Hồi 72: Càn Long du Giang Nam
Không ngờ vợ Hoắc Tập
Chiêm quả hết sức ranh mãnh. Càn Long hoàng đế một khi đã mắc vào tay "gái
già" này rồi thì khó mà hòng rời ra được. Bởi vậy, ngài, để nàng ở lại
Cảnh Nhân cung, ngày đêm thủ lại; lại phong cho là Hồi phi. Qua năm sau, Hồi
phi sinh hạ một hoàng tử. Nàng thường phàn nàn mình sinh tại Hội bộ, không quen
nếp sống ở Thanh triều Càn Long hoàng đế bèn hạ chỉ cho Nội vụ phủ xây cất ngay
trong hoàng thành toà Bảo Nguyệt lâu. Lầu có chín căn, chung quanh tường đều
ráp kính lớn. Những màn, trướng, giường, đồ trang hoàng trong phòng đều mua từ
bộ lạc Hồi đem về. Trên tường vẽ đủ những phong cảnh của bộ lạc Hồi.
Hồi 73: Lạc thú miền Giang Nam
Sáng hôm sau, Lưỡng
Giang tổng đốc đi cùng với bọn văn võ quan viên tới ngự chu để thỉnh an. Giang
Hạc Đình cũng có mặt trong đám; không ngờ vừa mới tới mỏm sông, cả bọn đã thấy
lũ thái giám xua tay bảo rằng hoàng thượng đang nghe ca trong thuyền chớ có làm
phiền khiến anh nào anh nấy quýnh quýnh kéo nhau thối lui, miệng câm như hến,
chẳng dám thở mạnh nữa. Duy chỉ có quan tổng đốc Lưỡng Giang là dám tiến đến
nói khó với lũ thái giám cho phép đứng ở đầu thuyền đợi. Thế mà chúng cũng nhất
định không chịu.
Cả bọn vô phương đành đứng dàn
hàng trên bờ tít mãi nơi xa mà chờ. Mãi lâu sau, khi nhìn xuống họ thấy Uông
Như Long bước ra ngồi trước mũi thuyền cười nói tự nhiên với bọn thái giám, lại
thấy chiếc thuyền đó bốn bên buông màn kín mít, văng vẳng đưa ra những tiếng
nhạc giọng ca vô cùng êm ái, vọng mãi tới phía xa bờ khiến ai đi ngang cũng
phải dừng chân lắng nghe.
Giang thân sĩ lúc đó ngạc nhiên
đến sững sờ. Ông tự nhủ: trong toàn Trung nguyên thì ca vũ nhất nương châu mà
Dương Châu ca vũ lại nhất gánh hát nhà mình, vậy mà hôm nay lại có gánh hát nào
giỏi giang đến mức lưu giữ được hoàng thượng dưới thuyền. Giang càng nghĩ càng
tức, liền kéo một tên thái giám ghé tai khẽ hỏi, song hắn chẳng chịu hé miệng.
Bọn quan viên đứng ngoài xa đợi
từ sáng cho đến trưa, chân đã thấy chồn, gân đã thấy mềm, lúc đó tiếng ca nhạc
mới dứt. Nhưng tiếng ca vừa dứt thì tiếng cười đùa đã khanh khách nổi lên.
Lưỡng Giang tổng đốc khẩn cầu
bọn thái giám lên thuyền thông báo giùm nhưng có ngờ đâu cứ mỗi cái mồm của bọn
này là phải có đúng một vạn lạng… Về sau cầu khẩn mãi chúng mới vui lòng nhận
cho với giá sáu ngàn. Bọn thái giám được tiền đút rồi mới vui lòng nói cho biết
gánh trên thuyền là gánh Tứ Hỉ của Uông thân sĩ, trên gánh có một cô đào tên
gọi Tuyết Như sắc đẹp tuyệt trần, đã được hoàng thượng chấm rồi. Buổi hát vừa
dứt, hiện hoàng thượng đã truyền lệnh Tuyết cô nương hầu rượu trong bàn yến.
Các vị đại nhân dù có muốn triều kiến thì cũng chưa đến lúc. Tốt hơn hãy cứ
lui, đợi khi nảo yến tiệc xong họ sẽ tâu cho.
Bọn quan viên nghe xong chẳng
biết lảm sao, đành tạm thời rút lui về, ăn vội ăn vàng cho qua bữa cơm trưa rồi
lại kéo nhau tới mỏm sông chờ đợi bọn thái giám vào trong tâu trình. Bỗng thánh
chỉ truyền ra, cho gọi độc mỗi Uông thân sĩ được vào khoang bệ kiến thôi.
Uông thân sĩ đã chực ở đầu
thuyền từ lâu, khi nghe lệnh gọi mình, vội đội mũ, sửa áo, cúi thấp đầu xuống,
run lập cập bước vào.
Lát sau, người ta thấy Uông
thân sĩ miệng cười toe toét, huênh hoang bước ra khỏi khoang. Một lát sau, lại
có thánh chỉ truyền ra, thưởng Uông Như Long một cái mũ nhị phẩm, tám mươi lạng
bạc trắng, cho phép làm Ngự tiền đương sai (người sai phái trước mật vua).
Uông Như Long tiếp thánh chỉ,
cất bước lên bờ. Nhiều quan viên chạy tới đón rước xa phụng, bộ mặt Long lúc đó
mang vẻ kiêu căng rõ rệt. Long nhìn thấy Giang Hạc Đình lại càng làm bộ già,
Đình chạy lại níu kéo hỏi han, nhưng Long phớt lờ chẳng thèm đếm xỉa tới.
Đình mắc cỡ quá, chỉ muốn độn
thổ. Đã thế, Long thấy tổng đốc cũng chỉ vòng tay chào một cái rồi leo lên kiệu
đi ngay.
Thấy Uông thân sĩ đã đi xa rồi,
bọn thái giám mới truyền thánh chỉ ra bảo mọi người, quan lại cũng như thần sĩ,
hãy lui về nha môn, quá trưa rồi, hoàng thượng mệt cần phải nghỉ, khỏi túc
trực. Từ phía trong cũng đưa ra một vạn lạng bạc để thưởng cho Giang thân sĩ.
Thân sĩ họ Giang chờ chực đã bao lâu mà chi được vỏn vẹn có một vạn lạng. Tiền
tạ bọn thái giám đã gần hết số đó, Giang nghĩ lại mà chán, đành cúi đầu buồn bã
trở về.
Tới nhà, Giang thân sĩ cho
người đi dò thám mới được biết gánh hát Tứ Hỉ vốn là gánh hát của gia đình họ
Uông. Hoàng thượng sinh trưởng nơi thanh cung, thường chỉ thấy bọn phấn son
phương bắc chứ chưa bao giờ được thưởng thức cái đẹp duyên dáng của gái Giang Nam . Cho nên
khi gặp Tuyết Như, một người đẹp bậc nhất đất Dương Châu, da trắng như tuyết,
mịn như nhung, tiếng hát như oanh vàng líu lo trên cành xuân thì làm sao ngài
chả mê tít đi ngay. Tuyết Như lại còn là một cô gái còn trinh, đêm đầu thiêng
liêng ấy đã hoàn toàn dành cho ngài, thử hỏi ngài không sủng ái sao được.
Luôn ba ngày đêm, hoàng đế hụp
lặn trong suối đào nguyên, chẳng thèm hỏi tới thần dân. Bọn quan lại thân sĩ
bàng hoàng, chẳng hiểu ra sao, bèn lẻn tới bên thuyền hỏi dò bọn thái giám thì
biết được hoàng thượng còn mải cùng với người đẹp ca vũ thủ lạc.
Đến ngày thứ tư, hoàng thượng
mới triệu kiến Lưỡng Giang tổng đốc. Lúc này, ngài tỏ vẻ sung sướng, vui vẻ hết
sức. Trước mặt viên tổng đốc, ngài khen lấy khen để, về việc tiếp rước hết, sức
chu đáo và tổng đốc là người hết sức trung quân.
Ngài thưởng cho ông ta bốn vạn
lạng. Viên tổng đốc vội dập đầu tạ ơn. Sáng hôm sau, thuyền rồng nhổ neo. Suốt
dọc đường qua Trấn Giang, Nam Kinh, chỗ nào cũng cung ứng đầy đủ, chẳng thiếu
một thứ gì. Lúc này, hoàng đế đã có người đẹp Tuyết Như hầu hạ bên cạnh, hôm
sớm múa vui, thì có cần gì ai khác nữa.
Người thua thiệt nhất trong
cuộc này chỉ có Giang thân sĩ.
Họ Giang nhớ mãi cái nhục này,
nhất là đối với Uông Như Long. Y về tới nhà, bèn bàn tính với Huệ Phong suốt
mấy ngày đêm, hy vọng tìm ra kế sách rửa được mặt sau này, để khỏi thẹn mình là
tay giàu nhất đất Dương Châu. Mặt khác, nàng Huệ Phong bị một keo cụt hứng cũng
cố tìm cách lấy lại tên tuổi mình.
Đã mấy ngày qua, nàng bỗng tìm
ra được một điệu kế, gọi là I,Thuỷ hí đài". Thuỷ hí đàilà làm sao? Đó là kế
biến mặt thuyền thành sân khấu, trên sân khấu được trần thiết hết sức hoa lệ.
Sân khấu này làm hai cái đúng in nhau. Lại nhờ những tay soạn kịch trứ danh
viết lại những tuồng như Hoàng
mẫu Yến, Phong Thần truyện, Kim Sơn tự, với những giọng văn vô cùng vui
nhộn hấp dẫn. Giang thân sĩ còn bỏ ra mười vạn bạc đút lót viên tổng quản thái
giám để nhờ y ủng hộ ngầm bên trong.
Hôm đó, ngự chu tới chân núi
Kim Sơn thì trời đã nửa đêm. Giang thân sĩ ngầm đốc thúc bọn địch phu chèo hai
toà Thuỷ hí đài lại gần thuyền rồng rồi lấy xích sắt
cột chặt lại.
Sáng hôm sau, khi hoàng đế còn
đang cùng Tuyết Như yên giấc trên giường, bỗng một điệu nhạc du dương trỗi dậy.
Ngài hỏi thì viên tổng quản
thái giám vội tâu có vị thân sĩ Dương Châu muốn hiến một ban ca vũ giúp vui
phía ngoài khoang. Hoàng đế nghe nói, lấy làm thích, cho kéo hết rèm màn che
cửa sổ lên. Ngài nhìn ngay thấy hai bên tả hữu ngự chu đều có hai cái sân khấu
trang hoàng cực kỳ hoa lệ. Sân khấu bên tả lúc đó đang diễn vở Quần tiên vũ. Một đàn con gái son
phấn đẹp như hoa như liễu, một bên ca, một bên vũ, tiếng du dương quyến rũ,
điệu uyển chuyển mê hồn. Tiếng sênh, tiếng tiêu hoà tấu nhịp nhàng, chẳng khác
gì bày tiên nữ ca vũ trên Quảng Hàn cung. Khi sân khấu bên tả ngừng diễn thì
sân khấu bên hữu mở màn ngay. Đấy là cảnh Tán
hoa thiên nữ (cô gái trời
tung hoa). Một mỹ nhân tuyệt sắc bắt đầu ca và vũ, giọng oanh trong trẻo, dung
nhan quyến rũ mê hồn…
Hoàng đế đã mê ngay, thì thầm
tự nhủ: "Đẹp như thế kia đúng là nàng tiên rồi!"
Ngài quay lại hỏi:
- Con gái nhà ai vậy?
Viên tổng quản thái giám đã
nhận tiền của Giang thân sĩ từ trước, liền tâu:
- Tâu hoàng thượng! Đây là gánh
hát Cặp Khánh của thân sĩ Giang Hạc Đình đất Dương
Châu. Cô gái đóng vai nàng tiên kia là đào chính tên gọi Huệ Phong.
Hoàng thượng nghe xong, gật đầu
tán thưởng:
- Quả khó được kẻ trung can như
hắn! Thằng cha này kể cũng đáng thương lắm!
Hoàng đế nằm trên giường, tay
ôm Tuyết Như trong lòng, miệng uống rượu, mắt coi hát. Trong sân khấu vừa diễn
xong màn ca vũ thì tiếng trống lớn tiếng thanh la vang rầm, rồi vở Thiên môn trận bắt đầu. Vở Thiên môn trận dứt, lại diễn tới vở Pháp môn tự.
Qua ngày hôm sau, trên sân khấu
hai bên tả hữu lại luân phiên diễn những vở tuồng vui nhộn như hôm qua. Thế
rồi, hết ngày này qua ngày khác, gánh hát luân phiên diễn xuất.
Hoàng đế vốn từ nhỏ chưa từng
được xem những vở tuồng dân dã như vậy bởi thế ngài coi mãi không chán. Ban
đêm, gánh hát lại diễn vở "Mục Liên cứu mẹ" rồi "Quan
Âm du địa phủ". Trong rừng đèn rừng đuốc, nào quỉ, nào thần vụt hiện
vụt mất, có lúc đèn đóm tắt ngỏm, nhưng lại có lúc lửa đuốc sáng rực trời.
Hoàng đế vui hết mức, bèn chạy về sau thuyền mời Thái hậu cùng ra xem. Thái hậu
xem rồi cũng hết lời tán thưởng.
Quang cảnh hoạt náo ấy chẳng
biết kéo dài đã bao ngày. Chỉ thấy hôm đó, thái giám tâu bảo đã tới Tô Châu.
Quan tuần phủ Tô Châu đem theo bọn quan lại, thân sĩ đứng ở phía ngoài đón giá.
Hoàng đế nghe bảo, lấy làm lạ lắm, bèn nói:
- Thuyền rồng tuyệt nhiên không
thấy dao động, tại sao tới Tô Châu được?
Tổng quản thái giám lúc đó mới
được dịp tán tụng Giang Hạc Đình để vừa làm hoàng đế thích thú, vừa kể công
được với Giang.
- Chuyện tài tình này đều nhờ
óc khôn khéo của Giang Hạc Đình. Đình sợ Hoàng thượng dọc đường buồn bã, nên
sáng tạo hai toà Thuỷ hí đài,
tập luyện một gánh hát tuyệt hay để hiếu kính hoàng đế đấy!
Càn Long hoàng đế nghe đoạn
liền nói:
- Quả thật khó được một người
có lòng trung như Giang Hạc Đình.
Từ đó, Hoàng đế, thanh thì có
Huệ Phong, sắc thì có Tuyết Như, lòng ngài vô cùng hứng khởi. Giang Hạc Đình
được Hoàng đế thưởng tứ trở về, cố ý mặc mũ áo nhị phẩm vào rồi đến thăm Uông
Như Long. Long thấy Đình cũng được ân huệ chẳng thua mình, trong lòng đã lấy
làm ghen ghét lắm, đến lúc thấy cái vẻ mặt kiêu căng vênh váo của Đình, càng
tức tối hơn.
Thế là từ đó, hai gia đình
Uông, Giang ngấm ngầm kết mối oan cừu. Uông thân sĩ đêm ngày lúc nào cũng chỉ
nghĩ tới chuyện áp đảo họ Giang. Đó là việc sau này.
Lại nói Càn Long hoàng đế từ Tô
Châu tới Hàng Châu, đem luôn hai toà Thuỷ
hí đài vào giữa Tây Hồ để
chọn quan viên xem hát. Lại thấy phong cảnh Tây Hồ xinh đẹp ngài bèn mời Thái
hậu ngồi trên chiếc kiệu nhỏ ngày ngày du ngoạn đó đây.
Kể lại lúc Càn Long hoàng đế
chưa tới Hàng Châu, bọn quan lại thân sĩ trong thành vội vã sửa soạn đón giá
trọng thể. Thoạt tiên, bọn này đã tính tuyển lựa một trang tuyệt sắc giai nhân
giả làm cô gái lái đò hái sen trong Tây Hồ, mong làm đẹp lòng Thánh thượng.
Nhưng về sau được tin Dương Châu có Tuyết Như sắc nước hương trời đã chiếm mất
đầu sổ, họ sợ rằng nếu bắt chước họ, ắt không khỏi bị người Dương Châu chê
cười, và nếu bị hoàng đế chối từ, lại gây nhục cho thể diện cả một tỉnh thành
lớn. Hơn nữa, việc xây cất cả một toà lâm viên vĩ đại chỉ trong một thời gian
ngắn quyết không thể nào xong được. Bởi vậy họ cần phải tìm kế hoạch tuyệt mỹ
mới hòng chiếm thế thượng phong.
Giữa lúc cả bọn còn phân vân
suy tính, bỗng có một vị tên gọi Hàn Thán Sĩ đứng lên nói:
- Tôi có một kế. Tây Hồ của bọn
ta có rất nhiều danh sơn cổ tháp. Nào chùa Tính Từ, chùa Hải Trào, chùa Chiêu
Khánh, chùa Quảng Hoá, nào chùa Phượng Lâm, chùa Thanh Lương, trên nữa còn có
Chí Linh Thiên Trúc. Cao tăng, đại Phật lại cũng rất nhiều. Hoàng đế trời sinh
tính thông minh từ nhỏ đã thích kinh điển thiền cơ. Bởi vậy ngài thường xa giá
tuần hành chùa Thanh Lương tại Ngũ Đài sơn. Chùa này vốn là nơi Thánh tổ thế
phát qui y trước đây. Trong chùa, có cất một bảo toạ. Hoàng thượng thường bảo
chúng tăng cao toạ tham thiền. Phương trượng của chùa pháp danh là Tuệ An.
Thánh tổ đã phong Tuệ An là trí tuệ chính giác phật. Tuệ An có tám người môn
đệ: Mạn Như, Trí Viên, Hạo Nhiên, Cao Lãng, Tâm Trứng, Đại Triệt, Trí Hằng, Vô
Tượng. Tất cả tám người ai cũng đạt tới mức tham thiền thượng thừa, làu thông
kinh sách, hoàng thượng đều gọi họ là sư huynh. Tất cả những điều này đều do
bọn thái giám thân cận hoàng thượng cho bọn anh em tôi hồi còn ở kinh kỳ biết,
chứ bọn quan lại, thân sĩ Dương Châu, Tô Châu thực chưa hề hay được. Bọn ta
nhân cơ hội này, tìm kiếm các vị cao tăng trong thiên hạ, đặt rải rác khắp nơi
danh lam thắng cảnh rồi đợi khi nào Hoàng thượng tới, chùa miếu sẽ xây lên
những tháp cao, cất lên những đài lớn, nhất loạt thực hiện pháp sư. Ngoài ra,
bọn ta nên đắp nhiều giảng đài, mời các vị cao tăng lên đài thuyết pháp. Hoàng
thượng thấy vậy nhất định phải vui mừng, đồng thời hẳn cũng thấy thân sĩ, quan
lại của tỉnh ta thanh cao chứ không tầm thường như các nơi khác.
Tuần phủ Chiết Giang nghe đoạn
bèn hỏi:
- Nhờ đâu lão huynh biết được
hoàng thượng nhất định vui mừng?
Hàn Thân sĩ trả lời:
- Hoàng thượng từ Dương Châu
rồi Tô Châu tới đây, dọc đường toàn thụ hưởng thanh sắc phồn hoa, bỗng ngài vào
nơi đất phật thanh tịnh, có khác chi người uống một liều thuốc thanh lương tán?
Hoàng thượng lại vốn có Phật căn thì thử hỏi làm sao chẳng mừng?
Tràng lý luận của Hàn Thân Sĩ
làm cho cử toạ thảy đều vỗ tay khen ngợi. Viên tuần phủ lại nói:
- Muốn cho hoàng đế vui mừng,
thiết tương bọn ta phải đi mời pháp sư chùa Ngũ Đài sơn về trụ trì mới xong.
Nói đoạn chính tay ông viết một
mật thư rồi sai người lên đường ngay tức khắc để mời cho kỳ được các vị danh
tăng núi Ngũ Đài.
Hồi này, vị chủ trì chùa Thanh
Lương là Huệ An đã cáo lão từ ngôi, nhường lại cho đại đồ đệ Mạn Như trông coi
mọi việc nhà chùa. Sư Mạn Như tuy nói là tham thiền thông tuệ nhưng lại phải
cái tính tham tiền hiếu sắc. Thấy tuần phủ Hàng Châu cho người tới mời cao
tăng, Như đoán ngay rằng đây là một dịp tốt để làm tiền. Như cười nhạt bảo
người đưa thư.
- Người Hàng Châu các ngươi
cũng biết chạy tới ôm chân phật à? Hiện nay bọn ta trong chùa cần xây cất điện
đồng tháp sắt, tối thiểu cũng phải có một trăm vạn lạng bạc mới xong được. Bọn
sư huynh, sư đệ đều phải xuống núi đi phủ khuyến khắp nơi, có ai rảnh để tới
miền Giang Nam
lầy lội đó được?
Người đưa thư thấy giọng lưỡi
sư Mạn Như có ý quyết tuyệt mà ngày tiệp giá đã gần kề trong lòng rất lấy làm
bối rối lo lắng. Y đành phải thương lượng đôi ba lần với Mạn Như:
- Sư huynh, sư đệ đã không có ở
trên núi, vậy thì xin đại sư phái cho vài vị đồ đệ đi thay cũng được.
Nhưng sư Mạn Như vẫn quầy quậy
lắc đầu không chịu. Người đưa thư nọ chẳng biết làm cách nào, sốt ruột quá đành
nói liều xin quyên cùng hai mươi vạn lạng bạc để nhà chùa xây tháp sắt. Vớ được
tủ rồi, sư Mạnh Như khăng khăng một mực làm cao. Người nọ cò kè trả giá bốn
mươi vạn lạng bạc.
Lúc đó, sư ta mói khứng chịu. Y
quay sang phòng bên kêu luôn một lúc bốn nhà sư rồi dặn dò bảo theo người đưa
thư đi Hàng Châu thuyết pháp Bọn quan viên, thân sĩ Hàng Châu nghe nói đã mời
được nhiều vị cao tăng núi Ngũ Đài, sướng như bắt được vàng, vội dọn dẹp quét
tước thiền đường sạch sẽ, trang hoàng nghiêm chỉnh. Khi bốn vị hoà thượng nọ
tới Hàng Châu, cả bọn đều tề tựu đi đón rước.
Không ngờ khi thay mặt, nhất là
lúc đàm đạo phật pháp họ mới biết bọn sư này một chữ không thông, cử chỉ lại lỗ
mãng quê mùa hết mức, tất cả thở dài mất hết cả kỳ vọng. Song bởi lẽ bốn vị sư
nọ vốn từ Ngũ Đài sơn tới nên dù sao bề ngoài họ cũng tỏ ý kính trọng chiếu lệ.
Ở đời thường có những chuyện kỳ
cục xảy ra ngoài ý liệu. Bốn vị sư nọ ở chùa lâu dần chẳng thèm giữ giới nữa,
ban đầu chúng lén xực đồ mặn khiến có người phải ngạc nhiên tại sao cổng sau
nhà chùa lại đổ đầy cả lông gà xương vịt. Về sau tệ hơn, chúng còn lén đem cả
gái về chùa nữa.
Đàn bà con gái Hàng Châu vốn
tin phật. Họ nghe đồn Hàng Châu mở đạo tràng lớn cho nên kéo nhau tới. Những mỹ
nhân khuê tú từ một giải Tô Hàng thấy ngự giá chưa tới, bèn rủ nhau viếng cảnh
Tây Hồ, xem danh sơn và lễ phật.
Lợi dụng dịp này, bọn sư hổ
mang nọ lén làm những căn mật thất trong chùa rồi hễ thấy cô nào, bà nào sạch
nước là kéo ngay vào mật thất, dấu kín đó hưởng lạc. Số phụ nữ chúng bắt cóc,
như vậy chưa đầy một tháng mà đã tới ba mươi sáu người. Những gia đình lân cận,
những viễn khách hành hương thấy vợ con họ tự nhiên mất tích, bèn ồ ạt lùng sục
kiếm tìm.
Bọn sư hổ mang mướn thợ làm gấp
những địa đạo, những thâm phòng quanh co khúc khuỷu để giấu đám phụ nữ bắt cóc
được, đêm ngày tác lạc. Chúng còn tự ý đem cầm bán những sản nghiệp trong chùa.
Biết chúng cậy thế lực của bọn sư huynh sư đệ thân thiết với hoàng đế nên chẳng
có ai dám can thiệp.
Nhiều người mất vợ mất con, tuy
biết rõ bọn trọc này gây nhiều tội ác nhưng yếu vía, chẳng dám làm gì. Cũng có
đôi kẻ can đảm làm đơn cáo quan, nhưng bọn quan lại giả câm giả điếc lờ luôn.
Bọn trọc thấy không ai dám làm gì mình, càng đắc ý làm tới. Trước còn bắt cóc
gái nhà dân, về sau bắt cả con nhà quan, nghĩa là cứ thấy gái đẹp là bắt cóc,
chẳng chừa ai.
Hồi 74: Cuộc đón rước tân kỳ
Bọn sư hổ mang từ Ngũ
Đài sơn tới Hàng Châu càng ngày càng lộng hành. Hồi đó, tại miền Đường Thế có
một vị thân sĩ họ Dương, đã từng giữ chức tổng binh nơi quan ngoại, hiện đang
dưỡng bệnh tại nhà. Ông Dương có một người vợ bé tên gọi Lâm nương vốn xuất thân
từ chốn lầu xanh. Lâm nương mặt mũi xinh đẹp nên Dương tổng binh hết sức cưng
quý. Nàng vốn tin phật, khi nghe đồn Hàng Châu đón cao tăng về thiết lập đạo
tràng, bèn ngỏ ý với chồng muốn đi Hàng Châu hành hương… Dương tống binh bằng
lòng và nhân tiện cùng đi luôn với nàng. Không ngờ chỉ được có ba ngày Lâm
nương bỗng mất tích. Kiếm cùng cả mà chẳng thấy đâu, Dương tổng binh quýnh lên
chạy đền nha môn quan tướng quân tố cáo. Vị tướng quân nọ phải mấy tên thân
binh đi tìm giúp.
Ngẫu nhiên Dương tổng binh nghe
con a hoàn của Lâm nương hót ra, mới biết cô vợ bé của mình bị bọn trọc Ngũ Đài
sơn đánh lừa đem đi mất. Dương tổng binh vốn con nhà võ, nghe được tin đó lập
tức đem bọn tuỳ tùng của mình xông vào trong miếu. Chốn địa huyệt này trang
hoàng nào trướng gấm phòng the, nào gối dài chăn lớn, luôn luôn có đèn đuốc
sáng choang.
Lâm nương cùng với hơn mười phụ
nữ khác đều bị giam giữ ở đây. Dương tổng binh tìm được vợ rồi, vội lùng bắt
bọn sư hổ mang nhưng bọn trọc này thấy động ổ đã cao chạy xa bay từ lúc nào.
Dương tổng binh tức giận lồng lộn như trâu điên, quát tháo rầm lên như sấm. Ông
đem Lâm nương định tới Tô Châu đánh trống thượng cáo, khiến cả bọn quan viên,
thân sĩ hốt hoảng xô tới can ngăn, lại còn phải góp nhau lấy một số tiền là
mười vạn lạng bạc gọi là "tiền che xấu" để đưa tiễn ông về quê. Ngoài
ra còn ba mươi sáu người đàn bà khác cũng tìm ra được cả. Bọn quan lại, thân sĩ
địa phương phải đưa từng người một về nhà.
Chuyện bê bối trên đã làm cho
nơi phật đường trang nghiệm chịu một phen thất điên bát đảo. Mà ngày tiếp giá
đã tới gần. Chốn đạo tràng tuy phải xây cất toàn mới nhưng cũng có thể chu tất
được. Cái khó nhất là phải tìm đâu ra những vị danh tăng chủ trì giảng đàn bây
giờ?
Mãi về sau, lại cũng Hàn Thân
Sĩ nghĩ ra được biện pháp cấp cứu ông nói:
- Hàng Châu ta vốn đất văn vật,
thiếu gì những tay tài cao học rộng, làu thông kinh điển. Tại sao bọn ta không
mời họ lại thế phát tạm thời, chia nhau chủ trì giảng đàn.
Ý của Hàn Thân Sĩ vừa đưa ra
thì bọn hàn sĩ làu thông kinh điển đều kéo tới đáp ứng ngay. Hàn Thân Sĩ cũng
là người hiểu chút ít về pháp môn Đại thừa cũng như Tiểu thừa.
Thế là cả bọn quây lại với nhau
làm thử một phen, sau đó chọn mấy tay cừ nhất, không những về văn từ nghĩa lý
mà còn cả về lợi khẩu hùng biện, đem thế phát (cắt tóc) trước rồi chia đi các
chùa trụ trì. Trước khi chia tay, cả bọn có mấy điều ước như sau: nếu kẻ nào có
thể đối đáp vừa ý Hoàng thượng thì được làm hoà thượng vĩnh viễn và biếu thêm
hai vạn lạng bạc. Nếu kẻ nào không được tiếp ngự giá thì khi Hoàng thượng hồi
loan rồi, có quyền tự ý hoàn tục và được thưởng bốn ngàn lạng bạc thù lao.
Trong số hàn sĩ tình nguyện có
bốn người uyên thâm kinh điển, biện luận lưu loát: một người họ Trình, một
người họ Phương, một người họ Dư và một người nữa họ Cố. Hàn Thân Sĩ bèn giúp
họ đổi tên mới: họ Trình thì đổi là Pháp Khánh, trụ trì tại chùa Chiêu Khánh;
họ Phương thì đổi tên là Huệ Lâm trụ trì chùa Tỉnh Tư; họ Dư đổi thành là Thập
Đắc, trụ trì tại chùa Thiên Trúc, họ Cố thì đổi tên là Bảo Tướng trụ trì chùa
Linh Ân.
Trong số bốn vị này, Pháp Khánh
là tay cơ cánh nhất. Bởi vậy người ta thiết lập đại pháp tràng ngay trước chùa
Chiêu Khánh, bố trí bảy bảy bốn chín ngày thuỷ lục đạo tràng.
Cứ tối đến Pháp Khánh đại sư
lại lên đàn thuyết pháp. Đại pháp tràng dựng lên giữa một đám đất bằng, có sàn
cao trăm trượng, chung quanh che khắp, nào cờ, nào quạt, nào tán tỉa lọng vàng,
giữa có tượng phật uy nghi.
Khi phát khởi đạo tràng thì
trống chiêng dậy đất, đèn đuốc rực trời, hương khói nghi ngút, bay mùi thơm đi
mấy dặm.
Thiện nam tín nữ qua lại nườm
nượp; tiếng nam mô vang thấu tận trời xanh. Trên giảng đàn còn trang nghiêm
hơn, lầu gác kết hoa cao vòi vọi lưng chừng trời. Giữa toà sen, Pháp Khánh đại
sư ngồi ngay ngắn, tay chắp trước ngực, mắt nhắm nghiền, ảnh kim quay bàn trên
đài, đèn đuốc sáng trưng, khói hương nghi ngút. Vị lão tăng nhập định, trông
chẳng khác gì tượng phật giát vàng. Phía dưới đài, ở hai bên đường rải đá, năm
ngàn tăng nhân đứng dàn hàng thẳng tắp nghiêm trang. Trên mặt đất, trải một lớp
nệm hoa dầy gần thước để cho mọi người qua lại. Tứ bề lặng ngắt, không một
tiếng động nhỏ. Thiện nam tín nữ bốn phương tới chiêm bái, muôn đầu nhấp nhô
như sóng bể ồ ạt kéo từ ngoài cổng lớn vào, kẻ nào kẻ nấy chắp tay cúi đầu,
đứng thẳng im lặng. Ngoài cổng lớn treo một lá cờ lớn trên có thêu sáu chứ:
"Vâng chỉ kiến thiết đạo tràng" thật lớn. Hai bên có treo
"Hạ mãi bài" trên viết: "Văn
võ quan viên, quân dân các cấp tới đây đều phải xuống xe xuống ngựa".
Pháp Khánh đại sư tĩnh toạ một
ngày trời, đến đêm hôm đó, ông bắt đầu thuyết pháp. Thật là tiếng to như chuông
lớn, lưỡi dẻo như hoa sen, thuyết hay đến nỗi kẻ nào cũng phải gật đầu, người
nào cũng muốn quy y.
Pháp Khánh đại sư thuyết pháp
như vậy được mười bốn ngày thì Hoàng đế tới. Bọn quan lại, thân sĩ trình lên
ngự lãm danh sách các vị tăng trụ trì các chùa. Hoàng đế thấy thiết lập đạo
tràng quá lớn, trong lòng rất lấy làm mừng. Thái hậu cũng là người tin phật. Bà
hay kể lại lúc đức Thánh tổ còn sinh thời, ngài có duyên với phật ra sao. Tây
hồ vốn nơi đất phật. Vậy nên ưu đãi tăng nhân, hoằng dương phật pháp.
Càn Long hoàng đế bèn rước Thái
hậu bước vào đạo tràng.
Hoàng đế dặn bảo bà: "Họ
đã ở trong đạo tràng thì đều là con cháu nhà phật, phải nhất luận bình
đẳng". Do đó, ngài cho phép nhân dân tha hồ chiêm ngưỡng dung nhan không
cần phải lẩn tránh.
Pháp Khánh đại sư ngồi trên
giảng đài, thấy ngự giá giáng lâm mà vẫn thản nhiên, coi như không có, vẫn cao
giọng thuyết pháp. Hoàng đế và Thái hậu đem theo toàn thành quan viên đứng phía
dưới đài lắng nghe một cách cung kính. Khi hết bài thuyết, Pháp Khánh đại sư
mới bước xuống đài, cung kính đón rước ngự giá. Hoàng đế cười hỏi:
- Hoà thượng từ phương nào?
Pháp Khánh đáp:
- Tử phương tới tới!
Lúc đó hoàng đế cầm trong tay
một chiếc quạt xếp. Bỗng ngài giơ cao chiếc quạt đập một cái thật mạnh vào đâu
Pháp Khánh đại sư. Bọn quan viên theo hầu hai bên thấy vậy thất kinh biến sắc
cho rằng hoàng đế nổi giận, nhưng khi nhìn lại thấy nét mặt của ngài vẫn tươi
cười như thường, họ lấy làm lạ. Bỗng nghe từ trong cổ họng Pháp Khánh một tiếng
"canh" ngân dài vang lên, y như lúc người ta đánh vào chiếc khánh.
Tiếng khánh ấy vừa dài vừa vọng mãi đi xa…
Hoàng đế nghe xong, cười lớn
bảo:
- Hoà thượng lầm rồi! Khánh của
kẻ kia đâu có giống Khánh của hoà thượng? Khánh của hoà thượng cũng không giống
Khánh của ta. Vậy nghĩa lý như thế nào?
Pháp Khánh lớn tiếng đáp:
- Khánh cũng biết giữ Pháp,
chẳng phải Pháp, ắt chẳng dám lên tiếng!
Hoàng đế nói:
- Hoà thượng lại sai rồi! Tiếng
của hoà thượng chẳng phải là tiếng, Pháp của hoà thượng cũng chẳng phải là
Pháp! Không phải Khánh của hoà thượng thì cúng chẳng là Khánh. Có gì mà dám với
không dám? Có gì phải giữ với không giữ? Lại muốn lên tiếng thì cứ lên tiếng,
cần gì mà phải giữ.
Pháp Khánh cũng cười đáp:
- Hoà thượng không có cây quạt,
cho nên hoà thượng là Khánh. Hoà thượng là Khánh chứ chẳng phải tiếng Khánh,
cho nên hoà thượng là Pháp.
- Hoà đế hiểu lầm rồi. Cây quạt
đập tới tiếng Khánh, nên phát ra. Hoà thượng viên tịch. Hoà thượng còn phải giữ
cái diệu lý ấy.
Hoàng thượng nói đoạn, ném cây
quạt cho Pháp Khánh rồi nói:
- Trẫm cho hoà thượng cây quạt.
Pháp Khánh tiếp lấy cây quạt
của hoàng đế rồi đánh vào chiếc đầu trọc của mình liên tiếp, vừa đánh vừa kêu
lên những tiếng "canh canh" nặng nhẹ mau chậm tuỳ theo cây quạt,
chẳng khác gì lúc đánh chiếc Khánh.
Hoàng đế thấy thế, nhịn không
nổi, bật phì cười. Ngài lại hỏi:
- Hoà thượng đã có quạt mà
không giữ Pháp. Vậy thi hoà thượng lầm hay quạt lầm?
Pháp Khánh đáp:
- Chẳng phải hoà thượng lầm,
cũng chẳng phải quạt lầm! Đó là Pháp Khánh lầm, là người cho Pháp Khánh lầm
đấy!
Hoàng đế nghiêm mặt nói:
- Chỉ vì quạt lầm nên luỵ đến
hoà thượng. Chi bằng vứt quách cái quạt đi là xong!
Nói đoạn, ngài giơ tay giật cái
quạt trong tay Pháp Khánh rồi ném xuống đất, pháp Khánh vẫn bình thản, chẳng
hoang mang, chỉ lượm chiếc quạt lên nói:
- Tội nghiệp! Tội nghiệp! Cây
quạt chẳng lầm, chỉ có Pháp Khánh lầm thôi!
Hoàng đế suy nghĩ một lát nói:
- Vậy Pháp Khánh nên giữ lấy
cây quạt truyền cho ngươi đời, để họ khỏi lầm!
Pháp Khánh chắp tay nhắm mắt
niệm phật hiệu:
"Tây thiên tự tại quang
minh đại thiện giác ngộ viên mãn phật.
Nam vô thông minh trí tuệ vô
khiên vô ngại phật! "
Hoàng đế thấy thế cũng chắp tay
đáp lễ:
- Phật nào? Phật nào? Ấy là
kiền thi quyết.
Nói đoạn ngài quay mình bước
vào trong điện đi xem chùa.
Xem xong ngài bước ra cửa, Pháp
Khánh cầm đầu năm ngàn tăng nhân cùng thiện nam tín nữ cùng đưa ngự giá. Hoàng
đế bước ra cửa lớn, quay đầu lại, vừa cười vừa nói với Pháp Khánh:
- Phá công phu sáng mai lại
sớm!
Pháp Khánh khom mình đáp:
- Hoà thượng vốn không có nuốt
kim.
- Để ý tới đó làm gì? Hoàng
thượng phá công phu sáng mai lại sớm.
Pháp Khánh lại giơ cao cây quạt
đánh vào đầu mình một cái, nhưng không phát ra tiếng "canh", hoàng đế
cười hỏi:
- Chiếc Khánh sao không kêu nữa?
Pháp Khánh nói:
- Ấy là kiến thì quyết! Phật
nào? Phật nào?
Hoàng đế nghe xong phá lên cười
lớn, rồi bảo Pháp Khánh ngồi lên kiệu cùng tới chùa Tịnh Từ.
Nhà sư tru trì chùa Tịnh Từ là
Huệ Lâm, đã đứng lại cửa chùa đón giá. Hoàng đế bước vào chùa, lễ phật xong bèn
cùng hai hoà thượng trèo lên núi Ngô Sơn, đứng trên ngọn cao nhất nhìn thấy
thuyền bè đi trên sông xuôi ngược rất nhiều. Ngài bỗng hỏi Huệ Lâm:
- Hoà thượng biết trên sông có
bao nhiêu thuyền bè qua lại?
Huệ Lâm chẳng cần suy nghĩ tính
toán, nói ngay:
- Chỉ có hai chiếc!
Hoàng đế chưng hửng, nhất thời
chẳng thế nào hiểu nổi.
Huệ Lâm giải thích giùm ngài:
- Hai chiếc thuyền đó, một là
tranh danh, một là đoạt lợi.
Hoàng đế lại hỏi:
- Hoà thượng mà cũng biết đoạt
danh lợi ư?
Huệ Lâm nói:
- Hoà thượng không thấy danh
lợi, bởi vậy mới thấy được bọn người danh lợi trong hai chiếc thuyền kia. Bọn
người trong hai chiếc thuyền kia thấy được danh lợi, bởi vậy mới không thấy
được những người ngoài hai chiếc kia.
Hoàng đế nghe xong gật đầu nói:
- Pháp Khánh chính là Huệ Lâm,
Huệ Lâm chính là Pháp Khánh.
Qua ngày hôm sau, hoàng đế lại
đưa Pháp Khánh và Huệ Lâm tới chùa Thiên Trúc. Nhà sư trụ trì chùa này tên gọi
Thập Đắc. Hồi đó trời đã sang thu. Tháng tám. Thời tiết tuy có nóng nhưng vườn
hoa mộc tê chùa Thiên Trúc đang độ nở bông.
Hoàng đế bỗng dưng hỏi Thập
Đắc:
- Hoà thượng ngửi thấy mùi
hương mộc tê không?
Thập Đắc đáp:
- Đấy là hương. Đấy chẳng phải
mộc tê. Đấy là mộc tê. Đấy chẳng phải hương. Đấy chỉ là hai phần đoạn mà thôi.
Hoàng đế cười nói:
- Hoà thượng lại sai rồi! Đấy
là mộc tê cũng tức là hương. Đấy là hương cũng tức là mộc tê, hương với mộc tê
cũng do lỗ mũi mà ra.
Thập Đặc chắp hai bàn tay lại
nói:
- Ví thử không có mộc tê, không
có hương thì làm gì có kẻ ngửi thấy và kẻ hỏi có ngửi thấy hương mộc tê không.
Càn Long hoàng đế nghe xong lại
gật đầu khen hay. Khu chùa Thiên Trúc ba mặt có núi bao bọc, đá chất thành
tầng, rừng cây rậm rạp. Hoàng đế quyến luyến chẳng muốn rời khỏi đây nên ngài
thường đưa mấy vị cao tăng ngày ngày viếng những nơi danh lam thắng cảnh, tham
thiền ngộ đạo. Lúc đó ngài được hưởng cái thú nơi sơn lâm, thành thử nào Tuyết
Như, Huệ Phong, nào thanh sắc phấn son, ngài đều ném tuốt ra sau ót hết.
Ngài ở lại chùa Thiên Trúc du
ngoạn mấy hôm rồi mới xuống núi, qua chùa Linh Ân. Vừa bước tới sơn môn, ngài
đã thấy đá nhọn chọc trời, cây cao khuất bóng. Ngài thốt lời tán thưởng:
- Thật là một nơi thanh kỳ hết
sức!
Chùa Linh Ân này vốn có một vị
cao tăng hiệu Pháp Hoa, năm đó tám mươi tám tuổi. Vì lão tăng này cáo ngôi
dưỡng tĩnh trong một mật thất. Càn Long hoàng đế cũng biết đó là một vị hoà
thượng đạo đức cao thâm. Nhà sư trụ trì chùa Linh Ân hiệu là Bảo Tướng đứng
ngoài cổng chùa tiếp giá.
Hoàng đế tỏ ý muốn được gặp lão
hoà thượng Pháp Hoa, Bảo Tướng bèn tâu:
- Pháp Hoa thiền sư diệt độ lần
đầu, mong hoàng thượng để cho người yên.
Càn Long hoàng đế tỏ ý bực mình
nói:
- Trẫm cần gặp Pháp Hoa. Y dám
diệt độ, đó là pháp gì?
Bảo Tướng nói:
- Đó chẳng phải pháp. Đó là
diệt độ lần đầu. Hoàng thượng nhất định muốn gặp, người sẽ diệt độ mắt. Đó
chẳng còn là lần đầu, đó là diệt độ sắc tướng.
Hoàng đế hỏi:
- Hoà thượng nói sắc tướng. Hoà
thượng là sắc tướng nào? Hoà thượng dám nói là Bảo Tướng? Hoà thượng có dám nói
là Pháp Hoa?
Bảo Tướng hồi tấu:
- Hoà thượng là vô sắc. Sắc tức
là không - không tức là sắc Hoà thượng là vô tướng: vô ngã tướng, vô nhân
tướng, vô chứng sinh tướng, vô thọ ngã tướng.
Hoàng đế nghe tới đây, liền giơ
một ngón tay lên nói:
- Hoà thượng dám nói có báu
(bảo)?
Bảo Tướng nói tiếp:
- Hoà thượng là kiến thì quyết,
hoà thượng là kim cương bất hoại thân. Bởi thế nên hoà thượng là báu.
Hoàng đế nói:
- Pháp Hoa chẳng phải kim cương
bất hoại thân cho nên diệt độ, do đó không phải là báu.
Bảo tướng chỉ ngọn núi Phi Lai
ngoài cửa sơn môn nói:
- Bảo nó chẳng phải là báu ư?
Người đều chẳng tin. Nó chẳng diệt độ. Nó là Phi Lai. Cho nên gọi nó là báu.
Hoàng đế bèn hỏi:
- Nó có phải Bảo Tướng hay
không?
Bảo Tướng đáp:
- Nó là Phi xứ phi lai thì cũng
là Bảo Tướng.
Hoàng đế nghe xong gật đầu nói:
- Pháp Hoa chính là Bảo Tướng.
Bảo Tướng lại chính là Pháp Hoa.
Câu chuyện tạm dứt. Bảo Tướng
hầu bên ngự giá tiến vào đại sảnh bảo điện lễ phật. Hai người lại qua La Hán
đường chiêm ngưỡng. Thấy năm trăm vị La Hán nào cũng đều hiện rõ kim thân tướng.
Hồi 75: Càn Long về tế tổ
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét