Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

8 thg 11, 2013

Tổng quan về Thái Bình

Diện tích: 1546,5km2
Dân số :1868800 người (2007)
Đơn vị hành chính :TP Thái Bình,các huyện Hưng Hà,Quỳnh Phụ,Thái Thụy ,Đông Hưng,Vũ Thư,Kiến Xương,Tiền Hải
Vị trí :Phía bắc và đông bắc giáp Hải Dương và Hải Phòng,phía đông giáp biển Đông,phía tây và tây bắc giáp Hà Nam và Hưng Yên,phía nam giáp Nam Định.
Tài nguyên tự nhiên: sông Hồng,sông Luộc ,sông Hóa
Danh nhân: Trần Thủ Độ,Lê Qúy Đôn,Phan Bá Vành,Nguyễn Thị Chiên,Trần Độ,Doãn Khê,Doãn Uẩn

Sự kiện lịch sử:Nổi tiếng với cánh đồng lúa 5 tấn thóc/ha
Di tích văn hóa lịch sử:Chùa Keo,Đền Lưu Phương,Đền Hét.
Danh thắng: Làng chạm bạc Đồng Xâm,Bãi Biển Đồng Châu,Làng Vườn Bách Thuận,Làng Nghề Nguyên Xá,Làng Hới-Nghề Đan Chiếu
Lễ hội truyền thống:Lễ Hội Chùa Keo,Lễ Hội Làng Dương Xá,Lễ Hội Làng An Cố,Lễ Hội Đền Hét,Lễ Hội Đền Đồng Xâm,Lễ Hội La Vân,Lễ Hội Đền Đồng Bằng
Đặc sản:  Bánh cáy,Canh cá Quỳnh Côi,Gỏi nhệch,Sứa Muối,Ổi Bo.

CHÙA KEO-Chùa vàng lại có phật vàng.

Chùa Keo nằm ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được coi là ngôi chùa lớn và đẹp vào hàng bậc nhất ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

Chùa Keo thờ Đại sư Không Lộ - một trong đại tổ của dòng Phật giáo Việt Nam; một danh y được truyền tụng chữa "Bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ"; một nhà thơ lớn thời Lý... Ngoài thờ Phật và đại sư Không chùa Keo còn có bàn thờ bà Lại Thị Ngọc Lễ, người chẳng tiếc ngàn vàng tìm mua gỗ tốt, tìm thuê thợ giỏi dựng điện thờ Phật.
Chùa Keo có từ rất lâu đời nhưng phải đến năm 1067 chùa mới được liệt vào hàng các danh thắng đứng đầu cả nước. Năm 1611 do ảnh hưởng của mực nước Sông Hồng, chùa được di dời, lập lại chùa mới ở vùng đất hiện nay.
Tổng thể kiến trúc chùa bố cục theo kiểu nội công ngoại quốc và chia thành các công trình chính:
· Khu tam quan gồm 3 gian toà tam quan ngoại, 3 gian tam quan nội và cổng tả môn, hữu môn, tường hoa trụ biểu đối diện nhau.
·Qua sân lớn tới khu chùa Phật gồm 3 công trình: toà Ông Hộ 7 gian, Chùa Phật 3 gian, toà Điện Phật 3 gian. Tiếp qua một sân rộng là khu đền Thánh gồm tòa Gia Roi, Siêu Hương, Phục Quốc, Thượng Điện...
·Gác chuông lớn, được xây dựng theo kiểu chồng diêm cổ các với 3 tầng cao trên 11 mét.
·Vây quanh khu vực thờ phụng, mặt tiền: Phía đông có Tả môn, phía tây có Hữu môn, mặt sau có nhà tăng xá...
Có từ rất lâu trong lịch sử, lại là ngôi chùa lớn và đẹp vào loại nhất Việt Nam, chùa Keo thật xứng đáng là một di tích lịch sử nổi tiếng đồng thời là một điểm du lịch cực kỳ hấp dẫn của Thái Bình.

BÁNH CÁY
Trứng cáy là nguyên liệu chính để làm nên bánh cáy. Vào khoảng cuối xuân sang hè, cáy bắt đầu mang trứng. Người ta dùng lưới giăng để bắt. Trứng cáy được lấy ra sấy khô có màu vàng cam, mùi thơm gợi sự béo bùi.
Gạo nếp cái hoa vàng được đem rang lên vừa chín tới thì đổ ra. Thắng nước đường vừa đủ độ kẹo thì cho hỗn hợp gạo rang cùng với ít gừng non xắt mỏng, đậu phộng rồi trộn đều. Sau cùng mới cho trứng cáy vào đảo đều rồi đưa ra đổ vào khuôn, rắc lên phía trên một lớp mỏng mè rang vàng rồi cán, tùy theo kích thước to, nhỏ, dày, mỏng. Sau cùng rắc lên một lớp bột nếp khô để chống dính.
Bánh sau khi nguội được đóng gói, hoặc xếp vào cong sành, đậy kín bằng lá chuối khô để dành ăn dần như “chè lam”. Cũng có nơi thay gạo nếp rang bằng cốm non để tăng thêm độ dẻo và thơm. Ngày Tết hầu như gia đình nào cũng có món bánh cáy đem ra tiếp khách. Bánh cáy hội đủ mùi vị: có vị ngọt thanh của đường mía, vị cay nhẹ của gừng tạo sự ấm nóng, vị béo bùi của trứng cáy, mè, đậu phộng (lạc), vị giòn tan hay deo dẻo của gạo nếp rang và cốm non
Bánh cáy đã có từ lâu đời. Nhiều nơi ở vùng biển phía Bắc làm bánh cáy, nhưng không ngon bằng bánh cáy Thái Bình. Có lẽ do điều kiện thổ nhưỡng, môi trường nên loài cáy ở Thái Bình cho loại trứng rất chắc và ngon. Gạo nếp cái hoa vàng ở Thái Bình cũng khá nổi tiếng dẻo và thơm. Bánh cáy Thái Bình đã được đem xuất khẩu, và có mặt ở nhiều nhà hàng, siêu thị trong nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved