Hồi 141: Hồng nhan đa bạc mệnh
Vườn viên Minh bị Ba Hạ
Lễ đốt cháy rụi… Trong số Tứ xuân, ta có thể nói Mẫu Đơn Xuân là người tốt phúc
nhất như hồi trên đã kể. Còn ba nàng Xuân kia, cuộc đời ra sao?
Trước hết ta kể Hải Đường Xuân.
Hải Đường Xuân từ khi bị đưa vào cung, tưởng nhớ đến người yêu cũ là Kim Cung
Thiềm ngày đêm không dứt, nhiều khi quên cả ngủ, bỏ cả ăn.
Hồi 142: Tên thái giám hào hoa
Hồi 143: Cuộc đấu trí giữa Túc Thuận và Từ Hi Thái Hậu
Thâm ý
của Túc Thuận lúc này là đưa linh cữu nhà vua về kinh trước đã rồi mới đòi quốc
tỷ ở Cung thân vương và lập Di thân vương Tải Viên làm hoàng đế. Nhưng Thuận
không ngờ rằng Hiếu Trinh hoàng hậu đã đoán biết kế sách của y nên quyết không
để cho y một mình về kinh trước. Hậu còn buộc phải cho Ý quý phi cùng đưa linh
cữu về kinh, Thuận chỉ còn cách là nghe theo.
Thuận
bèn mưu ngầm với Đoan Hoa sai đoàn thị vệ của Di thân vương phao tin hộ tống
Hậu, Phi hai cung nhưng kỳ thực định tới nửa đường đột nhiên hạ thủ giết chết
cả hai mẹ con Ý quý phi rồi chỉ đưa mình Hiếu Trinh hoàng hậu về cung mà thôi.
Không ngờ Ý quý phi cũng đã
liệu được mưu này của Thuận, nên khi Hỉ Lưu đưa chiếu thư về kinh thì bà đã có
dụ sai Vinh Lộc đem bốn ngàn cấm binh tới Nhiệt Hà để bảo hộ ấu chúa.
Linh cữu vừa ra khỏi thành thì
từ xa người ngựa của Lộc đã ùn ùn kéo tới. Thấy cả một chi cấm binh đến bảo vệ
mẹ con Ý quý phi, Thuận bực mình và băn khoăn lắm. Vinh Lộc lại luôn kèm sát Ý
quý phi, nửa bước chẳng rời, không cho Thuận một cơ hội nào để hạ thủ. Song
Thuận vẫn còn hy vọng rằng nếu tự mình đem vệ binh về sớm hơn một ngày thì vẫn
có thể giả thác di chiếu của tiên đế, phế bỏ danh hiệu Ý quý phi, không cho ấu
chúa vào thành rồi cứ đưa Tải Viên lên ngôi hoàng đế. Đến lúc đó gạo đã thành
cơm lo gì Ý quý phi phụng chiếu hay không phụng chiếu nữa Đoàn người đưa linh
cữu ra khỏi hành cung. Túc Thuận dẫn đoàn vệ binh đi sau linh cữu. Hiếu Trinh
hoàng hậu và Ý quý phi ngồi xe đi sau đoàn quân của Thuận. Còn Vinh Lộc chỉ huy
cấm quân bảo vệ lưỡng cung đi sau cùng.
Thấy bóng kinh thành với ngọn
cờ bay phất phới xa xa, Ý quý phi vốn đã liệu trước âm mưu của Túc Thuận nên
khi tới quán dịch liền bàn tính với Hiếu Trinh hoàng hậu kế hoạch đối phó. Thế
là một hậu một phi liền được thay thế bằng hai tên cung nữ cải trang giống hệt
ngồi thế vào xe còn hai bà thuê vài cỗ xe nhẹ, đi nhanh, có một chi quân của
Lộc ngầm theo bảo vệ, vượt đường nhỏ lên trước linh cữu rồi phóng nhanh về kinh
trước.
Về tới cung, Ý quý phi lúc này
cờ đã đến tay liền cho gọi ngay Cung vương, Thuần vương, đại học sĩ Châu Tổ,
Bồi Quế Lương, Hộ bộ tả thị lang Văn Tương, hữu thị lang Bảo Quân, hồng lô tự
thiếu Khanh Tào Dục Anh, tất cả một bọn đại thần tâm phúc vào cung để mật nghị.
Ý quý phi cũng đưa chiếc truyền
quốc tỷ cho bọn đại thần thấy rõ nghị định đưa ấu chúa Đái Thuần lên ngôi hoàng
đế cải niên hiệu là Đồng Trị nguyên niên. Tất cả mọi việc đều xếp đặt đâu đấy
trước cả!
Qua ngày hôm sau Cung thân
vương phái một đại đội người ngựa tới đóng dọc suốt một giải của Đại thạch môn
để chuẩn bị đón linh cữu, mặt khác sửa soạn đèn đuốc màn trương đàng hoàng tại
điện Thái Hoà-làm như nơi để phụng an linh cữu cho bá quan vào hành lễ.
Sang ngày thứ ba, Di thân vương
Tải Viên cùng Đoan Hoa vào thành trước. Hiếu Trinh hoàng hậu sai người tuyên
đọc chiếu thư cho Viên và Hoa nghe. Hoa lớn tiếng nói:
- Bọn tôi chưa từng vào thành.
Vậy chiếu thư từ đâu mà có.
Cung vương nói:
- Hiện có truyền quốc tỷ tại
nơi đây!
Di thân vương cũng nói:
- Tiểu vương vâng di chỉ của
tiên đế giám quốc nhiếp chánh. Hiện nay hoàng tử còn nhỏ nếu không có ta chấp
thuận thì dù có thái hậu, quý phi thảy đều không có quyền triệu kiến thần công…
Giữa lúc Di thân vương đang còn
muốn nói nữa thì Vinh Lộc xuất hiện lớn tiếng quát:
- Thái hậu có chỉ bắt trói ngay
hai tên kia lại cho ta?
Lệnh quát vừa dứt thì đá có một
đám vệ binh nhảy lên bắt lấy. Mấy tên khác cũng xông lại lột ngay áo mão của
Viên và Hoa keo thốc ra ngoài cửa Long Tôn môn, tống ngay vào nhà lao của Tôn
nhân phủ giam kỹ lại.
Trong lúc tại Kinh đã xảy ra
việc bất ngờ này thì Túc Thuận vẫn còn trên đường hộ tống linh cữu vua tuyệt
nhiên không biết gì! Tới Mật Vân, Thuận cho tạm nghỉ lại.
Thuần vương mật triệu Đại tướng
tử và Đại văn tử của dinh thần cơ ngày đêm đi gấp tới Mật Vân để bắt Thuận.
Thuận lúc đó đang nằm trong
phòng ngủ, hai tay ôm hai bà như ý phu nhân, ngáy tựa bò rống.
Khi quân binh của Thuần vương
vây kín phòng ngủ, Thuận mới choàng tinh dậy, quát tháo, buông lời chửi bới om
sòm…
Đám binh sĩ đập phá cửa phòng
nhất tề xông vào trói gô Thuận lại rồi xích chân xiểng tay đưa về giam tại nhà
lao Tôn nhân phủ.
Thanh toán xong bọn địch thủ,
lúc đó lưỡng cung hoàng thái hậu mới cùng Đồng Trị hoàng đế mặc đồ tang phục
ngồi trên tố xa có bạch mã kéo, xuất Hoàng thành do cửa lớn để đưa linh cữu vào
thành và phụng an tại điện Thái Hoà.
Hành lễ xong, lưỡng cung hoàng
thái hậu đưa Đồng Trị hoàng đế lên điện chịu trăm quan triều hạ. Sau đó, hoàng
đế hạ chỉ dụ định tội bọn Túc Thuận, Đoan Hoa và Tải Viên, lời lẽ như sau:
"Tải Viên, Đoan Hoa, Túc
Thuận kết đảng làm điều gian, chuyên quyền ngang ngược, tự ý giáng nhiều chỉ dụ
tuyên thị trong ngoài. Kíp đến ngày mười bảy tháng bảy hoàng khảo (vua cha)
băng hà, chúng lại cũng dám tự xưng mình là Tán tương vương, Tán tương đại
thần. Thực ra thì lúc kịch bệnh sắp lâm chung, hoàng khảo xuống dụ thẳng cho
bọn Tải Viên lập trẫm làm hoàng thái tử chứ tuyệt nhiên không có cái dụ gọi là
dụ Tán tương chính sự bao giờ. Lạm dụng danh hiệu Tán tương ấy, Tải Viên tự
chuyện mọi việc chẳng thèm thỉnh chỉ. Thậm chí lưỡng cung hoàng thái hậu diên
dụ cho hắn nhiều việc mà hắn cũng cả gan trái lệnh, chẳng thi hành. Ngự sử Đổng
Nguyên Thuần tâu xin hoàng thái hậu rủ rèm nghe chính đấy là việc nên làm. Thế
mà bọn Tải Viên chẳng những tự chuyên sửa đổi chi dụ lại còn dám không nghe
lệnh của hoàng thái hậu khi triệu chúng tới trước mặt có Doãn Đằng lúc đó đang
tương tán trẫm cung. Doãn Đằng thỉnh hoàng thái hậu xem các sớ tấu, thế mà
chúng cũng dám gầm thét om sòm, quả thực là không còn vua chúa nào nữa. Những
tình trạng như vậy không thể một lúc mà nói hết được, nhiều lần chúng lại còn
bảo thân vương không thể triệu kiến được, đấy là cái ý ly gián của chúng. Bao
điều vừa kế chính là những tội trạng của bọn Tải Viên, Túc Thuận, Đoan Hoa đó.
Riêng tên Túc Thuận còn dám ngồi
vào ngai vàng của trẫm. Mỗi khi vào nội đình (trong cung vua) để làm việc hắn
ra vào tự do trước mặt, quả là không còn pháp kỷ gì nữa. Hắn chuyên dùng những
đồ đạc ngự dụng trong hành cung. Rồi những khi truyền lấy đồ đạc để dùng thì
hắn lại chống đối, không tuân chỉ. Hắn còn tự ý chia tách lưỡng cung hoàng thái
hậu. Lúc triệu tới đối chất, lời lẽ của hắn tỏ ra dìm bên này má nâng bên kia,
chủ đích chỉ để gây chuyện oán thù lẫn nhau.
Phàm bất cứ tội trạng nào cũng
đều phải kính qua mẫu hậu hoàng thái hậu và thánh mẫu hoàng thái hậu rồi các vị
nghị chính vương, quân cơ đại thần cứ theo từng điều khoản mà liệt kê xong mới
truyền xuống cho hội đồng các vương công đại thần biết. Nay căn cứ vào sự án
luật nghị tội của hội đồng Vương Công đại thần, thì bọn Tải Viên phải đem ra
lăng trì xứ lý. Bởi thế phải tức khắc triệu kiến Nghị chính vương Dịch Hân,
quân cơ đại thần Hộ bả tả thị lang Văn Tường, Hữu thị lang Bảo Quân, hồng lô tự
thiếu khanh Tào Dục Anh, Huệ thân vương, Chuẩn thân vương Dịch Tung, Thuần thân
vương Dịch Hoàn.
Chung quân vương Dịch Hợp, Phu
quân vương Dịch Huệ, Duệ thân vương Nhân Thọ, đại học sĩ Cổ Trình, Châu Tổ Bồi,
Hình bộ thượng thư Miêu Lâm, tất cả đều phải tới để được rõ về tội của Tải
Viên, không ai được kiếm một cớ lý nào để thoái thác. Nay cứ theo sự xác nhận
của toàn ban đại thần rằng bọn Tản Viên, Đoan Hoa, Túc Thuận ngang ngược, không
chịu thán phục, đều thuộc tội đại ác đến cùng cực, đối với quốc pháp không thế
khoan hồng, đồng thời cũng không thế có ý gì khác được.
Tuy nhiên trẫm nghĩ tới bọn Tải
Viên đều thuộc dòng tôn thất riêng Tải Viên lại là cố mệnh đại thần, nhất định
được điều khoan hồng. Song cái điều mà y tự nhận mình là Tán tương chính vụ thì
hoàng khảo (vua cha) đâu có cái dụ ấy.
Bởi thế, nếu không trị tội y
nặng nề, thi biết lấy chi đáp lại lòng phó thác của hoàng khảo, hơn nữa biết
lấy gì tô điểm thêm cho pháp kỷ để chỉ rõ cho muôn đời về sau. Do đó, phải
chiếu theo ngay lời nghị tội toàn ban đại thần mà lập tức lăng trì xứ tử. Có
thề, mới xứng với cái tội đã gây ra. Song pháp luật của quốc gia còn có nhưng
điều khoản nghị thân và nghị quý để đến phút chót còn có thể giám khinh. Trong
trường họp hoàn toàn không thể khoan thứ, trẫm chỉ còn có thể miễn cho tội đem
ném ra ngoài chợ. Mà Tải Viên, Đoan Hoa chỉ phải theo lệnh tự tận mà thôi. Vậy
phải sai ngay Túc thân vương Hoa Phong, Hình bộ thượng thư Miếu Lâm tới căn nhà
không trong Tôn nhận phủ lập tức truyền chỉ bảo chúng tự vận. Việc quyết định
này bất quá chỉ là vì quốc thể mà làm chớ chẳng phải trẫm có tư ý gì với bọn Tải
Viên, Đoan Hoa.
Còn đến Túc Thuận, thì cái âm
mưu bội nghịch còn ghê gớm hơn cả bọn Tải Viên. Tội đó chính là tội phải đem
lăng trì xử tử chỉ để làm sáng tỏ phép nước và khoái nhân tâm.
Song lòng trẫm có chỗ bất nhẫn,
vậy trẫm gia sớ cho được sửa lại làm tội trảm lập quyết (tội chém ngay).
Vậy phải sai ngay Duệ thân
vương Nhân Thọ, Hình bộ lư thị lang Tải Linh, tới pháp trường, giám thị cuộc
hành trình đế làm điều răn cho những tên đại nghịch bất đạo.
Lại đến Cảnh Thọ, hắn là một vị
quốc thích, ấy thế mà mồm câm như hến, không nói một lời. Sau đó, bọn Mục Âm,
Khuông Nguyên, Đỗ Hàn, Tiêu Hựu Doanh, đứng trước sự cướp đoạt quyền chính của
Tải Viên mà không thể lực tranh, thì đó đều thuộc bọn người có ân nịch chức.
Mực Âm vốn là một quân cơ đại thần chức việc đã lâu, ngôi vị ở trước mọi người,
tội tình lại càng nặng hơn. Toàn thể ban vương công đại thần nghị tội, xin đem
Cảnh Thọ, Mực Âm, Khuông Nguyên, Đỗ Hàn, Tiêu Hựu Doanh, cách hết chức tước,
đày đi Tân Cương khổ sai. Lý do nào có thể căn cứ để thể tình cho chúng chỉ là
ở chỗ: bọn Tải Viên hung hãn bức bách quá khiến chúng bị kìm chế, bó buộc phải
theo.
Bởi thế, trẫm gia ân cho như
sau: ngự tiền đại thần Cảnh Thọ bị cách chức tức khắc, nhưng còn được để lại
cho tước công và phẩm cấp của ngạch trật phò mã, miễn phải nghiêm khiến; Bộ
binh thượng thư Mục Âm bị cách chức tức khắc, cho làm phát vãng quân đài (làm
lính) đem công chuộc tội, Lại bộ tả thị lang Khuông Nguyên, thự lễ bộ hữu thị
lang Đỗ Hàn, thái bộc tự thiên khanh Tiêu Hựu Doanh, cả ba tên đều bị cách chức
tức khắc, nhưng gia ân cho miễn phải đi đày. Khâm thử".
Cả một tờ thượng dụ dài dòng và
rõ ràng từng mục, đều là chủ ý của Ý quý phi.
Thế là cậu bé Đái Thuần ngất
ngưởng ngồi lên ngai hoàng đế và Ý quý phi ngang nhiên thăng lên ngôi hoàng
thái hậu.
Hiếu Trinh hoàng hậu ở phía
đông, người trong cung đều gọi Đông thái hậu. Ý quý phi ở về phía tây, người
trong cung gọi là Tây thái hậu.
Lúc đó, Túc Thuận đang nằm
trong nhà lao của Tôn nhân phủ. Thuận nhận được thánh chỉ, vô cùng phẫn nộ,
quay mặt về phía Tải Viên và Đoan Hoa lớn tiếng nói:
- Tụi bay chẳng nghe lời tao,
mới ra cơ sự này!
Sự thể như sau: Lúc Hàm Phong
hoàng đế lâm nguy, Túc Thuận có khuyên Di thân vương đánh cắp chiếc quốc tỷ
trước rồi sau hãy điều khiển binh tướng, cầm chân hai thái hậu và ấu chúa lại
không cho quay về kinh, mặt khác hạ dụ cách hết chức tước của bọn Cung vương,
Vinh Lộc, cướp lấy binh quyền, nhiên hậu mới về kinh làm việc. Nhưng Di thân
vương vốn nhát gan, không dám hạ thủ, để quốc tỷ rơi vào tay Tây thái hậu. Đã thế,
bọn Thuận lại để cho lưỡng cung thái hậu về kinh trước, để họ được cùng phe
đảng bàn bạc. Cơ hội tưởng không còn gì tốt hơn nữa. Thế mà rồi ra đều hỏng bét
chỉ tại Di thân vương vừa nhát vừa ngu mà thôi.
Khi tù xa Túc Thuận đi dọc trên
đường tới pháp trường, đám người hiếu kỳ đi xem đông như trẩy hội. Thấy Thuận
thân hình béo mập, trắng trẻo, lại vì lúc quốc tang phải mặc áo bào trắng, chân
đi giày vải, bị trói ngồi trên xe bò, họ xì xào chỉ trỏ, lộ vẻ vui mừng như là
đã trả thù được cho chính mình. Lúc tù xa đi qua con đường chợ bò chợ ngựa, lũ
trẻ con đứng hai bên đường, khoái chí vừa vỗ tay hoan hô vừa quát tháo:
- Bớ Túc Thuận! Tên gian tặc!
Không ngờ mi lại có cái ngày hôm nay!
Hơn thế, đám đông còn lấy bùn
đất ném vào Thuận khiến chỉ trong nháy mắt, bộ mặt trắng trẻo, cặp má phinh
phính của Thuận bỗng đen ngòm. Pháp trường đông nghẹt người, khung cảnh vô cùng
náo nhiệt.
Đầu Thuận vừa văng xuống thì
bỗng trong đám người có một chàng thiếu niên chạy tới quỳ trước ngựa của Duệ
thân vương, mặt mày đầy lệ. Vương hỏi xem ai thì chàng thiếu niên nọ tự nhận
mình là con trai của cố đại học sĩ Bá Tuấn. Chàng ta xin xuất một ngàn lạng bạc
mua cái đầu của Thuận để tế vong hồn của cha. Duệ thân vương vốn đã biết Bá
Tuấn chết một cách oan uổng, hơn nữa lại thấy chàng thiếu niên khóc lóc thê
thảm, liền bằng lòng. Tức thì chàng niên thiếu ấy lấy ngay một ngàn lạng bạc
thưởng cho bọn đao phủ, tay xách lủng lẳng cái đấu của Thuận về nhà mời thân
bằng cố hữu tới làm lễ dâng đầu lâu tế cha!
Tại sao lại có chuyện chết oan
uổng này? Số là năm thứ tám đời vua Hàm Phong, Bá Tuấn làm đại học sĩ. Tuấn tuy
là người Mãn nhưng thường cũng được cử ra làm chủ khảo.
Có một năm Tuấn được chỉ định
làm chủ khảo Bắc Vi. Chẳng biết cớ sự ra sao bỗng có kẻ tế cáo Tuấn thông đồng
hối lộ chấm đậu cho một tên làm nghề kép hát tên gọi Bình Linh.
Bọn công tử con nhà Kỳ hạ
(người Mãn) vốn khoái ca hát cho nên nhiều lúc cao hứng cũng nhảy lên sân khấu,
không ngờ đến trò vui đó lại dẫn tới chuyện nguy hiểm này. Song nếu người ta
chịu xét lại văn bài thì đâu đến nỗi, bởi vì khi vào thi ai lại có thể xét kỹ
được lai lịch nguồn gốc. Nhưng hồi đó Túc Thuận đang chuyên quyền, có ý muốn
tạo ra một đại án, cho nên mới xảy ra những hậu quả vô cùng khủng khiếp.
Được đơn tố cáo Thuận vào ngay
điện tấu với Văn Tông hoàng đế bắt trọn ổ toàn ban giám khảo Bắc Vi, từ quan
chủ khảo tới ông cử nhân, chém luôn một lúc tới năm, sáu chục người. Riêng vị
phó chủ khảo Chu Phượng Tiêu thoát chết chỉ là nhờ bị đau mắt, xin nghỉ, không
vào trường thi, Tiêu giữ được mạng nhưng chức tước bị cách tuột.
Hình bộ thẩm vấn và định tội Bá
Tuấn trảm lập quyết. Tất cả bọn đại thần người Mãn nghe án vội chạy tới quỳ
trước ngai vàng khẩn cầu tha tội Tuấn. Nhưng Văn Tông hoàng đế lúc đó chỉ nghe
lời Túc Thuận, chẳng những thế, còn bảo cả bọn đại thần này:
- Trẫm đâu có giết một vị tể
tướng. Trẫm chỉ giết một bọn khảo quan mà thôi.
Hôm bị đưa ra pháp trường hành
hình, Bá Tuấn phải chiếu theo luật lệ chỉ được mặc một chiếc áo đen phủ ngoài
đi bộ tới cửa chợ rau, tạ ơn xong, rồi lẳng lặng đợi thánh chỉ. Tuấn quay lại
dặn người con trai hãy đứng đợi tại chùa Tích Chiếu. Người con trai nghe lời
cha vừa sắp bước đi thì bỗng thấy Hình bộ thượng thư Triều Quang kêu khóc ầm ĩ
từ xa chạy lại.
Trời đã sang giờ thìn giờ tị,
bọn đao phủ không cho Tuấn nói chuyện nhiều nữa liền chạy lại quỳ xuống xin Bá
đại nhân thăng thiên (tức là chết). Lúc lâm tử, Bá Tuấn dặn con không cược quên
cái thù giết cha này.
Một tiếng phập vang lên chắc
nịch, đầu lâu văng ra xa đến mấy thước nằm xám ngoạch trên mặt đất loang lồ
những dòng máu tươi. Có những người thời đó phúng Bá Tuấn câu đối như sau:
"Kỳ sinh dã sinh kỳ tứ dã
ai, vu lộ lôi đình gi ai thánh đức"
"Thần môn như thị thần tâm
như thuỷ, hoàng thiên hậu thổ giám cô trung"
(Lượt dịch: ông sống đã vinh mà
chết lại càng thương, mưa móc sâm chớp đều là thành đức.
Cửa người bày tôi như chợ, lòng
người bày tôi như nước trời cao đất dày hãy thấu cho nỗi cô trung) .
Người con trai của Bá Tuấn chờ
đợi lúc báo thù. Y đã thấy được cái ngày Túc Thuận cụt đầu trên pháp trường.
Thực ra không phải chỉ riêng
con trai Bá Tuấn sung sướng được thấy kẻ thù bất cộng đới thiên đã chết một
cách khốn khổ mà cả bọn đọc sách kinh thành ai cũng đều hả dạ.
Từ hôm đó cả thiên hạ đều đã
nằm trong tay của Đồng Trị hoàng đế. Đồng Trị tôn xưng Thượng mẫu hậu hoàng
thái hậu là Từ An hoàng thái hậu còn Thượng thánh mẫu hoàng thái hậu là Từ Hi
hoàng thái hậu. Cung vương lại tâu xin hai bà thuỳ liêm thính chính ngồi trong
rèm để nghe việc triều chính. Từ An hoàng thái hậu ngồi ở mé tây cùng nhận bá
quan triều bái công việc triều chính.
Từ An thái hậu vốn người trung
hậu lại không giỏi ăn nói, cho nên bất cử tấu sớ nào của bọn vương công đại
thần đều do Từ Hi thái hậu hỏi han và trả lời để giải quyết.
Tiếng nói của Từ Hi đã lớn lại
trôi chảy, giọng điệu cương quyết khiến bọn đại thần nghe mà phát sợ. Tuy vậy,
cứ mỗi khi tới những điểm quan trọng hậu vẫn không muốn quyết định một mình,
luôn luôn cùng bàn với Từ An xong rồi mới chịu truyền dụ.
Từ An thấy Từ Hi đầy đủ trí
thông minh, tất cả đều hơn mình một bực nên mọi việc nhường cả cho Từ Hi giải
quyết.
Song lúc thấy Từ Hi lầm lẫn, bà
không hề chịu bỏ qua. Chủ ý của Từ Hi là làm sao nắm được quyền bính trong tay
nhưng gặp phải Từ An giải quyết mọi việc hết sức nghiêm chỉnh nên không có cơ
hội nào mà thao túng cả. Bởi thế Từ Hi bèn xếp đặt theo kế hoạch: ngoài thì
liên lạc với Vinh Lộc là cháu mình, trong thì mua hết cả hai tên tổng quản An,
Thôi cũng như tên thái giám tài hoa Lý Liên Anh để ngầm bảo chúng luôn luôn
theo dõi đều mọi hành động của Từ An Thái hậu, chuẩn bị biện pháp chế ngự đối
với bà này.
Trong khi Từ Hi mưu mô vậy thì
Từ An vẫn như ngồi trong trống không hay biết tí gì. Bà biện lý mọi việc triều
chính hết sức công bình chính trực. Mỗi khi có việc cần phó thác cho Cung thân
vương chủ trì bà đều nói:
- Bọn tôi là đàn bà không biết
nhiều điều, chỉ xin Lục gia lấy lòng trung làm việc nước giúp hoàng đế giải
quyết mọi việc cho khỏi sai lầm, khi có việc chỉ cần Lục gia tâu rõ cho nghe
một tiếng là đủ.
Cung thân vương vâng chỉ dụ của
Từ An thái hậu nên thường vào cung tâu bày và bàn bạc việc triều chính.
Lại nói Từ An thái hậu vốn biết
Tăng Quốc Phiên là một viên quan khá bèn thăng cho Phiên từ chức Lưỡng Giang
tổng đốc lên chức đại học sĩ. Một chuyện đột ngột xảy ra khiến hậu quả thêm rắc
rối giữa hai cung thái hậu. Số là Hà Quế Thanh để mất thành trì đại bại trước
quân tóc dài ở phương Nam cho nên Hình bộ nghị án trảm quyết. Thanh vội vàng
ngầm nhờ đến mười bảy ngươi đồng hương đồng quán và đổng tuổi ở kinh dâng sớ
nói Thanh vô tội để cứu mình. Thanh lại còn phải xuất ra một vạn lạng bạc để
mãi thông với Vinh Lộc khẩn cầu Lộc nói tốt cho mình trước Từ Hi thái hậu. Bọn
này vốn thường cho Từ An thái hậu nhu nhược nên chẳng thèm để ý tới.
Chúng không ngờ câu chuyện này
gây hậu quả khác hẳn. Từ An thái hậu theo tờ sớ của thường thị khanh Lý Đường
Giai bèn hạ dụ chém Hà Quế Thanh. Trên tờ dụ có nói rõ Hà Quế Thanh lâm trận bỏ
trốn, tội không thể tha.
Vụ án này khiến từ quan tướng
tới sĩ tất thảy đều xanh mặt, gân giật lên thon thót, tứ chi cửu khiếu teo rúm
lại hết.
Từ An thái hậu lại còn điều
động Lý Đường Giai vào quân cơ và chỉ trong vòng một năm, đã thăng lên tới chức
thượng thư.
Ít lâu sau ngoài tiền tuyến
tướng Bảo Thắng thắng trận được mấy keo liền tỏ bộ kiêu căng hoành hành chẳng
coi ai ra gì hết, đã thế Thắng lại còn tham lam dâm đãng làm hại dân lành không
biết bao nhiêu mà kể. Lý Đường Giai biết vậy liền dâng sớ dàn hặc bằng một bản
tấu chương hết sức chi tiết rõ ràng.
Từ An thái hậu xem xong nổi cơn
đại nộ liền truyền dụ bắt ngay Bảo Thắng đưa về kinh tống vào nhà lao lớn của
Hình bộ thẩm vấn minh bạch rồi hạ lệnh đem chém.
Vào hồi này bọn đại thần người
Hán, trong số đó có Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương, Tả Tôn Đường chiến thắng
bọn tóc dài, bọn thổ phỉ, bọn Hồi phỉ lập được khá nhiều công.
Bởi thế Từ An thái hậu bèn hạ
chỉ phong cho bọn này tước hầu hoặc tước bá. Đã từ lâu Từ Hi thái hậu cho rằng
Từ An là người nhu nhược nay thấy bà giải quyết mấy việc cứng rắn ghê khiếp bết
giác cũng e ngại lo sợ ngày đêm trong lỏng và để hết tâm trí vào việc đối phó
với bà, mong thực hiện mưu tính thao túng quyền hành sau này.
Hồi 144: Lý Hồng Chương đại chiến quân tóc dài
Giữa lúc trong triều
Đông thái hậu có biệt nhãn đối với bọn Tăng Quốc Phiên, nào phong bá phong hầu
thì ngoài tiền tuyến phương Nam các tay em Phiên như Tăng Quốc Thuyên, Dương
Tải Phúc, Bào Siêu liên tiếp báo tin mừng về kinh.
Sau khi khắc phục An Khánh,
Tăng Quốc Thuyên dọc sông trẩy xuống Giang Ninh. Hai bên bờ sông, nhất là những
nơi hiểm yếu, quân tóc dài vẫn còn đóng chặt. Thuyên bàn tính với Dương Tải
Phúc điều động thuỷ sư chinh tiễn.
Bọn tướng tóc dài Trung vương
Lý Tú Thành, Thị vương Lý Thế Hiền đại bại đành phải chạy trốn vào Giang Tây.
Tới rồi, chúng đánh cướp Thuỵ Châu.
Lúc này, tuần phủ Chiết Giang
đã cải nhiệm về tay Vương Hữu Linh. Bị quân tóc dài tấn công, Linh cố thủ được
vài tháng, hết đường cứu viện, đành phải cắn ngón tay lấy máu viết thư, cho
người chạy tới An Huy cầu viện. Tăng Quốc Phiên lúc đó đang phải nỗ lực đối phó
với địch về mặt Giang Huân, nên không thể chia quân tới viện. Phiên đành phải
thúc giục Tả Tôn Đường đem quân từ Cống Châu tới cứu. Nhưng quân của Tả chưa
tới nơi thì thành đã mất.
Để mất Chiết Giang, Tăng Quốc
Phiên tự nhận lỗi lớn tại mình, tự xin nghiêm trị. Thế nhưng chiếu chỉ từ trong
kinh, đã chẳng những khoan miễn mà còn thăng Phiên lên chức Hiệp biện đại học
sĩ, đồng thời sai Tả Tôn Đường làm trấn thủ Chiết Giang, hợp tác Phiên để hoạch
định đại cuộc.
Đứng trước tờ chiếu đặc biệt
này, Tăng Quốc Phiên vô cùng cảm kích, do đó càng cố gắng đem hết tâm lực để
đền báo.
Trước hết, Phiên yết bảng cầu
người tài. Ấy cũng vì đó mà một nhân tài xuất hiện, đó là Lý Hồng Chương.
Lý Hồng Chương tên tự là Thiếu
Thuyên, người huyện Hợp Thi tỉnh An Huy, đậu tiến sĩ đời Đạo Quang đã từng được
bổ nhiệm chức Đạo viên tinh Phúc Kiến, Tăng Quốc Phiên nghe tiếng Chương đa
tài, vời vào làm mạc khách, sau đó tiến cử về triều.
Tăng Quốc Phiên sai Lý Hồng
Chương quay về chiêu mộ đạo quân nghĩa dũng, chiếu theo bình chế Tương quân lúc
trước mà tổ chức, để huấn luyện cho nghĩa quân vùng Hoài, Từ. Phiên lại chọn
mấy tay danh tướng của Tướng quân như Trinh Học Khải, Quách Tùng Lâm để giúp
Chương.
Lý Hồng Chương sau khi tuyển mộ
dân binh, hết tâm huấn luyện tổ chức thành một đại đội hương dũng quân gọi là
Hoài quân, dùng làm hậu ứng cho Tương quân.
Tháng hai năm thứ nhất niên
hiệu Đồng Trị, Chương đem quân Hoài dũng đến An Khánh, Tăng Quốc Thuyên cùng
với em là Tăng Quốc Bảo cũng đem quân Tương dũng kéo sang.
Thế là ba quân tề tựu. Thống
soái Tăng Quốc Phiên quản hạt miền đông nam lúc này mới có đủ tinh binh mãnh
tướng thực hiện được cái hoài bão "Bình
Tây sát Tả" của mình
nghĩa là đuổi cho bằng hết bọn quỷ trắng phương Tây và diệt cho kỳ sạch bọn tà
đạo ma giáo ngoại lai. Quân nhiều lương đủ, thống soái Tăng Quốc Phiên liền
phân binh nhiệm để phát động một chiến dịch đại quy mô tiêu diệt quân tóc dài.
Lộ quân tiến đánh Giang Ninh được Tăng Quốc Thuyên thống lãnh có hai lộ thuỷ sư
Dương Tải Phúc và Bành Ngọc Lân phụ tá. Lộ quân tiến chiếm Giang Tô do Lý Hồng
Chương chỉ huy có thuỷ sư Hoàng Dực Thăng phụ tá Lộ quân khôi phục Chiết Giang
quy cho Tả Tôn Đường điêu khiển, có Niết ty Quảng Tây là Tưởng Ích Phong được
biệt phái đem quân bản bộ trước đây trợ chiến. Ngoài ra ở nhiều vùng khác, suốt
giải Lư Châu thì giao cho Đa Long A suốt giải Ninh Quốc giao cho Bào Siêu, suốt
giải Dự Châu giao cho Lý Tục Nghi lúc đó đã được điều nhiệm tuần phủ An Huy.
Tất cả những lộ quân quan trọng
trong việc chỉnh tiễn tiêu diệt quân tóc dài này đều do Tăng đại soái thống
lãnh.
Ngoài những lộ quân này ra ta
còn thấy một số đơn vị khác tuy không nằm trong hệ thống chỉ huy trực tiếp của
Tăng đại soái nhưng vẫn nằm trong kế hoạch diệt địch chúng của ông, đó là Viên
Giáp Tam ở Hoài Thượng, Đô Hưng A ở Dương Châu, Phùng Tử Tài ở Trấn Giang.
Bình uy của Thống soái Tăng
Quốc Phiên chẳng mấy chốc truyền khắp miền Hoa Nam quân tóc dài nghe mà hãi hùng.
Từng toán lương dũng xưa nay
vốn có tâm không chịu ngoại đạo, hưởng ứng phong trào Bình Tây sát Tả, tự động
đến đầu quân như nước. Nhờ đó quân Tương Hoài của Tăng đại soái chỉ trong vòng
mấy tháng đã trở thành đông đảo rộng lớn lẫy lừng…
Chẳng bao lâu, tiệp phi báo về
đại bản doanh Thống soái như bươm bướm, quân tóc dài bại trận khắp nơi. Tướng
tóc dài Trần Ngọc Thành (Tứ Nhãn Cẩu) bị Đa Long A đánh bại về sau bị hành
quyết tại phủ Vệ Huy tỉnh Hà Nam. Ngọc Thành chết, Thái bình Thiên quốc mất một
danh tướng, miền Sở Hoản mất một tay cự phách chống quân Thanh.
Đã thế mặt Ninh Quốc, Thái Bình
Thiên quốc lại bị Bào Siêu công phá, đuối Phụ vương Dương Phụ Thanh chạy dài…
Hôm đó Lý Hồng Chương chỉ huy
quân Hoài dũng đang tính lên đường thì đám thân sĩ đất Giang Tô là Tiền Đỉnh
Minh, Phan Phúc Keo tới đón tiếp tại đất Hoãn và dâng quân mười tám vạn lạng
bạc. Thế là vừa xuất phát quân binh đã khởi hứng, khí thế lại càng hăng hái bội
phần.
Bỗng đám chư binh ở Ngô huyện
là đám Vương Thao xin vào yết kiến, Chương mời vào. Thao dâng kế:
- Các quan lớn của ta nơi đây
thường mượn bọn Tây dương đánh giặc. Theo ngu ý của tôi thì mướn bọn này lương
vừa tốn kém lại không được đông đảo. Chi bằng ta lấy quân của ta bổ sung vào và
chỉ mướn bọn Tây dương huấn luyện cho quân ta về cách sử dụng súng đạn bắn phá,
như thế kết quả có lẽ tốt đẹp hơn.
Chương nghe kế, gật gù khen
phải! Bởi thế, khi Thao đi rồi Chương mới cho gọi Ngô Hú vào hỏi xem tình trạng
của quân Tây dương, Hú nói:
- Thuỷ sư đề đốc Anh quốc và
Pháp quốc, cả hai tuy nhận giúp ta, nhưng họ vốn là hạm trưởng ngoại quốc cho
nên không chịu thuộc quyền điều động của ta. Người tốt hơn cả chỉ có Hoa Nhĩ
người Mỹ, Nhĩ là người có tội đối với nước ta, chạy trốn về Thượng Hải. Do đó,
Ngô mỗ mới hội thương với viên lãnh sự người Mỹ, giúp ta huấn luyện cách sử
dụng súng đạn Tây dương để cho y có dịp chuộc tội. Nhĩ vì thế nên đem hết tâm
lực để phục vụ cho ta. Nếu ta gọi hắn về huấn luyện quân đội, hắn quyết không
bao giờ dám biến tâm!
Chương nghe nói, lấy làm mừng
lắm, liền truyền lệnh cho Hú điều động ngay Hoa Nhĩ tới. Hai ngày sau, Nhĩ tới
yết kiến Chương, Chương dùng lời lẽ ngon ngọt khuyến uỷ, bảo Nhĩ hết sức huấn
luyện cho ba ngàn quân Hoài dũng, còn gọi là quân Thường thắng. Thanh triều có
chỉ xuống, Lý Hồng Chương thụ lý chức tuần phủ Giang Tô. Như thế, Chương vừa
chỉ huy quân sự, lại vừa cai trị cả địa phương.
Lý Hồng Chương truyền lệnh cho
tham tướng là Lý Hằng Tung hợp binh với Hoa Nhĩ, đồng thời liên lạc với quân
Anh, Pháp đánh lần hai thành Gia Định và Thanh Phố. Mặt khác chính thuỷ sư đề
đốc Anh là viết thư yêu cầu Chương cho quân hội binh tiến đánh phố Đông Sảnh
huyện.
Lý Hồng Chương bèn truyền lệnh
cho các tướng Trình Học Khải, Lưu Minh Truyền, Quách Tùng Lâm, Đằng Tự Võ, Phan
Đinh Tân tiến quân sang trấn Châu Phố thuộc huyện Nam Hồi làm Bắc lộ. Đề đốc
Anh Hà Bá, đề đốc Pháp Bốc La Đức, từ Tùng Giang tiến binh sang Vệ Kim Sơn làm
Nam Lộ.
Hai lộ quân vừa xuất phát thì
bỗng được tin Lý Tú Thành xuất quân tấn công châu Thái Thương. Quân của tri
châu Lý Khánh Thánh bị địch quân đánh phá tan nát. Thành thừa thắng tiến đánh
Gia Định, quân Tây Dương thua to. Gia Định bị hãm, Thanh Phố vì thế lại càng bị
uy hiếp nặng nề…
Trước tình thế nguy cấp Lý Hồng
Chương vội điều động Trình Học Khải chuyển quân về chặn ách Hồng Kiều cản đánh
để cầm chân Tú Thành. Mặt khác Chương cấp báo cho hai viên đề đốc Anh, Pháp gấp
rút đem quân về cứu Thanh Phố.
Lúc này chính là lúc hai viên
đề đốc Anh, Pháp vừa đánh lấy được Phụng Hiền. Nhận được công văn của Chương họ
chuyển quân chọc mũi dùi về Thanh Phố thì vừa gặp bộ hạ của Tú Thành. Hai bên
giao chiến. Đề đốc Pháp Bốc La Đức trúng đạn chết, đề đốc Anh là Hà Bá hoảng
hốt vội kéo binh rút lui.
Tướng Mỹ là Hoa Nhĩ lúc đó đang
giữ thành Thanh Phố thấy quân Anh, Pháp đều trốn chạy cũng vội vàng xông ra
khỏi trùng vi chạy trốn về Tùng Giang.
Tướng tóc dài Lý Tú Thành kéo
đại binh ồ ạt xuống Thượng Hải như nước vỡ bờ. Trình Học Khải trấn giữ Thượng
Hải, trong tay chỉ ước độ tám trăm quân ứng chiến với trên dưới mười vạn quân
tóc dài. Thật là hai lực lượng xa cách nhau một trời một vực.
Quân tóc dài lại công hãm Từ
Cốc, Sử Trí Ngạc vội cho người về Hồ xin cứu viện.
Lý Hồng Chương liền sai tướng
Mỹ Hoa Nhĩ thống lĩnh quân Thường thắng tới cứu lấy thành Từ Cốc, Nhĩ trúng đạn
chết, quân Thường thắng đành phải quay về Tùng Giao do viên tướng Mỹ khác tên
gọi Bạch Tề Văn thay quyền chỉ huy.
Không ngờ Văn đóng cửa thành
lại đòi lương rồi kéo quân đi khắp nơi cướp bóc.
Lý Hồng Chương liền cất hết
chức tước Văn, đuổi về Mỹ rồi chọn Qua Đăng, một viên tướng Anh chỉ huy quân
Thường thắng.
Bạch Tề Văn coi việc bị đuổi là
một điều nhục, đã chẳng không về nước mà còn quay lại phản. Văn bỏ sang hàng Lý
Tú Thành nằm trong trướng quân tóc dài để lập mưu định kế.
Chẳng bao lâu Văn rút cục cũng
bị Hoài quân bắt được giải tới Thượng Hải. Vô phúc cho Văn thuyền đi tới giữa
sông lật úp khiến Văn chết đuối, kết liễu cuộc đời của một tên phản phúc.
Lý Hồng Chương sau khi giải cứu
được Tùng Hồ liền tiến quân lên Tô Thường gọi hàng tướng tóc dài Lạc Quốc Trung
ở Thường Thục và Tiền Thọ Nhân ở Thái Thương. Chương đánh Phúc Sơn lấy lại Côn
Sơn, uy hiếp Tô Châu.
Lý Tú Thành từ khi đại bại ở
Giang Ninh vội chạy vào Giang Bắc. Nghe tin phủ Ninh Quốc đã bị Bào Siêu công
phá, Lương Sơn thì Đông cũng như Tây đều bị Quốc Phiên chia quân phòng vệ,
Thành bèn chạy về Tô Châu.
Đến đây Chiết Giang bình, ta kể
qua chiến sự giữa Tăng Quốc Phiên và Thạch Đạt Khai.
Sau khi rút khỏi Giang Ninh đại
tướng tóc dài là Thạch Đạt Khai lúc đầu chạy sang Giang Tây chống cự với Tăng
Quốc Phiên, rồi lại chạy sang Hồ Nam, nhưng nơi đây Khai lại bị Lạc Bỉnh Chương
sai tướng truy kích kịch liệt khiến phải chạy về Quảng Tây. Tướng Ích Phong
được tin liền tức khắc điều động quân binh đánh đuổi.
Thạch Đạt Khai lúc này chạy đã
quá xa không còn liên lạc được với Hồng Thiên vương Tú Toàn cho nên một mình
một cờ, chạy dài suốt một giải Hồ Quảng. Bởi thế Khai tự nhủ chi bằng chạy vào
Cầm Thục chiếm thế độc bá sơn hà còn hơn.
Hồi này bọn cướp cạn miền Tứ
Xuyên là Lam Đại Thuận, Lý Vĩnh Hoà thừa lúc loạn ly rối rắm kéo nhau đi bốn
phương cướp bóc lung tung. Thạch Đạt Khai liền cấu kết với bọn này rồi thừa cơ
vào Thục.
Thanh triều thấy Lạc Bỉnh
Chương có công chinh tiễu giặc cướp liền bổ nhiệm tổng đốc Tứ Xuyên. Chương
hành quân lên hướng tây trước hết dẹp yên hai nhóm cướp Lam và Lý sau đó mới
bao vây và ra sức tấn công quân của Khai.
Thạch Đạt Khai vốn là một kiệt
tướng tóc dài đạp bằng hàng trăm thành, chuyên dụng chiến thuật xuất quỷ nhập
thần nơi biên địa, thường tránh thực mà đánh hư, vô cùng thần tốc và tài tình.
Do đó, Lạc Bỉnh Chương bèn tương kế tựu kế, bàn mưu với viên mạc khách Lưu
Dung, tìm cách bức bách Khai phải nhập biên rồi bao vây bốn mặt khiến Khai hết
đường trốn chạy, tự nhiên rơi vào rọ lưới của mình.
Quả nhiên Thạch Đạt Khai kéo đại
binh vượt sông Kim Sa lên hướng tây thẳng đường tới Việt Hoà Sảnh. Tức thì
Chương sai trọng quân ngầm theo sau gót, mặt khác truyền hịch cho thổ ty Công
bộ là Lãnh Thừa Ân đánh chặn phía trước.
Thạch Đạt Khai cố tránh đường
tắt cho nên khi tới miền Sài Dã, Khai tính cho quân vượt đò sang sông. Bỗng một
cơn mưa như trút nước ầm ầm đổ xuống thêm. Nước lũ trên núi tràn về như thác
khiến Khai phải bỏ hẳn ý định ấy. Quân tóc dài không còn cách gì sang sông.
Xuyên tướng là Đường Hữu Canh
đem quân đuổi tới. Khai chạy lên bãi Lao Nha. Canh hợp binh với quân địa phương
bao vây tả hữu, bức bách quân Khai.
Thạch Đạt Khai đành liều vượt
sông. Chập tối, quân lênh đênh giữa dòng bị Canh huy động quân sĩ tấn công.
Quân tóc dài chết chìm đến quá nửa.
Thê thiếp của Khai cả thảy năm
người, thêm một đứa con trai nhỏ, đều chìm đáy sông, và bị nước cuốn trôi đi
mất tích.
Khai vội bơi vào bờ. Nhưng vừa
chân chạm đất thì Lãnh Thừa Ân đã chờ đấy từ lâu, bắt sống được, tống vào tù
xa, đưa tới trước hàng quân. Khai biết mình đã tới số, bèn quỳ xuống cầu kinh
để sớm được lên thiên đường hưởng cảnh yên bình.
Đường Hữu Canh áp giải Thạch
Đạt Khai đến Thành Đô (thủ đô Ba Thục). Khi đem ra lấy khẩu cung, Khai miệng
nói xoen xoét, đàm luận hết sức lanh lẹ. Khai tự khai mình ba mươi ba tuổi. Đối
với các tướng của Thái bình thiên quốc, cũng như tướng của Thanh triều, Khai
đều phê bình, chê biếm cho là kém cỏi tầm thường cả, duy chỉ phục có mỗi một
mình Tăng Quốc Phiên mà thôi. Khai khen Phiên là người tri nhân thiện nhiệm, kế
hoạch tinh vi, kỷ luật nghiêm minh, thực chưa từng có một vị nguyên soái nào
như vậy.
Về sau, Khai bị phanh thây
ngoài chợ Thành Đô. Từ đó, Thái bình Thiên quốc lại mất thêm một tay kiện tướng
khiến Thiên vương Hồng Tú Toàn khi hay tin, chỉ còn biết nhỏ nước mắt vừa để
cảm thương vừa để buồn lo cho cơ nghiệp đang tan vỡ, khó có thể tái đồ lại
được.
Sau khi mất Thạch Đạt Khai,
Thiên vương Hồng Tú Toàn, chỉ còn một yếu địa: đó là thành Giang Ninh. Ở nhiều
nơi khác, vây cánh tuy còn, nhưng sức tàn cũng chỉ còn như hơi thở của kẻ sắp
lâm chung, Toàn tự biết cùng rồi, cho nên nhất luật phong vương cho các tướng
chỉ huy ở các nơi, hy vọng được họ cảm kích, ra sức đền đáp lại mình. Nhưng
Toàn không ngờ rằng càng phong vương nhiều thì kỷ luật càng loạn và mệnh lệnh
tuy có ra mà không mấy ai thi hành.
Tăng Quốc Phiên được tin các
miền Tô, Chiết đã khôi phục được cả, duy chỉ còn có Giang Nam chưa lấy lại
được, liền một mặt tưởng lệ tướng sĩ, một mặt điều động tấn công.
Lý Tú Thành đem theo bại tốt
đông chừng vài vạn, chia giữ Đàn Dương và Câu Dung, rồi đích thân mình đem theo
vài trăm kỵ mã vào Giang Ninh, khuyên Hồng Tú Toàn bỏ kinh đô (Kim Lăng) tị
nạn, nhưng Toàn không nghe. Thành vội viết thư cho Lý Thế Hiền tiến đánh Giang
Tây, còn mình thì ở lại Giang Ninh để bảo, vệ kinh đô.
Thành đã nhiều lần xua quân cảm
tấn kích doanh trại của Tăng Quốc Thuyên. Bởi thế, Thuyên phải tăng cường quân
nghĩa dũng trấn thủ các nơi hiểm yếu.
Chuẩn bị một kế hoạch tấn công
quy mô, Thuyên trước hết cướp Vũ Hoa đài sau đó san phẳng lớp tường đá ngoài
cửa Tụ Bảo môn, và chia quân chặn ách Hiếu Lăng vệ. Tại vùng này duy chỉ có bái
Cửu Phục, vốn một trọng trận đối diện bờ sông Giang Ninh là được quân tóc dài
bảo vệ đến mức tối đa. Chúng tập chung tại đây đến mấy trăm chiến thuyền tích
cực yểm trợ các nơi, một mặt tiếp ứng cho bên trong thành, một mặt chặn đứng
sông Tràng Giang. Ngoài ra lại còn có nhiều đồn ải như đồn Lam Giang, đèo Thảo
Hài, bãi Thất Lý, đồn Yến Tử, ải Thượng Quan, ải Hạ Quan, cắm cờ Thái bình
Thiên quốc san sát, khí thế hết sức hung hãn.
Dương Tải Phục lúc này đã đổi
tên ra Dương Nhạc Bân, chỉ huy thuỷ quân kéo tới bãi Cửu Phục, hợp lực với quân
của Bành Ngọc Lân chia đầu giáp công. Lân thì tiến. Quân từ đèo Bách Hải sang,
Bân thì xua quân từ đồn Yến Tử sang. Cả hai cánh quân đều mang súng lửa, đạn
lửa, tuỳ nơi mà quăng vào.
Bãi Cửu Phục hai bên bờ mọc đầy
lau lách. Bân đổ dầu vào rồi nổi lửa. Nam bắc hai bờ suốt dọc sông Đại Giang
trong nháy mắt biến thành biển lửa. Thuyền bè của quân tóc dài đậu tại nơi đây
nhiều chiếc bị thiêu rụi.
Bành Ngọc Lân sai tổng binh
Thành Phát Tường xông qua khói lửa tiến lên, trước, hết leo lên nam ngạn. Quân
tóc dài tại bắc ngạn lúc đó đang còn phải tử chiến với Dương Nhạc Bân. Tổng
binh Hồ Tuấn Hữu trúng đạn chết. Bân giận lắm bèn truyền lệnh cho quân sĩ chỉ
lui quân khi phá được bãi này. Bọn bộ tướng là Du Tuấn Minh, Vương Cát, Nhiệm
Tinh Nguyên thay phiên nhau tấn công quân tóc dài theo chiến thuật xa luân
chiến.
Hai quân đánh nhau ác liệt mãi
đến chập tối, quân Thanh nhờ bóng đêm lẻn lên bãi, xông qua làn đạn, đạp lên
thây người mà tiến. Thế là bãi Cửu Phục thất thủ. Quân Thanh bắt được đến hơn
ba trăm con ngựa chiến và chém chết tại nơi đây có đến hơn vạn quân tóc dài.
Châu Cửu Phục bị phá, Giang
Ninh càng thêm nguy khốn. Tăng Quốc Thuyên thừa thế đánh lấy luỹ đá tại núi
Chung Sơn mà quân tóc dài gọi là Thiên Bảo thành. Thành Thiên Bảo vốn là bảo
chướng thứ nhất xây ở ngoài thành Giang Ninh.
Thuyên phá được ải này, tức là
đã nối khắp được vòng vây. Mặt khác Bào Siêu lại đánh tan cả Câu Dung và Kim
Đan.
Quân tóc dài tan vỡ, vội chạy
qua Giang Tây. Siêu liền hợp quân với thuỷ sư của Dương Nhạc Bân nhất tề truy
kích quân tóc dài về ngả Giang Tây.
Bành Ngọc Lân cũng di quân về
đồn trú tại Cửu Giang. Thanh triều sợ Tăng Quốc Thuyên cô thế, vội hạ chỉ cho
Lý Hồng Chương kéo quân tới giúp, cùng phá Giang Ninh. Tăng Quốc Thuyên, từ khi
khởi chiến Giang Ninh phí bao tâm lực, chịu bao khổ sở mới có được trận vây
thành này.
Đây chính là lúc thành công đã
tới tám, chín phần rồi, vậy lại có người khác từ xa tới để chia công, đừng nói
Tăng Quốc Thuyên mà ngay cả các tướng lãnh bộ hạ của Thuyên thảy đều giận dỗi.
May được Lý Hồng Chương, vốn
người tế nhị khôn khéo, hơn nữa còn là người do Tăng Quốc Phiên bảo tiến, bởi
thế Chương không muốn hoạt động của Thuyên. Chương thối thác mình nhuốm bệnh để
kiếm cớ không đi. Mặt khác, Chương tải năm vạn lạng bạc bằng tàu thuỷ tới dinh
Thuyên để sung quân phí.
Được tăng quân phí, Thuyên liền
cổ lệ tướng sĩ tiến đánh luỹ âm Kiên tại núi Long Bác Tử. Luỹ Âm Kiên này nếu
so với luỹ Chung Sơn, còn kiên cố hơn nhiều, bởi thế quân tóc dài mới gọi là
Địa Bảo thành.
Chẳng giữ được bao lâu, Địa Bảo
thành cũng tan vỡ như Thiên Bảo thành. Thuyên lợi dụng ngay mặt thành này làm
pháo đài rồi cứ ngày ngày nã đại bác vào trong thành Giang Ninh.
Trong thành hết lương. Dân
chúng đói kêu khóc rầm rĩ. Phủ Thiên vương lúc đó đưa rau cỏ, hành hẹ, gạo thóc
ra bán cho dân với giá cắt cổ, cân lạng ngang hàng với vàng y. Ít hôm, gạo hết,
bán đến đậu. Rồi đậu hết, bán đế bắp. Nhưng rồi bắp cũng hết, phải bán đến thục
địa, ý dĩ, hoàng tinh, hoặc trâu dê, heo, chó, gà vịt đủ loại. Các thứ này rồi
cũng hết sạch. Lại phải đi hái rau ngoài bãi, đem nấu với đường cho chín, rồi
viên lại thành từng viên, đặt một cái tên rất đẹp gọi là Can lộ liệu cơ hoàn
(viên thuốc ngọt chữa đói).
Rồi đói đến mức dân chúng bất
chấp giặc thù, cả mạng sống, cứ đêm đêm, họ rủ nhau buộc dây leo ra ngoài thành
để kiếm ăn. Quân tóc dài lúc đầu còn cấm đoán, lùng bắt, sau cũng đành chịu,
nhiều khi họ còn dám leo ra cả ban ngày nữa.
Thành Giang Ninh bị vây hãm đã
đến lúc quá nguy. Bởi thế, không chịu đựng nổi cảnh lo rầu đau khổ. Hồng Thiên
vương Tú Toàn trong một hôm trời mây u ám, quỳ xuống dưới đất, ngửng mặt lên
trời, miệng lẩm bẩm cầu xin Chúa gia ơn đưa mình lên Nước Trời, đoạn gục mặt
xuống lan can, lệ rơi đẫm tay áo hoàng bào. Rồi một lúc sau, vương nâng chén
thuốc độc đặt lên môi, từ từ nhắp từng hớp để cho chất độc ngấm dần vào phủ
tạng, cuối cùng bật lên mấy tiếng nấc bi ai, và ngã vật trên tấm thảm nhung đỏ
chói, sắc mặt tái mét đi, ngực thoi thóp mỗi lúc một yếu dần…
Hồng Thiên vương Tú Toàn chết,
bọn Hồng Nhân Phá, Hồng Nhân Đạt cùng lập ấu chúa Hồng Phúc Châu lên ngai vàng,
tuổi lúc đó mới mười lăm, mười sáu hy vọng xây dựng lại cơ đồ
Tăng Quốc Thuyên được tin Toàn
chết vội loan cho quân sĩ luân lưu đánh phá, đào địa đạo nhiều đến ba, bốn chục
đường chực chui vào thành nhưng đều bị quân tóc dài chặn lấp mất hết. Lý Thần
Điển, một bộ tướng của Thuyên sai bọn Ngô Tôn Quốc chọn chỗ quân tóc dài đặt
nhiều đại bác nhất để từ đó đào địa đạo tiến vào. Mãi đến ngày mười sáu tháng
sáu địa đạo mới được hoàn tất.
Thuyên truyền lệnh cho binh sĩ
kẻ nào lui sẽ chém, trái lại kẻ nào có công sẽ được trọng thưởng, rồi bắt đầu
châm ngòi địa lôi. Một tiếng nổ vang lên như sấm động, cửa thành tức thì bật
tung ra và vỡ nát đến mấy chục trượng, khói toả mịt mù.
Lý Thần Điển đốc thúc quân sĩ
gươm giáo ồ ạt xông vào. Quân tóc dài dòng thuốc pháo mồi lửa từ trên mặt thành
ném xuống như mưa. Quân Thanh tử thương, vô số có kẻ bị cháy như đình liệu.
Toàn quân cơ như khựng lại.
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét