Hồi 87: Thêm hai vụ án văn chương ly kỳ
Trong
khi vụ án Hắc mẫu đơn thi diễn xảy ra thì có một vụ khác cũng chẳng kém phần bi
thương. Số là tại miền Đông Đái đất Dương Châu có một vị thân sĩ tên gọi Phó
Vĩnh Giai, bỗng đem tới dâng một tập thơ nhan đề là "Nhất lâu
thi tập" và
cáo mật tới viên tuần phủ Giang Tô nói tác giả của tập thơ này là Từ Thuật
Quỳnh có ý phản nghịch, nên trong thơ có rất nhiều điều ngụ ý chống đối, ví dụ
như bài "Chính Đức bôi thi" (thơ tả cái chén Chính Đức - Chính Đức là niên hiệu vua nhà
Minh) có hai câu "Đại minh thiên tử trùng tương kiến, Thả bà hồ nhi các bán biên" (xin tạm dịch: Vua rất sáng suốt hai lần gặp. Hãy gác bỏ cái bầu rượu kia một bên).
Sau khi móc ra hai câu thơ này rồi, Giai còn tán rộng nghĩa những chữ quan trọng để viên tuần phủ thấy rõ hơn:
-
Hai chữ Hồ nhi (hồ kia) có ý ám chỉ dân rợ Hồ và như thế tức là tên phản nghịch
họ Từ nhằm vào đương kim hoàng đế chứ còn gì. Câu thơ "Thả bà hồ nhi
các bán biên" phải chăng có ý nói: lật đổ nhà Đại Thanh để lập lại
triều Minh nếu như ta ghép thêm cả câu thơ trên "Đại minh thiên tứ
trùng trùng kiến" vào nữa?
Hồi đó Càn Long hoàng đế đang
cho người đi khắp nơi sưu tra những thi ca ngụ ý phản nghịch. Bọn quan lại địa
phương lập tức ra sức lấy lòng hoàng đế để bước thang danh lợi của mình được
chóng vánh hơn. Vì thế, bài thơ đối với viên tuần phủ Giang Tô quả thật là một
con đường tắt mau lẹ nhất để đạt tới nấc thang danh lợi chót vót. y mừng như
bắt được vàng, tức khắc đem tâu lên hoàng đế.
Chẳng mấy ngày, một đạo thánh
chỉ ban xuống, quả nhiên, phần mộ của Từ Thuật Quỳnh cũng bị quật lên, con cháu
họ Từ bị chính pháp một loạt. Gia tài điền sản bị tịch thu và đem thưởng cho
Phó Vinh Giai. Nhưng đau hơn nữa là viên tri phủ Dương Châu Tạ Khải Côn và
Giang Tô nhiên đài Đào Dị, bị viên tuần phủ Giang Tô hạ bệ luôn cả hai người
bằng cách vu họ là che chở cho Quỳnh nên không báo. Thế là Côn và Dị mất chức,
bị tống lên mãi Tân Cương để sung quân.
Tuần phủ Giang Tô có công lớn,
quả nhiên được thăng một bước lên chức Lưỡng Giang tổng đốc. Thật đáng thương
cho toàn gia Từ Thuật Quỳnh, chi vì vài câu thơ mà chết một cách thê thảm!
Nhưng tại sao Phó Vĩnh Giai lại
đi cáo mật như vậy? Số là Giai có tư thù với gia đình họ Từ. Cha của Giai đã
làm tới chức ngự sử, cáo lão về nhà, tính lại ham chơi bời phóng đãng. Hồi đó
miền Đông đái có một ả kỹ nữ tên gọi Tiểu Ngũ Tử, mặt mũi xinh đẹp, tính tình
lại nhã nhặn, nhu hoà. Chỉ vì mê người đẹp này, Phó Thân Sĩ đã nướng luôn một
lèo hơn vạn lạng bạc. Ông cứ tưởng rằng tiền vãi ra như nước thì thế nào cũng
phải cưới được người đẹp đem về chứa ở nhà vàng.
Nào ngờ Tiểu Ngữ Tử vốn đã thầm
yêu Từ Thuật Quỳnh từ lâu Quỳnh hồi đó là ruột mạc hữu trong nha môn quan tri
phủ Dương Châu. Quỳnh trẻ tuổi, đẹp giai, lại học giỏi.
Sau khi được điều tới Giang Tô
phiên ty thì thế lực của Quỳnh lại còn hách hơn nhiều, Quỳnh lúc đó chẳng còn e
ngại gì, cưới phăng Tiểu Ngữ Tử về, sống rất hạnh phúc.
Phó Thân Sĩ nghe được tin này
tức đến điên ruột. Thế rồi xảy ra vụ án "Náo tào" (chống đối
việc chuyên chở lương thực) tại Dương Châu. Từ Thuật Quỳnh cáo mật nói Phó Thân
Sĩ là người chủ mưu trong cuộc "Náo tào" này. Công văn nã tróc đã gởi xuống
nhưng Phó Thân Sĩ nhờ hối lộ đã thoát được cái vụ lớn này. Tuy thoát được nạn,
nhưng gia tài cũng vì đó mà khánh tận, Sĩ cũng vì đó thành bệnh mà chết.
Lúc hấp hối Phó Thân Sĩ trối
trăng lại cho con là Phó Vĩnh Giai lo trả cho bằng được thù này. Đã nhiều năm
qua, Giai vẫn khắc ghi trong lòng, nhưng phải đợi mãi tới vụ tập thơ"Nhất
lâu thi tập", mới hại được gia đình họ Từ đến nhà tan người chết. Đã
thế Giai lại còn được hưởng cả gia tài điền sản họ Từ, thử hỏi Giai mãn nguyện
thế nào.
Lúc này. Càn Long hoàng đế ngự
giá từ Hàng Châu trở về, thuyền đi qua tỉnh Dương Châu, nơi đây xảy ra một vụ
án khá ly kỳ nữa. Số là đất Dương Châu có một ông nhà giàu họ Tôn chết cách đây
năm năm. Bà Tôn sống trong cảnh goá bụa, cố mà dạy dỗ hai đứa con gái. Đứa lớn
tên gọi Tôn Hàm Phương đứa nhỏ tên gọi Tôn Thục Phương. Cả hai lớn lên đứa nào
cũng xinh đẹp như hoa lại còn biết chữ, giỏi may vá thêu thùa nữa.
Năm ấy Hàm Phương đã mười bảy,
Thục Phương mười sáu. Đó là cái tuổi dậy thì nhiều hứa hẹn nhất của người con
gái. Toàn thành Dương Châu ai cũng đều ca ngợi cặp giai nhân tuyệt sắc của gia
đình họ Tôn và đều muốn đem lễ vật tới để mối mai ướm hỏi. Nay họ Trương, mai
họ Lý, các ông mai bà mối chút xíu nữa thì đạp gãy cửa ngõ nhà họ Tôn.
Bà Tôn vốn cưng con, cái gì
cũng phải hỏi con trước đã. Không ngờ với việc gả bán, hai cô gái cưng của bà
đều cự tuyệt hết, đều nói đợi tới hai mươi mới tính chuyện chồng con. Ý nguyện
của hai cô là phải chọn một đức lang quân tài mạo song toàn mới thèm lấy. Ngoài
ra hai cô còn có một điều tâm nguyện đặc biệt nữa là: Vì hai cô rất thương yêu
nhau nên kiếp này đời này quyết không rời nhau và thề chỉ lấy chung một người
chồng mà thôi. Ví thử sau này không được như nguyện, hai cô cùng thề suốt đời
không lấy ai. Nguyện vọng của hai cô như vậy quả thật hiếm có trên đời, đến nỗi
bà Tôn tuy là mẹ mà cũng chẳng rõ được cớ sự.
Hai cô cùng ở trên một căn phố
lầu bên sông, phía dưới lầu có trồng một cây dương liễu buông mành lả lướt xanh
xanh, che khuất một phiến đá lớn bằng phẳng mịn màng. Cứ mỗi lần cuộn rèm,
xuống lầu, hai cô lại kề vai ngồi trên phiến đá buông câu ngắm cảnh. Cảnh trí
trên sông này quả thật u nhã, ít thuyền bè qua lại, nên nhờ đó hai cô cũng ít
sợ người ta nhòm ngó tới cái sắc của mình. Tuy hai cô tưởng vậy nhưng thực ra
kẻ cố tình ngồi rình trong bụi.
Về phía bờ sông đối diện, có
một anh chàng trẻ tuổi đẹp trai ngắm nhìn đến no, đến chán cặp vưu vật mà tạo
hoá khéo nặn khéo đúc cho dòng họ Tôn. Chàng trẻ tuổi đẹp trai tên Cố Thiếu
Xuân cũng vốn con nhà quan, thân phụ tên gọi Cố Đại Xuân làm ngự sử tại kinh
đô. Mẫu thân chàng là Hồ thị ở nhà nuôi dạy cậu con trai đọc sách đêm ngày. Thư
phòng của công tử Thiếu Xuân lại ở ngay dưới căn lầu nhìn qua bên kia. Cứ mỗi
lần thấy hai chị em Hàn Phương ngồi trên phiến đá buông câu, Thiếu Xuân lại
ngồi bên trong cửa sổ chăm chú nhìn qua. Thật là một bức hoạ tuyệt mỹ của đôi
thiếu nữ!
Thiếu Xuân còn trẻ người nên
nhút nhát trước hai nàng, chàng chỉ dám nhìn chứ chẳng dám nói. Tính chàng lại
hiền hậu, chẳng bao giờ dám đường đột làm quen cả.
Nhưng về sau, chàng thấy mình
cầm lòng không đậu, bèn thổ lộ hết cho mẹ nghe để mẹ nhờ người mối lái đánh
tiếng cho mình. Hai chị em nhà họ Tôn văn nhắc lại lời nguyện xưa là hai mươi
tuổi mới lấy chồng. Thiếu Xuân đành chịu, chẳng còn biết cách nào, chỉ ngày
ngày ngồi bên cửa sổ ngó qua bờ bên kia, để cho lòng chết dần theo mối tình
tuyệt vọng, bỏ cả sách vở, bỏ cả thơ văn.
Suốt ngày chàng chỉ ngồi trong
thư phòng thở ngắn than dài. Con thì thế nhưng mẹ thì khác. Bà Hồ thị cứ cho
rằng Xuân chăm học lắm, đang cố sức dùi mài kinh sử để chờ cướp mũ áo Trạng
nguyên nên chẳng dám tới làm mất thì giờ vàng ngọc của cậu con trai cưng của
bà.
Phía bờ bên kia, hai chị em Hàm
Phương có biết đâu rằng hiện có người đang tan nát cõi lòng vì mình. Nhưng ở
đời, thiên hạ thường có nhiều chuyện trớ trêu, đâu có bình an nổi mãi. Hồi đó
trời đã hết xuân sang hè. Suốt một giải dọc sông hoa nở tưng bừng, nước trong
leo lẻo. Khách nhàn du nhìn cảnh ai chẳng bâng khuâng tấc dạ. Còn hai chị em
Hàm Phương chiều chiều ra ngồi trên phiến đá hóng mát buông câu.
Một hôm, trời đã về chiều,
trước cái cảnh ngày dài người vắng, Hàm Phương một mình ra bờ sông, vừa định
ngồi xuống, bỗng nàng xây chân té xuống nước.
Lúc đó hai bên bờ vắng lặng
không một bóng người, nên chẳng ai biết mà tới cứu. Nhưng đối với Thiếu Xuân,
có cái gì của hai nàng mà chàng lại chẳng biết, bởi vì lúc nào đôi mắt của
chàng hình như cũng có một chất keo nó dính chặt vào hình dáng của người đẹp,
không muốn rời ra lấy một phút một giây nào!
Thấy "người của lòng
mình" rơi xuống sông, Thiếu Xuân vội cởi áo dài, mở cửa sau, tung người ra
phía trước, nhào xuống giữa dòng nước. Mục đích của chàng lúc đó là nhào ra để
cứu nàng, nhưng ngờ đâu cả hai người, chàng cũng như nàng, chẳng một ai biết
bơi lội, thành thử chỉ chút xíu mất mạng cả hai.
Thiếu Xuân cố sức cứu người đẹp
cho bằng được nên tuy không biết lội, chàng vẫn nhảy xuống nước, nhào tới cạnh
nàng, chàng thấy miệng mình đã uống nước, đầu đã như vang váng, thấy mình hình
như bị chìm dần xuống đáy sông. Nhưng chàng vẫn cố ngoi lên để thấy "người
của lòng mình" đang quẫy đạp nháo nhào, mớ tóc mây bị nước cuốn rã rời
trên mặt sông. Chàng đem hết sức bình sinh ngoi tới, cố mong nắm được áo nàng.
Hàm Phương thấy có người tới
cứu, mạng sống là cốt thiết nên chẳng còn e sợ xấu hổ gì nữa, vội quơ tay ôm
cứng lấy.
Thiếu Xuân lúc đó dù biết cái
chết cập kề, cũng không muốn rời Hàm Phương ra nữa. Thế là hai cô cậu ôm cứng
lấy nhau.
Nhưng cô cậu có biết đâu ở dưới
nước mà cứ ôm nhau như ở trong phòng kín thì chỉ có xuống đáy sông mà ngồi.
Đúng như vậy, hai cô cậu rủ nhau rơi xuống đáy sông thiệt.
Tuy vậy Thiếu Xuân vẫn cố đem
sức trai để chống với tử thần, chàng đạp chân xuống đáy sông tung người lên,
đội hẳn người yêu lên trên mặt nước. Mấy lần như vậy.
Giữa lúc nguy cấp ấy, cô em gái
Thục Phương đi ra bờ sông tìm chị, thấy vắng hoe mà giữa sông lại sủi tăm, sủi
bọt dữ dội và cuối cùng một cái đầu lúc hiện lúc mất khỏi mặt nước. Nàng nhận
ra là chị mình vội la lên một tiếng lớn rồi chính nàng cũng nhào luôn xuống
nước.
Nhưng may tiếng la lớn ấy đủ để
báo động cho bà con lối xóm hai bên bờ sông biết, rồi họ xô tới cửa sổ nhìn ra
sông thấy một cô gái đang loi ngoi trên mặt nước. Thế là họ tông cửa chạy ra,
ba chân bốn cẳng chạy kiếm nào sào nào gậy thọc xuống nước để cứu Thục Phương
lên bờ.
Lên được bờ rồi Thục Phương lấy
tay chỉ xuống lòng sông, vừa khóc vừa bảo chị nàng đang chìm xuống đáy kia. Cả
bọn nghe nói, vội vã lao xuống nước để cứu. Khi đem được lên bờ thì Hàm Phương
đã mê man bất tinh. Nhưng kẻ đáng thương nhất phải là Cố Thiếu Xuân. Chàng đã
chìm xuống lòng sông và không có ai cứu chàng cả!
Bà Tôn ôm con gái lớn vào lòng,
một tiếng khóc kèm theo một tiếng gào. Cả bọn xô lại tìm cách cứu Hàm Phương,
còn có ai chú ý tới anh chàng dại gái kia nữa đâu. Mãi đến khi bà mẹ của Xuân
nghe bờ sông bên kia kêu la om xòm, quay nhìn vào thư phòng không thấy con mà
căn phòng thì lạnh ngắt, bèn chột dạ, rồi đến khi nhìn thấy cái áo dài cởi bỏ
đó, bà mới biết con bà nguy rồi.
Bà vội chạy ra bờ sông hô hoán
ầm ĩ. Nhìn thấy nơi đây còn đôi giầy của con bà, kêu khóc vang lên. Bà chỉ
xuống sông, lạy van mọi người cứu con bà.
Thế là những kẻ biết bơi lội
nhất tề nhảy ùm xuống nước để cứu Thiếu Xuân. Phải mò đáy sông một lúc, họ mới
đem được chàng lên bờ. Bà mẹ Hồ thị chạy lại ôm lấy con thì đã thấy đôi mắt của
con mình mờ đi, hơi thở như đứt đã từ lâu.
Bà hoảng hồn bạt vía, hai tay
múa loạn lên, đôi chân như muốn khuy xuống, khóc rống lên: "Ôi con ôi là
con ôi!"
Hàm Phương lúc này đã dần dần
tỉnh lại, bà Tôn vực nàng trở vào phòng, thế là cả đám Hàm Phương quay lại với
Thiếu Xuân để cấp cứu. Bà Hồ thị lại mời cả một ông lang thuốc đến dùng phép
gia truyền cứu chữa.
Cấp cứu suốt từ đầu hôm mãi tới
nửa đêm mới thấy Thiếu Xuân hồi tỉnh lại. Nhưng khi mở được mắt ra thì câu nói
đầu tiên của chàng là nhờ mọi người đi cứu Tôn tiểu thư. Khi mẹ chàng cho biết
Tôn tiểu thư đã được cứu thoát, chàng mới nhắm mắt và không nói thêm lời nào
nữa.
Từ hôm đó, Cố Thiếu Xuân nhuốm
bệnh liệt giường, luôn một tháng trời mới nhóc nhách bò dậy được. Về phía bên
kia, người đẹp Hàm Phương của chàng đã đi lại được như thường từ lâu. Và cũng
từ đó, nàng đã giữ lại trong tâm khảm cái hình bóng dáng quý đáng yêu của người
ân nhân giàu lòng hy sinh, đã liều mạng cứu mình.
Được tin chàng bị bệnh nặng,
hai chị em nàng đốt nhang ngay tại phòng mình, cầu trời khấn phật phù hộ cho
chàng chóng lành.
Sau khi được biết bệnh đã
thuyên giảm, hai chị em bèn xin mẹ sang thăm để đáp lại lòng tốt của chàng đã
cứu mình đến nỗi suýt bỏ mạng và để bà con lối xóm chê cười gia đình nhà họ Tôn
chẳng biết lễ nghĩa, gì. Bà Tôn nghe con nói có lý, bèn đưa hai cô gái sang nhà
họ Hồ.
Hồ thị ra tiếp, trò chuyện thân
mật với nhau một hồi, ba mẹ con lại tới bên giường Thiếu Xuân để hỏi thăm sức
khỏe của chàng. Chàng cũng như nàng, hai bên đều có nỗi niềm tâm sự bâng
khuâng, muốn nói mà không dám là bởi vì trước mặt còn có bà mẹ đứng đấy. Người
ta chỉ thấy đôi bên bốn mắt nhìn nhau, chẳng nói một câu.
Nhìn thấy Thiếu Xuân rơi đôi
dòng lệ trên má, Hàm Phương mắc cỡ quá cúi đầu đứng lùi lại sau lưng mẹ.
Bà Tôn cùng bà Hồ quay ra phòng
ngoài, nhân lúc không có mặt Hàm Phương, hai bà đem câu chuyện cầu thân ra nói.
Bà Hồ nói với bà Tôn:
- Việc cầu hôn, gia đình chúng
tôi bên này đã có đôi lần ngỏ lời xin bên quý quyến rồi. Bây giờ chỉ xin bà hỏi
lại Tôn tiểu thư một tiếng, nếu tiểu thư bằng lòng thì chúng tôi bên này xin đủ
lễ ngay.
Bà Tôn vui vẻ đứng dậy cáo từ.
Sau khi móc ra hai câu thơ này rồi, Giai còn tán rộng nghĩa những chữ quan trọng để viên tuần phủ thấy rõ hơn:
Hồi 88: Sống chết đều bởi số
Qua hôm sau, bà Tôn quả
nhiên thấy bà Hồ cho mụ mối tới nhà. Lúc trước, Hàm Phương tiểu thư thấy nhà họ
Cố đến cầu hôn, cứ tưởng rằng chàng họ Cố bất quá chỉ là anh chàng khố đũi áo
nâu, quê mùa dốt nát nên mới cự tuyệt.
Nhưng lần này nàng thấy chàng
rõ là một vị công tử đàng hoàng, hơn thế nữa còn đẹp trai, đa tình, thì hỏi sao
nàng không ưng thuận. Một điều nữa khiến nàng coi như là đã có duyên tiền định,
khi nhớ lại lúc hai người ôm cứng nhau ở dưới sông, da thịt đã gắn sát vào nhau
hồi lâu rồi.
Trong tâm khảm, nàng đinh ninh
rằng kiếp này duyên này coi như đã giao phó cho chàng. Nàng đem chuyện này hỏi
nhỏ cô em thì cô em Thục Phương cũng bằng lòng cùng nàng lấy chàng họ Cố.
Thế là hai chị em nguyện ý cùng
lấy một chồng. Hàm Phương bèn đem ý đó của mình và em thì thầm với mẹ. Thấy con
đã bằng lòng, bà Tôn bèn cho mụ mối về báo cho bà Hồ biết.
Bà Hồ thấy bà Tôn đã bằng lòng
hứa gả mà lại gả cả hai cô, vẻ mừng hiện ra nét mặt. Chàng Cố Thiếu Xuân lúc
này có lẽ là người sung sướng hơn ai hết. Bởi thế bệnh chàng tự nhiên biến khỏi
như có phép lạ. Bà Hồ thấy con đã khỏe mạnh như thường bèn chọn ngày định việc
cấu hôn cho con.
Không ngờ ông tạo trớ trêu, mấy
khi chuyện vui được trọn vẹn đâu. Một ngày trước hôm định việc cầu hôn, Cố
Thiếu Xuân bỗng nhận được một phong thư của cha gởi từ kinh thành về nói ông đã
định việc hôn nhân cho chàng tại Bắc Kinh rồi.
Ông thân bên nhà gái cũng làm
quan ở kinh và đôi bên đã ước hẹn hôn lễ sẽ cử hành nội trong năm.
Cố Thiếu Xuân được tin này
chẳng khác nào gáo nước lạnh dội lên đầu, miệng há hốc mà chẳng nói được lời
nào. Chàng chỉ còn biết khóc suốt cả đêm đó. Qua ngày hôm sau, chàng bệnh nằm
liệt giường liệt chiếu như cũ.
Bà Hồ thấy vậy trong lòng đau
đớn lắm. Bà dùng lời ngon ngọt dỗ dành an ủi. Mặt khác bà cho mụ mối qua nhà bà
Tôn từ hôn. Hai chị em Hàm Phương được tin này, trái lại không khóc lóc, không
nói năng gì cả.
Hai nàng đã thủ thỉ với nhau
quyết ở vậy không thèm lấy chồng nữa. Gia đình hai nàng vốn giàu có, lại không
có con trai, cả cơ nghiệp đồ sộ đó đều do hai nàng nắm giữ cả.
Nhưng Cố Thiếu Xuân không thể
thản nhiên được. Lòng chàng vừa buồn sầu vừa nóng nảy đến không nén nổi. Hồi đó
đã vào lúc mùa hè nóng nực. Thiếu Xuân đưa cái giường của chàng ở thư phòng đến
bên cạnh cửa sổ để có thể thấy được hình bóng người yêu trên lầu trang phía bên
kia, ngay cả lúc chàng đi nằm nữa.
Dụng ý của chàng là như vậy,
nhưng bà mẹ Hồ thị đâu có hiểu. Bà chỉ biết chiều theo ý cậu con trai cưng. Nằm
tại nơi đây được vài hôm, Cố Thiếu Xuân nhìn sang lầu trang bên kia thấy cửa
đóng suốt ngày im ỉm. Chàng tưởng rằng chị em Hàm Phương tiểu thư cũng bệnh như
mình. Thật đáng thương cho cả đời người chỉ cách có một con sông mà không có
cách gì trò chuyện được với nhau. Chàng nhớ đến người yêu mà lòng tê tái, nhiều
đêm thức trắng chẳng chợp mắt.
Có một hôm, vào nửa đêm, Cố
Thiếu Xuân đang nằm trên giường trằn trọc xoay qua xoay lại không ngủ được,
bỗng có tiếng gõ cửa cành cạch. Chàng gượng dậy, nhẹ bước ra mở cửa. Một hình
bóng mỹ nhân sừng sững đứng trước mặt chàng dưới ánh trăng. Chàng nhìn kỹ và
nhận ra là Hàm Phương.
Chàng mừng quá rồi như không tự
chủ được nữa, chàng nhảy chồm ra, giơ hai tay ôm choàng lấy nàng, miệng run run
cảm động nói:
- Anh nhớ em đến chết mất thôi.
Người con gái vội giơ tay đẩy
Thiếu Xuân ra, thì thầm:
- Em không phải Hàm Phương đâu?
Em là Thục Phương đó. Chị em nhớ anh quá lắm! Anh chạy mau sang thăm chị một
tí.
Cố Thiếu Xuân nhìn thấy chiếc
thuyền của Thục Phương cặp ngay bên bờ sông, bèn chẳng còn để ý đến mình bệnh
mình đau nữa, vội nắm lấy tay Thục Phương bước xuống thuyền.
Khi thuyền đã qua bờ bên kia,
chàng thấy Hàm Phương đang đứng chờ sẵn. Thế là cả ba cùng sánh vai ngồi trên
phiến đá rộng trò chuyện với nhau. Một hàng liễu rủ bóng thướt tha che kín cả
chỗ họ ngồi, thành thử không một ai thấy mà biết được, ba người trò chuyện mãi
tới canh năm mới trở về phòng.
Thế rồi từ đó cứ mỗi đêm, trên
phiến đá bên sông, người ta thấy phảng phất bóng ba người kề vai ngồi dưới ánh
trăng ngà. Chỉ mãi tới lúc gió sớm nổi lên, trăng tàn bến vắng, ba cái bóng lại
mới chia tay ai về phòng nấy.
Mùa hè qua mùa thu tới, gió heo
may bắt đầu thổi, hơi lạnh đã thấm vào thịt. Thục Phương cảm thấy lạnh không
chịu nổi bèn nghĩ ra một cách: Nàng bảo Thiếu Xuân chú ý cứ đến khi nào mẹ nàng
đã an giấc thì nàng sẽ treo một chiếc đèn lồng đỏ ở trước lầu để báo hiệu. Và
lúc đó chàng cứ việc chèo thuyền sang, hai nàng sẽ đón vào nhà.
Nàng cũng không quên căn dặn
chàng là hễ không thấy đèn thì chớ có sang. Thiếu Xuân đã được ám hiệu, đêm hôm
đó chèo thuyền sang lẻn vào lầu trang, quả là hương vị của tình yêu ngọt ngào
không bút nào tả xiết.
Việc tư tình qua lại này thấm
thoắt được nửa năm thì bỗng một đại hoạ xảy ra. Hai chị em Hàm Phương đêm đêm
treo chiếc đèn đỏ rồi kề vai ngồi tại hiên lầu nhìn qua phía bờ bên kia. Nhưng
rồi hôm đó hai chị em nàng đang ngồi đợi bỗng một mũi tên độc bay vụt tới, chỉ
một mũi tên thôi mà đâm suốt thái dương huyệt của hai nàng.
Mũi tên độc này vốn thuộc loại
"thấy máu đóng hầu" nghĩa là bắn trúng không kêu la gì được: một loại
tiễn thường dùng vào việc ám sát. Trúng mũi tên hai chị em Hàm Phương ngã quay
xuống sàn lầu chết luôn, không kêu la được một tiếng.
Cố Thiếu Xuân đêm đó thấy lồng
đèn liền chèo thuyền sang, nhưng chẳng thấy hai chị em Hàm Phương ra mở cửa.
Tứ bề vắng lặng. Chàng cố ngồi
đợi. Nhưng đợi mãi tới sáng mai vẫn chẳng thấy người yêu ra mở cửa? Xuân lòng
nghi hoặc, không muốn bỏ đi.
Trời sáng hẳn. Con a đầu chạy
lên lầu thấy hai chị em Hàm Phương đã chết cả, vội tri hô lên. Bà Tôn nghe kêu
giật mình nhảy lên lầu xông vào phòng con gái. Bà ôm lấy thây con khóc rống
lên, người như điên loạn.
Thiếu Xuân ngồi ngoài cửa, nghe
tiếng khóc, biết có chuyện chẳng lành, chẳng quản nếp tẻ gì, tông cửa nhảy vào
rồi cũng gục xuống thây hai chị em Hàm Phương khóc đến chết đi sống lại.
Bà Tôn thấy cảnh tượng khó coi
bèn bảo người kéo Thiếu Xuân dậy, một mặt làm đơn báo quan. Quan huyện Giang Đô
thấy vụ án không đầu mối, bèn đích thân tới khám nghiệm.
Ông thấy Thiếu Xuân hình tích
có vẻ khả nghi bèn cho người dẫn về nha môn thẩm vấn.
Cố Thiếu Xuân thấy người yêu đã
chết, hận rằng mình không được chết theo cho nên khi quan huyện Giang Đô thẩm
vấn, Xuân bèn nhận khai ngay là chính mình đã giết.
Nhưng đến khi hỏi tại sao mà
giết thì chàng chẳng biết khai ra sao. Bà Hồ thị thấy con mình bị quan huyện
bắt đi, vội đem ngàn lạng bạc đút lót cho bọn nha lại, mặt khác viết thư gởi
thẳng lên kinh cho quan ông cấp báo.
Quan ông Cố Đại Xuân được tin
như sét đánh ngang tai, vội rời Bắc Kinh, đi gấp đường tới Dương Châu lập cáo
trạng dâng lên Càn Long hoàng đế cứu con. Hồi này hoàng đế đã từ Hàng Châu trở
lại Dương Châu. Ngài nhận được cáo trạng bèn bảo tri phủ Dương Châu đem phóng
thích Cố Thiếu Xuân.
Nhưng phía bên kia, bà Tôn thấy
vậy đâu có chịu. Bà liền mang đơn kêu oan, trẩy thuyền vội tới Dương Châu đầu
cáo.
Càn Long hoàng đế trả lại tờ
cáo trạng, một mặt an ủi bà và phàn nàn thay cho hai cô con gái bà chết uống
phí, mặt khác sai tri phủ Dương Châu đứng ra làm lễ ngự tế để ma chay và siêu
sinh tịnh độ cho hai nàng.
Một việc quan trọng nhất mà mọi
người chờ đợi đó là lệnh truy nã hung thủ, nhưng tuyệt nhiên hoàng đế không đả
động tới Bọn quan địa phương đứng trước cái án giết người kỳ quái này, vò đầu
bứt tóc hết tháng này qua năm nọ cũng đều chịu, không rõ được lấy một mảy may.
Ít lâu sau, khi Càn Long hoàng
đế đã về kinh rồi, người ta bỗng thấy hai người con gái tuyệt đẹp ăn vận hết
sức lộng lẫy tới thăm bà Tôn. Hai nàng tự giới thiệu là hai chị em chị tên gọi
là Thanh Hà, em gọi Giáng Hà.
Thanh Hà và Giáng Hà đã từng
được Càn Long hoàng đế sủng hạnh và khi rời khỏi Hàng Châu, ngài có dặn hai chị
em nhà này thắp đèn lồng đỏ trước lầu để đợi ngài hồi giá tới Dương Châu sẽ cho
người tới đón về kinh.
Nhà hai nàng ở cạnh cầu Trạng
Nguyên. Lầu trang cũng sát ngay bờ sông, phía dưới cũng có một cây dương liễu y
như ở nhà bà Tôn. Trước lầu trang cũng có treo một chiếc đèn lồng đỏ, cho nên
Càn Long hoàng đế đã nhận lầm nhà này ra nhà kia mà giết bậy. Chủ tâm của Càn
Long hoàng đế là giết hai chị em Thanh Hà chớ đâu ngờ lại giết lầm hai chị em
nhà họ Tôn. Nguyên uỷ vụ án này là thế, hai chị em Thanh Hà đã đoán ra. Nhưng
lý do tại sao Càn Long hoàng đế lại muốn bắn chết hai nàng thì chính ngay Thanh
Hà đã để bao đêm ngày suy nghĩ mà vẫn không ra.
Nguyên do chỉ vì Tiểu Mai đâm
chết Uông Giang Long nên từ đó Càn Long hoàng đế nơm nớp lo ngại, nghĩ rằng hai
chị em Thanh Hà cũng lại có ý hành thích mình. Ngài không dám lưu luyến đắm
đuối, vội cho hai chị em nàng về.
Câu nói của ngài bảo đem hai
nàng lai kinh ngày nọ, chỉ là lời nói đãi bôi cho qua mà thôi. Lúc đầu ngài
không có ý giết hai chị em nàng, nhưng về sau, bỗng lại nghĩ nếu không đem hai
người về kinh, sợ rằng họ oán hận mà nói tung hết những điều bí mật trong
thuyền ra thì phiền. Sở dĩ có chuyện sợ đầu sợ đuôi này chỉ là tại trong những
đêm ân ái mặn nồng, ngài đã đem khá nhiều điều bí mật trong thâm cung ra kể làm
quà cho hai nàng nghe rồi. Ngài sợ rằng hai nàng không được vừa lòng sẽ nói
toạc cả ra, chi bằng giết quách đi là xong. Đó là kế giết người bịt miệng. Nghĩ
vậy nên khi hồi loan tới Dương Châu, ngài bèn sai một tên thị vệ ngầm đem tên
độc bắn chết hai chị em nhà này. Không ngờ hai chị em Hàm Phương vì mật ước với
Cố Thiếu Xuân, cũng đốt đèn đỏ trước lầu nên tên thi vệ nhận lầm ra nhà của hai
chị em Thanh Hà mà bắn chết cả đôi.
Hai chị em Thanh Hà nghe vụ án
mạng, đoán biết chủ ý của Càn Long hoàng đế là muốn giết mình, nên vội bỏ chiếc
đèn lồng treo trước lầu đi, rồi trốn biệt trong một căn nhà của người bà con
khác. Đợi lúc hoàng đế đã hồi loan về tới kinh rồi, hai nàng mới dám thò cổ ra
ngoài rồi tới thăm bà Tôn.
Bà Tôn nghe hai chị em Thanh Hà
kể lại cả một câu chuyện ly kỳ rùng rợn, vừa thương tâm vừa sợ hãi. Bà chỉ biết
gác vụ án này, không dám nói tới nữa. Nhưng Cố Thiếu Xuân lại không chịu phụ
lòng. Chàng đón linh cữu hai chị em Hàm Phương về nhà ma chay trọng thể rồi đem
chôn cất tại khu mộ tổ, coi như là nguyên phối (vợ cả).
Người vợ Bắc Kinh lấy sau này
chàng chỉ coi như là vợ kế. Chàng còn đón cả bà Tôn về nhà phụng sự không khác
gì cha mẹ mình. Chỉ vì một ý nghĩ nghi ngại của Càn Long hoàng đế mà hai gia
đình Tôn, Cố phải chịu cảnh nhà tan người chết, gây ra biết bao chuyện đoạn
trường, thật đáng thương thay.
Hồi 89: Kiến trúc vườn Viên Minh
Càn
Long hoàng đế hồi loan tới kinh thì Hoà Khôn xây cất bốn mươi cảnh trong vườn
Viên Minh cũng vừa xong.
Bao
nhiêu cảnh đẹp vùng Giang Nam có lẽ đã được quy tụ tại nơi đây, thành một bầu
trời riêng biệt, như cảnh Tiên cảnh Phật. Hoà Khôn còn đem biết bao nhiêu vật
lạ trong thiên hạ bày tại vườn này nữa.
Viên Minh vốn có mười tám lần
cửa. Mặt nam có các cửa Đại Cung môn, Tả Hữu môn, Đông Tây Giáp môn, Đông Tây
Như ý môn, Phục Viên môn, Tây Nam môn. Thuỷ Áp môn (cửa chắn đập nước trong
sông), Tảo Viên môn. Mặt đông có các cửa Đông Lâu môn, Thiết Môn, Minh Xuân
môn, Nhi Châu Cung môn, Tuỳ Tường môn. Mặt bắc các cửa Bắc môn: dưới vòng tường
vây quanh có xây một cửa Thuỷ Áp. Mặt tây nam có một toà Tiến Thuỷ áp (cửa cho
nước vào). Mặt đông có cửa Xuất Thuỷ áp (cửa cho nước chảy ra). Lại còn một toà
Xuất Thuỷ áp nữa, nước từ núi Ngọc Truyền sơn chảy qua miếu tây mã rồi vào đập,
lại chĩa làm mấy chục chi lưu toả ra khắp vườn.
Mặt chính viện của vườn có xây
năm toà Đại cung môn. Hai bên dưới trước cổng cất 5 gian triều phòng: phía sau
xây nhiều trực phòng của các bộ, phía đông giáp với đường cái có ngân khố (kho
bạc); phía đông bắc có thư phòng; phía đông nam có đãng án phòng, phía tây lại
có nhiều trực phòng của các bộ.
Trước mặt cửa Đại Cung môn, có
cửa xuất nhập Hiền Lương môn; đó là một cái cửa tò vò cao lớn năm gian. Trước
mặt tò vò này có một chiếc cầu bằng đá. Qua cầu dọc hai bên lộ lại xây cất năm
toà tiền môn.
Trước mặt cửa xuất nhập Hiền
Lương môn là điện Chính Đại Quang Minh. Mặt đông điện có cầu Chính Thân Hiền
điện, về mặt đông cũng như mặt tây điện có hiên Phi Vân, có gác Tĩnh Giám, về
mặt bắc điện có hương Hoài thanh với cây cao xinh bóng mát, vòng về phía sau
điện có sinh thu đình các, về mặt đông điện có bụi phương bích, còn về phía sau
điện là điện Bảo Hợp Thái Hoà, lùi về phía sau nữa còn có lầu Phú Xuân mà ở mặt
đông lầu có rừng cây danh trúc bao quanh một khóm trúc khác cao vòi vọi, gió
thổi qua kẽ lá vi vu. Mặt sau điện Chính Đại Quang Minh còn có một cái hồ lớn
tên gọi Tiền Hồ.
Phía bắc hồ này có một toà điện
năm gian gọi là Viên Minh viên điện. Đằng sau điện này lại có một toà điện bảy
gian gọi là Phụng Tam vô tư điện. Lùi về phía sau nữa là một toà điện chín gian
hết sức lớn gọi là Cửu Châu Thanh vốn điện. Về phía đông điện là Thiên Địa Nhất
Gia Xuân, về phía tây là Lạc An Hoà.
Mặt này lại còn có Thanh Huy
các, trước góc có Lộ Hương trai, phía trái có Nhật Cổ đường Tùng Vân lâu, phía
phải có Hàm Đức thư ốc Phú Xuân lâu, phía bắc có Lan Phân lâu ngay mặt sau có
Ký Ân đường với toà Nguyện Khai Vân lầu.
Mặt tây bắc ao này cất một toà
lầu vuông tên gọi Thiên Nhiên Đồ Hoạ lâu. Mặt bắc cũng xây một cái gác gọi Lãng
Cáp các và một lầu gọi Trúc Mai lâu. Mặt đông có một toà nhà năm gian tên gọi
Ngũ Phúc đường. Hiên sau của đường này cất trên mặt ao, có biển đề bốn chữ "Trúc thâm hà tĩnh".
Mặt đông nam có một dãy tịnh xá trong vườn có trồng đủ các loại đào, liễu,
trước thần theo một tám bản vuông trên đề năm chứ "Tinh tri xuân sự giai".
Vượt qua ao này, người ta sẽ
thấy một giải đê dài. Cất cao hẳn lên mặt đê là một toà lâu đài, trên đề "Tô đề xuân hiếu", Từ
Ngũ phúc đường vượt đò qua sông quanh co khúc khuỷu. Dưới chân núi có một nhà
đọc sách gọi là Bích Đồng thư viện.
Về phía tây vắt vẻo một ngôi
đình trên lưng chừng núi gọi Vân Sầm đình. Mặt tây thư viện có chùa Tư Vân phổ
hộ. Chùa này mái tây cũng dựa vào một toà lầu cao tên gọi Thượng Hạ Thiên Quang
lâu nằm ngay bên cạnh hồ, và hai bên đều có ngôi đình hình lục lăng.
Đứng dưới mái lầu này quay về
phía tây có một cái cầu nhỏ. Hướng sang tây bắc ta thấy hiên Xuân Vũ. Ở phía
tây hiên Xuân Vũ là gián Hạnh Hoa thôn, phía nam thôn có khe suối Dư Thanh,
sừng sững trước mặt là vách đá cao ngất, một ngọn suối trong róc rách chảy từ
trên vách đá xuống, quanh co uốn khúc, rồi trôi qua bãi đá. Bốn chữ "Giản các dư thanh" được khắc vào bờ đá cẩn thận.
Vòng về phía sau hiên Xuân Vũ
thì trước mặt về phía đông là Kính Thuỳ lâu, phía tây bắc là một toà nhà bốn
mặt có trồng những hàng liễu cao rậm gọi là Liễu tra, phía tây là Thuý Vân
đường. Quay sang quán Hạnh Hoa xuân, về phía tây có cái cầu lớn bằng đá xanh
vừa rộng vừa bằng phẳng tên gọi Bích Lan kiều.
Mạn cầu giáp tiếp với một cái
ngôi thuỷ đình tên gọi Như Đình. Trước mặt đình là Tố Tân đường. Mặt sau Tố Tân
đường là Quang Phong Tễ Nguyệt đường. Góc đông bắc có ruột toà Tuý Cảnh trai,
góc tây bắc có một toà Song Giai trai. Chính mặt nam có nhà Như cổ hàm kim
thất, bên trong chứa đầy sách cổ.
Phía sau nhà này có một toà nhà
bốn mặt toàn bằng pha lê tên gọi Thiên Cảnh hiên. Mé đông là Mậu Dục trai, mé
tây là Trúc Hương trai, mé bắc là Tinh Thông trai, bên trong bày biện rất nhiều
đồ cổ, bên ngoài trồng rất nhiều những cây tùng, cây bá cổ thụ.
Phía nam nhà Như cổ hàm kim
thất là quán Trường xuân tiên. Sau quán có hiên Lục ấm, trong khuôn viên hiên
trồng bốn cây ngô đồng cao lớn bóng cây che khuất cả hiên. Án thư bàn ghế đều
sơn xanh. Dọc dãy hành lang mé tây mà đi thì gặp hiên Lệ cảnh. Mé tây treo một
cái bảng lớn viết ba chữ Hàm Bích đường, bên trong khuôn viên trồng một đôi cây
hò.
Phía sau đường là một toà hiên
nhỏ trông bốn cây quế và phía trên treo một tấm biển vuông viết bốn chữ Lâm hư quế tỉnh. Phía tay trái
đường là Cổ Hương trai, phía tay phải là Mặc Như vân, đối diện thì là Tuỳ An
thất.
Từ cửa ngách tây nam quán
Trường Xuân tiên đi quanh về phía tây thấy một giải tường vây lại, trên đề hai
chữ Tảo Viên. Trong vườn
có toà Khoáng Nhiên đường năm gian, phía sau là Trữ Thanh Thu ốc, phía đông là
một cái ao vuông.
Trên mặt ao này có một cái gác
nhỏ che trên ấy gọi là Tịch Ai Như ốc. Chếch về mặt bắc ao có Kinh Lan tạ, mặt
đông nam có Ngưng Thiếu lâu, Hoài Tân lâu, mặt tây bắc có trạm Bích Hiên, mặt
Tây Nam có trạm Thanh Hoa, có quán Hạnh Hoa xuân, mặt tây bắc có một cái ao
trên mặt cất một toà đình chữ Vạn.
Phía sau đình tiếp ngay vào là
một cái cầu, chân cầu gắn liền vào một toà thạch động, trên cửa treo một tấm
biển đề bốn chữ Võ lâm xuất
sắc. Mặt bắc của ao chạy dài một dãy nhà trên đề năm chữ Hồ trung nhật nguyệt trường, mặt đông, một dãy nhà khác trên biển
đề bốn chữ Thiên nhiên giai
điệu, mặt nam một căn phòng lưng tựa vào chân dãy núi bao vây ba mặt trên
biển đề bảy chữ "Đông
thiên nhật nguyệt đa giai cảnh".
Ở mặt tây cửa thạch Võ lâm xuất sắc là Toàn Bích đường, mặt đông nam là
một ngôi đình biển đề bốn chữ "Tiểu ân thê tri". Phía sau Toàn
Bích đường có một đèo núi leo quanh, phía sau có Thanh Tú đình, phía tây có
Thanh Hội đình, phía bắc có Đào
Hoa ổ và một quãng đất vuông
bằng phẳng tựa cạnh bờ nước, trên trồng một khóm đào thân thấp.
Mặt đông của lạch nước có nhà
Thanh Thuỷ Trạc Anh thất, mặt tây có suối Đào nguyên sâu kín bí hiểm (Đào
Hoa ổ) về mặt đông có quán Xuân Hiên, mặt đông bắc có Phẩm Thị đường.
Đình chữ Vạn tức Vạn phương an
hoà về mặt tây nam có cánh núi bình phong màu xanh biếc vây quanh che khuất.
Tuỳ theo chiều cao mức thấp của dãy núi có cất một toà lầu cao tên gọi Sơn Cao
Thuỷ Trường lầu. Dưới chân dãy núi này, chạy dài một khoảng đất trống bằng
phẳng; đó là nơi dành cho ngoại phiên (sứ thần hay vua chúa các nước lân cận)
triều kiến hoàng đế, hoặc cho bọn thị vệ bắn bia tỷ thí hoặc cho lễ đăng tiết
hằng năm đốt pháo hay bày đèn đuốc.
Đám đất trống này ở mặt bắc có
một cái cầu, đi qua cầu lại leo lên đầu núi thì trước mặt là điện Nguyệt địa
vận cư năm gian, ở mặt tây có miếu Tướng quân lưu mãnh.
Đằng sau điện Nguyện địa vận cư
có một con đường núi quanh co khúc khuỷu. Cửa nghi môn thứ nhất trên khắc bốn
chữ Hồng tử vĩnh hựu có hai cây cột đá đựng hai bên tả hữu.
Đi lên còn thấy cất liên tiếp ba cái cửa nghi môn khác nữa.
Giữa lưng chừng núi có một
khoảng đất bằng, xế về phía đông nam là điện Chính Phu ba căn, phía tây là Cung môn năm căn, phía nam là
cửa An Hựu môn, trước cửa có ba cái đầu đá bằng bạch ngọc, hai bên tả hữu giáp
ngôi tỉnh đình và cả năm căn triều phòng nữa.
Phía ngoài cửa An Hựu ngay sau
điện Chính Phu có một toà chính điện chín căn và đôi mái tên gọi An Hựu cung.
Trong cung này thờ bức chân dung của Khang Hi hoàng đế ở giữa, còn bên tả thì
bức chân dung của Ung Chính hoàng đế.
Đằng sau cửa nghi môn Hồng Từ
Vĩnh Hựu là một dãy tường vây lại, phía trong về góc bắc là Tử Bích Sơn phòng,
bên trong sơn động có một toà thạch thất tên gọi Thạch Phàm thất, ở phía đông
nam có hiên Phong lạc, ở phía bắc có lầu Tế Hoa, ở mặt đông có lầu Cảnh Huy.
Hoành Vân đường về mặt tây dưới
chân núi có một cái hồ lớn. Trên mặt hồ có lầu Trừng Tố, ở phía tây bắc có đình
Dẫn Khê, ở phía đông tiếp với dãy tường thấp, bên ngoài tường có ba đợt núi
trùng trùng điệp điệp, có cây có hoa đủ thứ đủ loại Mặt tây đình Dẫn Khê có một
cái cầu dài. Đi qua cầu hướng về mặt đông là Vương Phương thư viện. Bước vào
thư viện thấy ba căn nhà rạp trên có biển đề hai chữ Văn tâm.
Tiếp với căn nhà này là một cái
cầu bằng đá trắng cầu chui qua một cái cổng đá trên cổng có khắc bốn chữ Đoạn kiều tàn tuyết.
Mặt nam của thư viện có cất một
toà nhà lớn, đốc đao cất lên chênh vênh, mái ngói trùng trùng điệp điệp tên gọi
Nhật Thiên Lâm vũ. Bên trong toà nhà có Trung Tiền lâu, Trung Hậu lâu bảy căn,
có Tây Tiền lâu, Tây Hậu lâu trên dưới bảy căn. Mặt nam Trung Tiền lâu có Thiện
Kiều, hai mặt đều cất lầu cao. Thiện Kiều có một ngôi đăng đình hình bát giác.
Về phía đông nam Nhật Thiên Lâm
vũ là một khu ruộng lúa có con sông bao quanh. Giữa khu ruộng lúa có một toà
điện vũ xây kiểu chữ điền, bốn góc đều cất lầu, lầu bắc biển đề Thềm bạc ninh
tĩnh, lầu đông tên gọi Thự quang lầu.
Trong khu ruộng ở mặt đông có
một căn nhà bằng, tên gọi Hiên Quan Giá (xem cấy lúa), mặt tây có một ngôi đình
gọi Đạo hương đình. Khu ruộng lúa giáp chân núi ở phía bắc có một ngôi đình
biển đề bốn chữ Sơn khê bất
tận. Sau hiên Quan Giá là một lạch nước trong veo uốn khúc trên vượt qua
một cái cầu nhỏ.
Đi qua cầu tới một toà nhà tên
gọi ánh Thuỷ Lan Hương. Ở mặt đông nam có một phiến đá cất một ngôi đình tên
gọi Điếu Ngư cơ. Về phía bắc là Ân Mục thì tiếp liền với một cái đầm, trên bờ
mép nước xây một cái cửa nghi môn lớn trên đề ba chữ Trạc long thiều.
Mặt tây nam của đầm này là Quý
Chức Sơn đường, bên trong thờ Tam thần (thần phò hộ việc nuôi tằm).
Toà nhà ánh Thuỷ Lan Hương có
một khóm cây phong thụ ở phía đông bắc. Trong khóm cây này có một toà nhà, trên
biển đề bốn chữ Thuỷ mộc minh cầm. Phía bắc khóm cây này cất một cái gác cao
lớn gọi là Văn Nguyên các, trên dưới sáu gian, chứa đầy tứ khố toàn thư. Mé tây
gác trồng một khóm liễu có một cái cổng để bốn chữ Liễu lăng văn oanh.
Về phía tây bắc có một giải nhà
cất trên ven sông, bờ đầm, trên biển đề bốn chữ Liêm khê lạc xứ. Phía sau là
Vân Hương thanh thắng, phía đông là Lăng Hà thâm sứ. Đối diện Liêm Khê lạc xứ,
bờ bên kia là một dãy rau và ngay giữa là một toà nhà trên biển đề bốn chữ Đa giá như vân.
Mặt trước là Lăng Hà hương,
phía đông nam là trạm Lục sắc, phía đông là Ngư Dược diện phi, phía nam quanh
ra chân núi lại còn một cánh đồng lúa.
Giữa cánh đồng này lượn khúc
một con sông nước chảy dài như một giải lụa bạch. Hai bên bờ có thôn trang nhà
cửa tên gọi Bắc Viễn sơn thôn. Bắc ngạn có một dãy tường đá, phía trong tường
là một vườn hoa trồng đủ các loại lan.
Sau vườn lan là Hội Vũ tinh xá.
Về mặt đông bắc có một cái cầu đá, qua cầu một chút là cái xưởng đóng thuyền
tên gọi Phong Kính phường, mặt tây là Hoạ Cảng quan ngư, mặt bắc là Tứ Nghi thư
phòng. Sau thư phòng là một dãy tường cao.
Tấm biển trên cửa Nguyệt Động
môn có đề ba chữ An lan viên. Bước vào vườn thấy một lạch nước trong vắt. Tựa
về phía đông nam, đó là quán Tạc Kinh, về phía nam đó là Thái Phương châu, ở
mặt sau đó là Phi Thế đình, ở phương đông bắc đó là Lục Duy phường, ở tây nam
đó là gác Vô Biên Phong Nguyệt, ở mặt bắc đó là lầu Yên Nguyệt Thanh Châu.
Mặt tây nam của lầu này là Viên
Tú sơn phòng, mặt bắc là một cái cầu vòng cao lên không trung. Ở đầu cầu mút
tận bên kia có một cái lầu tên gọi Nhiễm Hà lâu.
Tứ nghi thư phòng ở mặt đông
dựa vào hồ nước có một cái lầu gọi là Phương Hổ thắng cảnh. Ở mặt bắc có điện E
Loan, có lầu Quỳnh Hoa. Mặt đông điện là cung Nhị Châu, phía nam cung là thuyền
ổ, phía tây bắc là Tam Đàm Ấn Nguyệt.
Đi qua cầu vòng cửa khúc kiều
thấy ở trong nước một ngôi đình, trên biển đề Thiên
vũ không minh.
Cuối cầu là Trừng Cảnh đường có
bao lơn bằng đá trắng. Mặt đông có lầu Thanh khoáng, mặt tây có lầu. Hoa Chiêu.
Sau lầu có một ô vuông chung quanh bốn mặt bờ đều có đôn ghế bọc nệm nhung.
Giữa ao có những ngựa ngọc lân đá. Đây là nơi hoàng đế cùng các phi tần đi tắm
vào mùa hè. Trên ao có một cái biển vuông đề bốn chữ "Tảo thân dục đức"
Hồi 89: Những khoái lạc trong vườn Viên Minh
Vườn Viên Minh vốn là
một công trình kiến trúc vĩ đại nổi danh trong lịch sử Trung Quốc. Hồi đó Hoà
Khôn vâng chỉ khiến tạo bốn mươi cảnh Giang Nam trong vườn, mỗi một cảnh hoặc
dựa vào núi, hoặc nương theo sông, hoặc rộng lớn, hoặc tinh tế, thật là tuỳ hình
tuỳ thế mà xây cất một cách tuyệt xảo, tuyệt diệu! Kẻ chép sách này tuy đã cố
gắng nhiều để mô tả nhưng cũng mới chỉ được nửa vườn đó thôi.
Nếu nói đến những cảnh sắc
tuyệt đẹp tuyệt nhã của toàn vườn, ta phải kể vườn An Viên suốt một giải, nào
là Thái Dương châu, Phi Thế đình, Lục Duy phường, Vô Nguyên Phong Nguyệt các,
Yên Nguyệt Thành Châu lâu, Nhiễm Hà lâu, Phương Hồ thắng cảnh, E Loan điện,
Quỳnh Hoa lâu, Nhị Châu cung, Tam Đàm An nguyệt, Thanh Khoáng lâu, Hoa Chiêu
lâu, Tảo Thân Dục Đức trì. Đấy toàn là nhũng cảnh thanh tú hoa đệ nhất, bốn mùa
đều thích hợp cả.
Càn Long hoàng đế hôm đó vào
vườn thấy cảnh sắc như vậy, không ngớt khen thưởng, quyến luyến mãi không muốn
rời. Hoà Khôn đoán biết ý, bèn tâu xin Thánh giá hãy dừng nghỉ lại. Càn Long hoàng
đế y tấu.
Ngài chẳng chịu rời Xuân A Phi,
Quách Giai thị, Tưởng Giai thị, ba vị mỹ nhân lấy một khắc, nên ngay hôm đó,
ngài cho đưa ba người vào vườn. Xuân A Phi ở cung Nhị Châu, Quách Giai thị ở
Phương Hồ thắng cảnh, Tưởng Giai thị ở Hoa Chiêu lâu.
Càn Long hoàng đế ngày ngày toạ
triều tại điện Chính Đại Quang Minh. Tan chầu về vườn, ngài lại cùng ba vị mỹ
nhân rong chơi cười đùa. Mùa xuân đến ngài thường du ngoạn tại điện E Loan, lầu
Quỳnh Hoa. Mùa hạ ngài lại hóng gió tại bãi Thái Phương, đình Phi Thế, thuyền
Lạc Duy.
Mùa thu về, ngài sang lầu Yên
Nguyệt Thanh Châu, lầu Nhiễm Hà, lầu Tam Đàm án Nguyệt, lầu Thanh Khoáng, để
vui chơi. Mùa đông tới, ngài về nghỉ tại lầu Quành Hoa, gác Vô Biên Phong
Nguyệt. Chi khi nào nhớ tới một bà phi tần khác thì ngài mới quay về đại nội,
rồi đem nhiều cung quyến vào vườn cho đi du ngoạn khắp nơi.
Cũng có lúc ngài cung nghinh
Hoàng thái hậu vào chơi thăm vườn. Cứ mỗi lần gặp giai tiết bốn mùa ngài lại
triệu bọn đại thần văn võ cho vào vườn dạo chơi khắp chốn rồi ban yến ngâm thơ.
Càn Long hoàng đế đích thân
vịnh bốn mươi bài thơ tả bốn mươi thắng cảnh, rồi bắt bọn đại thần giỏi về văn
chương hoạ lại. Ngài cho in một tập thơ, ban cho các vương, công đại thần.
Vườn Viên Minh rất rộng lớn.
Càn Long hoàng đế du ngoạn tại đây quanh năm không chán. Ngài còn có Hoà Khôn
suốt ngày bầu bạn. Khôn nghĩ ra nhiều trò chơi mới lạ, làm cho ngài rất thích
thú.
Khôn ở bên cạnh hoàng đế nửa
bước chẳng rời. Ngay cả lúc ngài vui đùa tình tự với bọn cung quyến, Khôn cũng
chẳng lẩn tránh kiêng kỵ.
Trong bọn cung quyến, Quách
Giai được coi như là người đẹp nhất; mặt hoa da phấn ít ai bì kịp. Càn Long
hoàng đế sủng ái nàng hết mức. Da thịt vốn trắng trẻo mịn màng, Quách Giai lúc
nào cũng tỏ ra cưng quý làn da quý báu đó của mình.
Nàng vừa ưa tắm gội lại vừa
thích đeo ngà ngọc. Trong nhà nàng ở, nào là màn trướng nào là bình phong, tất
thảy đều kết những viên ngọc nho nhỏ vào. Cứ mỗi khi gió thổi lướt ngang, màn
trướng lại lay động, khiến ngọc ngà va chạm vào nhau rổn rảng, nghe thật vui tai.
Ngoài ra, những đài gương,
những thành giường của nàng đều cẩn bạch ngọc. Quần áo, nhất là những nơi tà áo
gấm u quần của nàng, luôn luôn có khâu những phiến ngọc quý vào.
Rìa mũ trước trán, chỗ giữa đôi
lông mày, nàng cũng cho kết một miếng bạch ngọc Dương Chi hình vuông. Má nàng
lúc nào cũng thoa phấn hồng, càng làm cho gương mặt thêm đẹp.
Càn Long hoàng đế biết nàng
thích ngọc, hễ có đồ ngọc ngài đều đưa tới để bày biện tại phòng nàng. Trong
phòng, có một cây ngọc trai cao bằng người đứng. Trên cành cây, treo đủ các
loại đồ chơi bằng châu ngọc.
Càn Long hoàng đế bảo nàng tới
để lấy những đồ chơi đó. Nàng giơ tay ra. Cánh tay, ngón tay nàng đều trắng như
ngọc. Hoàng đế đã sủng ái nàng đến cực độ, bèn phong cho nàng là Bảo phi.
Lúc này, Phúc Khang An đã thu
phục xong Hoà Điền. Hoà Điền vốn là xứ sản xuất ngọc. Nhân vì Bảo phi thích
ngọc, Càn Long hoàng đế bèn bí mật hạ một đạo thánh chỉ cho Vân Quý tướng quân,
dặn bảo phải cố tìm cho được thật nhiều ngọc ngà mang về.
Chẳng bao ngày, đồ ngọc quý tử
Hoà Điền đưa về vườn Viên Minh trưng bày vô số. Ngọc Hoà điền có rất nhiều màu
sắc, có thứ trắng như tuyết, có thứ vàng như sáp, có thứ đỏ như ráng, có thứ
xanh như cánh chả…
Bảo phi trông thấy cười như nắc
nẻ. Nàng sung sướng không bút nào tả xiết. Môi xinh thắm, hé nở như đoá hoa anh
đào cười xuân, khiến cho mọi người cảm thấy một cái gì thật đáng yêu quý bên
trong. Nàng cho đem một viên bạch ngọc chạm khắc thành một con ngựa móng cao
bòm dài mắt vuông mũi tía, lộ ra ngoài vài lằn tia máu nhỏ như tơ. Màu sắc đó
đều do thiên nhiên chứ không phải nhân tạo. Toàn thân con ngựa trắng toát mịn
màng, dài ước độ hơn ba thước cao ước chừng hơn hai thước. Càn Long hoàng đế
nhìn thây cười nói:
- Con ngựa ngọc này với Bảo phi
đều tuyệt cả?
Hoà Khôn nghe được bèn cho
người xây cất ngay dưới lầu Hoa Chiêu một ngôi đình gọi là Bảo Mã đình, đặt con
ngựa ngọc tại chính giữa, bốn chung quanh thì dùng đá trắng làm bao lơn vây
lại. Mỗi khi muốn tắm, Bảo phi kéo cả Xuân A Phi, Tưởng Giai thị cùng nhảy
xuống Dục trì để tắm cùng.
Hồi đó tuy vào mùa hạ, nhưng
Hoà Khôn sợ ba vị mỹ nhân da thịt mềm mại cảm phải hơi lạnh, nên vội cho người
đặt ngay một cái vạc lớn đun nước nóng ấm rồi cho cháy vào những cái ống gang
đặt quanh co dưới đáy Dục trì đế phun nước nóng vào làm thành những nguồn suối
nước nóng.
Ba người đẹp bơi lội đùa giỡn
một hồi trong Dục trì nước ấm. Càn Long hoàng đế đứng tựa bên hồ thưởng thức
xem các nàng tắm gội. Hoà Khôn cũng đứng bên cạnh để nhìn xem. Bọn phi tử có
người ném cầu trên mặt, có người trèo trên lưng con Thạch lâm ca hát véo von.
Duy chỉ có mình Bảo phi lội từ
Dục trì lên, bảo hai con cung nữ bắt chéo tay nhau làm kiệu khiêng nàng tới Bảo
Mã đình. Nàng leo lên lưng con ngọc mã, thân hình loã lồ, không một miếng vải
che, bốn đứa cung nữ vội lấy khăn bông lau những giọt nước còn đọng lại trên da
thịt trắng mịn như tuyết của nàng. Chúng còn lấy phấn thơm rắc lên khắp người
nàng dùng một chiếc khăn mỏng che lấy thân hình nàng, một con thì rẽ đường
ngôi, búi tóc lại cho nàng kiểu Truỵ mã (ngựa té), một con khác cầm đờn tì bà
tới đưa cho nàng.
Bảo phi vừa đờn vừa ca. Hoàng
đế ngồi trên ghế nhìn nàng, đến khi mắt đã xuyên suốt chiếc khăn mỏng vào tới
làn da trắng mịn; mới cầm lấy tay nàng dìu tới Thiên Vũ không minh để hưởng
lạc.
Hoà Khôn hầu hạ bên cạnh Càn
Long hoàng đế nhìn thấy hết những cảnh này, về nhà cũng bắt bọn hầu thiếp bắt
chước đúng in như lối ăn chơi trong cung cấm. Hầu thiếp của Khôn có một người
tên Tam nhi vốn do Càn Long hoàng đế hạ Giang Nam đem về thưởng cho. Da thịt
của Tam nhi cũng trắng trẻo mịn màng, thân thể cũng xinh đẹp như ngọc như ngà.
Chỉ cần một cái liếc cũng đủ để cho nàng thu hết hồn vía rồi.
Càn Long hoàng đế đã từng lâm
hạnh nàng một lần. Cũng vì đã được hoàng đế lâm hạnh, Tam nhi lấy làm kiêu
ngạo, không coi mình như bọn hầu thiếp khác. Hoà Khôn cũng đặc biệt sủng ái
nàng, vừa tại nàng đẹp lại vừa là một vật tặng của hoàng đế.
Lúc Vân Quý tướng quân đem dâng
đồ ngọc Hoà Điền, có xin nhờ Hoà Khôn xem qua trước cho, thì Khôn đã lấy được
mấy thứ đem về cho Tam nhi.
Trong số những ngọc này, có một
vật gọi là Bạch ngọc đôn. Cứ mỗi lần tắm xong, Tam nhi tới ngồi trên cái đôn
này để lau mình, thân thể hoàn toàn loã lồ. Lũ a hoàn cũng rắc phấn thơm lên
người nàng, búi lại mái tóc mây cho nàng.
Hoà Khôn cũng ngồi một bên để
nhìn, để ngắm, nhìn ngắm mãi mà vẫn chẳng muốn thôi. Khôn sực nhớ tới con ngọc
mã trong vườn Viên Minh, bèn cười bảo Tam nhi:
- Da thịt nàng trắng chẳng thua
gì bạch ngọc, nàng cũng phải được cưới lên lưng con ngọc mã mới phải!
Được mấy hôm, Bảo phi thường hay
đi tắm ở Dục trì, cùng hoàng đế bỡn cợt ân ái, nên bị cảm mạo, phong hàn thấm
vào cốt tuỷ, nên vừa bệnh đã chết ngay.
Bảo Phi mất, Càn Long hoàng đế
hết sức thương cảm, chẳng thiết gì đến ăn uống, tâm thần vô cùng buồn phiền.
Tuy đã có Xuân A Phi, Tưởng Giai thị ngày đêm hầu hạ bên cạnh, nhưng Càn Long
hoàng đế cũng vẫn âu sầu buồn bã chẳng lúc nào vui được. Cứ mỗi khi nhìn thấy
con ngọc mã là mỗi lần ngài nhớ tới Bảo phi rồi rỏ lệ như suối.
Thấy vậy Xuân A Phi sợ Càn Long
hoàng đế vì thế quá buồn phiền sinh bệnh, nên ngầm cho người đưa con ngọc mã ra
ngoài cung giao cho Hoà Khôn để bỏ vào kho. Không ngờ Hoà Khôn lại đưa về nhà
mình để cho Tam nhi cưỡi và mình ngồi nhìn.
Từ ngày mất Bảo Phi, Càn Long
hoàng đế chẳng thiết gì ở lại vườn Viên Minh nữa. Hoà Khôn nghĩ ra được một
cách làm vui lòng ngài, Khôn mời ngài đi Nhiệt hà.
Hồi đó trời đã sang tháng tám.
Theo lệ cũ của nhà Thanh thì cứ mỗi lần thu tới lại làm lễ "Thu nhỉ"
tại Mộc Lan vi trường ở Nhiệt Hà. Càn Long hoàng đế tuy thường hạ Giang Nam du
ngoạn nhưng cũng không bao giờ quên được ngày lễ hằng năm. Mộc Lan ở gần mé
trái thành Nhiệt Hà. Đây vốn là nơi hành cung của Khang Hi hoàng đế xây cất lúc
trước.
Mộc Lan vốn có nhiều phong cảnh
cổ kính, có thiên nhiên hùng vĩ. Sau Càn Long hoàng đế thấy miền này quá tiêu
sơ, nên ở bốn mặt hành cung ngài cho xây cất thêm nhiều vườn ngự uyển, gồm có
đến ba mươi sáu cảnh.
Lần này Càn Long hoàng đế đem
Xuân A Phi, Tưởng Giai thị tới Nhiệt Hà để săn bắn. Bọn võ tướng ai nấy hăm hở
trổ tài, bắn chim săn thú, phi ngựa phóng thương để lấy lòng Hoàng đế.
Săn bắn luôn một hơi mười ngày,
được vô số thú rừng chim chóc. Về tới hành cung hoàng đế sai bày yến tiệc,
triệu tập rất nhiều vương công của Mông Cổ đãi rượu thịt tại biệt điện.
Bọn vương công Mông Cổ này đem
gia quyến vào cung. Càn Long hoàng đế thấy trong số có vài cô xinh đẹp bèn giữ
lại làm cung nga. Trong đám này có con gái thân vương Khách Thích Bí và em gái
Tháp Cố Ngưu Lộc đều là những trang tuyệt thế giai nhân, mắt phượng mày ngài.
Càn Long hoàng đế phong cho hai
nàng làm Phi tử. Thế là nay đã có niềm vui mới, hoàng đế ắt quên đi nỗi buồn
xưa.
Hai nàng phi tử Mông Cổ này vốn
theo tín ngưỡng Lạt ma, hoàng đế liền truyền chỉ xây cất ngay một toà miếu Lạt
ma rất lớn trong hành cung, giống y như kiểu Ung Hoà cung ở Bắc Kinh, hoàng đế
thường đem hai nàng phi tử vào miếu lê Phật.
Bọn sư Lạt ma tìm biết tâm tính
của Càn Long hoàng đế bèn cho đắp tượng Hoan hỉ Phật, nếu so với các tượng ở
Bắc Kinh e còn tinh xảo hơn nhiều.
Tượng Hoan hỉ Phật chia làm ba
loại, được thờ cúng trong các bí điện. Trong điện thứ nhất tượng đều đúc bằng
đồng, bên ngoài có dát vàng lá. Tượng có tượng Phật trai, tượng Phật gái. Cứ
hai tượng thành một cặp ôm nhau, hoặc ngồi hoặc đứng, hoặc nằm, kỳ hình quái
trạng khiến người thấy phải kinh hồn lạc phách. Trong điện còn có các gác nhỏ,
trướng gấm màn the, giường ngà ghế ngọc trông thấy mà thèm.
Bốn chung quanh gác lại có lan
can vây khắp, bên trong đắp hai tượng Phật, một pho là đàn ông đội mũ lông điêu
gắn ngọc Đông châu, mình mặc áo bào dài, đầu bện tóe lê thê, ngồi trên bảo toạ
trên hết, như các hoàng đế nhà Mãn Thanh đang cúi nhìn xuống chân một pho tượng
Phật khác, pho kia là đàn bà nằm nghiêng trên tấm thảm nhung, liếc mắt nhìn
tượng phật đàn ông, miệng cười chúm chím tỏ ra hết sức tình tứ khêu gợi.
Tượng đàn bà này thân hình
quyến rũ, mái tóc mây óng mượt, vạt áo lỏng cài, để lộ một phần lớn thân thể,
khiến bên ngoài có thể thấy làn da mịn như ngọc ngà, không có lấy một vệt nhỏ
có thể làm mất vẻ đẹp, vẻ khiêu gợi.
Căn gác nhỏ này chỉ có hoàng đế
và các phi tần vào được mà thôi. Toà điện thứ hai thì treo đầy những bức tranh
vẽ. Còn toà điện thứ ba thì lại treo khắp những tranh thêu. Tất cả những bức
tranh này đều là những cảnh "bí hí" (chơi bời bí mật).
Hồi 90: Hành cung Nhiệt Hà
Hồi đó có một anh chàng tên
gọi Lang Dã Ninh rất giỏi vẽ. Ninh vẽ luôn một hơi mười sáu bức hoạ treo trong
toà điện thứ hai. Trong bức hoạ, người con trai đều có khuôn mặt giống như mặt
Càn Long hoàng đế, còn mặt người con gái thì đều là những bộ mặt tuyệt đẹp của
các mỹ nhân. Hoàng đế xem xong một lượt, trong lòng vui sướng vô cùng.
Lại
có một anh chàng hoạ sĩ người Hán cũng vẽ luôn mười sáu bức. Trong các bức hoạ
này, hắn vẽ người con gái có bộ mặt giống hệt một nàng phi nào đó, còn người
con trai thì mỗi mặt mỗi khác Càn Long hoàng đế thấy vậy cả giận, truyền dụ bắt
tên thợ vẽ người Hán láo lếu này chém đầu tức khắc.
Nhưng vẽ tranh kỳ quái nhất
phải nói nhà sư Lạt Ma. Hắn lặng lẽ leo lên một chiếc giường ngồi kiết già (xếp
bằng), nhắm mắt tĩnh khí. Hắn ngồi như vậy đến ngày thứ bảy thì bức tường trắng
trước mặt bỗng hiện lên một bức hoạ. Nét hoạ càng ngày càng rõ, trở thành một
bức tranh tuyệt đẹp.
Hắn cho gọi thợ vẽ tới căn
phòng chiếu theo bức hoạ trên tường mà vẽ lại. Những bộ mặt trên bức hoạ, có
cái xấu tệ có cái lại đẹp vô ngần. Tất cả những hình người trong đó đều là
những hình của bọn trai Mông Cổ, nằm ngồi ngổn ngang, trông khiêu khích hết
sức.
Càn Long hoàng đế thường đem
vài nàng phi sủng ái nhất, ngày ngày vào bí điện này để vui thú. No nê rồi lại
đem các nàng đi dung dăng dung dẻ khắp vườn.
Hành cung tuy có đến ba mươi
sáu cảnh, nhưng hoàng đế thấy vẫn còn nhỏ quá, chặt hẹp quá! Ngài bèn truyền dụ
làm thêm ba mươi sáu cảnh nữa. Công việc xây cất này lại giao cho Hoà Khôn chỉ
huy như cũ.
Thế là Hoà Khôn tức tốc đi tìm
vật liệu xây cất, và khởi công liên tục ngày đêm. Hồi đó đã vào lúc tàn đông.
Thái hậu đã mấy lần truyền chỉ gọi hoàng đế trở về cung.
Tháng chạp đã gần hết, Càn Long
hoàng đế chẳng còn cớ gì để ở lỳ tại đây cho nên ngài đành xa giá trở về. Khi
ra đi ngài dặn dò Hoà Khôn bảo phải xây cất mau lẹ để tháng hai năm tới thánh
giá sẽ lại ra Nhiệt Hà du ngoạn lần nữa.
Ra Nhiệt Hà lần thứ nhì này,
Càn Long hoàng đế có đem theo một cô con gái út là Hoà Hiếu Cố Luân cùng cả
hoàng tử thứ mười lăm là Ngung Diệm đi theo.
Hoà Khôn thấy hai cô cậu hoàng
tử, công chúa này, bèn đem hết nghệ thuật khéo léo ra để làm đẹp lòng. Y mua
nhiều những đồ chơi tân kỳ nhất để kính biếu công chúa, lại đưa hoàng tử đi săn
bắn khắp nơi vùng quan ngoại.
Lúc này ba mươi sáu cảnh tân tạo
đã hoàn thành. Hoà Khôn vốn biết hoàng đế thích phong cảnh miền Giang Nam nên ở giữa
vùng Nhiệt Hà hoang lương lạnh lẽo này, y cho cất rất nhiều những phong cảnh kỳ
thú.
Ở giữa cung, có một toà núi gọi
là Bàn chùa sơn. Trên lưng chừng núi, Khôn cho xây cất rất nhiều đình quán,
chung quanh trồng những cây thông lớn cỡ người ôm. Cứ mỗi lần gió thổi, khóm
thông lại cất lên những tiếng rì rào vi vút như những ngọn sóng trào ì ầm xô bờ
ngoài biển cá.
Về mặt đông, dọc theo sơn ba mà
đi, một con đường ngoằn ngoèo uốn khúc chạy dài như con rắn Dưới chân núi, dưới
một khóm cây cao lá rậm, núp bóng một toà lâu đài cao nghệu đặt tên là Vân Sơn thắng địa. Dưới núi là
một cái hồ nước rộng, mặt hồ phăng lặng căng dài như tấm gương.
Nhìn ra xa phía trước mặt hồ,
người ta thấy toàn là núi bao quanh, và những tháp, những nóc nhà, cao thấp
nhấp nhô, tất cả đều in bóng trên mặt hồ. Giữa hồ, có một cái bãi, đất ngang
bằng với mặt nước, một đầu tiếp giáp với con đê lớn mà hai bên bờ trồng toàn là
đào và liễu. Trên bãi cát đó nào lầu, nào gác kéo thành từng giải ngút mắt, nào
là động, nào là phòng, dọc ngang khúc chiết, mà người ta thường gọi là Yên Vân
đôn. Đây chính là nơi hoàng đế thường cất giấu người đẹp để thưởng thức dần.
Vào đêm, quang cảnh tại nơi đây thật là huy hoàng rực rỡ. Đèn đuốc thắp lên
sáng choang tiếng đờn ca nổi lên rầm rĩ đến nhức tai. Nếu đứng xa mà trông thì
ta có thể tưởng tượng như đó là một non tiên trên biển rộng.
Ở tận mũi bãi, một cái tháp cao
vọt hẳn lên không, tên gọi là Chiêm ngao tháp. Rồi về phía tây hồ, một đoạn
tường sơn màu trắng thường bị che khuất nhiều nơi vì những cành hoa thò ra
ngoài và phủ lên trên đầu tường. Đoạn tường này chính là tường bao bọc Văn
viên. Trong vườn, một cái cầu xây trên một cái ao nhỏ khúc khuỷu, cao thấp nhấp
nhô. Nào là quán, nào là gác cao u nhã, trước cũng như sau, hai mặt đều có hàng
hiên chạy dài liên tiếp với nhau, nếu vào những ngày có tuyết phủ mưa rơi mà
muốn xem thì khỏi cần phải cầm dù che lọng. Tại Văn viên, từ một cái cây đến
một viên đá, nhất nhất đều phỏng theo vườn cũ của Cảnh Hiếu vương miền Hà Nam mà kiến
trúc.
Về mé đông vườn, một cái gác
cao nhô hẳn ra phía ngoài tường. Dưới chân gác là một con sông, sen mọc xanh um
xa tít tắp. Cứ mỗi năm đến mùa hè, hoàng đế thường ra đây, tựa lan can, đứng
ngắm sen nở. Ngọn gió thổi nhẹ nhàng, mùi hương thơm của sen lại từ dưới sông
đưa lên, khiến cảnh trí lại thêm phần quyến rũ. Ngay ở trước mặt, một bức đập
sừng sững. Chính tại nơi đây, một dòng nước trắng xoá chảy rào rào xuống hồ,
bắn ngược lên những giọt nước nhỏ như giọt sương buổi sáng.
Trên bờ hồ một giải cỏ chạy
dài, mấy con hươu sao chạy nhảy tung tăng trên đó. Càn Long hoàng đế thường đem
bọn phi tần hóng mát trên gác cao này, rồi cứ mỗi lần nghỉ trưa tỉnh giấc, ngài
lại đã thấy mấy tên nội giám dâng lên một ly sữa hươu mát lạnh. Ly sữa này, Càn
Long hoàng đế thường chia cho mấy nàng phi tần cung quý cùng uống, rồi khà một
tiếng, ngài bảo họ:
- Đây chính là miền Tây Thiên
cực lạc! Trên đỉnh cao vót của bức đập nọ, có mấy cây cổ thụ thả cành xuống dưới,
miếu Bích Hà nguyên quân. Mỗi lần vào vườn, các phi tần đều tới đây dâng hương
đức Bồ tát ngài phù hộ, ban tài phát lộc cho.
Càn Long hoàng đế nhiều lần ở
lại trên núi nghỉ đêm, để hôm sau, đúng lúc sáng tinh sương trở dậy, ra ngắm
cảnh mặt trời mọc từ phương đông. Những buổi này, hoàng đế thường có bọn đại
thần thân tín như Lương Thi Chính, Kỷ Hiểu Phong và Hoà Khôn hầu hạ bên cạnh.
Phía dưới núi, có một toà nhà lớn, trên dưới chín căn, gọi là Văn Tân các. Đây
là nơi chứa Tứ khố toàn thư (bộ sách vĩ đại nhất của Trung Hoa).
Trước mặt gác, chim quạ họp thành bầy, kêu la inh ỏi. Về phía tây của gác này,
có một cái đài bằng mặt, cao chỉ vừa ngang mái nhà, bốn chung quanh trồng quế
mộc xum xuê rải lên một lớp bóng rợp. Các đài này còn là nơi để cho hoàng đế ra
đây thưởng trăng vào đêm rằm Trung thu.
Cảnh sắc trong cung này bốn mùa
không lúc nào không đẹp, không tình. Càn Long hoàng đế ở lại nơi đây, thật
chẳng khác chi miền Giang Nam .
Mỗi khi cùng các phi tần vui đùa đã chán, ngài bèn cho gọi công chúa và hoàng
tử thứ mười lăm tới, để cho ba cha con có dịp trò chuyện với nhau. Chẳng những
thế, ngài lại còn cho triệu cả đến lũ con trai con gái của bọn đại thần vào đây
để cùng bầu bạn với hai anh em nữa.
Có một năm, vào đúng hạ, ông
hoàng mười lăm đứng hầu phụ hoàng hóng mát trên lầu. Càn Long hoàng đế trông
thấy ở phía dưới lầu một đàn hươu sao đang vui đùa nhảy nhót, bèn nghĩ ngay đến
cái tài bắn của con mình, có ý muốn thử xem sao. Ngài bảo Ngung Diệm lấy cung
tên xuống lầu, và phải bắn cho trúng vào đầu con hươu đầu đàn nọ. Ngài còn hứa
thêm là nếu trúng thì sẽ được thưởng một bộ yên bằng vàng nữa.
Hoàng tử vâng mệnh chạy xuống
lầu. Hoàng đế ngồi tựa cửa sổ nhìn xem. Ngài chi thấy hoàng tử giương cung rồi
vút một tiếng như xé gió, tiếp sau đó là một tiếng kêu của con hươu, tức thì
bọn thị vệ chạy tới khiêng ngay con hươu bị bắn chết lên lầu. Hoàng đế nhìn kỹ,
thì ra mũi tên bắn trúng vào đầu con hươu thật… Ngài vui mừng khôn xiết, vội
bảo đem bộ yên cương vàng ra thưởng.
Con trai của Hoà Khôn là Phong
Thân Kính Đức đứng tại một bên, thấy tài thiện xạ của hoàng tử hết lời tán
tụng. Y cũng quỳ xuống đất xin Hoàng đế cho phép được ra thử tài cung tên của
mình. Hoàng đế cười hỏi:
- Ngươi cũng có thể bắn trúng
đầu con hươu ư?
Kính Đức dập đầu tâu:
- Tiểu tử tuy không bắn trúng
được đầu hươu, nhưng có thể bắn trúng được mắt hươu.
Càn Long hoàng đế vốn hết sức
sủng ái Hoà Khôn, thấy con trai Khôn có tài như vậy lại được bộ mặt xinh xẻo
khôi ngô, nên tỏ vẻ vui mừng, ngài bảo:
- Nếu ngươi quả có thể bắn
trúng mắt hươu, trẫm sẽ không những thưởng cho ngươi một bộ yên cương bằng vàng
mà còn kén ngươi làm phò mã nữa.
Hoà Khôn đứng bên cạnh, chỉ sợ
con mình đắc tội, muốn ngăn con lại. Nhưng khi nghe hoàng đế nói tới chuyện kén
phò mã thì biết rằng không thể cản ngăn được nữa. Y vội quỳ xuống đất tạ ơn
thay con.
Bọn thị vệ đã đưa cung tên lên
lầu, Phong Thân Kính Đức tiếp lấy, vừa gặp lúc đàn hướng sao rủ nhau từ khóm
rừng cây chui ra. Mấy phút sau, người ta chỉ thấy cây cung giương cao, và chiếc
tên vụt phóng đi, tức thì con hươu cái đã trúng tên đúng ngay vào giữa mắt.
Trên lầu cao cũng như phía
dưới, bọn phi tần cung nữ đứng chật cả, ai cũng vỗ tay đôm đốp, miệng khen
tuyệt, vang rộn vả vùng. Bọn thị vệ vội chạy ra, khiêng con hươu sao trúng tên
lên lầu dâng ngự lãm.
Càn Long hoàng đế xem kỹ lại,
quả nhiên thấy chiếc tên cắm đúng vào mắt phải con hươu, không lệch chút nào.
Ngài thốt lên tiếng khen: "Khá lắm", tức thì truyền lệnh ban thưởng
cho Kính Đức một bộ yên cương bằng vàng và còn bảo Đức cùng hoàng tử rủ nhau ra
bờ đê trồng liễu cưỡi ngựa vui chơi với nhau.
Hoàng tử thứ mười lăm vừa được
mọi người hoan hô ca tụng, trong lòng đang cao hứng nay bỗng bị Phong Thân Kính
Đức tài hơn mình, tự nhiên đâm ra cụt hứng. Bởi thế hoàng tử đâm ra ghét cha con
Hoà Khôn hết sức, song có lệnh phụ hoàng, không dám trái. Hoàng tử giả đò vui
tươi, cùng chạy xuống lầu với Kính Đức. Trong khi đó cả Càn Long hoàng đế lẫn
Hoà Khôn, cả hai đều không biết tí gì về nỗi lòng sâu kín nguy hiểm này của
hoàng tử.
Càn Long hoàng đế thấy Kính Đức
đã đi rồi, bèn cho gọi Hoà Hiếu Cố Luân công chúa ra, bảo nàng lạy nhạc gia là
Hoà Khôn. Báo hại Hoà Khôn vội vàng hoàn lễ không ngớt.
Thế là Càn Long hoàng đế đem
việc hôn nhân của công chúa quyết định ngay lúc đó trước mặt mọi người.
Hoà Khôn chẳng còn lý do gì từ
chối, chỉ còn việc quỳ xuống tạ ơn mà thôi. Từ đó, khắp triều văn võ, ai cũng
biết Khôn đã là thông gia với Hoàng đế, thực không còn anh nào là không xum xoe
xu phụng y. Chỉ còn một việc là Cố Luân Công chúa năm đó mới mười bốn tuổi,
chưa đến tuổi lấy chồng trong khi hoàng tử thứ mười lăm cũng vừa lên mười sáu
tuổi.
Thấy hoàng đế cưng chiều hoàng
tử thứ mười lăm, Hoà Khôn thường ở trước mặt ngài tán dương hoàng tử nào là anh
võ nào là hiền đức. Liền sau đó, người ta thấy bọn nội giám tả hữu ngầm báo lại
ngay cho hoàng tử. Nhưng khi nghe được những tin này, hoàng tử Ngung Diệm đã
chẳng những không vui mà còn căm giận Hoà Khôn hơn, cho là xuất thân hèn hạ,
chi biết nịnh hót hoàng đế mà thôi.
Hồi đó hoàng tử Ngung Diệm
ngoài việc học tập cưỡi ngựa bắn cung ra còn bái Binh bộ thị lang Phụng Khoan
làm sư phó giảng giải kỉnh sử. Năm mười ba tuổi, hoàng tử đã học hết bộ Ngũ
Kinh. Sau đó, còn theo Thị giảng học sĩ Chu Khuê học cổ văn và cổ thi, theo
Công bộ thị lang Tạ Dung học kim thể thi, thâu thái được cả một bụng thi thư,
đồng thời hiểu được nhiều việc trong đời.
Hoàng tử thứ mười lăm Ngung
Diệm chơi rất thân với quan học sĩ người Hán là Lưu Thống Huấn. Quan tướng quốc
họ Lưu vốn là một bậc chính nhân quân tử nên rất căm giận Hoà Khôn. Ông thường
kể cho Ngung Diệm nghe Hoà Khôn tham tàn hối lộ như thế nào, gian giảo hiểm độc
ra sao. Do đó hoàng tử lại càng khó chịu, coi Hoà Khôn như cái đinh trong mắt…
Thế rối ngày nay thấy con Khôn là Phong Thân Kính Đức bắn tài hơn mình, hoàng
tử thù thêm con y.
Hoàng tử Ngung Diệm vốn là
người khôn ngoan lịch lãm, nên khi thấy Khôn, luôn luôn có bộ mặt hoà nhã,
không bao giờ để lộ sự bực bội thù ghét trong mình. Hoà Khôn không biết một tí
gì về điều này, thành thử lúc nào cũng dốc một lòng tâng bốc, tán tụng Diệm
trước mặt hoàng đế.
Chẳng bao lâu, ngày lễ Vạn thọ
của Càn Long hoàng đế đã tới. Khắp triều văn võ trước đó đã kéo nhau lên Nhiệt
Hà, cố nhiên là không sót một ai. Người ta còn thấy các bộ chủ (tù trưởng các
bộ lạc) tại nội ngoại Mông, rồi các quốc vương của các nước Triều Tiên, Tây
Tạng, Quách Nhĩ Khách, Miến Điện, Xiêm La (tức Thái Lan). Tất cả đều đem theo
gia quyến, thị vệ tới hành cung, chuẩn bị vào triều bái và chúc thọ. Ngoài ra
còn có sứ thần các nước Nga, nước Pháp, nước Anh, nước Hà Lan, cũng thay mặt
vua của nước họ đến để chúc mừng nữa.
Càn Long phái Hoà Khôn chỉ huy
đám đại thần, thay hoàng đế ở bên ngoài để lo liệu mọi việc. Thế là Khôn suốt
ngày ra vẻ ta đây, thử hỏi ai dám lại không lấy lòng y, do đó, không biết bao
nhiêu vàng ngọc châu báu đã được ngầm chuyến tới nhà Khôn.
Trong bọn có một vị Tiểu bộ chủ
Hỉ Tháp Lạp rất tri kỷ với Hoà Khôn. Khôn biết Lạp có một nàng cách cách xinh
đẹp, nên bèn đứng ra làm mai, tâu với Càn Long hoàng đế chọn làm phi tử cho
Nhung Diệm. Càn Long hoàng đế vốn tin lời Hoà Khôn, nêu chiếu lệ cho hai mụ bảo
mẫu tới xem nàng cách cách Hỉ Tháp Lạp có còn con gái trinh trắng không.
Hai mụ bảo mẫu đưa Hỉ Tháp Lạp
tới một căn mật thất, cởi hết quần áo nàng ra, rồi xem xét cẩn thận từ tay chân
đến đôi núm vú, xuống mãi tới phía hạ bộ, quả nhiên thấy da thịt nàng mịn mát
đầy đặn, trắng nõn như bông, không, có một điểm nào chê được cả.
Hai mụ bảo mẫu trở về cung phục
chỉ. Càn Long hoàng đế liền hạ dụ hành sinh (tức đồ sính lễ ăn hỏi), phong nàng
cách cách Hỉ Tháp Lạp làm phi tử của hoàng tử thứ mười lăm. Ngài còn phong
hoàng tử làm Gia Quân vương.
Càn Long hoàng đế sợ rằng Gia
Quân vương còn quá nhỏ tuổi không hiểu rõ "việc đời", bèn đem con vào
bí các trong miếu Lạt ma, bắt cởi hết quần áo trên bức tượng mỹ nhân để cho con
xem xét từ trên xuống dưới. Sau đó, ngài còn đưa sang bên điện Hoan hỉ Phật cho
xem thêm nữa.
Từ đó, trong cung Thanh, việc
này được trở thành một cái lệ. Cứ hễ khi vị hoàng tử làm lễ đại hôn, trước vài
ngày, vua cha lại phải đưa con tới hành cung Nhiệt Hà để xem Hoan hỉ Phật, song
đó là việc về sau…
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét