thấy Gia Quân vương, vội tiến lên vài bước, khom mình lạy một lạy.

Sau đó Khôn lấy từ trong tay áo một viên ngọc như ý rồi hai tay dâng lên. Vương đỡ lấy viên ngọc, lòng càng thấy lạ hơn nữa. Thì ra, hồi đó quy củ của cung Thanh như vầy; phàm bọn gái đẹp được chấm làm phi tử, hoặc bọn phi tử được chấm phong hoàng hậu, người tới mừng không tiện nói ra, bèn dùng cách dâng một viên ngọc như ý, vừa để tỏ ý chúc mừng, vừa tỏ ý tới báo ngầm một tin mừng. Hoà Khôn tới dâng ngọc như ý là tỏ ý báo ngầm một tin mừng cho Vương và còn chủ ý lấy lòng Vương nữa. Gia Quân vương bèn nói:

- Tiểu vương có chuyện gì đáng mừng khiến được tể tướng tặng ngọc vậy?

Khôn lại khom mình lạy một lạy nữa, rồi khéo léo trình bày:

- Vương gia còn chưa hiểu gì nữa sao? Hiện hoàng thượng đã định xong việc truyền ngôi cho Vương gia rồi. Nếu không tin Vương gia chỉ cần xem ba chữ Kế Đức Đường do chính tay hoàng thượng viết, nhất là chữ Kế thì đủ rõ. Hôm qua hoàng thượng đã bàn tính với hạ quan là chờ đến sáu chục tuổi, ngài sẽ truyền ngôi lại cho Vương gia. Đưa Vương gia vào ở trong cung nội là sửa soạn tương lai đấy!

Gia Quân vương nghe đoạn trong lòng tuy mừng rỡ nhưng thấy mình không được nghe hết chuyện cơ mật nơi cung đình, nên lại càng chán ghét Khôn. Dù vậy mặc lòng, Vương lúc này tất nhiên vẫn phải nói đôi ba lời cảm tạ rồi tiễn Khôn ra về.

Quay vào cung, Gia Quân vương lẩm bẩm một mình, chửi rủa tên giặc già gian xảo định tới mua chuộc, rồi ra y sẽ biết thủ đoạn của Vương. Trong lúc đó, Hoà Khôn đi từ Dục Khánh cung ra, lòng cứ tưởng mình đã cấu kết được với Tân hoàng đế rồi thì lộc vị mai sau còn có gì đáng lo nữa. Khôn nghĩ tới tương lai rồi lại nhớ tới quá khứ. Y nhớ tới cái ân sủng của hoàng đế mà kính mà trọng, nay ngài thoái vị lẽ nào mình lại không tính cách để báo lại ơn đức trong muôn một. Thế là khi quay về tới phủ, Khôn đem ý mình ra bàn với bọn mạc hữu. Trong số đó có một người tên gọi Hồ sư gia dâng kế nói:

- Đương kim hoàng thượng vốn thích làm những công việc được tiếng là vĩ đại, nay ngài truyền ngôi lại cho thái tử là có ý muốn bắt chước theo Nghiêu, Thuần nhường ngôi, chi bằng tướng gia dâng một tờ sớ, trước hết ca tụng công đức của hoàng thượng, sau đó xin giao cho Hàn lâm viện biên soạn một bản kỷ yếu ghi rõ công lao của ngài để làm cái kế lưu truyền vạn đại.

Hoà Khôn nghe Hồ sư gia nói, bất giác vỗ tay khen tuyệt! Sau đó Khôn giao cho Hồ viết ngay. Qua ngày hôm sau, Khôn bước lên điện dâng sớ. Tờ sớ ý nói như sau:

"Hoàng thượng lên ngôi đã sáu mươi năm, trong nước yên ổn, công nghiệp khải hoàn vũ, nên cử hành Khánh chúc đại điển lục thập châu niên đăng vị, sai Nội các hàn lâm viện biên soạn sách kỷ yêu ghi công đê hiểu dụ thiên hạ, truyền mãi muôn đời"
.

Càn Long xem tờ sớ tỏ ý do dự. Văn võ bá quan, anh nào lại chả muốn nhân cơ hội này mà lấy lòng hoàng đế. Bởi thế tất cả đều hùa theo Hoà Khôn tâu xin hoàng đế cử hành lễ Khánh chúc đại điển và giao cho các văn học đại thần soạn sách kỷ yếu ghi công.

Sau đó Hoà Khôn còn dâng lên một tờ sớ nữa, ca ngợi Hoàng thượng từ khi lên ngôi tới nay có mười chiến công.

Mười chiến công ấy đều là do cơ trí xếp đặt của Hoàng thượng, ân uy đều dùng, do đó nên giao cho Hàn lâm viện đem mười chiến công ấy ghi chép kỹ lưỡng và rõ ràng. Mặt khác mong trăm quan văn võ cùng dâng tôn hiệu gọi là "Thập Toàn Đại Đế".

Thế là một đạo thánh chỉ hạ xuống, giao việc ghi công đó cho Hoà Khôn và Kỷ Văn Đạt chủ trì, truyền cho Hàn lâm viện tại Nam Thư trại trình bày ghi chép cấn thận, nhưng không được quá phô trương, còn việc tôn hiệu thì khỏi bàn tới.

Tiếp được thánh chỉ, bọn văn học đại thần này vội bắt tay vào việc. Đích thân Càn Long hoàng đế cũng thường tới Nam Thư trại để xem xét. Nhóm Nam Thư trại lấy Kỷ Hiểu Phong làm đầu. Phàm những việc ra vào ngồi đứng của hoàng đế thảy đều do Phong phục vụ cả.

Qua đến mùa hạ, khí trời nóng bức, bộ "Kỷ công thư" cần phải được hoàn thành. Tính Phong vốn sợ nóng, song phải trông coi việc biên soạn nên đành chịu, hằng ngày đều phải tới Nam Thư trại để đôn đốc.

Trời về chiều. Phong biết lúc này hoàng đế sẽ không ra xem nữa, nên ông leo lên giường cao ngồi ngất ngưởng, cởi bỏ cả áo lót, để mình trần trùng tục rồi cầm chiếc quạt lớn quạt lấy quạt để, miệng thì gào:

- Nóng quá! Trời! Nóng quá!

Có một hôm, ông cởi bỏ hết áo lót, quấn tóc quanh đỉnh đầu, ngồi ngất ngưởng trên giường. Bỗng nghe từ bên ngoài có tiếng kêu la, biết ngay là hoàng đế tới. Bọn Hàn lâm vội vàng đứng cúi đầu im phăng phắc. Duy chỉ có ông đang ở trần, không biết trốn nấp vào đâu, đành chui tọt vào gầm giường, im hơi lặng tiếng trong đó.

Một chuỗi tiếng giầy bước ngang qua. Ông nghe tiếng hoàng đế nói chuyện với Hoà Khôn rồi Hoà Khôn ca tụng những chiến công của hoàng đế. Ông cũng nghe hoàng đế dặn là khi soạn xong bộ sách Kỷ yếu ghi công thì soạn ngay tới bộ Lục tuần Giang Chiết (sáu lần đi tuần du miền Giang Nam, Chiết Giang) khởi đầu từ năm Càn Long thứ mười sáu Tân Mùi, đến năm thứ bốn mươi chín Giáp Thìn, phụng thái hậu du hành bốn lần, đưa các hoàng tử du hành hai lần, năm Tân Mùi và năm Đinh Sửu hai lần đi xem xét việc đắp đê ven sông. Năm Nhâm Tý định thanh khẩu thuỳ chi, năm Giáp Thìn sửa đổi đào trang hạ lưu. Năm Canh Tý đi quan sát Hải Ninh, thạch đường (bờ đê đá) Năm Giáp Thìn đi làm tiếp đê đá tỉnh Chiết Giang.




Đấy là nội dung của bộ sách Lục tuần Giang Chiết mà hoàng đế giao cho Hoà Khôn và Kỷ Hiểu Phong hai người đôn đốc bọn quan Hàn lâm cố tâm biên soạn kỹ lưỡng, nhưng chỉ nên có gì viết nấy chứ không được quá phô trương. Hoàng đế nói xong, ông nghe Hoà Khôn miệng thưa "Lĩnh chỉ". Chưa hết, ông còn nghe hoàng đế hỏi Kỷ Hiểu Phong đi đâu, ai đó tâu là có việc phải đi, lát nữa mới quay lại. Càn Long hoàng đế lại hỏi:

Bộ sách Kỷ công thư đó đặt nhan đề chưa?

Hoà Khôn đáp:

- Tạm thời đặt tựa là "Thập toàn đại võ công ký".

Càn Long hoàng đế nghe xong, phá lên cười, nói:

- Nếu nói vậy thì Trẫm bèn xưng là "Thập toàn lão nhân" cho hợp!

Sau đó, ông lại nghe tiếng chân ngài bước xuống sàn nhà, chạy tới các án thư lớn, thuận tay giở hết bản thảo này tới bản thảo nọ.

Lúc đó, trong phòng lặng ngắt như tờ, đến một tiếng ho nhỏ cũng không có. Kỷ Hiểu Phong nằm dưới gầm giường, tức hơi đến muốn chết. Mồ hôi chảy ra như tắm, nhỏ giọt xuống đất tí tách, miệng thở hổn hển như sắp đứt hơi. Một lát sau, ông cố ghé tai nghe ngóng. Tưởng rằng hoàng đế đã ra đi bèn thò đầu ra lớn tiếng hỏi "lão đầu tử" (lão già gân) đi rồi sao?", khiến cả bọn đại thần đứng nãy giờ trong phòng giật mình đánh thót một cái. Càn Long hoàng đế cũng lấy làm quái lạ, liền hỏi:

- Ai hỏi vậy?

Cả bọn đại thần giật mình lần nữa, không dám nói lời nào. Cuối cùng Hoà Khôn lớn mật hơn, bèn tâu:

- Nghe như tiếng Kỷ Hiểu Phong thì phải!

Càn Long hoàng đế quay mình bước sát tới chiếc giường, quát hỏi:

- Kẻ nào ở dưới gầm giường đó?

Có tiếng trả lời từ dưới gầm giường vọng ra:

- Thần là Kỷ Quân ở dưới gầm giường!

Hoàng đế hỏi:

- Tại sao không chui ra?

Kỷ Hiểu Phong hồi tấu:

- Thần sích thân lộ thể, không dám kiến giá.

Càn Long hoàng đế nói:

- Tha cho ngươi vô tội! Mau ra đây nói chuyện.

Kỷ Hiểu Phong lúc đó mới dám lóp ngóp bò ra, miệng câm như hến, chẳng dám nói một lời. Khổ cái là thân hình ông cao lớn, thành thử ì ạch mãi mới bò được ra ngoài. Người ông trần trùng trục, phơi thịt da đỏ hỏn, khắp mình mồ hôi nhễ nhại, râu tóc lấm bét bụi bậm…

Kỷ Hiểu Phong chui từ trong gầm giường ra, trông bộ tịch thật là thiểu não. Càn Long hoàng đế leo lên giường ngồi, Phong hoảng quá, chỉ có nước quỳ mọp dưới đất, dập đầu lia lịa…

Một lát, Càn Long hoàng đế lạnh lùng hỏi Phong:

- Ba tiếng "Lão đầu tử", có phải người dùng để chỉ trẫm?

Phong sợ quá chẳng dám đáp. Càn Long hoàng đế lại hỏi tiếp:

- Người vốn là đại thần văn chương tuỳ tùng, trong lòng đầy ắp chữ nghĩa. Ngươi hãy giải rõ ba tiếng "Lão đầu tử" cho trẫm nghe thử? Nếu giảng không sai, Trẫm sẽ tha tội…

Kỷ Hiểu Phong thường ở cạnh Càn Long hoàng đế, nên cũng có dạn dĩ, bèn đánh bạo tâu:

- Hoàng thượng tha tội, xin hãy nghe lời thần nói. Ba tiếng "Lão đầu tử" là tiếng gọi thông thường của toàn thể kinh đô gọi Hoàng thượng. Hoàng thượng tự xưng là Muôn tuổi (vạn tuế) ngài chẳng già là gì? Hoàng thượng vốn đứng đầu một nước, ngài chẳng phải đầu là gì? Hoàng thượng xưng mình là thiên tử, ngài chẳng phải tử thì là gì? "Lão đầu tử" chính là ba tiếng xưng hô hoàng thượng với cả một tấm lòng tôn kính, chứ chẳng phải một biệt hiệu để cợt đùa?

Phong giải thích tới đây, Càn Long hoàng đế không nhịn được, bật lên những tràng cười khà khà rồi vuốt râu khen hay! Từ đấy ba tiếng "Lão đầu tử" được mọi người trong cung thường dùng để xưng hiệu cho Càn Long hoàng đế khi nói chuyện với nhau. Thảng hoặc Càn Long hoàng đế có nghe thấy cũng chỉ cười.

Chẳng bao lâu, Càn Long hoàng đế đã trị vì 60 năm trên ngôi báu. Ngài âm thầm chuẩn bị điển lễ nhường ngôi. Năm đó, đang vào buổi triều sớm ngày mồng một tháng chín, bọn đại thần vào chầu trong Cần Chính điện, Càn Long hoàng đế hạ dụ nói:

- Lúc lên ngôi, Trẫm có thề trước trời đất nếu tại vì được đúng một niên giáp (sáu chục năm) thì đem ngôi báu truyền lại cho thái tử, chẳng bao giờ dám tại vị tới sáu mươi mất năm bằng với đức Thánh Tổ. Vậy Càn Long đã tới năm thứ sáu mươi, trẫm tuân chiếu thanh lệ của Liệt Tổ viết tên tuổi của thái tử sau tấm biển lớn ở điện Chính Đại Quang Minh.

Nói đoạn, hoàng đế lập tức sai hai vị tướng quốc đem theo bọn nội giám đến điện Chính Đại Quang Minh lấy cái hộp vàng chứa sẵn tờ chiếu truyền ngôi cho thái tử đem về mở ra. Lúc đó khắp triều văn võ mới biết trên tờ chiếu ghi rõ sách lập hoàng tử thứ mười lăm là Gia Quân vương Nhung Diệm làm thái tử, lấy niên hiệu Càn Long thứ sáu mươi mốt là Gia Khánh nguyên niên. Viên quan thuyết trình đem tờ chiếu đọc rõ trước điện xong, tức thì văn võ bá quan nhất tề quỳ xuống lạy mừng. Rồi khi bãi trào, mọi người kéo nhau tới cung Dục Khánh để chúc mừng thái tử.

Gia Quân vương tiếp chiếu xong bèn tiếp đãi bọn quan viên. Vương không quên nói thêm đôi lời khách sáo nào đức bạc, nào tài hèn, không kham nổi ngồi cao việc lớn.

Khi bọn quan viên đã về cả, Vương vội chạy tới cung phụ hoàng để tạ ơn. Lúc đó, thân mẫu của Vương đã được phong làm Đệ nhất quý phi.

Qua năm sau, đúng vào buổi chầu sớm Tết Nguyên Đán, Càn Long hoàng đế ngự tại điện Thái hoà, làm lễ Thiên vị (trao ngôi). Ngài đem chiếc ngọc tỷ truyền quốc trao lại cho Gia Khánh hoàng đế.

Gia Khánh hoàng đế xưng là Nhân Tông Duệ hoàng đế, tôn Càn Long hoàng đế làm Thái thượng hoàng đế. Gia Khánh tuy nói làm hoàng đế nhưng thực quyền vẫn còn trong tay Càn Long. Bọn thần hạ dâng sớ tâu đều xưng Thái thượng hoàng là hoàng thượng cả. Nhất thiết sớ tấu, họ đều nhờ gửi lên Thái thượng hoàng duyệt khán. Ví thử có việc đại sự quân quốc, họ cũng nhờ Gia Khánh đi xin huấn dụ của Thái thượng hoàng mới dám thi hành. Gia Khánh chẳng có chút tự do, chút quyền hành nào, nhưng vốn là người con có hiếu, kính trọng phụ hoàng mình, nên ngài cũng chẳng để bụng lắm.

Hồi 95: Gia Khánh Đế kế vị Càn Long

Càn Long đã quá già. Ngài truyền ngôi lại cho Gia Khánh hoàng đế, đứng địa vị của một thái thượng hoàng hướng dẫn con tập sự nghề vua. Đất nước Trung Hoa lúc này còn được thanh bình, quần chúng vẫn được an cư lạc nghiệp, vua chúa Mãn Thanh vẫn còn được vững tâm trên ngai vàng thống trị dân tộc Hán.



Năm đó tổ chức lễ Vạn thọ thứ tám mươi sáu của thái thượng hoàng. Không những văn võ bá quan toàn triều mà cả đến các bối lặc, sứ thần ngoại quốc đều kéo nhau nườm nượp đến chúc thọ. Gia Khánh hoàng đế hạ chỉ thết yến ở ba đại điện là Thái Hoà, Trung Hoà và Bảo Hoà.

Ngài cho triệu tập ba ngàn vị quan viên, thân sĩ tuổi ngoài sáu mươi, cử hành Thiên Tẩu yến tại vườn Minh Viên, ở trong cung thái thượng hoàng. Ngài đích thân đem các viên ngọc Đông châu Mạo châu và Đông châu Triều châu của Hiếu Hiền hoàng hậu để lại cho hoàng hậu Hỉ Tháp Lạp. Ngài còn thưởng cho bọn hoàng tử, phúc tấn rất nhiều những trân bảo khác.

Hồi đó chỉ có Xuân A Phi là còn sống. Bà ngồi hầu bên cạnh. Thái thượng hoàng nhìn Xuân A phi, trong lòng bỗng nhớ lại bao kỷ niệm êm đẹp thuở xưa mà xúc động can tràng, bồi hồi buồn bã. Giữa lúc đang ngậm ngùi não ruột ấy bỗng từ bên ngoài viên thái giám bưng vào một tráp nhỏ, nói đấy là một thứ đồ chơi của tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Văn Tương hiếu kính Thái thượng hoàng.

Gia Khánh hoàng đế xem qua không hiểu cái gì, bèn bảo viên thái giám mở tráp ra xem thì thấy bên trong có mô hình một toà nhà nhỏ, giữa nhà có một tấm bình phong, trước mặt tấm bình phong này có một cái bàn trên bày đủ bút nghiên giấy mực. Mặt sau cái tráp đặt một bộ máy. Nếu phát động bộ máy đó, người ta sẽ thấy một cô gái Tây Dương xuất hiện, trước hết chạy tới dưới mái hiên, rồi quay mặt ra ngoài làm lễ Tam quy cửu khấu. Hành lễ xong, cô gái quay vào đứng trước mặt bàn, rót nước vào nghiên để mài mực, lấy một tờ giấy hoa tiên màu đỏ từ đằng sau bức bình phong bước ra, tay cầm cây bút chấm mực rồi viết trên giấy trắng bốn chữ "Vạn thọ vô cương" bằng chữ Mãn. Viết xong bốn chữ thì bộ máy cũng ngừng chuyển vận, người trong chiếc tráp cũng không cử động nữa.

Thái thượng hoàng xem xong lấy làm thích lắm, vội bảo thương cho Phúc Văn Tương mười vạn lạng bạc. Ngài lại viết một chữ "Thọ" dưới đề lạc khoản "Thập toàn lão nhân", đều thưởng cho Tương cả.

Phúc Văn Tương tuy được Thái thượng hoàng thưởng tứ nhưng món đồ chơi của y trị giá không kém mười vạn lạng bạc mà y phải dốc hết túi ra để làm, đó còn chưa kể thêm một mạng người nữa.

Nguyên lai đồ chơi nọ vốn do một tên thân tuỳ tâm phúc của Tương trong nha môn chế ra. Hắn biết ý tổng đốc muốn dâng lễ thọ thật đặc biệt lên thái thượng hoàng, nên đã bò lên nóc nhà, lấy một tấm vải buộc chặt lấy đầu mình rồi nay tưởng mai suy, suy nghĩ mãi, cuối cùng nghĩ ra được một món đồ chơi tuyệt diệu này. Hắn đóng cửa lại, tỉ mỉ lắm mới làm xong, đem dâng quan tổng đốc.

Phúc Văn Tương xem qua một lần trình diễn, khen lấy khen để. Nhưng khi xem đến bốn chữ "Vạn thọ vô cương" chỉ bằng chữ Hán, sợ Thái thượng hoàng không vui, nên lại bảo thay bằng chữ Mãn. Tên thân tuỳ lại bò lên mái nhà, suy mãi hơn hai chục hôm mới chế thêm được bộ máy viết bốn chữ Mãn, Phúc Văn Tương bèn thưởng cho tên thân tuỳ hai vạn lạng bạc. Nhưng khi dùng hết trí thông minh của mình, tên thân tuỳ bỗng trở nên ngây ngây ngô ngô, rồi về nhà, không đầy hai tháng chết luôn.

Phúc Văn Tương cho người đem món đồ chơi đó lên kinh. Qua cửa quán thứ nhất, người của Tương không thoát khỏi tay Hoà Khôn, tiêu luôn một lúc năm vạn lạng bạc, món đồ chơi nọ mới được phép vào cung. Khi đến Ninh Thọ cung, viên thái giám trông coi cung này cũng đòi tiền và doạ: "Nếu không có tiền, bộ máy này chỉ chạy tới ba chữ "vạn thọ vô" là ngừng. Lúc đó Thái thượng hoàng tức giận thì bọn này chẳng chịu tội thay cho đâu.

Bọn Tương sợ quá lại phải lo lót thêm ba vạn lạng. Câu chuyện này Gia Khánh hoàng đế đều rõ cả, nên có ý muốn điều tra Hoà Khôn, nhưng chỉ tại Thái thượng hoàng còn đó đành phải nín nhịn đợi chờ. Trước đây, Hoà Khôn dâng cho ngài viên ngọc như ý thì ngài vốn đã không ưa Khôn bèn ghét bỏ luôn viên ngọc đó. Theo phong tục Mãn Châu thì khi năm hết tết tới, bọn vương công đại thần phải dâng lên một viên ngọc như ý để tụng nhà vua được như ý suốt đời. Đến khi Gia Khánh hoàng đế lên ngôi, ngài hạ chỉ cấm hẳn việc dâng tiến loại ngọc này. Trong sớ chỉ dụ của ngài có hai câu: "Chư thần đều cho là như ý, riêng ý trẫm thì lại là bất như ý".

Bọn bá quan văn võ tiếp chỉ dụ, thấy hoàng đế căm giận cái gọi là "như ý" đó, chẳng anh nào hiểu lý do tại sao, đành phải phụng chỉ, không dám sai lời. Thế là từ đó, toàn triều được miễn lễ tiết này. Có nhiều đại thần còn dâng sớ lên ca tụng hoàng đế nào là cần kiệm, nào là đạo đức. Duy chỉ có Lưu tướng quốc là hiểu được nỗi niềm tâm sự của Gia Khánh. Do đó ông được ngài trọng dụng, mỗi khi có việc là đem bàn với ông.

Hoà Khôn dần dần cũng cảm thấy Gia Khánh hoàng đế không ưa mình. Khôn cho rằng hiện nay y còn có thế lực của Thái thượng hoàng thì dù Gia Khánh có thù ghét mấy cũng chẳng làm gì, khi Thái thượng hoàng mất rồi thì y cứ việc từ quan về vườn là xong. Do đó Khôn thường ra vào trong cung, hết lòng hầu hạ thái thượng hoàng. Mặt khác, Thái thượng hoàng nếu không có Hoà Khôn cũng không chịu nổi. Trong thì có Xuân A Phi, ngoài thì có Hoà Khôn, suốt ngày hầu hạ bầu bạn với ngài.

Càn Long hoàng đế tuổi đã quá cao, không còn đủ tinh lực để du ngoạn đó đây. Ngài rất tin bùa phép của bọn Lạt ma tăng, thường xếp bằng tròn ngồi trên giường niệm kinh chú.

Gia Khánh hoàng đế mỗi ngày ngự triều về lại tới cung Thái thượng hoàng bàn luận về việc triều chính. Thái thượng hoàng ngồi quay mặt về hướng nam. Gia Khánh hoàng đế ngồi quay mặt về hướng tây. Hoà Khôn cũng đứng ở một bên, tham nghị việc đại sự.

Một hôm, giữa lúc ba người đang bàn soạn, bỗng Càn Long hoàng đế nhắm mắt, xếp bằng tròn lại, ngồi trên giường không nói một lời nào. Gia Khánh hoàng đế thấy thế, không dám gọi hỏi gì. Một lúc sau ngài thấy miệng thái thượng hoàng cử động, mở rồi lại ngậm và trong cổ hình như có tiếng nói vọng ra. Gia Khánh hoàng đế chú ý nghe nhưng chẳng nghe rõ được câu nào, chỉ thấy những tiếng tụng niệm rì rầm. Một lát sau ngài bỗng nghe thái thượng hoàng quát lên một tiếng lớn!

- Kẻ nào đó?

Hoà Khôn ở bên cạnh, vội quỳ xuống hồi tấu:

- Cao Thiên đức, Cẩu Văn Minh.

Tiếp đó, Thái thượng hoàng lại tụng niệm rì rầm một hồi nữa, lấy tay khoát một cái, bảo Gia Khánh hoàng đế lui ra ngoài.

Gia Khánh không dám trái lệnh, đành rút lui. Nhưng hình trạng cổ quái của thái thượng hoàng ngài đã nhìn thấy tận mắt nên hết sức nghi ngờ. Ngài muốn hỏi mà lại chẳng dám.

Qua ngày hôm sau. Gia Khánh hoàng đế lẻn tới hỏi Lưu tướng quốc. Nhưng ông này cũng bảo là không biết gì. Về sau, ngài không chịu nổi nữa bèn tới hỏi Hoà Khôn, Khôn nói:

- Đây là mật chú của Lạt ma giáo. Khi đang niệm chú nếu có người gọi tên thì kẻ bị gọi tên đó chết ngay tức khắc.

Hiện nay Bạch Liên giáo đang sôi động bên ngoài, thần biết rằng thái thượng hoàng niệm chú để giết chết tên thủ lĩnh của giáo này, cho nên lúc ngài hỏi kẻ nào đó thì thần hồi tấu ngay hai cái tên của hai tên thủ lĩnh Bạch Liên giáo.

Gia Khánh hoàng đế nghe xong, trong lòng hết sức sợ hãi.

Ngài tự nhủ Hoà Khôn hiện cũng biết những lời thần chú đó, cần phải thanh toán hắn càng lẹ càng hay.

Hồi 96: Càn Long mất, Hòa Khôn bị xử tử

Càn Long hoàng đế vừa hoàn thành bộ Thập toàn đại võ công kệ thì Bạch Liên giáo bỗng ồ ạt dấy binh. Suốt một giải Hồ Bắc, Kinh Châu, Chiết Giang, Nghi Đổ liên tiếp thất thủ. Giáo đồ Bạch Liên giáo ở các nơi khác như Nghi Xuân, Tràng Lạc, Tràng Dương đều hưởng ứng nổi dậy. Tin cáo cấp gởi về triều như bươm bướm.



Gia Khánh hoàng đế xem sớ giật mình kinh hãi. Hồi này Phúc Khang An đã chết, Hoà Lân bị nhiễm độc chướng chết ở đất Miêu. Tướng Minh Lương đi đánh giặc Miêu lại chưa về nhất thời không biết kiếm đâu một viên đại tướng lão luyện chiến chinh. Ngài được tin Bạch Liên giáo có ba đầu mục, một gọi Lưu Chi Hiệp, một nữa Điêu Chi Phú, còn tên thứ ba là Vương thị, vợ của Tề Lâm.

Cả ba đều hung hãn uy mãnh lạ thường. Nhân thấy quân binh kéo đi đánh giặc Miêu chưa về, bọn này thừa thế định tiến đánh lấy kinh, viên tướng Nghi Thi năm phủ, oai thế rất hung dữ.

Bọn quan tổng binh ở những địa phương này đều thuộc bè cánh của Hoà Khôn. Chúng thường nhận mật ý của Hoà tướng quốc, đem ém nhẹm hết quân tình hằng ngày. Chúng còn cả gan tâu láo về triều, nói giết hàng vạn quân giặc để lĩnh thưởng, mãi về sau, đại cục đã nát bét, không còn có cách gì giấu diếm nữa, chúng mới chạy về kinh cấp báo.

Những tình hình này, Gia Khánh hoàng đế dò xét cũng biết được. Một mặt ngài ghi hết tội lỗi của Hoà Khôn, một mặt hạ chỉ sai tổng đốc Lưỡng Hồ là Tát nguyên thị vệ Thư Lượng, thống lĩnh quân đội tiêu diệt giáo đồ ở Kinh Môn; sai tuần phủ Hồ Bắc Huệ Linh, thống binh Phú Chí Na, càn quét giáo đồ suốt một giải Kinh Châu, Giang Nam, sai đô thống Vinh Bảo, tướng quân Hằng Thuỵ tiễu trừ giáo đồ suốt một giải Tương Dương; sai đề đốc Ngọc Huy, tổng đốc Thiểm Cam là Nghi Cẩm quét sạch giáo đồ suốt một giải Xuyên Dương. Ngài cũng triệu hồi tướng Minh Lương từ đất Miêu về để phòng ngự một dọc dài Xuyên - Thiểm.

Đáng thương cho giáo đồ Bạch Liên Giáo bị bọn quan binh nhà Mãn Thanh đánh cho nhiều trận tơi bời, chạy đông trốn tây như đàn ong vỡ tổ. Giữa lúc nguy khốn đó, họ được hai vị giáo chủ ở vùng Tứ Xuyên là Vương Tam Hòe và Lãnh Thiên Lộc đón hết tất cả từ Hồ Bắc và Tứ Xuyên rồi xưng là "Xuyên giáo", có mòi hung dữ đáng sợ.

Bọn quan binh rõ tình hình này, hết sức sợ hãi. Thế là giáo đồ lại từ Tứ Xuyên kéo ra Thiểm Tây. Gia Khánh hoàng đế ngồi trong cung một ngày hốt hoảng đến mấy lần, suốt đêm cùng bọn đại thần bàn tính kế hoạch tiễu trừ giáo đồ.

Thái thượng hoàng Càn Long được tin đó cũng lấy làm lo, đêm ngày ăn ngủ chẳng yên. Mãi về sau, may nhờ được một viên quan tri huyện tên gọi Lưu Thanh dần dần thu phục được các giáo đồ. Thái thượng hoàng tuổi đã cao, lại bị lo sợ kinh hoàng nhiều phen nên mồng một tháng giêng năm đó, ngài băng hà tại cung Kiều Thanh.



Thái thượng hoàng Càn Long vừa ngã xuống tức thì một ban Cửu khanh khoa đạo dâng sớ hạch tội đại học sĩ Hoà Khôn lộng quyền làm bậy đủ hết những tội đại nghịch bất đạo. Trong ban, phải kể giám sát ngự sử Quảng Hưng, lại khoa cấp sự trung Vương Tổ là hai người đàn hặc ghê gớm nhất. Họ tâu Hoà Khôn có mười tội đại nghịch, mười sáu tội đáng chết, đúng là một chữ một nhát dao, một lời một mũi kiếm, khiến Khôn dù có tài trời cũng khó sống.

Gia Khánh hoàng đế nhận được đến sáu mươi tám tờ sớ đàn hặc. Ngài cả giận, lập tức hạ chỉ sai Thành thân vương đem ngự lâm binh tới bắt Hoà Khôn, sợ đi giữa đường có kẻ cướp, ngài lại sai ngự tiền thị vệ dũng sĩ A Lan Bảo, đi theo kèm giữ, đưa thăng Hoà Khôn vào công đường của Hình bộ.

Một đạo thánh chỉ hạ xuống, sai Lưu tướng quốc, Đổng trung đường, Bát Vương gia, Thất phò mã dùng nghiêm hình thẩm vấn. Khôn không chịu nổi trọng hình, đành nhất nhất cung khai. Lưu tướng quốc truyền cho quân lính cùm chân xích tay Khôn, tống vào nhà lao. Rồi đem hết bản khẩu cung tâu lên.

Gia Khánh đế xem bản cung, bèn triệu Lưu tướng quốc vào bàn định mọi việc. Lưu tướng quốc tâu:

- Kẻ gian thần chuyên quyền đại nghịch như vậy, cần nghiêm hình trừng trị.

Gia Khánh đề bèn hạ chỉ, sai Thập nhất vương gia tới nhà Khôn sưu tra, sai nhị hoàng tử Miên Ninh lục soát. Hai vị vương gia vâng thánh chỉ, không dám trễ, lập tức kéo bọn nha dịch rẩm rầm rộ rộ chia đường tới. Nhà Khôn rất lớn, gia sản lại nhiều. Bọn nha dịch phải sưu tra luôn một lèo mất năm ngày năm đêm mới kiểm kê được hết, rồi quay về phục chỉ, Thập nhất vương gia tâu:

- Trong nhà Hoà Khôn có một toà bằng gỗ nam, xây cất đúng in như cung điện trong đại nội, nào cột rồng, nào nóc phượng. Lại có một cái gác Đa Bảo kiểu cách như cung Ninh Thọ. Còn nói tới vườn hoa của nhà Khôn thì lối kiến trúc giống hệt Dao đài, Bồng đảo trong vườn Viên Minh. Trân bảo thì nhiều đến kể không xiết. Riêng tịch biên gia tài tên gia nô của Khôn là Lưu Toàn cũng đã tới hơn bảy trăm vạn lạng rồi. Tên Toàn binh nhật ỷ quyền dựa thế chủ, tha hồ tác oai tác quái. Thập nhất vương gia vừa nói tới đây thì thất phò mã vội cắt ngang, tâu tiếp:

- Trân bảo của Hoà Khôn chỉ riêng trong mật thất đã thấy chứa đến một gánh, lại có cả những áo mão ngự dụng (của vua). Chỉ chừng đó cũng đủ tỏ hắn đại nghịch bất đạo, có chết cũng chẳng oan rồi. Thẩm vấn tên gia nô thân cận của hắn, thần mới biết cứ tới lúc đêm khuya, hắn đội mũ áo ngự dụng vào đeo đủ chín châu triều châu soi trước kính rồi truyền lệnh cho bọn gia nô quỳ bái xưng thần. Hành động này, lại thêm những đồ quốc cấm kia, càng biểu lộ tâm địa của một tên phản nghịch bất đạo, chẳng phải chỉ có một tội tham nhũng mà thôi.

Thất phò mã tâu xong, thập nhất vương gia lại dâng một bản tổng kê gia tài điền sản của Khôn.

Gia Khánh xem xong, bèn sai đưa hết vàng bạc thu được vào kho của bộ hộ để dùng vào việc uỷ lạo nạn nhân chiến tranh miền Xuyên Thiểm. Còn những sản nghiệp chưa định giá xong thì sẽ giao cho Bát vương gia, Miễn nhị gia, Lưu tướng quốc giữ lấy bản kê khai cùng với hai bộ Hộ và Công định giả phát mãi, sung công hết số bán được.

Cuộc tịch biên sung công này, ngoài những trân bảo, đồ cổ đưa vào đại nội không kể, đem lại cho Gia Khánh đế tám tỷ sáu trăm triệu ngàn lạng bạc. Do đó trẻ con trong kinh thành mới có câu hát.

"Hoà Khôn ngã quỵ

Gia Khánh no nê"


Gia Khánh đế lại còn hạ chỉ dụ giao cho Đại học sĩ cả sáu bộ, và tất cả Cửu Khanh, Du thiền khoa đạo họp đại hội quyết nghị tội danh Hoà Khôn.

Cách vài ngày sau, quan viên dâng sớ tâu Hoà Khôn tham tàn làm nguy hại quân cơ, lòng mang ý khác, đại nghịch bất đạo; có kẻ xin chém đầu, có kẻ lại đòi lăng trì xử tử, xương đập nát, thịt bầm viên, có người lại nói nên chu di tam tộc.

Gia Khánh đế xem qua các bản sớ, nghĩ thầm:

- Hoà Khôn vốn là sủng thần của tiên hoàng. Nay tiên hoàng vừa mới mất mà đem hắn ra chính pháp thì thật ta chẳng yên lòng chút nào. Thôi ta sẽ thi ân đặc biệt, cho hắn được chết toàn thây.

Nghĩ thế, ngài lập tức hạ chỉ:

- Cố nghĩ rằng Hoà Khôn là một vị thủ phu đại thần, nên miễn cho phải chết nơi thị tứ. Trẫm gia ân cho được phép tự tận. Con của Khôn là Phong Thân Kính Đức, tội cũng không thể chuộc, nhưng khì còn trẻ được tiên hoàng sủng ái gả Hoà Hiếu Cố Luân công chúa cho nên trâm nghĩ đến tấm lòng từ ái của hoàng khảo mà ân gia thể tuốt. Vậy nay thu hết chức tước của Phong thân Kính Đức giáng xuống làm dân, không còn được đứng hàng phò mã nữa, tước công của Khôn không bị cách đi mà gia ân thưởng cho tước bá để Khôn Đức thừa tập. Sau khi trẫm đã gia án, Kính Đức không được ra ngoài làm bất cứ việc gì mà phải ở trong nhà tĩnh thu.

Hồi 97: Lại một Kinh Kha: Thành Đắc

Đạo thánh chỉ bản án Hoà Khôn vừa hạ xuống thì Lưu tướng quốc, tới ngay nha môn bộ Hình và cho lôi Khôn từ lao ra, kiểm nghiệm lại xem có phải đích thân y không rồi mới tuyên đọc thánh chỉ.

Hoà Khôn ngước mặt lên phía trên, lạy tạ thánh ân, bỗng đôi mắt nhỏ lệ như mưa. Bọn nha dịch kéo Khôn sang một cái phòng bên cạnh, trên xà nhà có cột một tấm vải trắng. Khôn tự thắt tấm vải vào cổ mình rồi treo lên mà chết.

Sau khi Khôn chết rồi, liên tiếp mấy phong mật sớ dâng lên cáo Phúc thượng thư có tâm giúp kẻ ác. Thế là Phúc thượng thư cũng bị tống vào lao. Lại có kẻ tâu Đại học sĩ Tô Lăng A cố tình xui gia với Khôn, Gia Khánh đế cũng cho A về vườn luôn. Lại có người tâu thị lang Ngô Tỉnh Lan, Lý Hoàng, thái bộc khanh Lý Quang Vân đều là người được Hoà Khôn đưa vào làm quan, Gia Khánh đế cũng đồng loạt giáng chức và điều đi nơi khác. Bản án Hoà Khôn quả là một vụ động trời, ai nghe cũng phải hoảng hồn bạt via.

Lúc này, giáo đồ Bạch Liên Giáo đã lần lượt bị tảo thanh cả, tháng hai năm thứ tư niên hiệu Gia Khánh, đầu đảng là Vương Đình Chiếu bị tướng Minh Lượng bắt được, còn Từ Thiền Đức nhảy xuống biển chết chìm. Kinh lược đại thần cùng với bọn tổng đốc ba tỉnh đều tâu về triều đã thu hoạch đại công cáo thành, bình định xong loạn đảng.

Nhân Tông hoàng đế (tức là Gia Khánh đế) bèn tế cáo lăng miếu ngay tại kinh sư, phong thưởng công thần. Quốc gia xem như đã thái binh.

Hoàng đế cử hành điển lễ đi tuần thú lên Ngũ Đài sơn, Không ngờ, hoàng hậu Hỉ Tháp Lạp nhuốm bệnh mất. Gia Khánh đế hết sức thương cảm. Bà phi, Nữu Cô Lộc vốn người hiền đức, được ngài hết sức sủng ái, được sắc phong làm hoàng hậu và theo lệ, thân phụ của bà là Cung A Lạp cũng được tấn phong làm Thừa Ân công. Hoàng hậu từ tạ đôi ba lần.

Khắp triều văn võ, bá quan đều dâng sớ khen bà là hiền đức. Mãi đến khi quan tài của bà Hỉ Tháp Lạp chôn cất xong rồi, hoàng đế mới bớt mối thương cảm.

Ngài ở trong cung rảnh rang chẳng có việc gì, lại tính cách xuất hành Ngũ Đài sơn. Bỗng ở góc trời tây bắc xuất hiện một ngôi sao chổi rất lớn. Khâm thiên giám khuyên ngài không nên đi vì sao chổi xuất hiện là chỉ việc binh đao và đổi tháng tám nhuận năm đó ra tháng hai năm sau.

Trẻ con trong thành đều hát bài đồng dao:

"Hai tám trung thư (nhị bát trung thu)

Hoa vàng rớt đất" (Hoàng hoa lạc địa)


Ngoài ra còn truyền thuyết tai nạn binh đao sẽ xảy ra vào giờ ngọ ngày rằm tháng chín năm Gia Khánh thứ mười tám.

Đến đúng ngày giờ nói trên, tuần phủ Hà Nam Cao Di quả nhiên nhận được mật bẩm của viên tri huyện Hoả thuyên tên là Cường Khắc Tiệp nói ở Khiết huyện hiện có giáo đồ Bạch Liên Giáo Lý Văn Thành thiết lập tà giáo, đổi tên là Thiên Lý Giáo, còn có tên là Bát Quái Giáo, chiêu binh mãi mã. Tiệp cũng mật cáo cả tri phủ Vệ Huy biết nữa. Không ngờ cả hai thượng ty này đều chẳng thèm để ý tới lời y. Tiệp bèn dùng kế lừa cho Lý Văn Thành vào nha môn rồi bắt trói, chặt đứt lìa tay Thành.

Lúc đó đồng đảng của Thành có tới mấy vạn. Họ liên kết với bọn Lâm Thanh ở huyện Đại Hưng. Thanh vốn là một tay đầu mục có tên tuổi trong Bát Quái Giáo. Thanh thấy Lý Văn Thành bị một vố cay, nhịn không nổi nữa, bèn ngầm ước dấy binh vào ngày trung thu tháng tám nhuận.

Lâm Thanh quen biết nhiều thái giám trong nội cung, bèn đem vàng bạc mua chuộc bọn này, chờ dịp Gia Khánh đế xuất hành núi Ngũ Đài sơn là khởi sự ngay tại trong cung. Thanh lại ước định với Lý Văn Thành ở bên ngoài tiếp ứng.

Không ngờ Gia Khánh đế nghe lời bọn Khâm thiên giám, bèn ngừng việc tuần phủ. Thanh xem chừng cơ mưu không thành lại tìm một kế sách khác. Thanh bỏ ra sáu vạn lạng mướn một tên thích khách đi hành thích Gia Khánh đế. Tên thích khách này là Thành Đắc, vốn là một tên nhà bếp trong nội vụ phủ. Trong hoàng cung. Đắc có thể kể được là tay mạnh tợn nhất.

Hồi đó có một tên thị vệ gọi Quan Bát phò mã, sức khỏe rất ghê. Những lúc rỗi rảnh, Quan Bát phò mã thường bốc cặp sư tử đá ngoài cửa cung điện để giải trí. Cặp sư tử này nặng ít ra cũng năm, bảy trăm cân. Quan Bát phò mã thường bốc lên, đi một vòng quanh sân rồi lại từ từ để xuống nguyên chỗ cũ. Bọn thái giám đứng hai bên xem đều vỗ tay khen thần lực Trong bọn có một tên thái giám lên tiếng:

- Thành Đắc đã gọi là khỏe, nhưng làm sao mà địch được Quan Bát phò mã nhỉ?

Bát phò mã nghe nói tới Thành Đắc vội hỏi:

- Thành Đắc là đứa nào?

Tên thái giám lên tiếng:

- Hắn là một tên nhà bếp trong nội vụ phủ.

Bát phò mã vốn khoái những kẻ có sức khỏe, nghe nói vậy liền bức tên thái giám đi gọi cho kỳ được Thành Đắc tới.

Thành Đắc vừa trông thấy phò mã, hoảng hồn bạt vía, vội bò sát đất, chẳng dám cất đầu lên ngó nữa. Bát phò mã lấy lời ôn tồn an ủi Đắc, lại bảo Đắc có bao nhiêu khí lực cứ mang hết ra, may mà thắng được y thì y sẽ cất nhắc cho.

Đắc nghe phò mã nói vậy, mới dám cả gan đứng dậy và không còn sợ sệt như trước. Bát phò mã bảo Đắc lại bốc cặp sư tử đá. Đắc tiến lên mấy bước, mỗi tay bốc một con, chạy như bay quanh sân một lượt, rồi hai, rồi ba lượt. Lúc đó mới đặt cặp sư tử vào chỗ cũ, hơi thở không gấp, mặt không đỏ ửng lên chút nào.

Bát phò mã thấy vậy, mừng quá, chạy lại cầm tay Đắc tỏ vẻ ngợi khen, lại bảo Đắc cắm luôn bảy cây côn gỗ thành một hàng trước viện, cứ mỗi cây cắm sâu ít ra là ba thước.

Bát phò mã bước tới nhảy tung người lên, đá vụt ngọn cước ra nhanh như chớp vào bảy cây côn, người ta chỉ nghe một loạt tiếng "rắc, rắc, rắc…" tức thì bảy cây côn gãy gập thành đôi, bắn văng ra chung quanh tung toé. Bọn thái giám đứng hai bên vỗ tay hoan hô rầm trời.

Bát phò mã đứng hẳn người lên, bảo bọn thái giám cắm bảy cây côn khác cắm thành một dây như trước rồi bảo Đắc đá xem. Đắc bước lên vài bước, lấy mắt nhắm một lượt đo dò, rồi bảo cắm thêm cây. Bọn thái giám cắm thêm một cây.

Đắc bảo thêm nữa. Lại cắm thêm cây nữa. Đắc lại bảo cắm thêm - thêm một lúc mười hai cây. Lúc đó Đắc mới gật đầu cho là đủ.

Mọi người trố mắt nhìn, Đắc cũng không vội. Hắn thong thả bước tới, cũng bắt chước Bát phò mả, tung người lên đá vút chân phải ra một cước, tức thì mười hai cây côn gỗ bị tiện làm đôi chẳng khác gì bị đao chặt. Bát phò mã luôn mồm khen hay khen giỏi. Từ đó, phò mã giữ Đắc lại trong cung, làm chức quản đội doanh Thần cơ. Cứ mỗi lần Bát phò mã có phiên trực thì Đắc luôn luôn ở cạnh. Tiếng đồn Đắc có thần lực mỗi ngày một lớn rộng mãi ra khiến Lâm Thanh cũng phải biết tới.

Thế là bọn thái giám đứng làm môi giới cho hai người gặp nhau. Thanh đưa cho Đắc sáu lạng bạc tại nhà đồng đảng tên gọi Thôi Sĩ Tuấn, còn hứa với Đắc nếu việc thành sẽ phong cho làm Vương gia. Đắc nhận lời và trở về cung nội.

Rồi đến đêm rằm tháng tám trung thu, Gia Khánh đế giá hạnh vườn Viên Minh, mở tiệc thưởng trăng trên đài Hàm Hư lãng giám, có bọn phi tần cung nga ngồi hầu hai bên. Bát phò mã trực ở bên trên đài, Thành Đắc đứng thị vệ ở phía dưới.

Rượu uống đã đến lúc chếnh choáng, Gia Khánh đế đứng dậy tiểu tiện, phía sau có ba bốn tên thái giám theo hầu. Bỗng Thành Đắc xông lên đài, đi sát theo gót hoàng đế. Bọn thái giám để ý thấy Đắc có vẻ khả nghi, vội chạy tới cản lại. Đắc rút trong ông tay áo ra một cây cương đao sáng quắc nhè giữa ngực tên thái giám cho một mũi, tên thái giám ngã quay xuống đất Hoàng đế Gia Khánh thấy nguy, miệng la "Có giặc", chân quýnh lên chạy vòng quanh cây hoa quế lớn để trốn.

Bát phò mã đang trên đài nghe tiếng hoàng đế kêu la, vội chạy tới. Thấy Thành Đắc, tay đương cầm cây cương đao, đuổi theo hoàng đế quanh gốc cây hoa quế. Bát phò mã gầm lên một tiếng, nhảy tới chộp hai tay Đắc khoá chặt lại. Bọn ngự lâm quân cũng chạy ồ tới vây chặt lấy hai người.

Nói đến sức mạnh thì Đắc hơn Bát phò mã. Nhưng lúc này Đắc thấy bọn thị vệ quá đông đâm ra luống cuống tay chân đôi mắt chỉ trừng trừng nhìn phò mã, đờ hẳn người ra không dám chống trả.

Bọn quân ngự lâm ồ cả tới vây bắt Đắc, tống vào khám lớn của bộ hình. Đêm đó, lục bộ cửu khánh đều vội tới vườn Viên Minh vấn an. Gia Khánh đế bảo các vương đại thần cùng với lục bộ cửu khánh hỏi tội thích khách. Tướng quốc Trương Trai hôm đó làm chánh án thẩm.

Trương tướng quốc thẩm vấn hơn chín ngày mà chẳng được một câu khẩu cung nào. Dùng tới đại hình tra tấn mà Đắc cũng chẳng nói chẳng rằng. Chịu cực hình đến lúc ghê gớm nhất, Đắc cười nhạt vài tiếng bảo:

- Có gì mà phải thẩm vấn. Việc không thành thì ta mất đầu. Còn nếu thành thì chỗ các ngươi đang ngồi ấy chính là chỗ của ta.

Nói xong, Đắc lại ngậm miệng nín bặt, Trương tướng quốc chẳng còn biết cách nào hơn. Ngày hôm sau vào chầu, Trương tướng quốc tâu rõ tình hình trên, Gia Khánh đế bảo khỏi phải thẩm vấn, cho đem ra ngoài đập chết, băm vằm Thành Đắc muôn mảnh.

Trương tướng quốc vâng thánh chỉ lui về, định tội Đắc lăng trì xử tử. Ông lại tra xét, biết Đắc có hai đứa con trai, một đứa mười sáu tuổi, một đứa mười bốn, mặt mũi rất khôi ngô, hiện đang đi học. Trương tướng quốc hạ lệnh bắt cả hai anh em tới để cùng thọ hình với cha.

Hôm xử Đắc, một đội binh mã áp giải hung phạm tới Tây Hiệu trương, trói Đắc vào cây cột sắt, cột hai đứa con ở phía trước. Hai đứa con oà lên khóc, miệng gọi "Cha, cha". Nhưng Thành Đắc nhắm nghiền mắt, chẳng thèm để ý.

Đến lúc hành hình, bọn đao phủ giết hai đứa con, rồi mới tùng xẻo Đắc. Chúng lột hết quần áo Đắc trần như nhộng rồi mới cầm dao nhọn, trước hết cắt tai, cắt mũi, cắt hai đầu vú, sau đó cắt hai cánh tay, rồi cứ thế xẻo từng miếng thịt trên người Đắc, từ vai qua lưng rồi lại từ lưng qua ngực. Lúc đầu máu trong người Đắc chảy ra như suối nhưng khi kiệt sức rồi, chỉ còn có nước vàng rỉ xuống thánh thót. Tất cả phần trên người đều bị xẻo hết, chỉ còn trơ bộ xương. Thành Đắc bỗng mở choàng đôi mắt quát lớn:

- Xẻo mau đi chứ!

Bọn đao phủ trả lời Đắc:

- Hoàng thượng có ý chỉ bảo bọn ta xẻo từ từ để cho mi chết một cách đau đớn khổ sở.

Thành Đắc nhắm mắt lại không thèm nói thêm. Bọn đao phủ xẻo cắt xong toàn thân Đắc, lúc đó mới bồi một đao vào cổ kết quả tính mạng luôn.

Không ngờ Thành Đắc mất mạng trong cung thì bên ngoài, Bát Quái Giáo nổi dậy hung dữ sôi động lạ thường. Giáo đồ tại huyện Hoạt khởi nghĩa ngày mùng 7 tháng chín, tập hợp đông tới ba ngàn, xông vào giết bọn nha lại, phá tan nhà lao, cướp Lý Văn Thành đi mất, chém chết Cường Khắc Tiệp và toàn gia quyến. Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa này, có các huyện Tràng Viên, Đông Minh tinh Trực Lệ, toà huyện Định Đào Kim Lương tỉnh Sơn Đông. Lâm Thanh mang theo hai trăm cảm tử quân mai phục trong kinh thành, một mặt nghe ngóng tình hình bên ngoài, một mặt bắt mối với bọn thái giám trong cung cấm, ước đính nửa đêm ngày rằm tháng chín hội đủ tại cổng chợ, rồi xông qua cửa Tuyên Võ mà vào cung.

Nguồn: http://vnthuquan.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved