Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

22 thg 11, 2013

Thanh Cung Mười Ba Triều - Hứa Tiếu Thiên - Hồi 123-128

Hồi 123: Lan Nhi, cô gái Mãn tài hoa

Từ khi Lý tiểu thư vào vườn Viên Minh, Hàm Phong hoàng đế dặn bảo cung nhân để nàng ở trong chùa Tây Sơn phật tự. Ngài lại sai tám con cung nữ tuổi còn trẻ măng tới hầu hạ nàng.

Lý tiểu thư ngụ tại chùa này theo đúng nghi lễ của nhà chùa nào ăn chay trường, nào lễ phật hằng ngày.
Hàm Phong hoàng đế dù có những đoá hoa nghiêng nước như Mẫu Đơn Xuân, Hạnh Hoa Xuân với cả một bọn mỹ nữ cung tần xinh như mộng, đẹp như tranh vẽ nhưng lâu ngày vẫn khiến ngài buồn chán. Trong cung cấm, cánh sen tuy có đến ba ngàn, nhưng có cánh nào mà xinh mà đẹp, mà tình được như tiểu thư họ Lý đâu! Lý tiểu thư quả thật xứng đáng là một loại hoa trong muôn hoa một loại hương trong muôn hương, tuyệt thế vô song, không ai dám so bì.

Hàm Phong hoàng đế nhớ tới nàng tiểu thư họ Lý, nhớ người đẹp chim sa cá lặn mà những ngẩn ngơ lòng! Ngài lẻn bước ra đi, lần tìm về ngả chùa Tây Sơn để gặp người đẹp.

Lý tiểu thư vội ra cổng tam quan rước hoàng đế vào chùa, rồi nàng quỳ trước phật đài tụng hết cuốn này tới cuốn khác, mặc kệ bọn cung nhân hầu hạ hoàng đế. Nàng đợi khi hoàng đế gọi nàng, lúc đó mới chạy tới trước mặt ngài, lom khom quỳ lạy, mãi mà không chịu cất đầu lên.

Hàm Phong hoàng đế trong lòng nóng như lửa đốt không chịu nổi nữa bèn đưa tay kéo nàng đứng dậy. Nhưng ngài chỉ thấy nàng khóc lóc thê thảm, giọng nói:

- Vạn tuế hứa với tiện thiếp là cho vào cung tu hành. Vậy thánh chỉ của hoàng đế tưởng rằng cũng phải được chú ý tới lắm mới phải.

Hàm Phong hoàng đế bị nàng hạ một câu đó tắc ngay cổ, miệng không còn cách gì nói thêm, đành chỉ ngồi im mà thôi. Người đẹp ở ngay trước mặt, thế mà ngài không có cách gì cướp vào tay mình được, thử hỏi nỗi buồn của ngài đến độ nào!

Về sau, ngài thưởng cho người đẹp cái danh hiệu Đà La Xuân, và thường đến trò chuyện với nàng. Đà La Xuân thấy hoàng đế không có ý bức bách mình nên từ đó cũng không tỏ vẻ lãnh đạm như trước. Nàng đem chuyện mẹ nàng bị quan phủ dùng cực hình khảo đả đã đến nỗi phải bỏ mạng và cầu xin ngài trị tội viên quan phủ.

Hàm Phong hoàng đế y theo lời cầu xin của nàng, hạ dụ xuống. Lại bộ cách tuột chức viên quan phủ, đày đi mãi sang Ninh Cổ tháp sung quân.

Đà La Xuân thấy thù đã trả, lòng buồn từ đó cũng khuây dần. Nhưng cứ mỗi lần hoàng đế triệu hạnh là mỗi lần nàng cự tuyệt thà chết chứ không chịu. Đã có khi nàng cầm đao, tuốt kiếm định tự tử.

Trước tình cảnh đó, Hàm Phong hoàng đế đành khoanh tay chịu, chỉ còn cách gác lại chuyên này.

Hồi đó ai cũng biết Hàm Phong hoàng đế khoái gái nhỏ chân. Bởi thế bọn đại thần muốn lấy long ngài bèn cho người đi về vùng Dương Châu, Tô Châu, Hàng Châu, tìm không biết bao nhiêu cô gái nhỏ chân, có loại xinh như măng dòng, có loại đẹp như Hồng Lăng. Cô nào cô nấy đều mặc quần cao ống để cho lộ hẳn đôi chân nhỏ và xinh của mình cho ngài ngắm. Khắp vườn Viên Minh lúc đó người ta chỉ thấy những dâu chân nho nhô xinh xinh in khắp các lối đi.

Các cô đều đua nhau đi giầy, loại nào cũng đẹp, cũng thêu tuyệt kỹ cả, có đôi dùng chỉ xanh và đỏ để thêu những đoá hoa tươi sặc sỡ trên gấm; có đôi gắn những chiếc nhạc vàng nhỏ xíu kêu rốn rảng, lại có cả những đôi được rút ruột phía dưới đặng để đổ vào trong một lớp phấn hương, nên lúc đi cứ mỗi bước là mỗi lần tung phấn ra và mùi lương xông lên ngào ngạt.

Hàm Phong hoàng đế càng ngắm càng mê, vừa mê về chân lại mê cả sắc lạc cả hồn phách. Ngài như đã bay bổng mãi từng mây nào rồi, chỉ khổ một điều là quy củ lệ luật trong cung Thanh hồi đó, cứ hễ gái nhỏ chân mà bước vào cung thì phải chặt đầu.

Về sau nhờ Mục tổng quản nghĩ ra một giải pháp là tung tin ra ngoài, nói bọn thái giám trong cung không đủ để sai bảo, nên phải mướn đàn bà con gái người Hán để vào phụ giúp.

Tin này truyền ra, đám phụ nữ con nhà nghèo khó liền kéo vào cung làm mướn. Do đó trong cung đưa ra hai điều kiện:

Một: Còn nhỏ tuổi.

Hai: Chân nhỏ

Ngoài ra còn chọn những cô da trắng tóc dài, mặt mũi xinh đẹp để đưa và canh gác chung quanh tẩm cung của hoàng đế Bọn gái nhỏ chân này cứ đến đêm khuya lại bị hoàng đế gọi vào lâm hạnh hết cô này đến cô khác, có đêm tới ba cô liền. Sau khi lâm hạnh, hoàng đế đều tặng thưởng cho hết, nào vàng bạc, nào ngọc ngà. Ngài còn chọn trong số đó, cô nào đẹp, xinh, duyên dáng nhất thì giữ lại, rồi phong cho làm cung tần. Chẳng đầy nửa năm bọn gái Hán được phong cung tần ở đầy nghẹt cả vườn hoa, hoàng đế ở trong vườn có không biết bao gái đẹp hầu hạ sung sướng quá không muốn về cung nữa.

Chiếu theo lệ luật của cung nội thì mỗi năm hoàng đế chỉ ở trong vườn Viên Minh độ ba, bốn tháng gọi là "nghỉ mát" để tránh cái nóng của mùa hè. Đến tháng tám, sau ngày đi săn ở Mộc Lan thì ngài trở về cung.

Song năm nay, Hàm Phong hoàng đế ở luôn một mạch, tới tháng mười cũng chưa thèm trở về cung. Đến khi bà Hiếu Trinh hoàng hậu khẩn khoản tới đôi ba lần, ngài mới bất đắc dĩ trở về. Nhưng trong ba, bốn chục ngày ở lại cung đó, ngài làm sao quên được đám gái đẹp mơn mởn kia đang sẵn sàng chờ ngài đến? Nhiều lúc ngài đâm ra nhớ nhung, tương tư, ngẩn ngơ đến tức cười.

Chỉ vì Hàm Phong hoàng đế khoái bọn gái Hán chân nhỏ nên bọn này đâm ra lên mặt gớm! Trong đám được cưng chiều nhất phải kể Hạnh Hoa Xuân, Mẫu Đơn Xuân. Hai nàng Xuân này tác oai tác phúc quá xá trong vườn Viên Minh. Bọn phi tần người Mãn có ý ngán, đều phải tới phụng thừa hầu hạ nịnh nọt. Thật đáng thương cho chúng đều là những cô tú nữ được hoàng đế chọn vào cung, chỉ mong một ngày nào đó được ngài sủng ái thì gia đình thân tộc cũng được thơm lây.

Ngờ đâu hoàng đế say mê gái Giang Nam chân nhỏ ném tất cả bọn chúng ra phía sau, khiến nhà cửa tiêu điều, buồng the vắng lặng. Bọn chúng không còn cách gì khác, đành phải tới gõ cửa mấy nàng Xuân để may ra có nhờ vả được gì chăng? Trong đám tú nữ mới được đưa vào cung có một cô gái Mãn tên gọi Lan Nhi, tuổi vừa độ chanh cốm đang thì. Đã trẻ lại đẹp, đã tình lại duyên dáng nàng còn thông minh, tài ba nữa.



Từ khi vào vườn Viên Minh, nàng cũng chịu cái cảnh lạnh lùng đơn chiếc như bao nhiêu chị em khác trong một ngôi nhà nhỏ, dưới bóng cây cao rậm, làm bạn với cỏ hoa.

Giữa cảnh nhà hoang vắng âm thầm, nàng chỉ nghe văng vẳng xa đưa những tiếng đàn giọng sáo, những tiếng nói cười say sưa ngả nghiêng bên tiệc rượu từ những ngôi nhà cao, những lầu son gác tía lộng lẫy đâu kia! Nàng hỏi ra mới biết đó là những yến tiệc náo nhiệt của hoàng đế đang mải miết say sưa bên đám gái Hán. Nghe như vậy, nàng chỉ còn biết thở dài đóng cửa, cài kín buồng the, mài miệt trong sách vở thi hoạ, để quên đi ngày tháng.

Chẳng mấy ngày Lan Nhi đã viết, đã hoạ được vô số tác phẩm, đều vào hàng tuyệt bút. Lan Nhi quả là một cô gái thông minh tuyệt thế. Rồi đây, nàng sẽ làm những chuyện động trời, nàng sẽ gây sóng gió cho dòng lịch sử Trung Hoa.

Ngay cả đến cái triều đình nhà Thanh dài lâu hàng ba, bốn trăm năm kia, cũng do một tay nàng điều khiển. Đấy là những trang lịch sử tân kỳ mà chúng ta sẽ lần lượt đọc thấy ở sau.

Ta hãy kể lược lại mảnh đời của Lan Nhi khi còn hàn vi, chưa có được phút huy hoàng oanh liệt của mai này.


Hồi 124: Từ Hi Thái Hậu

Lan Nhi chính là nhũ danh của Từ Hi thái hậu sau này, một người đàn bà đã làm rạng danh giới phụ nữ trong chế độ quân chủ và cũng là một bà hậu đã đưa nhà Mãn Thanh đến giai đoạn kết cục.

Từ một cô gái nhà nghèo, nghèo đến mức không đủ bát ăn, Lan Nhi đã nhảy vọt lên tới địa vị của một bà phi, rồi địa vị của một bà thái hậu nắm trong tay vận mệnh của cả đất nước, cả dân tộc Trung Hoa một thời.

Đạt tới địa vị cao cả và vinh diệu như vậy, Lan Nhi hẳn phải có sắc có tài lắm. Tài sắc của Lan Nhi như thế nào?

Nguyên Lan Nhi là một cô gái dòng họ Na Lạp vốn người Mãn Châu thuộc đội Chánh Hoàng kỳ. Tổ tiên của nàng thuộc bộ lạc Diệp Hách. Hiếu trang hoàng hậu của vua Thái Tông trước đây cũng họ Na Lạp. Gia đình môn hộ của Lan Nhi phải kể là khá giả có tiếng tăm. Lan Nhi chính là tên tục của nàng, do cha mẹ đặt cho từ hồi nhỏ, cha nàng tên gọi Huệ Trưng. Dòng họ Na Lạp truyền tới Huệ Trưng thì đã quá suy vì nghèo khố.

May được ông nội trước có công lớn với triều đình, do đó, Huệ Trưng mới được nhờ ơn thế tập và mỗi năm có chút lương bổng lãnh về nuôi gia đình.

Ông Trưng xuất thân nghề viết thiếp, sáu năm trong nghề, ông trở thành một tư viên. Vợ ông thuộc dòng họ Đông Giai, do đó, ông nhờ thế lực bên vợ nhẩy một phát từ cái chức nhỏ tư viên lên cái chức hải quan đạo tỉnh An Huy miền Vu Hồ.

Triều nhà Thanh, trong chức vụ đạo ban, phải nói quan đạo là lớn nhất, triển vọng to tát nhất. Ông Trưng may vớ được cái chỗ khuyết này, thật là một chuyện hiếm có, tha hổ rộng bước đường quan từ đấy. Lòng ông sung sướng như mở cờ, ông liền mang gia đình lên đường nhậm chức.

Gia quyến của ông Trưng tuy không đông lắm, nhưng cũng đủ trai đủ gái. Ngoài bà vợ họ Đông Giai và cô gái Lan Nhi ra, còn cậu trai tên gọi Quế Tường và cô gái út Dung Nhi.

Như thế gia đình gồm có năm người. Trong hai cô gái, thì Lan Nhi là chị, lúc đó đã mười hai tuổi.

Theo lời bà thái thái Đông Giai thì khi sinh ra cô bé Lan Nhi, bà có một cái mộng quái lạ. Bà mộng thấy vầng mặt trăng sáng long lanh từ trên trời rớt xuống ngay bụng. Bà giật mình tỉnh dậy, cảm thấy đau. Hôm sau bà sinh ra một bé gái, đó là Lan Nhi.

Người Mãn Châu thường coi trọng con gái hơn con trai. Con gái khôn lớn còn có hy vọng làm hoàng hậu. Vì trọng gái, cho nên các gia đình người Mãn thường cho con gái ngồi ghế đầu.

Bà Đông Giai đã có cái quan niệm đó do tập quán, nay lại còn có cái mộng kỳ lạ nọ gây niềm hy vọng, nên càng quý Lan Nhi coi như vàng như ngọc. Thêm một điều nữa là Lan Nhi mặt mũi lại xinh đẹp hơn Dung Nhi nhiều, thân hình duyên dáng khôn tả, tính tình ôn nhu thuận theo rất mực. Đã thế, Lan Nhi còn thông minh hơn người chẳng mấy kẻ dám bì kịp.

Trong số bạn gái chơi thân với Lan Nhi, có lẽ chỉ có một mình nàng là nhà nghèo, khổ sở nhất, bạn thì mặc nào tơ nào lụa, nào gấm vóc, trái lại nàng chỉ có vài manh áo vải, vài chiếc quần thô. Tuy vậy, với cái sắc đẹp tuyệt trần, dù chỉ khoác cái áo dài vải bố màu xanh lá cây, nàng cũng nổi bật hẳn, không ai dám chối cái giá trị nghiêng nước nghiêng thành của nàng.

Cô gái này giàu ư? Đừng khoe giàu với nàng vì có dát vàng điểm ngọc vào người, cô cũng chẳng sánh được cặp mắt hồ thu lóng lánh đa tình của Lan Nhi. Cô gái kia sang ư? Sang cũng chẳng làm cách nào cho cô vẻ quý phái hơn được cái bộ mặt trái xoan như ngọc như ngà điểm sáng cặp môi son tươi nở đoá hoa như Lan Nhi.

Lan Nhi có hai cái tật tệ hại hết sức mà mãi tới già nàng cũng không thể bỏ được.

Cái tật thứ nhất, đó là cử chỉ của nàng quá khinh bạc, kiêu hãnh. Nàng chỉ cần che miệng cười duyên hoặc vuốt mớ tóc mây lờa xoà bên má một cái, cũng đủ cho hàng ngàn người mê say như điếu đổ.

Cái tật thứ hai là thích ca những bài ca ngăn ngắn. Hồi nhỏ, nàng được ông Huệ Trưng cho đi học. Tuy thông minh hơn người, nhưng sách vở có hạn, nàng cũng chỉ học đến một độ nào đó thôi. Nhưng giọng ca tiếng hát của nàng thì hình như đã có từ kiếp trước. Vừa mê say lại vừa thông minh sáng trí, Lan Nhi thông thạo đủ nào là Kinh điệu, nào Côn khúc, nào Nam Bắc tiểu điệu. Nàng chỉ cần nghe qua một lần là ca lại đúng in như cũ, chính không trật một chữ, không sai một âm. Nàng còn được trời cho cái giọng uyển chuyển, lên bồng xuống trầm tuỳ nghi khiến những bản nàng hát có một sức quyến rũ mê hồn. Lúc đầu, nàng chỉ ca một mình, cho mình nghe cho khuây khoả nỗi lòng, nhưng về sau, nàng còn ca cho các chị em bạn gái nghe, đệm thêm sênh, phách, đàn địch nữa. Khi nghe nàng ca, quả không ai là không ngừng hết mọi việc để lắng nghe, nghe rồi họ mê, họ say, không muốn rời nàng ra nữa.

Bà mẹ Đông Giai thấy con ca hát, có nếp sống như phóng đãng tự do quá, cho rằng chẳng đẹp tốt, đã nhiều phen ngăn cấm. Bà thì thế, nhưng ông, thì lại khác. Ông Huệ Trưng cưng con gái, lại còn thích nghe con gái ông hát. Thế là học được bài kinh điệu nào từ trước, ông đem ra dạy con hết!

Hai cha con Huệ Trưng từ đó say mê với điệu hát, câu ca. Nhà chưa có gạo, chưa có củi ư? Mặc kệ nó! Hát đã, ca đã. Hai cha con ông cả ngày, cả đêm, sáng cũng ca, tối cũng ca, no cũng ca, thậm chí đói cũng ca. Khi thì hai cha con ca bản "Tam Nương giáo tử", Lan Nhi thì làm Tam Nương, còn ông thì làm lão Tiết Bảo. Có khi ca bản "Phần Hà Loan", cũng có khi ca bản "Nhị tiến cung".

Hai cha con dùng phòng khách làm sân khấu, kéo cho kỳ được bà Đông Giai làm khán giả. Bà này lúc trước còn khuyên can nhưng về sau thấy không thể can nổi, bèn để mặc. Tất cả cảnh đời này của Lan Nhi là đều nằm trong thời gian mà ông Huệ Trưng chưa đi nhận chức hải quan đạo miền Vu Hồ.

Rồi Lan Nhi theo cha lên đường nhậm chức. Vu Hồ vốn là một thị trấn đông đảo náo nhiệt. Phía trước cửa Tây thành là bờ sông lớn. Dọc bờ sông các quán rượu tiệm trà mở cửa san sát. Trong các quán tiệm, khách ăn uống tới lui tấp nập. Các rạp hát cũng nhờ đó đông đảo, sầm uất.

Lan Nhi lúc đó vốn còn tính trẻ con, thích xem hát lại thêm cha có tiền nên thường đem theo một con a đầu, một thằng bé, ngày ngày tới rạp.

Anh chàng chưởng quỹ rạp hát biết nàng là con gái ông quan đạo nên đặc biệt chú ý và xu phụng hết chỗ nói. Nàng Lan Nhi đi xem hát, có cái tính rất cổ quái là không thích ngồi trong ghế đàng hoàng, mà lại chỉ thích ngồi ở những ghế sát Sàn sân khấu. Nàng đi xem hát lâu ngày, biết tên hết các tài tử trong gánh hát. Toàn ban gánh hát, ai cũng đều biết nàng, và thường gọi nàng là Lan tiểu thư.

Lan tiểu thư hằng ngày tới rạp hát xem hát, người ta không ai biết được nàng đã đi đến bao lần. Mỗi khi có những ngày sinh nhật của cha mẹ hoặc của anh, của chị em, nàng đều cho gọi gánh hát về nhà hát mua vui.

Lan Nhi ngoài tính thích xem hát, lại còn khoái vào quán. Cha nàng làm quan tại đất Vu Hồ này vốn có thân binh, cho nên ông thường cho hai tên đi bảo vệ nàng khi ra ngoài du ngoạn và vào quán ăn uống. Dân chúng miền Vu Hồ không ai không biết nàng là tiểu thư con ông quan đạo và họ thường cũng gọi là Lan tiểu thư.



Nói đến ông quan đạo này, phải nói đây là một trường hợp đặc biệt. Ông ở lâu tại kinh thành làm một kẻ bị sai phái, hết sức nghèo nàn khổ sở, bới thế khi kiếm được một chỗ béo bở, ông bèn mở túi tham ra, tha hồ ăn hối lộ tham tàn, đòi đút lót thậm thọt, không một cái gì bậy bạ mà không làm, để vét cho nhiều tiền tiêu xài cho bõ những lúc cơm hẩm canh đậu hũ. Ông ăn hối lộ, tham nhũng đến nỗi chưa đầy một năm mà đã có đơn tố cáo. Nhưng những đơn này đều nhờ thế lực trong triều tìm mọi cách bưng bít đi nên chưa xảy ra việc gì.

Qua năm thứ hai, ông bố vợ trên kinh chẳng may chết mất, thế lực từ đó không còn. Ấy cũng chẳng qua cái vận đen đã tới với ông quan đạo Huệ Trưng.

Ông quan đạo Huệ Trưng không dè tóm ngay phải một chiếc thuyền của Giang ngự sử, bảo vị này chở hàng lậu. Đã thế lại còn đòi hối lộ tịch thu luôn cả một bè tre trị giá ba ngàn lạng bạc.

Vị ngự sử họ Giang vốn có uy thế trong kinh, lại quen rất nhiều các vị vong gia. Khi về tới kinh, ông hậm hực, bực tức dâng ngay lên một bản tấu chương đàn hặc Huệ Trưng.

Lúc này, ông bố vợ Huệ Trưng đã chết, chẳng còn ai là người ở kinh giúp ông để chạy chọt, tâu bày. Thế là một đạo chỉ dụ hạ xuống, cắt chức, điệu ông về quê. Được lời xét xử này, ông tự cho là may lắm, bèn xếp trống cuốn cờ, so vai rụt cổ, đem gia quyến về An Khánh tỉnh An Huy trú ngụ.

Giang ngự sử còn muốn dâng lên thêm một tờ sớ bắt Huệ Trưng phải thanh toán hết mọi khoản tiền thu được khi tại nhiệm trước nha môn quan án sát. Nhưng may được tuần phủ An Huy, vốn có chút tình thân thích họ hàng với Huệ Trưng, hơn nữa Trưng còn bỏ ra đúng một vạn lạng bạc để chạy chọt lo gỡ, nên cơn sóng gió ngặt nghèo qua đi được.

Huệ Trưng làm quan một thời gian, đã quen mùi phú quý, nay ăn không ngồi rồi tại vùng An Khánh thì quả thật là buồn. Thấy thế bà Đông Giai mới khuyên ông năng lui tới nha môn quan tuần phủ, để cầu mong một chức vụ dưới quyền.

Quan tuần phủ An Huy Hạc Sơn thấy Huệ Trưng tính tình cần mẫn lại thông minh, ăn nói cũng khá, nên thường sai đi đây đó, lo liệu giải quyết nhiều việc giúp mình. Huệ Trưng nhờ đó mà được nể trọng.

Hồi đó, miền bắc tỉnh An Huy xảy ra ngập lụt. Bà Đông Giai liền khuyên chồng nhân cơ hội đó, xuất ra một vạn lạng bạc để phát chấn cứu giúp dân chúng. Rồi đến hôm sinh nhật quan tuần phủ, lại còn lén đưa tới biếu đến hai vạn lạng bạc.

Tất cả ba keo như vậy, tiền của trong nhà coi như đã cạn, ngay cả đến đồ nữ trang của bà Đông Giai cũng phải bỏ cả vào đấy nữa mới đủ.

Quan tuần phủ Hạc Sơn đã được tiền của người tất nhiên phải giúp người gỡ nạn trừ tai. Ông bèn giúp Huệ Trưng, dâng một tờ sớ vào triều khen Trưng là người vừa thông thạo vừa mẫn cán, hăng hái làm điều thiện, đồng thời bảo cử Trưng đảm nhiệm chức vụ sai sứ trong công cuộc chẩn tế.

Không ngờ số mạng Huệ Trưng đúng là rủi ro. Tập tấu sớ nọ mới đi được ba ngày, thì tuần phủ Hạc Sơn nhuốm bệnh rồi lăn ra chết. Nội vụ giao lại cho án sát sứ Thự Lý xét. Nhưng ông án sát này lại chính là một tay đối thủ với Huệ Trưng.

Một đao thượng dụ hạ xuống, bố chánh tỉnh Sơn Đông là Nhan Hy Đào được thăng chức An Huy tuần phủ. Đào vừa nhận chức, Lý bèn đem hết chuyện Huệ Trưng tham lam, hối lộ ra sao, cấu kết với thượng ty thế nào, tố cáo một loạt với Đào.

Nhan Hy Đào vốn là một vị quan thanh liêm nổi tiếng. Bình sinh Đào ghét cay ghét đắng bọn tham quan ô lại. Nay nghe chuyện Huệ Trưng, hỏi sao Đào chẳng chán ghét Trưng.

Huệ Trưng vào nha môn xin yết kiến ba lần, nhưng quan tuần phủ họ Nhan đều không cho gặp Trưng phát hoảng, vội chạy đi dò la tin tức lúc đó mới biết án sát Lý thọc gậy bánh xe, phá chuyện làm ăn của mình.

Trước đây, Trưng có ít tiền, nhưng đem biếu cho quan tuần phủ tiền nhiệm hết rồi, đến nỗi mắm muối, cơm áo độ nhật, trong nhà cũng đã khó khăn thì còn lấy tiền đâu nữa để biếu kính quan trên lần này?

Trưng không có cách nào khác, chỉ còn nước liều mặt dạn mày dày, hằng ngày lên cổng nha chầu chực, may ra quan tuần phu mới có nghĩ tới mà đoái thương. Nhưng quan tuần phủ họ Nhan đã ghét thì Trưng làm sao mà được vào gặp mặt? Thực thế, chẳng bao giờ họ Nhan cho gọi Trưng vào tương kiến cả. Trưng xoay xở một số tiền, nhỏ to với một vài tên hoạt đầu chuyên chạy cổng sau nơi các dinh thự quan lại, đề nhờ họ nói tất cho mình trước quan tuần phủ.

Quan tân tuần phủ họ Nhan đã ghét Huệ Trưng tới xương tuỷ. Bởi thế khi nghe tới tên Trưng, ông lắc đầu lia lịa, còn đưa thêm cả bộ mặt Trương Phi đến phát khiếp nữa. Mấy tên hoạt đầu thấy thái độ ấy, tắc họng, muốn nói mà lưỡi cong lại không phát thành tiếng.

Thời giờ thấm thoát thoi đưa. Huệ Trưng nấn ná tại An Khánh đã một năm tròn, mà thất nghiệp vẫn hoàn thất nghiệp.

Rồi hai năm… rồi ba năm cũng chẳng có việc làm.

Khi còn làm chức quan đạo, Huệ Trưng có đầy đủ phương tiện, tiền bạc để ăn tiêu huy hoàng, ăn thì ăn ngon, mặc thì mặc đẹp, ra ngoài thì nào xe nào ngựa, cho nên dù sao ngày nay cũng không thể để mất thể diện được. Hơn nữa. Lan tiểu thư lại là người thích làm dáng, khoái ăn chơi, thì tuy đất An Khánh không bằng Vu Hổ, nhưng cũng là nơi thị tứ tỉnh thành, có vài ba đường đại lộ, năm ba cái quán trà, rạp hát, nàng không thể nào không chi tiền, không dung dăng dung dẻ đó đây, để gọi là trình diện với thiên hạ, khoe cái sắc đổ quán xiêu đình của mình.

Đã thế, Huệ Trưng lại còn bị cái bệnh nghiền, bao nhiêu tiền đều chui tọt vào nõ của cái dọc tẩu nọ. Cũng chính nó còn làm hại Trưng thêm nữa, bởi quan tuần họ Nhan vốn thâm thù bệnh này, nay ông rõ Trưng có tính bê tha nghiện ngập, lại càng chán ghét già, khiến từ đó ông không thèm để ý tới nữa. Có điều khiến ông vẫn còn nhân nhượng, không dâng sớ đàn hặc Huệ Trưng, đó là vì Trưng vốn ty viên trong Kỳ tịch.

Huệ Trưng thất nghiệp luôn ba năm, tục ngữ có câu "Miệng ăn núi lở", thật là đúng ở trường hợp này. Còn chút ít tiền dành dụm cuối cùng đều hết sạch, đến nỗi phải đi vay để độ nhật, về sau không vay mượn được, cầm bán mãi đến sạch nhân, đến miếng ăn cũng lần không ra nữa.

Mẹ con Lan tiểu thư bốn người cả thảy nhiều bữa phải chịu đói, chịu rét. Lan tiểu thư vốn thích trưng diện, thích ăn chơi, thích phồn hoa náo nhiệt, nhưng chẳng may gặp gia cảnh thê lương như vậy thì làm sao dám đòi này đòi nọ để tiếp tục như thế nữa. Với tuổi mười lăm, mười sáu, tuổi dậy thì của cuộc đời son trẻ ngây thơ, Lan Nhi đã phải chịu cái cảnh túng quẫn, kể tội nghiệp thật! Đã có nhiều lần cô nhìn hình bóng trong gương mà tự thương mình.

Lan tiểu thư càng lớn thì sắc đẹp càng mặn mà. Với nhan sắc đổ nước nghiêng thành, da trắng như tuyết, mặt xinh như ngọc mà hằng ngày phải chịu cái cảnh đầu bù tóc rối, áo quần lam lũ, một gáo nước lại một gáo bùn, hỏi sao nàng chẳng oán than buồn khổ. Cứ mỗi lần xúc động can trường, thương xót thân mình, nàng lại chạy xuống bếp trốn trong các góc kẹt để khóc ròng, khóc cho vơi hết nỗi khổ, nỗi buồn.

Bà Đông Giai thấy con gái đẹp xinh như đoá hoa hải đường trên cành xuân thế kia mà phải chịu cái cảnh nghèo túng khố sở, cũng không nhịn nổi nữa, thế là bà chạy tới gây chuyện cãi lộn với chồng. Thực ra, ông Huệ Trưng thấy vậy cũng làm sao không thương, nhưng cùng quẫn đến hết mức rồi, đành chịu chứ biết làm sao hơn?

Đã đến lúc quá quẫn, nào là tiền nhà, tiền cửa, nào là tiền gạo, tiền muối, trăm thứ tiền đòi hỏi, gia đình Huệ Trưng y như nằm trên chiếc chảo rang. Đã thế, ông Trưng lại thiếu thuốc hút. Cái thứ thuốc phiện bữa có bữa không, thất thường rõ rệt, lại thêm lo buồn sầu khổ tứ phía dồn về, ông Trưng ngã bệnh nằm liệt giường.

Bệnh ông liên miên, hết ngày này qua tháng khác, từ mùa thu năm trước đến mùa hè năm sau, đúng một năm tròn, mà vẫn không bớt, trái lại càng nặng thêm.

Bà Đông Giai vì nhà không tiền, nên lúc nào cũng bỏ mặc ông chẳng để ý tới, mãi về sau, thấy bệnh tình có bề trầm trọng mới hoảng lên. Bà vội lục mãi dưới đáy rương, lấy ra một cành thoa bằng vàng, từ hồi còn là một cô dâu, rồi bảo cậu con trai cả là Quế Tường đi cầm lấy tí tiền về để chạy chữa thuốc thang cho chồng.

Quế Tường lớn hơn Lan Nhi một tuổi, năm đó mười tám tuổi, nhưng ngây ngô đần độn hết chỗ nói. Tường chẳng biết một tí gì, nên hôm nay, mẹ bảo đem đồ đi cầm thì thẹn đến đỏ mặt, chối đây đẩy, bảo con chẳng biết đến việc ấy.

Lâu nay, những chuyện cầm cố mua bán ở ngoài chợ, trên phố, đều do bà Đông Giai đi làm lấy hết, nhưng nay ông Huệ Trưng nằm đấy, bệnh thế đã đến lúc nguy kịch, cho nên bà chẳng tiện rời khỏi ông mà đi xa, do đó mới bảo Tường. Thấy Tường không chịu đi, bà Đông Giai thở dài:

- Mày là một thằng ngu ngốc! Chỉ có chút việc đó mà không làm được, thì hỏi sau này trông vào mày làm sao đây?

Nói đoạn, bất giác lệ bà tuôn xuống như mưa. Lan Nhi ở bên cạnh thấy mẹ khóc lóc thê thảm, liền đứng dậy cầm cành thoa đi lên phố.

Anh chủ tiệm cầm đồ thoạt thấy một cô gái sắc nước hương trời vào tiệm, thì hồn phách bay biến từ lúc nào. Y nhe bộ răng cải mả ra cười khì khì, trố đôi con mắt to như hai con ốc bươu, để ngắm người đẹp. Y ngồi trước cái quầy lót kính, vừa cười vừa liếc, xoắn xuýt hỏi Lan Nhi:

- Nào cô bé cô lớn ơi! Cô muốn lấy bao nhiêu tiền đây?

Lan Nhi thấy điện bộ của anh chủ tiệm cầm đồ như vậy, thẹn đỏ mặt và cũng thấy bực mình. Nàng đáp:

- Ông xem giá bao nhiêu thì đáng bấy nhiêu, chứ còn phải hỏi gì nữa?

Anh chủ tiệm cầm đồ nói:

- Mười tiền thôi chứ bao nhiêu?

Lan Nhi nghe nói bất giác cười thầm trong bụng. Nàng nghĩ một cây thoa vàng, nhưng là vàng giả này mà giá đáng mười tiền thì quả buồn cười. Bởi thế nàng không do dự gì cả đưa ngay cây thoa cho anh ta.

Thật đáng thương cho anh chàng chủ tiệm cầm đồ, chỉ vì cái sắc của Lan Nhi mà mắt bị mờ, nên đã coi của giả ra của thật, mất toi mười tiền.

Nàng Lan Nhi cầm số tiền về nhà vội đi mời thày lang.

Ông lang tới nhà bắt mạch, chỉ thấy lắc đầu lia lịa, bảo nàng:

- Bệnh lao đã tới thời kỳ chót, không làm gì được nữa rồi! Nên lo liệu hậu sự cho ông nhà đi thôi.

Bà Đông Giai nghe lời cụ lang hồn vía đã vội lên mây. Bà nghĩ gia đình bà lưu lạc tha hương, chẳng may ông chồng có mệnh hệ nào thì ngay đến cỗ quan tài cũng không có tiền nổi.

Y nghĩ đó vừa lẩn quẩn trong óc bà, thì trên giường kia, chồng bà, ông Huệ Trưng, mặt đã nhăn lại, mắt đã trợn trừng lên, lạc hết tinh thần.

Bà Đông Giai vội kêu các con tới đủ mặt, con trai Quế Tường, con gái Lan Nhi, Dung Nhi, tất cả đều xúm quanh gọi nhưng không kịp nữa, ông Huệ Trưng đã đi xa rồi, hoạ chăng chỉ còn vài hơi thở hắt ra mà thôi. Rồi chỉ thấy đôi chân ông duỗi mạnh ra một cái, thế là xong cả một cuộc đời ba chìm bảy nổi vật lộn với đời, nhưng rút cuộc tàn trong bệnh hoạn và nghèo khổ.

Bà Đông Giai ôm lấy chồng mà kêu khóc. Bà nghĩ tới cảnh goá bụa cô đơn mà khóc thêm, khóc đến thê thảm khôn nguôi.

Lan Nhi, Dung Nhi, Quế Tường cũng oà khóc theo mẹ. Thế là cả nhà đều cùng khóc đến đất thảm trời sầu.

Thật đáng thương, ông Huệ Trưng khi nằm xuống, đến cái quần dài, cái áo cộc lành lặn cũng không có đủ nữa. Cụ Chu, lão bá hàng xóm thấy cảnh đáng thương quá, liền đi khắp từ đầu phố tới cuối phố, quyên góp được ít tiền nhưng mới chỉ đủ để mua vải liệm cho ông Huệ Trưng, chứ chưa đủ để mua quan tài.

Chu lão bá lúc bí kế bèn nghĩ ra được một cách.

Ông đem theo cô gái Lan Nhi tới gia đình các vị quan lại đồng liêu với cha nàng trước để xin giúp đỡ. Trong số quan lại này, có kẻ thì đang còn tại nhiệm, có kẻ đã hưu, cũng có kẻ vốn người trong Kỳ tịch với ông Huệ Trưng thuở nào…

Hồi 124: Anh hùng gặp lúc gấp

Chu lão bá đem Lan Nhi đi quyên tiền, các bạn đồng liêu của ông Huệ Trưng nghe nói hoàn cảnh ai chẳng động lòng thương cảm. Họ nghĩ tới bản thân rồi đây trên bể hoạn mênh mang, biết đâu là bến là bờ, ai biết được tương lai sẽ ra sao. Do đó, kẻ năm chục, người hai chục, của ít lòng nhiều, ai cũng bỏ tiền ra giúp đỡ. Lại thêm các quan viên trong Kỳ tịch hết lòng lo liệu mà tang lễ có phần long trọng.

Lan Nhi nhan sắc tuyệt trần, mặt như hoa, mày như liễu, mang đồ hiếu phục vào, người ta càng thấy đẹp, nét đẹp bi thương, vượt hẳn lúc thường. Nàng vốn tính thông minh, cho nên khi theo Chu lão bá tới các gia đình quyên giúp, cứ vừa khóc vừa nghẹn giọng thê thảm khiến không ai nỡ chối từ.

Bọn công tử con các gia đình quan lại này lại càng mê mẩn thần hồn đua nhau bỏ tiền ra để vừa giúp đỡ vừa lấy lòng. Bởi thế số tiền quyên giúp sau khi tính lại, đạt tới con số hơn ba trăm lạng.

Bà Đông Giai bỏ ra hai trăm lạng vào việc tẩm liệm, tế lễ, còn hơn một trăm thì chi vào việc đưa linh cữu ông Huệ Trưng về Bắc Kinh.

Gia đình ông Huệ Trưng ngày thường ở cái đất An Khánh nghèo túng cùng kiệt chẳng ai thèm để ý đến. Nay nghe nói đưa linh cữu về Bắc Kinh, bọn chủ nợ từ bốn phương tám hướng liền ồ tới vây quanh lấy bà Đông Giai, sấn sổ đòi nợ, kẻ năm chục, người ba chục, nào tiền muối, tiền mắm, nào tiền gạo, tiền củi, tổng cộng tới hai trăm lạng mới đủ.

Bà Đông Giai không còn biết cách nào, đành phải xem xét khoản nào quá cấp bách thì trả trước. Ấy thế, mà cũng hết đến một trăm lượng. Bà quýnh lên, nói với bọn chủ nợ là bà không về kinh nữa, xin cho khoan hạn vài hôm.

Bà Đông Giai chỉ có một trăm hai chục lạng, thế mà đã trả nợ hết một trăm rồi thì còn lại được bao nhiêu nữa để mà về kinh? Bởi thế bà đành hoãn cuộc khởi hành, ở lại An Khánh ít lâu rồi tính tiếp.

Sự việc này càng làm cho lòng bà bi thảm hơn. Cỗ quan tài nơi đất khách còn nằm đó. Cả nhà chịu cảnh côi cút goá bụa; ngày qua đêm lại, chỉ có nước mắt rửa mặt! Trông lại chỉ còn có chút ít tiền, việc độ nhật ngày càng eo hẹp khó khăn! Trước đây, bà còn lấy danh nghĩa là chồng lỡ chẳng may chết nơi đất khách quê người để đi nhờ vả giúp đỡ, chứ nay thì đâu còn danh nghĩa đó mà kêu hay gọi?

Bà Đông Giai trong lòng ngày đêm lo rầu khôn xiết, nhưng anh em Quế Tường đâu biết được nỗi lòng đó của mẹ. Ba mẹ con Lan Nhi khi ông Huệ Trưng lâm chung, có may mỗi người một bộ tang phục, nhưng nay hết tiền, đành phải gởi vào tiệm cầm đồ Trường Sinh.

Trời đã sang thu, khí lạnh thấu xương, gió bấc thổi càng ngày càng mành, như đâm vào da, như cấu vào thịt.

Bà Đông Giai vì nghèo mà buồn lo, rồi đâm ra bệnh nằm liệt giường. Quế Tường, Dung Nhi, không rõ việc đời bao nhiêu, duy chỉ có Lan Nhi ngày đêm hầu hạ bên cạnh. Thấy mẹ khát, muốn uống trà, Lan Nhi bèn lục mãi đáy rương của mẹ lấy một ít tiền, bảo Quế Tường và Dung Nhi ở nhà săn sóc mẹ, còn mình thì chải qua cái đầu, sửa lại cái áo cho gọn gàng rồi ra đi.

Vừa ra khỏi nhà, nàng bị gió bấc thồi mạnh xuyên vào da thịt chi được che bởi một manh áo mỏng, khiến mặt mày nàng tải xám, so vai rụt cổ, bước trên đường phố.

May mà tiệm trà không xa nhà nàng lắm. Nàng chỉ phải đi qua có hai phố, quanh một khúc rẽ là tới. Tiệm trà này vốn quen vì nàng thường tới đây mua, nhưng lần này vừa bước vào cửa tiệm, nàng giật nảy mình khi thấy tên vô lại Người Du Sinh đang đứng cạnh quầy hàng.

Tên này rất háu gái. Thấy gái là lắc la lắp lém, y như mèo thấy thịt mỡ. Hắn thường đứng tại quầy hàng nhìn ra ngoài, hễ thấy cô gái nào đi ngang qua, là y như thò đầu ra, há hốc mồm, kiễng chân cao lên, trố đôi mắt ra nhìn như hai lỗ đáo. Nhất là những khi có cô nào vào mua trà, hắn liền sấn sổ tới trước mặt, mắt liếc, mồm cười, hỏi hết câu này tới lời nọ, cố bắt chuyện, tán tỉnh cho bằng được.

Ngưu Dụ Sinh tuy sốt sắng như vậy, nhưng chẳng có cô gái nào thích hắn. Cô nào cũng chán, cũng ghét hắn, gọi hắn là thằng dại gái.

Hằng ngày, hắn chỉ nhìn thấy những cô gái con nhà hạ tiện, những con a đầu hoặc những mụ nạ dòng tới mua hàng, thế mà hắn đã cho là tiên trên trời rồi. Thử hỏi lần này thấy Lan Nhi, hỏi sao hắn chịu nổi?

Vừa thấy nàng, hắn đã mắt la mày lét, ngấm nguýt nàng như muốn nuốt trửng vào bụng. Thấy thế, nàng đã ngán, chỉ muốn quay về, nhưng lại nhớ tới mẹ già muốn có một chén nước trà nóng, sợ rằng không mua, mẹ giận. Bởi thế nàng đánh liều, bước vào.

Ngưu Dụ Sinh đưa tay ra lấy tiền, ném vào trong quầy, vừa nhặt gói trà, vừa nghiêm nét mặt như tỏ vẻ quan trọng lắm, cất tiếng than thở giùm cho thân thế của Lan Nhi.

- Thật đáng thương quá! Người đẹp như thế kia mà quần áo chẳng đủ, đến nỗi rét run câm cập, mũi đỏ hỏn lên. Như vậy bảo sao không đau lòng?

Nói xong, hắn còn lắp bắp mãi những gì không biết nữa.

Lan Nhi đâu có thèm để ý, mặc kệ hắn.

Ngưu Dụ Sinh gói xong trà, đặt trên mặt quầy. Lan Nhi giơ tay với lấy, không ngờ, hắn chộp lấy tay nàng, kéo mạnh nàng vào lòng. Vì bất ngờ, nàng ngả người theo, thấy nàng đã đứng sát bên cạnh, bắn bèn vuốt vào má nàng, miệng nói nựng:

- Nàng tiên của anh ơi! Cái má trắng như phấn thế này mà lạnh toát như băng, bảo sao anh không thương em được!

Nói đoạn, hắn lùa bàn tay vừa đen đủi vừa dơ dáy xuống cổ nàng. Nàng hoảng hồn bạt vía, nhưng thân gái yếu ót, biết làm sao được. Nàng chỉ còn biết khóc lóc, kêu la.

Quả không may cho nàng là hôm ấy người trong tiệm đều đi vắng cả, khách qua đường cũng vắng vì trời lạnh. Ấy cũng vì biết vậy nên tên Ngưu mới tự ý đùa cợt, sờ soạng bừa bãi.

Thấy chẳng có ai đến giải vây cho nàng, hắn liền luồn tay sau eo nàng để ghì vào lòng. Giữa lúc nguy hiểm muôn phần đó tự bên ngoài xô vào một người lớn tiếng quát:

- Thằng khốn kiếp lớn mật thật! Giữa ban ngày ban mặt mà mi dám chọc ghẹo đàn bà con gái à?

Ngưu Dụ Sinh thấy có người nhảy vào, vội bỏ tay nàng ra, miệng lắp bắp:

- Đâu dám! Đâu dám!

Người khách qua đường nọ mặt hầm hầm tiến lên, chộp lấy Ngưu định đưa hắn tới Bảo giáp cuộc. Tên ma cô lúc đó hoảng hồn bạt vía, vội quỳ xuống đất lạy van xin tha.

Lão chưởng quỹ lúc đó cũng đã về tới. Y thấy chuyện rắc rối bèn mắng Ngưu tàn tệ.

Chung quanh hàng xóm nghe chuyện chạy tới kín cả cửa trước, cũng lấy làm tức. Họ xúi bảo tống hắn đến Bảo giáp cuộc.

Duy chỉ Lan Nhi nghĩ khác. Nàng sợ chuyện xảy ra to, khiến ai cũng biết mặt, biết tên mình, thực chẳng đẹp tí nào, nên khẽ bảo mọi người:

- Thôi tha cho hắn! Tôi về đây!

Ngưu Dụ Sinh thấy Lan Nhi nói vậy, vội chắp tay lạy.

Nàng chẳng thèm để ý tới hắn, cầm gói trà, quay mình bước ra khỏi tiệm.

Đi mới được mười bước, nàng bỗng thấy người đàn ông nọ chạy theo sát bên mình, khẽ hỏi:

- Cô là con gái nhà ai vậy? Tôi thấy cô mặt mày xinh đẹp quá quyết không phải con nhà tầm thường, mà sao lại nghèo khổ quá đến vậy?

Lan Nhi thấy người đàn ông hỏi có vẻ ân cần, quay đầu nhìn sang có ý dò xét. Không ngờ người đàn ông nọ mày xanh mắt đẹp, đích thị là một vị công tử chứ chẳng phải tầm thường.



Nàng biết chàng có lòng thực tâm thương xót hoàn cảnh mình, nên đem hết gia cảnh ra nói cho chàng nghe: nào là cha chết, mẹ bệnh, nào là lưu lạc nơi quê người đất khách… Nàng còn nói thêm nàng vốn là người trong Kỳ tịch (trong dòng dõi nhà vua người Mãn Châu).

Chàng công tử nghe nàng nói, miệng luôn luôn than thở:

- Thật đáng thương! Thật đáng thương!
Chàng kể với Lan Nhi rằng, cha mình làm quan Binh bị đạo tên gọi Phúc Thành. Khi tới cửa nhà nàng, Phúc Thành móc trong túi áo ra mấy chục đồng tiền đặt vào tay Lan Nhi bảo rằng:

- Nàng đem về tiêu trước đi. Tôi chẳng có tài sản, quyền thế gì, nên chẳng thể giúp nàng được nhiều. Tuy nhiên tôi sẽ cố nghĩ ra kế sách để giúp nàng về Bắc Kinh.

Lan Nhi thấy Phúc Thành đưa tiền, chẳng tiện lấy vội từ chối, Thành nhất định không chịu thu về. Nàng lúc đó băn khoăn không biết làm sao, nhưng thấy cái cảnh một trai một gái đứng trước cửa đưa đi, đẩy lại, người ngoài trông thấy thật là bất tiện. Nàng còn nhớ rằng trong nhà hiện đã hết nhẵn tiền, nay nhận của chàng số tiền này tuy ít nhưng cũng độ nhật được vài hôm. Tâm trạng khó xử của nàng lúc này là thế! Thật đáng thương cho những kẻ nghèo, chỉ vì không tiền mà đành phải khuất chịu.

Quân tử và anh hùng mà nhiều khi cũng khoanh tay trước đồng tiền, thử hỏi Lan Nhi chỉ là một cô gái mới lớn lên lại đang trong cảnh túng quẫn. Và nàng đành nhận. Đôi má nàng ửng hồng, xấu hổ quá không ngẩng mặt lên nữa.

May thay, Phúc Thành vốn là một chàng công tử tuy còn thiếu niên nhưng đã nhiều kinh nghiệm ở đời. Thấy thế chàng vội quay gót bước đi để giữ thể diện cho nàng.

Hồi 126:  Cái tình là cái chi chi

Phúc Thành bước đi, Lan Nhi nhìn theo người khách hảo tâm với vẻ lưu luyến rồi mới vào nhà.

Nàng thấy mẹ nằm trên giường. Bà hỏi tại sao đi quá lâu, nàng giấu biệt chuyện chọc ghẹo của tên Ngưu mà chỉ nói bên ngoài có người đưa lễ vật tới viếng với bốn lượng, nàng đã nhận và để cho họ đi rồi.

Bà Đông Giai đang lo rầu vì nhà hết tiền, nay thấy có người đưa lễ tới, bỗng nhẹ người, nên chẳng tra khảo gì thêm nữa.

Bốn mẹ con Lan Nhi sống vất vưởng lo âu như thế mấy hôm nữa, bỗng một sáng, cửa ngoài có tiếng đập rầm rầm.

Quế Tường vội chạy ra xem, thấy một người có vẻ gia nhân của một gia đình khá giả, tay xách một gói hỏi:

- Đây có phải là nhà của Huệ Trưng mới mất không?

Quế Tường gật đầu bảo hải, người gia nhân nọ liền trao cái gói vào bảo:

- Đây là vật mọn của lão gia tôi đưa tới hiếu kính gia đình.

Quế Tường giơ hai tay ra tiếp cái gói, cảm thấy có gì nằng nặng bên trong. Tường vội quay vào nhà, mở ra thì thấy bên trong vừa đúng hai trăm lạng bạc. Bà Đông Giai trông thấy, mặt ngây ra, vội hỏi người gia nhân kia, mới biết tiền đó của Đạo đài nha môn đưa tới. Lan Nhi vụt hiểu ra, bảo mẹ:

- Có lẽ vị Đạo đài này trước kia là bạn thân với cha con. Đối với hoàn cảnh hiện tại, kể ra ta cũng chẳng nên khách khí làm gì. Mẹ cứ nhận đi rồi ta sẽ viết một tấm thiếp tạ ơn, gói mười lạng bạc để kính sự, rồi cho người gia nhân ra về, sau đó sẽ tính.

Chuyện khổ sở nhất lúc này là chuyện Quế Tường phải viết tấm thiếp. Tường tuy có theo học mấy năm, nhưng nào được bao lăm chữ nghĩa trong bụng! Bởi thế, viết một tấm thiếp tạ ơn quả thật thiên nan vạn nan. Tường loay hoay mãi một lúc lâu mà vẫn chưa viết xong, đó là chưa kể phần nội dung câu chẳng ra câu, lời chẳng thành lờ. Lan Nhi vốn là một cô gái thông minh, hằng ngày vẫn nhìn thấy việc này, nên nàng lại phải thế Tường làm việc đó.

Người gia nhân của Đạo đài nha môn ra về, bà Đông Giai thấy tiền, bệnh bỗng khỏi ngay. Bà liền bàn tính với Lan Nhi việc đưa linh cữu về kinh. Lan Nhi vâng lời mẹ chạy tới nhà Châu lão bá, nhờ lão đi mướn cho một chiếc thuyền. Thấy gia đình Lan Nhi toàn vợ goá con côi, Châu lão bá hết lòng giúp đỡ, vội đi mướn một chiếc thuyền lớn, mua rất nhiều vật dụng dành lúc đi đường, lại mướn cả mười hai người đô tuỳ, khiêng linh cữu xuống thuyền. Tổng cộng tiền thuê mướn đã lên tới sáu, bảy chục lạng.

Qua ngày thứ ba, hành lý thu xếp đã xong xuôi. Giữa lúc sắp khởi hành, gia đình Lan Nhi bỗng thấy người gia nhân hôm nọ bước vào nhà, mặt hầm hầm, hất hàm đòi lại số tiền hai trăm lạng bạc bữa trước và bảo tiền đó là tiền đưa tặng gia đình họ Chung ở phía tây thành chứ không phải tặng gia đình Huệ Trưng. Y còn bắt buộc phải mau mau trả lại, nếu không y lập tức đưa tới cửa công.

Bà Đông Giai nghe nói vậy, chẳng hiểu ra sao cả, lòng vừa bẽ bàng vừa sợ hãi. Châu lão bá lúc này cũng có mặt, nghè câu chuyện, biết thế nào cũng có điều kỳ quặc bên trong, bèn bàn với bà Đông Giai cho Quế Tường theo người gia nhân nọ tới nha môn…

Quế Tường tới gặp vị Đạo đài, đem hoàn cảnh bi đát của nhà mình ra kể cho ông ta nghe. Tường còn thêm là số tiền đã chi dùng mất hơn phân nửa, nếu bắt buộc phải trả lại, e không biết tìm đâu ra để bù vào. Sau hết, Châu lão bá cũng nói thêm:

- Đại nhân hãy tỏ lòng thương xót cho cả một gia đình cô nhi quả phụ bốn miệng ăn chỉ biết nhờ vào số tiền đại nhân để hồi hương. Chi bằng đại nhân coi như đã làm một việc từ thiện nhân đức để cho con cháu về sau. Hơn nữa đại nhân nghĩ tình đồng Kỳ mà coi như thưởng tặng cho họ, có lẽ là hay nhất.

Vị Đạo đài nghe hết mọi sự thể, lại là người khẳng khái, bởi thế ông vui vẻ gật đầu chấp thuận.

Quế Tường nghe vị Đạo đài nói vậy, mừng như mở cờ, tạ ân rối rít. Châu lão bá cũng vì Tường và gia đình bà Đông Giai mà nói thêm vài lời để cảm tạ và tâng bốc vị Đạo đài rồi mới xin ra về.

Mặt khác, vị đạo đài cho gọi người quản lý lại chi ra hai trăm lượng bạc khác để đưa tới cấp cho nhà họ Chung phía tây thành. Ông cũng không quên gọi cậu đại công tử lên quát hỏi:

- Tại sao mày dám dối cha mày, cho người đưa tới nhà Huệ Trưng? Có phải mày nhân tình nhân ngãi với con gái Huệ Trưng không?

Cậu cả nghe cha hỏi, lắc đầu chối dài. Thực ra thì từ ngày gặp Lan Nhi, trở về nhà, có hôm nào là hôm cậu không nhớ tới nàng? Hình bóng nàng đã như in vào tâm khảm chàng có lúc nào chàng quên được khuôn mặt xinh đẹp duyên dáng ấy. Càng nhớ bao nhiêu, chàng lại càng thương xót bấy nhiêu. Vốn là người có lòng từ thiện, chàng chỉ giận mình không có tiền. Nhưng đã hứa giúp, chàng không thể nuốt lời được, trái lại thấy cần phải thực hiện cho thật nhanh.

Giữa lúc băn khoăn, khó tìm được biện pháp, thì may thay dịp tốt đã tới với chàng: ở vùng An Khánh có một vị thân sĩ họ Chung. Cha chàng trước đây có nhờ vả Chung ông chút việc gì đó. Cách đây mấy hôm Chung ông vừa mất. Cha chàng biết nhà Chung ông nghèo khó nên bảo rằng sẽ gửi lê vật đến phúng viếng để đáp ân ngày trước.

Quả nhiên qua ngày thứ hai, Phúc Thành thấy người quản gia gói hai trăm lượng bạc giao cho gia nhân đem đi. Chờ tên gia nhân mang gói bạc bước ra khỏi nhà, chàng liền lẻn bước theo sau, gọi lại, bảo cha mình dặn khỏi đưa tới nhà Chung ông mà đưa qua cho gia đình Huệ Trưng.

Tên gia nhân thấy đại công tử bảo đó là lệnh đại nhân, đâu có biết chân giả, bèn đem gói bạc tới nhà Lan Nhi, nhận hồi thiếp rồi quay về nha môn, cậu cả đón lấy tấm thiếp đem giấu kỹ.

Khi quản gia hỏi, tên gia nhân chỉ nói tấm hồi thiếp tạ ân đã đưa cho đại công tử đem vào cho đại nhân xem rồi. Được báo cáo như vậy, viên quản gia cũng không nghi ngại gì nữa.

Qua ngày thứ ba viên quản gia lên gặp vị Đạo đài, nhân tiện hỏi tấm hồi thiếp thì nghe bảo rằng chưa thấy. Viên quản gia lấy làm lạ, vội chạy vào hỏi tên gia nhân thì tên này xác nhận là cậu cả đã lấy. Lúc đó cậu cả thấy khó che giấu nổi bèn lấy tấm thiếp đưa ra. Vị Đạo đài cầm lấy xem thấy phía trên tấm thiếp đề một dòng chữ: "Bất hiếu cô tử Na Lạp Quế Tường" (đứa con mồ côi bất hiếu là Na Lạp Quế Tường) bất giác lấy làm lạ vội truy vấn. Tên gia nhân lúc đó cứ thực tường khai, bảo đại công tử dặn khỏi đưa cho gia đình Chung ông mà đem sang cho gia đình ông cố hậu bổ đạo Huệ Trưng.

Vị Đạo đài nghe rõ sự thể, một mặt sai tên gia nhân tức khắc đi tới nhà Lan Nhi đòi lại gói đồ lễ, một mặt cho gọi cậu cả lên cật vấn.

Cậu cả thấy cha nóng giận, biết không thể che giấu được, bèn đem hết câu chuyện xảy ra ngày nọ, nào khi Lan Nhi bi tên ma cô trêu chọc trong tiệm trà, nào lúc nghe kể hoàn cảnh gia đình bi đát của nàng.

Vị Đạo đài không tin vẫn bắt con phải nói sự thực. Giữa lúc đó thì tên gia nhân đưa Quế Tường và Châu lão bá tới.

Kịp đến khi nghe Châu Lão bá kể lể thảm cảnh gia đình Lan Nhi thì vị Đạo đài lòng như se lại, liên tưởng tới cái cảnh thỏ chết cáo đau lòng, nên vui lòng coi hai trăm lượng bạc nọ như một số tiền từ thiện mà cho Quế Tường ra về.

Tuy nhiên, ông vẫn thắc mắc nghi rằng cậu cả nhà mình có tư tình với Lan Nhi. Ông cật vấn, ông doạ nạt… Cậu cả thấy cha không tin đành phải chỉ trời thề độc và cam đoan với cha là không bao giờ dám làm điều vô si như vậy.

Bà Đạo đài và viên quản gia lúc đó có mặt bên cạnh cũng lên tiếng khuyên giải và nói cậu cả vốn là người nhân đức từ thiện nên có hành động thương người đó thôi, chứ đối với việc tình ái yêu đương xưa nay chưa từng phạm, ắt không thể có điều vô sỉ nào đâu.

Vị Đạo đài nghe rõ chuyện thấy có lý, lúc đó mới an lòng, ngược lại còn ca tụng đức tính cậu cả vài ba câu. Tuy vậy ông vẫn cảnh cáo:

- Lần sau, mày không được độc đoán, độc hành như thế. Làm việc gì cũng vậy, phải bẩm rõ cho cha biết mới được, nghe chưa?

Đại công tử dạ dạ luôn mồm từ từ rút lui. Song ngay hôm sau, chàng vội lẻn tới nhà Lan Nhi để nghe ngóng tình hình.

Nhưng bóng người đẹp nay còn đâu? Lầu đã đóng, cửa đã cài then từ lúc nào! Chàng chạy qua hỏi thăm hai bên lân xá mới biết gia đình Lan Nhi đã lên thuyền về kinh. Chàng vội vàng chạy ra bến đò, tiếc thay chàng tới hơi trễ. Bóng người đẹp Lan Nhi đã đứng trên con thuyền tách bến lướt ra dòng sông.

Bến đò vắng lặng, cánh hồng còn đâu nữa, chàng đứng trên mom sông nhìn ra xa, ngắm mãi con thuyền mà chàng đoán là thuyền của ai kia đã hằng in bóng lâu nay trong tâm khảm.

Giữa lúc lòng bâng khuâng thương nhớ, chàng bỗng thấy từ trong khoang thuyền nhô ra một hình bóng giai nhân. Chàng đem hết tâm thần nhìn kỹ thì ra chính đó là nàng, là nguồn sáng của cõi lòng, là người yêu của cuộc sống quạnh quẽ từ đây của chàng. Chàng chăm chú nhìn, bỗng chàng thấy mơ hồ từ xa Lan Nhi như mỉm cười rồi nhẹ gật đầu tỏ vẻ hiểu được lòng chàng.

Đại công tử đứng trên bờ sông, cứ ngây người ra như tượng. Chàng nhìn mãi, nhìn mãi tới khi chiếc thuyền rời bến chỉ còn lại bằng một cái chấm nhỏ tận chân trời mà vẫn còn đứng trân người ra đó để nhìn. Một chiếc thuyền khác bỗng chặn ngang nẻo sông che khuất hẳn hình bóng chiếc thuyền nọ, lúc đó chàng công tử không còn thấy gì nữa mới thở dài, trở gót quay về.

Tình nghĩa của chàng công tử như thế, Lan Nhi hẳn cũng không phải là gỗ đá mà không cảm thấy. Đúng thế! Nàng ngồi trong khoang thuyền lòng lúc nào cũng nghĩ tới chàng, nghĩ tới thâm tình đã khiến chàng thân tự ra mãi bến đò để đưa tiễn, khiến nàng không khỏi hãnh diện phần nào bởi vì giữa lúc gia đình nàng hoạn nạn sa sút mà vẫn còn có một chàng công tử đa tình đa nghĩa lưu luyến để ý tới. Nàng tự hứa rằng kiếp này không thể quên chàng được.

Đến đây ta hãy tạm gác nỗi niềm tâm sự của Lan Nhi.

Lại nói bà Đông Giai đưa quan tài của chồng cùng với ba con một trai hai gái trên thuyền ngày đi đêm nghỉ thẳng hướng Bắc Kinh mà tiến. Mẹ thì goá con thì mồ côi, tình cảnh của bà Đông Giai thật là bi thương.

Bà Đông Giai nhớ lại cái ngày chồng mình ra đi phó nhiệm, cũng trên đường này, sung sướng vui vẻ biết bao. Rồi lúc tới Vu Hồ, hai bên văn võ ra tận bến đò đón rước long trọng.

Kịp đến khi về tới nha môn thì tiệc tùng la liệt, hôm nay một tiệc lớn, ngày mai một tiệc nhỏ, hãnh diện chừng nào.

Nhưng mà nay còn có ai nhỏ một giọt nước mắt thương gia đình bà nữa đâu! Đứng trước hoàn cảnh bi thương đó, bà Đông Giai bất giác dòng lệ tuôn trào!

Quanh quẩn với những ý nghĩ đó, miên man mãi trong tình thương nỗi nhớ bà Đông Giai không ngờ thuyền đã tới Thiên Tân đi Tử Trúc lâm, rồi chỉ ngày sau đã tới Bắc Kinh, về nhà.

Gia đình bà Đông Giai vốn là một dòng họ nhờ ơn thế tập cho nên còn có một toà nhà do hoàng đế ân tứ ở tại Tây trì Tử Hồ đồng. Về Bắc Kinh, gia đình bà Đông Giai tất nhiên ở tại toà nhà này.

Nhưng cái hoàn cảnh ngày nay so với lúc còn ông Huệ Trưng, chồng bà, quả khác nhau một trời một vực. Nhà cửa vắng lặng, lạnh lẽo, rèm màn xơ xác tiêu điều, thực không còn cảnh nào thê lương hơn thế nữa.

Riêng chỉ có nàng Lan Nhi là không đến nỗi hiu quạnh. Lúc còn nhỏ ở nhà, nàng có rất nhiều bạn gái. Bao năm đì xa về, nàng thấy bạn đều trưởng thành cả. Họ thấy nàng ngày nay không còn là cô gái nhỏ tầm thường nữa, trái lại xinh đẹp tuyệt trần, quả có một cái sắc chim sa cá lặn hơn họ một trời một vực.

Bởi thế cô nào cô nấy cũng thích đánh bạn với nàng. Nay thì cô Lý, mai thì cô Vương mời, hết ngày nọ đến ngày kia, chị chị em em, cười cười nói nói, trò trò chuyện chuyện, cứ như một bầy chim oanh chim én suốt ngày! do đó nàng cũng đỡ buồn bã âm thầm. Cũng có người thấy nàng lâm cảnh nghèo, thì mua son mua phấn tặng cho. Lại cũng có người thấy nàng thiếu áo thiếu quần, thì sắm áo đẹp quần sang cho nàng. Lại có cả những người thấy bà Đông Giai mải lo lắng về tiền, liền ngầm giúp bà. Bà Đông Giai nhờ vậy mà rồi cũng độ nhật qua ngày được.

Chẳng bao lâu, trời đã sang xuân. Đây chính là lúc đào hồng liễu xanh, ngày lành cảnh đẹp. Nhất là tới tháng ba, khí trời ấm áp, phong cảnh Bắc Kinh lại càng tươi đẹp, nhộn nhịp tưng bừng.

Bọn con gái trong xóm, vì quý mến Lan Nhi, không ngày nào là không tới rủ đi chơi. Họ đưa nàng hết tới Pha Lê sảnh, lại tới Đào Nhiên đình… Họ tíu ta tíu tít bên nhau như đàn chim oanh yến.

Nhưng rồi bỗng bẵng đi, không thấy họ tới nữa. Lan Nhi nhớ quá, nàng vội đi kiếm họ. Nàng tới nhà họ, lúc biết chuyện, hoảng hồn bạt vía, vội chạy về, trốn biệt trong nhà, không dám ló đầu ra nữa.

Bà Đông Giai lấy làm lạ hỏi con, mới biết năm nay hoàng cung có lệnh chọn tú nữ, bọn thái giám đang đi tra xét gắt.

Hễ thấy nhà nào thuộc Kỳ nhân có con gái trẻ đẹp là tức khắc bắt ngay không cần hỏi lý do, đưa tắp vào cung đợi tuyển.

Bởi thế các gia đình thuộc Tám kỳ trong thành Bắc Kinh, có con gái đều giấu kỹ trong nhà. Cô nào đã có người hỏi rồi thì phải giục nhà trai cưới vội đi. Còn cô nào chưa có ai hỏi, thì lại phải nhờ bà mối ông mai làm mối hộ. Một khi đã có người ưng thuận thì cưới ngay hôm đó, cứ hễ cắc là tùng ngay, chứ khỏi cần sêu tết lôi thôi gì cả. Thành thử trong kinh thành hồi đó, tình cảnh đâm ra xôn xao, không bút nào tả xiết.

Lan Nhi nhìn lại gia đình mình và chính bản thân mình lại càng lo lắng bội phần. Thân phận nàng có khác chi thân phận mấy chị em bạn của nàng. Nếu chẳng may thì hẳn là coi như tử biệt sinh ly rồi. Bởi thế nàng cũng như họ, trốn biệt trong nhà. Nàng cũng biết rằng gia đình nàng còn là một gia đình trong dòng họ Kỳ nhân có tên tuổi hơn cả những gia đình của bạn nàng…

Cô con gái thì nghĩ thế, nhưng bà mẹ lại nghĩ khác. Phải! Bà Đông Giai nghĩ rằng vào cung để được làm một cô tú nữ lại chả hơn ở nhà để chết đói chết rét sao? Đó là chưa kể khi được hoàng đế sủng ái nào phong là quý nhân, nào phong làm phi tử! Bởi thế, bà nguyện ý con gái bà phải vào cung, phải được tuyển làm tú nữ. Khi nghe rõ tin tức về việc tuyển lựa tú nữ rồi, bà liền đem ý mình nói cho con gái hay.

Không ngờ, Lan Nhi nghe bà Đông Giai nói rõ ý nguyện, thì giãy nảy lên. Nàng khóc rống, khóc như điên như dại, cơm không muốn ăn, trang điểm cũng không. Suốt ngày, nàng chỉ nằm mọp trong xó nhà, vừa sợ bọn thái giám nhìn thấy lôi đi, vừa đau khổ vì ý nguyện của người mẹ thương con vơi đầy, chỉ biết có một mà không hiểu được hai, cái tình cảnh của người con gái trong cung cấm!

Hồi 127 : Cô Tú Nụ vào cung

Con gái đến tuổi dậy thì, cô nào chả mơ ước có một đức anh chồng xứng mặt nam nhi. Đó cũng chính là tâm sự của Lan Nhi lúc này.

Từ lúc được cậu cả, con trai ông Đại đài An Khánh ra ơn giúp đỡ, Lan Nhi cảm kích khôn tả xiết. Hơn thế nữa, cậu cả nhà ta lại trắng trẻo bảnh trai. Người ta thường chẳng bảo:"Từ xưa, chị Hằng thường yêu chàng trai trẻ" (Tự cổ, Hằng Nga ái thiếu niên).

Câu nói này thật rất đúng với Lan Nhi. Nàng thấy chàng quả là một trang anh tuấn, trong lòng thật xao xuyến bâng khuâng. Chỉ có một điều buồn là đôi bên gặp nhau đã muộn mà lại xa nhau quá lẹ, bầu tâm sự chứa chan thực chưa có dịp bộc bạch ký thác, để thêm hiểu lòng nhau.

Trong thâm tâm Lan Nhi, nàng tin tưởng rằng chàng công tử nọ (đã là đồng Kỳ) thế nào cũng có ngày lên kinh. Lúc đó, nếu đã gọi là có nợ có duyên với nhau, thì sở nguyện của đôi bên làm sao mà chả có cơ thành tựu được. Tuy nhiên tâm sự u uẩn đó đối với người con gái còn đang khoá kín buồng xuân, đâu có dễ gì mà thổ lộ với ai.

Thế rồi bỗng hôm nay, nghe mẹ khuyên bảo vào cung, thì nàng hoảng hồn bạt vía, chỉ còn có nước kêu khóc, miệng chối đây đẩy:

- Con không vào đâu! Con quyết không vào đâu!

Bà Đông Giai thấy con gái khóc lóc thảm thiết, cũng đâm ra e ngại, quyết ý của bà đã lung lay lắm. Nhưng cô con gái cưng của bà có biết đâu rằng chính mình đã tự đưa mình vào chứ chẳng ai khác cả. Lý do chỉ tại có một hôm, nàng không trốn biệt trong xó bếp, mà lại cao hứng đi tìm cô bạn ở gần phố. Chính trong cuộc đi thăm viếng này, có người đã nhìn thấy nàng, thấy cái khuôn mặt tuyệt thế giai nhân, cái thân hình óng ả lả lướt như tiên nga giáng thế của nàng.

Điều không may nhất cho nàng hôm đó, là một tên thái giám trong cung nội đã gặp nàng khi đi ngang qua Tây trì Tử Hồ đồng. Thấy nàng đẹp quá, hắn nhìn đến ngây người, quả quyết rằng trong thiên hạ không còn có ai có thể đẹp hơn thế nữa. Hắn thấy nàng mặc cái áo dài, bỏ một bím tóc lớn ra sau, cắt lớp tóc trước trán ngang cặp chân mày, và để lộ hắn cổ chân ra đến sáu tấc thì biết ngay rằng nàng đích thị là một cô gái trong Bát Kỳ.

Tên thái giám gặp nàng, vội chạy về cung nội báo ngay cho Thôi tổng quản biết. Viên Tổng quản họ Thôi mấy hôm nay đã tốn biết bao công đi tìm kiếm gái về cho hoàng đế mà vân chưa có kết quả, cho nên y tỏ vẻ buồn bã kém vui, bỗng nghe tin này lòng như cờ mở, vội chạy tới Tây trì Tử Hồ đồng.

Thế rồi hôm đó, giữa lúc Lan Nhi đang giặt quần áo thì bọn thái giám xông vào, dữ tợn như một đàn cọp. Chúng vừa thấy Lan Nhi đã quay sang hỏi nhau:

- Ai dám bảo nàng không là một tú nữ hạng nhất?

Lan Nhi hoảng quát chạy vào nhà. Bà Đông Giai thì vội chạy ra quát hỏi:

- Bọn ngươi tới đây làm gì vậy?

Viên tổng quản đáp:

- Bà còn không biết trong cung hiện đang tuyển tú nữ sao? Bọn tôi chạy cùng trời đất mà không tìm ra được một người đáng mặt. Nay biết nhà bà có một cô nương xinh đẹp lắm, hỏi tại sao lại không báo lên vạn tuế gia cho ngài biết? Thôi bà để bọn tôi thay bà, đưa cô ta vào cung cho, bảo đảm với bà là vạn tuế gia mà thấy thì thế nào cũng phong quý nhân tức khắc, rồi phong phi tử mấy hồi. Lúc đó thì cả nhà sẽ vinh hoa phú quý biết bao! Rồi bà còn phải cám ơn bọn tôi không hết đó…

Những lời ba hoa này không ngờ gãi đúng chỗ ngứa của bà Đông Giai, bà tự nhủ: "Gia đình mình đã quá khổ, thằng Quế Tường lại ngây ngô đần độn, chỉ còn hy vọng vào hai đứa con gái. Nay trong cung tuyển tú nữ, đây chính là một cơ hội tốt chớ nên để mất! Con Lan Nhi đã không chịu, ta sẽ khuyên bảo con Dung Nhi.".

Nghĩ vậy bà bèn quay vào kéo Dung Nhi ra bảo:

- Đây, ta đưa nó vào cung với các, ngươi!

Viên tổng quản nhìn Dung Nhi, chỉ lắc đầu. Bọn nhân viên Nội vụ phủ khuyên bà:

- Gia đình bà có con gái vào cung: nếu được vạn tuế sủng ái thì sẽ vẻ vang biết bao nhiêu! Nhưng con gái bà phải đẹp mới được! Nếu mà không đẹp thì chỉ có chết già trong cung thôi! Lúc đó, có phải chỉ làm khổ bà thôi không? Phải cô nương vừa chạy vào nhà đó mới được!

Bọn ngươi bảo con lớn nhà ta được thì hãy để cho ta thu xếp trong hạn kỳ ba ngày, các ngươi trở lại mà nhận tin. Bởi vì con lớn nó khó tính lắm, để ta khuyên bảo nó dần mới được.

Bọn tổng quản gật đầu, đáp liền mấy tiếng:

- Được lắm. Được lắm!

Rồi kéo nhau trở về.

Bà Đông Giai sau đó quay vào phòng Lan Nhi, khuyên dọc khuyên ngang mãi, cuối cùng bà hờn giận, nói:

- Gia đình ta suy vi nghèo túng quá rồi. Con nghĩ lại xem, lúc cha con chết đi, khổ sở biết chừng nào! Anh trai con thì ngốc nghếch, đần độn quá, mẹ thực chẳng mong gì được ở nó.

Mẹ chỉ còn hy vọng vào con thôi. Con hãy vì mẹ mà vào cung đi Nhờ ở cái sắc của con, cái tính thông minh của con, mẹ tin chắc thế nào cũng có lúc vẻ vang. May được vẻ vang rồi, con đừng quên người mẹ nghèo khổ cô đơn này là được.

Bà Đông Giai nói tới đây hai hàng lệ tuôn trào rơi trên má, Lan Nhi cũng cầm lòng không được, khóc lên thành tiếng.

Lan Nhi khóc một lúc, lòng đã thấy mềm đi. Thế là nàng theo ý mẹ, quyết dứt hẳn tình vào cung làm tú nữ.

Bà Đông Giai thấy Lan Nhi chịu nghe theo lời mình, mừng lắm liền ôm chầm lấy nàng, vừa cười vừa khóc.

Ba ngày sau, viên tổng quản trở lại. Hắn đưa cho Lan Nhi một bộ quần áo mới để nàng mặc vào. Bà Đông Giai cùng Quế Tường và Dung Nhi đưa nàng lên xe. Mẹ rồi em, cả nhà bịn rịn gạt lệ lúc chia tay. Mãi tới khi chiếc xe đã đi xa, bà Đông Giai mới dắt các con quay về.

Cuộc tuyển tú nữ lần này không do ý của Hàm Phong hoàng đế mà thực là của bà Hiếu Trinh hoàng hậu. Bà thấy hoàng đế suốt ngày suốt năm ở lì bên vườn Viên Minh chơi bời phóng đãng với bọn gái Hán, chẳng những bỏ phế việc triều chính mà còn bại hoại cả thân thể. Bà tuy là chủ của sáu cung nhưng thực chẳng giữ được hoàng đế. Hơn nữa hoàng đế có ba cung sáu viện đầy đủ, nhưng chưa từng có một hoàng tử nào. Việc kế vị sau này há chẳng phải là một việc trọng đại đáng lo nghĩ sao?

Loay hoay với chuyện đó mãi, sau bà mới nghĩ ra một kế. Bà nghĩ rằng hoàng đế là người hiếu sắc, thế thì tại sao bà lại không hạ một chỉ dụ cho Nội vụ tuyển tú nữ, mong có được vài cô tuyệt sắc giai nhân khiến hoàng đế sủng ái, may ra sinh được một vài hoàng tử thì thực may mắn vô cùng. Bà còn hy vọng thêm một điều nữa, là nếu ngài say đắm một vài sủng phi nào đó thì bà có thể giữ chân được ngài ở lại cung nội.

Chủ ý của bà đã định, bà chỉ chờ khi hoàng đế vào cung là nói cho ngài hay. Hàm Phong hoàng đế đối với Hiếu Trinh hoàng hậu tuy rất lạnh nhạt về tình ái, nhưng lại rất kính trọng về đức hạnh. Bởi thế, nghe bà nói, ngài ưng thuận ngay.

Một đạo thánh chỉ ban xuống. Tức thì sáu mươi bốn cô tú nữ đã tuyển lựa cẩn thận được đưa vào thâm cung. Tâm lý Hàm Phong lúc đó đều hướng về gái Hán, chứ không thèm để ý tới bọn Kỳ nữ, chỉ tại ngài không muốn trái ý hoàng hậu cho nên đành để cho cuộc tuyển lựa thành hình. Nhưng thực ra ngài tỉnh chọn lấy vài ba cô thôi, còn bao nhiêu thì sẽ cho về hết.

Sau cuộc tuyển lựa, không ngờ con số lên tới sáu mươi bốn cô. Tất cả đều được đưa vào vườn Viên Minh ở tạm trong đó.

Hàm Phong hoàng đế tuyển lựa xong tú nữ, lại quay về với bọn gái Hán như cũ. Ngài tìm bọn Tứ Xuân, lại chơi bời, lại yến tiệc say sưa, không thiết gì tới bất cứ một việc gì nữa.

Lan Nhi tất nhiên cũng có trong đám sáu mươi bốn cô tú nữ được đưa vào vườn Viên Minh. Nàng được cho ở trong một ngôi nhà, dưới bóng một khóm cây ngô đồng, cành lá xum xuê. Đây chính là một nơi nghỉ mát rất tốt trong những ngày hè nóng bức.






Tại đây vốn có bốn cung nữ giữ nhà quét cổng, nay thêm hai nữa, một chính là Lan Nhi còn một gọi Yến Nhi. Yến cũng như Lan, là tú nữ được tuyển vào kỳ này. Yến Nhi vốn con nhà khá giả, quần lành áo tốt, được ăn uống sung sướng, anh em lại đông, bởi thế nàng có một nếp sống hết sức vô tư, vui vẻ. Nhưng từ khi bị tuyển vào cung cấm, cuộc đời Yến Nhi trở nên buồn tẻ hiu quạnh. Nàng buồn bã rồi nhớ cha thương mẹ, khóc lóc suốt ngày đêm. Trái lại đối với Lan Nhi, cuộc đời lại khác hẳn. Nàng lúc nào cũng vui hy vọng tràn trề. Lúc còn ở nhà, nàng đã chịu bao cảnh khổ sở, nay bỗng được ăn ngon mặc đẹp, lại có cung nữ bên cạnh bầu bạn thì còn gì vui thú hơn. Tính nàng lại như trẻ con chỉ thích du ngoạn, thêm khu vườn Viên Minh rộng thênh thang, không biết bao nhiêu là cảnh đẹp, cho nên ngày ngày nàng nhảy nhót tung tăng trên các lối tắt đường ngang trong vườn để dạo chơi. Nàng nhởn nhơ chạy nhảy hết khu vườn này tới rừng cây nọ, thấy thích quá, vui quá, đến nỗi lòng nàng như quên hết đi quá khứ.

Nàng vốn là một cô gái thông minh, thấy cảnh trì tại nơi đây u nhã, bèn đem giấy bút ra nào viết, nào vẽ. Dưới bóng khóm ngô đồng sum sê, chung quanh lại nào hoa, nào lá, nàng say sưa với những ý tưởng trong đầu. Khi ở nhà nàng đã có cái vốn chư nghĩa kha khá, bây giờ, chịu chuyên tập, chẳng bao lâu nàng có thêm lối viết chữ thảo hết sức đặc sắc. Chữ đã tốt, hoạ lại càng hay. Nàng vẽ nào là lan, nào là trúc, trên còn đề thêm ít câu thơ cho tăng phần ý nghĩa và tình tứ. Nàng dùng hoạ phẩm của mình trang điểm cho các khung cửa sổ thêm phần sinh động và vui mắt thành thử căn nhà có bộ mặt hay đồi khác hẳn. Nó không còn âm u ảm đạm như xưa, mà sáng sủa rực rỡ và mới mẻ hẳn ra.

Lan Nhi còn trồng ở chung quanh nhà các giống lan tứ quý. Khi bước vào nhà nàng, không ai không ngửi thấy đủ mùi lan thơm phức vừa thanh nhã vừa di dưỡng được tinh thần. Nàng bắt bọn cung nữ ngày ngày quét dọn cửa nhà sân vườn hết sức sạch sẽ. Nàng đối đãi với bọn cung nữ y như chị em trong nhà.

Nhờ cái tình thân mật ấy, bọn chúng đều vui vẻ nghe nàng sai khiến. Đến ngay cả Yến Nhi suốt ngày nhớ mẹ thương cha lúc này cũng vui lên, tươi tỉnh bỏ được hết những nỗi sầu buồn như lúc mới bước vào cung cấm.

Lan Nhi sống một cuộc sống như vậy, phải chăng nàng chỉ định lấy vui chơi làm cứu cánh cho đời mình? Phải chăng nàng không nghĩ gì tới cha mẹ, anh em, dòng họ, và tương lai của cả chính mình?

Dọn dẹp trang trí cẩn thận, vất vả như thế, thực ra, Lan Nhi có một ý định sâu xa lắm. Nàng thấy đây là một nơi nghỉ mát rất tốt. Hiện nay, trời đang vào mùa cuối xuân, chưa nóng bức, nhưng ít lâu nữa hè tới với những buổi trưa ngột ngạt, thì một ngày nào đó, thế nào lại chả có thánh giá lâm hạnh tới nơi đây. Lúc đó, vạn tuế gia chẳng những sẽ phải để ý tới ngôi nhà, nàng khóm lan, những bức hoạ… mà còn phải hỏi han đến người tạo ra những cảnh vật đáng yêu đó nữa. Điểm đáng lo nhất đối với nàng thực chỉ là việc vạn tuế gia có đặt chân tới đây hay không.

Lan Nhi sau khi vào cung, đã sắp sẵn kế hoạch, và chỉ có mỗi một hy vọng đó. Là một tú nữ, nàng được cung nội phát lương tháng. Nàng để dành số tiền đó, đến khi đủ vài trăm lượng bạc liền thưởng cho bọn thái giám.

Đối với bọn thái giám, cô cung nữ nào đó cho tiền, nếu không nhờ được việc này, ắt cũng có thể nhờ được việc khác.

Nhưng trường hợp Lan Nhi lại khác. Khi bọn thái giám hỏi nàng cần nhờ việc gì thì nàng đều bảo chẳng có gì cần nhờ cả. Thành thử bọn chúng chỉ cho là nàng tốt, nàng tử tế, rốt cuộc anh nào cũng xử tốt với nàng cả. Nhất cử nhất động của hoàng đế, họ đều báo cho nàng hay. Nhưng khi nghe rồi, nàng làm bộ thản nhiên như không có điều gì đáng để ý cả.

Hồi 128 : Tiếng hát nên duyên

Xuân qua hạ tới, đây chính là mùa nóng bức, cần phút thừa lương, Hàm Phong hoàng đế mỗi bữa cơm xong, lại ngồi trên chiếc kiệu nhỏ, có tám tên thái giám khiêng tới Thuỷ Mộc Thanh Hoa các để tránh nắng và nghỉ trưa ở đấy. Đi từ tẩm cung của ngài tới gác này có hai con đường: một đường đi qua Tiếp Tú sơn phòng, còn một đường thì qua Đồng Âm thâm xứ. Nếu so sánh hai đường, thì đường đi qua Tiếp Tú bằng phẳng và gần hơn. Bởi thế, bọn thái giám hay đưa hoàng đế đi qua ngả này.

Lan Nhi điều tra được điều đó, bèn bỏ tiền ngầm cho viên Tổng quản thái giám và bảo y cho khiêng hoảng đế đi qua phía Đồng Âm thâm xứ. Viên tổng quản được tiền rồi, tất nhiên theo đúng hẹn mà làm. Phía ngoài Đồng Âm thâm xứ có một bức tường thấp bao quanh. Mặt đông, mặt tây, đều tiếp giáp đường đi. Từ bên ngoài nhìn vào, người ta chỉ thấy bóng cây ngô đồng che mát cả một vùng, gió thổi vi vu nghe như giọng sáo.

Thế rồi vào một buổi trưa, Hàm Phong hoàng đế ngồi trên kiệu đi qua. Một trận gió thổi ngang, ngài bỗng nghe văng vẳng tiếng ca êm ái du dương từ phía trong vọng ra. Giữa lúc nóng bức đến chảy mỡ, nhìn thấy một khu rừng cây có bóng mát, có cảnh đẹp, ai lại chả thích. Đã thế, lại còn có tiếng hát như ru hồn vào cõi mộng, thử hỏi một ông vua tình tứ ăn chơi như Hâm Phong làm sao không để ý tới? Ngài liền ra lệnh cho bọn thái giám đưa kiệu vào thẳng bên trong khu Đồng Âm thâm xứ. Phong cảnh nơi đây quả thật tươi đẹp và quyến rũ. Hai bên đường bóng mát che khắp, mùi hương hoa sực nức, cỏ cây xanh rờn.

Hoàng đế vừa vào trong vườn đã khen mát khen đẹp, cho rằng cảnh u nhã có le nhất nơi này. Bọn cung nữ và Yến Nhi thấy hoàng đế giáng lâm, hoảng hốt vội chạy cả ra sân đón rước.

Hàm Phong hoàng đế lúc đó chỉ lắng tai nghe tiếng hát, tiếng nhạc véo von êm ái tự bên trong vọng ra. Ngài hạ lệnh cho bọn cung nữ dừng lại và không được làm om sòm lên nữa.

Rồi ngài xuống kiệu đi thẳng vào trong nhà.

Ngài chỉ thấy chung quanh nhà, trên các bậc cửa sổ, dán dầy những bức hoạ tuyệt mỹ. Trong nhà vắng lặng, không một bóng người. Ngài nhìn vào bức hoạ, thấy lạc khoản đề hai chữ "Thiêu Lan" nét bút vô cùng duyên dáng và sắc sảo.

Bỗng tiếng hát lại vọng ra từ phía sau nhà. Tiếng nghe êm ái và dịu ngọt làm sao! Hàm Phong hoàng đế càng nghe càng say mê. Ngài quanh ra phía sau. Một ngọn giả sơn, nằm thu hình trong khóm trúc xanh. Một cô tú nữ ăn mặc Kỳ trang với chiếc áo hồng mỏng, tay cầm quạt lông ngỗng trắng, tựa vào phiến đá của ngọn giả sơn trên mặt hồ, miệng say mê hát khúc tình ca. Tiếng hát của nàng quả du dương êm ái! Giọng điệu càng uyển chuyển, tình tứ, như muốn đưa hồn người vào cõi mộng.

Hàm Phong hoàng đế nhìn kỹ hơn người tú nữ. Ngài nhìn từ đôi vai tròn trịa thơm tho, chiếc eo phía dưới yểu điệu lạ thường. Rồi đôi lọn tóc mây như đôi cánh ve buông trên đôi má. Trời! Cái cổ nàng sao trắng thế! Trắng hệt như màu bạch ngọc. Phía trên cái cổ xinh đẹp quyến rũ ấy, nàng chải một kiểu tóc theo lối Kỳ nữ, trên giắt đoá hoa hồng lớn rung rinh.

Cô tú nữ xinh đẹp miệng ca, đôi má phấn nhẹ lắc bên này sang bên kia như đánh nhịp, đôi lọn tóc mây cũng theo đó mà bay qua lại như đôi cánh én liệng trời xuân. Hôm đó nàng lại mặc một chiếc quần mỏng màu xanh lá hẹ để lộ cặp cổ chân trắng nõn, tiếp đến đôi chân lồng trong đôi giầy xinh xắn có rắc phấn mịn màng.

Đã bao ngày vui đùa với bọn Hán nữ, Hàm Phong hoàng đế cũng đã thèm món lạ rồi, nay bỗng thấy một cô gái Kỳ nữ tuyệt sắc giai nhân lại ăn mặc Kỳ trang lạ mắt, ngài tự nhiên cảm thấy thú vị, lòng như mở ra để chờ đón một cái gì mới mẻ.

Ngài đứng đó ngắm không biết đã bao lâu, thế mà cô tú nữ tuyệt sắc nọ vẫn tư lự thả hồn theo tiếng hát của mình, không hề quay đầu lại để cho ngài được chiêm ngưỡng cái đẹp trên khuôn của nàng.

Hàm Phong hoàng đế đã định đằng hắng để nàng phải giật mình quay lại, nhưng ngài lại thấy khúc hát của nàng đang đến đoạn lâm ly tha thiết lúc bổng khi trầm nên lại thôi, đành cứ đứng lặng phía sau lắng tai nghe cho xong khúc hát. Tiếng hát cô tú nữ mỗi lúc càng trong trẻo hơn, càng say đắm hơn.

Trăng thu vằng vạc, sáo vi vu.

Tiếng sáo đưa trăng giọng lững lờ

Trăng sáo mơ màng lòng ai oán.

Oán ai, ai oán ánh trăng mờ?

(Thu nguyệt hoành không tấu địch thanh,

Nguyệt hoành không tấu địch thanh thanh.

Hoành không tấu địch thanh thanh oán.

Không tấu địch thanh, thanh oán sinh).


Câu ca chót nàng bỏ giọng mới tình chứ. Thật là trăm nhớ ngàn thương, nghìn tiếc muôn buồn! Dư âm giọng hát như còn vọng mãi nơi xa xôi, nào đó, khắc ghi vào tâm hồn của bất cứ ai đã hơn một lần yêu hoa đắm nguyệt thổn thức dưới trăng!




Ngừng lại một thoáng, cô tú nữ lại hát tiếp. Nàng đưa hồn nhẹ theo tiếng ca, như say sưa với mai, như ngỡ ngàng với tuyết:

Khách ơi! Gác lạnh, khách yêu mai,

Gác lạnh, mai cười, khách lả lơi.

Lơi lả yêu mai, Đông gọi tuyết.

Tuyết mai, mai tuyết, khách tình ơi!

(Đông các hàn hô khách thưởng mai

Các bàn hô khách thưởng mai khai.

Hô khách thưởng mai, Đông khai tuyết,

Hô khách thưởng mai khai tuyết bồi)
.

Nhưng lần này khi người đẹp bận Kỳ trang hát tới đoạn chót của bài ca thì Hàm Phong hoàng đế không còn cầm nồi lòng mình nữa thốt lên một tiếng lớn:

- Tuyệt quá! Tuyệt!

Cô tú nữ làm như không biết có người nghe trộm đằng sau, lại còn lên tiếng tán tụng, giật mình quay lại nhìn. Đó chẳng phải ai xa lạ mà chính là người mà nâng hằng ao ước bấy lâu, cũng là người mà nàng phải đem hết tâm lực bày mưu kế mới có được như ngày nay. Nàng với quỳ mọp xuống đất miệng tâu:

- Tiểu tỳ Lan Nhi khấu kiến thánh giá! Nguyện Phật gia vạn tuế, vạn vạn tuế!

Hàm Phong hoàng đế nghe mấy tiếng từ miệng nàng thốt ra, tưởng như vừa được nghe tiếng chim loan chim phượng nó êm ái nhẹ nhàng làm sao.

Ngài cho phép nàng ngẩng đầu lên. Không ngờ trong đám tú nữ của ngài lại có người đẹp đến thế này. Quả thật là mày tầm mắt phụng, tóc mây, má đào chín, môi anh đào hàm tiếu, cổ nõn nà, tay búp măng xinh xắn.

Hàm Phong hoàng đế ngắm mãi ngắm hoài mà không chán. Lòng ngài bỗng bối rối lạ thường. Ngài tự nhủ, vi hành du ngoạn đã nhiều, biết bao gái đẹp đã qua tay mà sao chưa từng thấy một người có cái tài, cái sắc mê hồn như nàng. Ngài còn dám cho rằng Kỳ nữ không thể có người đẹp được. Vậy mà nay ngài đã gặp nàng, thật một sự không ngờ.

Nghĩ vậy rồi, ngài bèn giơ tay vẫy gọi Lan Nhi rồi quay gót vào nhà, leo lên trên chiếc giường thừa lương xếp bằng ngồi chễm chệ. Lan Nhi theo vào. Ngài chỉ cho nàng ngồi xuống chiếu ghế bên cạnh hỏi:

- Nàng vừa ca bản gì vậy?

Lan Nhi khép nép thưa:

- Muôn tâu! Đó là bản Liên hoàn bốn cảnh!

- Nàng nói có bốn cảnh. Trẫm mới được nghe có Thu và Đông. Còn hai cảnh Xuân và Hạ nữa, nàng hát nốt trẫm nghe nào!

Lan Nhi tuân chỉ, chú ý vào giọng hát cho quyến rũ hơn, nàng ca:

Mùa xuân đã tạnh bạn tình ơi!

Tìm bạn thăm hoa sắc ghẹo người.

Hoa bạn có xa mà chẳng cách

Biết chăng hoa bạn tuổi đương thời?

(Xuân vu tình lai phỏng hưu gia.

Vũ tình lai bằng hữu gia hoa.

Tình lai phỏng hữu gia hoa kính,

Lai phỏng hữu gia hoa kính tà).


Ca xong bản Xuân cảnh nghỉ một vài phút, Lan Nhi lại tiếp bài Hạ cảnh:

Ao hè gió động lá sen xanh,

Lá xanh bông trắng lẳng lơ cành.

Hương thơm ngào ngạt ao hè đượm.

Gió động cành xanh ghẹo khách tình

(Hạ thiền phong hạ thuý diệp trường

Thiền phong hạ thuý diệp trường hương

Phong hạ thuý diệp trường hương mãn

Hạ thuý diệp trường hương mãn đường).


Hàm Phong hoàng đế nghe xong cười lên khanh khách khen hay:

- Bản này hay tuyệt, đáng khen lắm!

Lan Nhi được khen e lệ đứng dậy, rót một chén trà ướp sen dâng lên. Hàm Phong hoàng đế vừa uống trà vừa nhìn ngắm khuôn mặt nàng.

Hôm đó Hàm Phong hoàng đế đến một cách đột ngột nên Lan Nhi không trang điểm được gì. Nhưng không phải vì thế mà nàng kém xinh đẹp. Trái lại chính sự buông thả ấy, mà nàng mới có sắc đẹp thiên nhiên ít ai bì kịp khiến Hàm Phong hoàng đế ngạc nhiên và lập tức say mê ngay.

Nàng chỉ mặc có chiếc áo hồng mỏng ngắn lót mình, khiến tấm thân ngà ngọc lồ lộ bên trong, trông rõ mồn một từ nét thẳng đến đường cong. Bộ ngực đầy đặn tròn trĩnh của nàng nồi bật hẳn lên càng làm tăng vẻ bí ẩn của người con gái tuổi dậy thì. Đã thế, dưới áo mỏng, chiếc yếm thêu chỉ đỏ còn như tô điểm thêm vẻ quý phái cho bộ ngực ăn nhịp với cái eo mà hoàng đế tưởng như đó chính là nơi ấp ủ nguồn sống của chính mình.

Hàm Phong hoàng đế uống cạn trà, giơ tay đưa trả chén cho Lan Nhi. Nàng cất cao bàn tay lên đón chiếc chén. Quả là một bàn tay mà ngài chưa từng thấy! Ngón tay như ngọc, bàn tay như ngà. Đã mịn lại trắng mũm mĩm, óng chuốt như tơ. Móng tay được gọt dũa tinh vi, bôi một thứ sơn mỏng màu hồng nhạt. Lòng bàn tay nàng tươi hồng trông ngon mắt.

Giữa lúc đỡ lấy chén, Lan Nhi không ngờ hoàng đế đã như con chim cắt bắt mồi chụp ngay lấy cả bàn tay nàng gọn trong tay mình, chiếc chén Giang Tây rớt xuống thềm nhà vỡ tan tành.

Lan Nhi lúc đó vừa mừng vừa sợ. Nàng chỉ biết cúi đầu e lệ, không dám ngẩng mặt lên. Hàm Phong hoàng đế nhân dịp đó, giơ cả hai tay ra bế thốc nàng lên đặt ngồi trên mép giường rồi kéo xích người nàng về phía mình. Ngài cất tiếng hỏi tên tuổi của nàng, hỏi quê quán, gia đình cha mẹ, rồi hỏi tới ngày bước vào cung nội.

Lan Nhi trả lời rành mạch từng điểm, giọng trong trẻo, tiếng êm như ru, mà đâu vào đấy, không thiếu sót một điểm nào!

Hàm Phong hoàng đế nghe xong, nhìn thẳng vào mặt nàng, nháy mắt đưa tình, kéo sát nàng vào lòng, ghé miệng vào tai nàng thì thầm…

Người ta chỉ thấy Lan Nhi bỗng bật lên tiếng cười, và chỉ nói được mỗi một câu:

- Tiểu tỳ xin tuân chỉ.

Rồi đôi má nàng ửng đỏ, cặp mắt hồ thu lóng lánh đưa nhanh, nàng vội đứng dậy chạy ra trước viện, truyền gọi hai viên tổng quản Thôi Trường Lệ và An Đắc Hải ra phía sau.

Hàm Phong hoàng đế bảo hai viên tổng quản sang Thuỷ Mộc Thanh Hoa các truyền dụ cho bọn cung tần mỹ nữ nơi đây biết ngài hôm đó nghỉ ngơi tại Đồng Âm thâm xứ, cứ việc tự do giải tán, khỏi cần chờ chực hầu hạ. Bọn tổng quản nghe truyền, biết ngay việc gì sắp xảy ra, miệng vội nói tuân chỉ, tay từ từ khép cửa lại, lặng lẽ rút lui.

Lan Nhi hầu hạ hoàng đế ngơi nghỉ tại Đồng Âm thâm xứ, mãi lúc mặt trời xuống núi mới thấy ngài bá vai bá cổ nàng bước ra ngoài viện để hóng mát.

Lát sau, bọn thái giám khiêng kiệu lại. Ngài bước lên ngồi, mắt nhìn người đẹp như còn lưu luyến ước hẹn. Lan Nhi đưa ngài ra khỏi viện. Bọn cung nữ và thái giám lạy chào, cầu chúc ngài vạn an.

Lan Nhi lúc đó, bên ngoài thì mắc cỡ, đỏ mặt tía tai, nhưng trong lòng quả muôn phần đắc ý, nàng biết chắc rằng hoàng đế đêm nay khó thể quên nàng, và quyết chắc ngài sẽ cho tuyên triệu. Bởi thế nàng vội quay về phòng, trang điểm cực kỳ lộng lẫy.

Mùa hè làm sao tránh được mồ hôi. Thực ra, lúc xế chiều, Lan Nhi đã tắm qua một lần nhưng vì hôm đó, thừa tiếp thánh giá cho nên chiếc áo mỏng đầy khêu gợi kia đã ướt đẫm mùi hương. Nàng lấy nước thơm tắm lại lần nữa, thoa một lần phấn mỏng lên khắp da cho thêm mịn, thêm thơm. Mấy cô cung nữ cũng cố kiếm cho nàng một đoá hoa dạ hợp cài vào mái tóc mây đen nhánh của nàng, mùi hương thơm ngào ngạt khắp cả căn phòng.

Lan Nhi ngắm bóng mình trong chiếc gương tư mã một lần chót, cười sung sướng với cái duyên cái sắc của mình, lòng thấp thỏm đợi chờ lệnh tuyên triệu của hoàng đế…

Nguồn: http://vnthuquan.org/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved