Hồi 113: Khi ông vua cần gái
Hàm Phong hoàng đế thấy đại sự
đã hỏng, hằng ngày chỉ biết tìm vui trong cung cấm, bên cạnh gái đẹp và trước
be rượu nồng. Nhưng lâu ngày rồi ngài cũng chán bởi quanh quẩn chi có mấy nàng
phi.
Viên
tổng quản thái giám hiến kế, bảo ngài nên chọn một gái đẹp trong đám quan lại
Bát Kỳ (quan lại người Mãn Châu) mà lâm hạnh. Thế là một đạo ý chỉ hạ xuống.
Bọn quan lại Bát Kỳ lo lắng, cuống quýt cả lên.
Có kẻ điên nào muốn đưa con gái
mình vào chỗ thâm cung chẳng bao giờ thấy mặt trời ấy? Cho nên nhiều gia đình
thương con vội vàng đem con gái giấu biệt. Nhưng đối với bọn thái giám đông đảo
kia thì nhà nào có con gái mà có thể qua mắt được chúng. Gia đình nào có mấy
đứa con gái, đứa nào bao nhiêu tuổi, chúng đều dò la biết rõ hết và nhớ như in
trong bụng. Cho nên khi trên vừa lệnh xuống hoàng đế kén chọn tú nữ thì nhà nào
có con gái và ở đâu đều đã bị chúng kéo tới giữ chặt lấy cửa, có muốn trốn cũng
khó lòng. Song cứ tiền là qua hết. Nhà nào có tiền biết điều đó, chạy ngầm biếu
tên tổng quản thái giám vài trăm lạng bạc thì hắn để cho qua đi và mới được thoát
nạn. Bằng không, thì gia đình không thoát khỏi cảnh sinh ly tử biệt, con gái ra
đi mà không hẹn ngày vềTrong số thái giám thân cận, có một tên gọi Thôi Tam, tính rất giảo hoạt. Hắn thấy hoàng đế có ý ra ngoài tìm hoa hỏi liễu, liền ra ngoài phố, lang thang khắp nơi, dò xét tình hình thật rõ ràng đầy đủ để đợi ngài hỏi tới.
Hồi 114: Vua giải trí
Một hôm, Hàm Phong hoàng đế
cưỡi ngựa chạy qua trước cửa một ngôi nhà, thấy có nhiều chàng trai trẻ đi đi
lại lại trước căn nhà đó, miệng ca những bản tình ca của đôi trai gai yêu nhau:
Ngài nhìn kỹ lại, thì ra ở đầu tường có bốn cô nàng, cô nào cô nấy xinh đẹp như
đoá phù dung đượm giọt sương mai, thân hình lả lướt, óng chuốt như cành tơ liễu
rũ bên hồ. Trong số bốn cô có một cô nhỏ nhất, tuổi chừng mười lăm mười sáu,
sắc nước hương trời, xinh hơn mấy cô kia gấp bội
Nàng liếc cặp mắt thu ba hết bên này qua bên kia, y như những cái câu móc hồn người. Đôi chân của nàng thật tuyệt! Chúng nhỏ nhắn xinh xinh, vừa nhọn, vừa thon, lại đi một đôi hài bằng vải đoạn hồng có thêu hoa, đặt trên mặt đất chỉ dài có hai tấc. Hàm Phong hoàng đế ngắm nghía một lúc, bật ra tiếng khen:
- Trời! Đẹp thật!
Trước mắt bốn cô gái xinh đẹp
nọ, còn có một bà sồn sồn, vừa mắng tụi thanh niên nọ vừa đuổi chúng đi song
đồng thời lại làm điệu hết sức tình tứ với bọn chúng: điệu đến nỗi hoàng đế
cũng phải ngây người ra nhìn. Hàm Phong cưỡi ngựa chạy đi chạy lại qua cửa nhà
này đến ba lần. Bọn gia đình nọ năm người biết ý mắc cỡ đóng cửa đánh ầm một
tiếng bỏ vào trong hết.
Hàm Phong hôm đó vào cung mơ
tưởng tới người đẹp suốt đêm không ngủ được. Tuy cưỡi ngựa qua lại đến mấy lần
nhưng ngài chẳng dám tới gặp mấy cô gái để trò chuyện. Ngài dặn Thôi tổng quản
đi dò la xem sao. Thôi tổng quản đi luôn một hơi ba ngày liền mới quay về cung,
trông mặt tươi tỉnh lắm.
Gặp hoàng đế, Thôi liền tâu:
- Bệ hạ có biết ngoài cửa Tuyên
Võ có một mỹ nhân tên gọi cô Lan Nhi chân nhỏ đó không?
Hàm Phong hoàng đế nói:
- Trẫm làm sao biết được! Cô
Lan Nhi chân nhỏ là ai vậy? Lan Nhi chân nhỏ là thế nào?
Thôi tổng quản lại tâu:
- Bốn cô gái đẹp mà hôm nọ bệ
hạ đã gặp, có còn nhớ không? Nô tài đã đi dò la rồi. Bọn gái đó đều là con gái
nhà họ Trương, người Tô Châu, cha tên gọi Trương Vân Đài đã từng làm quan đến
chức thị lang bộ Hình. Ông Đài ở quê đã có vợ con đầy đàn: nhưng khi tới kinh
ông lấy một cô gái lầu xanh về làm vợ bé, sinh được bốn cô gái, rồi bỗng nhuốm
bệnh mất. Mụ vợ bé họ Trúc goá chồng giữa lúc mới có bốn chục, cảnh gia đình đã
đến lúc cùng quẫn quá rồi. Nhưng nhờ được bốn cô con gái đều đã lớn mà lại đẹp,
mụ liền dùng làm chiêu bài để câu bọn ong bay bướm lượn, gái trai cờ bạc, chứa
thổ, đổ hồ, kiếm tiền độ nhật. Bọn khách này cũng khoái cái lẳng lơ chơi bời
của mụ ta và đều có vẻ quý mến mụ. Bởi thế trong thành Bắc Kinh bọn ăn chơi
thảy đều kéo tới đây du hí. Bọn này rất thích bốn cô con gái, nhưng mụ Trúc giữ
chặt, không một ai dính được cô nào của mụ cả. Bọn công tử nhà giàu càng thấy
khó, càng tung tiền ra như nước. Nhưng mụ Trúc càng thấy chúng chịu xài tiền
thì lại càng dấp dính, nhử mồi, nay hứa, mai hẹn mà chẳng tên nào gần được con
gái mụ nữa chứ đừng nói đụng tới người. Mụ theo chiến thuật đó, chẳng bao lâu
đã có gia tài bạc triệu. Lúc này, khách làng chơi, nếu chẳng phải vương công
đại thần, mụ đâu có thèm tiếp Bốn cô con gái, cô lớn tên gọi là Hà Nhi, cô nhì
gọi Quế Nhi, cô ba gọi Dung Nhi, cô tư gọi Lan Nhi vừa nhỏ nhắn xinh xinh, vừa
duyên dáng tình tứ, lại thêm có đôi chân chỉ dài độ hai tấc nên người thành Bắc
Kinh đều gọi nàng là cô Lan Nhi chân nhỏ…
Hàm Phong hoàng đế nghe tên
thái giám Thôi Tam kể lể nguồn gốc tới dây, bèn cất tiếng hỏi:
- Có phải cô nàng đứng dằng sau
mấy cô chị, má thoa phấn môi tô son, cặp mắt thi liếc bên này bên kia như làn
thu ba lóng lánh, mà trẫm thấy hôm nọ đó không?
Thôi tổng quản liền đáp:
- Dạ! Chính phải đó.
Hàm Phong hoàng đế vỗ tay xuống
đùi đánh đét một cái nói:
- Tuyệt thật! Một mỹ nhân,
tiếng đôn quả chẳng ngoa chút nào. Làm cách nào cho trẫm đến chơi với cô ta một
tối đi?
Thôi tổng quản tâu:
- Bệ hạ đừng nóng lòng. Nô tài
được biết lão gia Hổ làm thủ quỹ cho tiệm vàng Phúc Ký ở phố lớn vốn bồ bịch
với mụ Trúc từ xưa. Nô tài sẽ nhờ lão ta nói giùm.
Hàm Phong hoàng đế nghe tới đây
vội hỏi:
- Ngươi dám nói trẫm tới nhà mụ
ta chơi gái ư?
Thôi tống quản xua tay bảo:
- Không! Không! Nô tài sẽ nói
một vị mộc khách, thương gia tỷ phú tỉnh Giang Tây, lên kinh, nghe Trương gia
có bốn cô con gái nên muốn tìm tới chơi và nhờ ông ta giới thiệu giùm.
Hàm Phong hoàng đế gật gù,
miệng tươi như hoa, khen lấy khen để. Thói tổng quản thấy hoàng đế khen bèn
hứng chí ra đi. Lão thủ quĩ tiệm vàng Phúc Ký được Thôi tổng quản uỷ thác liền
tới nhà mụ Trúc thương lượng, qua ngày hôm sau, lão trở về báo Thôi tổng quản y
theo lời của mụ Trúc.
- Nếu ông khách nào, đó có lòng
thương con gái mụ ta, thì cứ xin mỗi một cô muốn gặp mặt phải bỏ ra năm vạn
lạng tiền. Đặc biệt với Lan Nhi phải thêm mười vạn lạng tiền "gia tư (tiền
cho để cho khỏi mắc cỡ). Riêng mụ ta phải cho thêm năm vạn lạng nữa. Tổng cộng
tất cả là ba mươi lăm vạn lạng bạc, thiếu một cũng không được.
Lão thu quĩ nói tới đây hạ thấp
giọng, miệng tủm tỉm cười, ghé sát vào tai Thôi tổng quản nói:
- Còn tớ nữa, cúng xin năm vạn
lạng đấy nhé.
Thôi tổng quản vội trở về hồi
tấu, Hàm Phong hoàng đế vừa nghe tới con số cộng: bốn mươi vạn lạng bạc một đêm
chơi, bất giác lè lưỡi dài như lưỡi rắn ráo, mặt bần thần như chuột rút. Nhưng
chỉ trong giây lát ngài đã tươi tỉnh lại ngay, bởi vì ngài nhớ tới bốn cái mặt
đẹp như hoa, đôi chân của Lan Nhi chân nhỏ. Thế là lập tức ngài bảo Thôi tổng
quản vào kho lấy ngay bạc đưa tới tiệm vàng Phúc Ký. Chẳng mấy chốc Thôi tổng
quản đã đem đủ bốn mươi vạn lạng mang đi, trích năm vạn lạng cho lão Hổ thủ quỹ
tiệm vàng, còn ba mươi lăm vạn lạng chuyển giao cho mụ Trúc, mẹ bốn cô gái nọ.
Khi không vớ được ba mươi lăm
vạn lạng, mụ mừng quýnh, đến phát điên lên. Quả thật, từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến
nay mụ chưa bao giờ một cú vớ được nhiều tiền như vậy. Mụ Trúc cười, cười hoài,
có lúc cười lên khăng khắc, bởi vì mụ như muốn điên rồi. Thế là mụ ta một mặt
giục con mụ tô son điểm phấn, một mặt bảo sửa soạn đón tiếp khách quý.
Đến ngày thứ ba, Thôi tổng quản
lẻn đi mướn một cỗ xe, đưa hoàng đế vào ngồi trong, phía ngoài lấy cái vải bố
che kín còn mình thì ngồi trên càng xe, lẻn ra ngoài cửa Tuyên Võ, thẳng tới
nhà họ Trương.
Tới nơi, Thôi tổng quản đỡ
hoàng đế xuống xe, mụ Trúc đón rước vào nhà. Hoàng đế nhìn kỹ mụ Trúc thấy mặt
mụ trát đầy son phấn, cặp chân, mày cong vút, bèn cười nói:
- Nương phong vận đỏm dáng thật
đáng yêu?
Mụ Trúc nghe nói, nguýt một cái
dài đến mấy trượng, giơ cánh tay thon thon trắng trắng vỗ đảnh đét một cái vào
vai hoàng đế, một tay che miệng tủm tỉm cười nói:
- Khéo cái miệng trơn cứ như mỡ
heo ấy!
Hàm Phong hoàng đế khoái chí,
cười phá lên, có lúc nghe lạc đi thành hô hố, ý như tiếng còi lệnh, chân thoăn
thoắt bước vào giữa phòng khách, nơi đây trang trí rất lịch sự: sàn lót thảm
hoa, trên tường treo đèn lồng đỏ hắt ánh sáng lung linh mờ ảo ra khắp phòng.
Thế rồi, bỗng các đại thần cũng
biết chuyện, cả bọn vội vã kéo tới phía ngoài cửa Tuyên Võ để đón giá. Trong
chốc lát, mấy căn nhà họ Trương đầy nghẹt cả vương công đại thần.
Trong số có một vị đại học sĩ
tên gọi Đỗ Thụ Điền xông thẳng vào nhà sau tha thiết khuyên can hoàng đế. Còn
một vị nữa, ngự sử Thẩm Bào Trinh, dâng luôn một tờ sớ đàn hặc Thôi tổng quản,
nói họ Thôi dám đưa hoàng đế đi chơi bời bậy bạ, xin hoàng đế giao nội vụ phủ
dùng gậy đánh chết.
Nào ngờ vị phong lưu thiên tử
ấy mê say năm mẹ con nhà mụ Trúc đến cái độ bất chấp cả triều đình can gián,
chẳng chịu về cung. Thôi tổng quản hoảng quá, vội chạy vào nói nhỏ với ngài:
- Xin thành thượng hồi cung
cho. Thánh thượng cứ giao phó bốn cô này cho nô tài. Trong ba ngày nô tài thế
nào cũng thu xếp đưa cả vào vườn Viên Minh. Lúc đó thánh thượng tha hồ muốn vui
chơi lúc nào lại chả được, còn ai dám tới quấy rầy thánh thượng nữa.
Hàm Phong hoàng đế nghe xong,
xua tay báo:
- Chớ! Chớ có đưa về vườn Viên
Minh. Ở đấy đầy những "hũ dấm" (ám chi các bà hay ghen). Chớ có đưa
về đó mà khổ cả.
Thôi tổng quản suy nghĩ một
lát, rồi dập đầu tâu:
- Nô tài biết một chỗ rất u
tĩnh, cách vườn Viên Minh không xa. Xin thánh thượng cho bốn chị em họ Trương ở
đó là tất nhất. Trong ba ngày, thế nào nô tài, cũng xin xếp đặt nơi ấy ổn thoả,
lại sẽ đưa thánh thượng tới đoàn tụ. Việc trước tiên lúc này là mời thánh
thượng hồi cung đã. Nếu không thì cái đầu lâu của nô tài không còn có cách chi
bảo đảm được.
Hàm Phong hoàng đế thấy Thôi
tổng quản cầu khấn quá đỗi bèn hứa hồi cung.
Bên ngoài đã bày đặt lọng giá
sẵn sàng. Lúc lâm biệt ngài còn bịn rịn chẳng muốn rời tay. Nhưng cuối cùng
cũng đành dứt áo ra đi. Phía ngoài văn võ triều đình đón rước, đỡ hoàng đế lên
xe loan. Bỗng ngài sực nhớ ra một điều gì đó, bèn vội gọi Thôi tổng quản đến
trước xe loan dặn nhỏ một câu:
- Ngươi thu xếp cho bốn chị em
họ Trương, chớ có quên mụ Trúc đấy nhé. Mụ ta hay tuyệt, hiếm có đó!
Nói xong, ngài cười sằng sặc,
vang cả khu phố. Ba mươi hai tên phu kiệu ghé vai vào, chạy một mạch ngài về
cung.
Hàm Phong hoàng đế trở về, Hiếu
Trinh hoàng hậu chẳng dám khuyên can lấy một lời chỉ vì bà sợ mang tiếng là
người ghen tuông nhỏ nhen. Nhưng đám phi tần khi thấy ngài lại đem lòng oán
hận. Biết vậy, ngài cũng mặc kệ, chẳng thèm để ý đến.
Ba hôm sau, Hàm Phong hoàng đế
lại võng lọng tới vườn Viên Minh. Trong vườn, tất nhiên đã có một bọn phi tần
đứng đón.
Giữa lúc ngài đang trỏ chuyện
với bọn phi tần, thì bỗng Thôi tổng quản bước tới, khẽ kéo ống tay áo làm hiệu.
Tức thì ngài theo viên thái giám bước ra khỏi cửa Tảo Viên môn, đi thẳng về
phía tây, quanh qua một góc đường, đến một khu rừng thông cao rậm âm u. Thôi
tổng quản đi trước, quanh qua phật điện, bước sang cái cửa ngạch phía tây, tới
một rừng trúc. Hai người đi qua khu rừng trúc thì thấy một dãy tường sơn trắng
lộ ra một cái cửa tò vò. Bước qua cái cửa đó, hai người lại thấy một dãy bức
màn tượng che khuất sau gian tịnh xá, phía ngoài rèm treo mấy cái lồng chim
yểng. Khi có người tới chúng hót vang lên: "Có khách! Có khách!".
Người nhà phía trong nghe tiếng chim hót, vén rèm bước ra.
Hàm Phong hoàng đế chú ý nhìn
thì ra là mụ Trúc. Ngài nhảy chồm lên trước, nắm lấy tay mụ, bá vai mụ bước vào
nhà. Từ phía trong, bốn chị em Hà, Quế, Dung, Lan cũng bước ra đón ngài, vây
chung quanh thăm hỏi rối rít như đàn chim.
Hoàng đế hai tay kéo bốn cô kéo
xuống giường, quay đầu lại hỏi Thôi tổng quản chỗ này là nơi nào. Họ Thôi hồi
tấu:
- Đây chính là Thiên Phật tự,
xưa vốn là một vương phủ. Về sau vương gia này không con nối dõi, nên đem sửa
làm chùa. Hiện nô tài đã cho đuổi hết bọn sư Lạt Ma đi chỗ khác, và đưa hai
mươi tên thái giám từ vườn Viên Minh lại để chầu chực hầu hạ. Xong đâu đấy, nô
tài mới ra ngoài đưa bốn vị cao nương tới đây để hoàng thượng sớm tối lâm hạnh,
như thế có phải tiện lợi không.
Hàm Phong hoàng đế gật đầu nói:
- Người thực vất vả quá vì ta.
Ta thưởng cho người một vạn lạng bạc nhé!
Thôi tổng quản lĩnh thưởng xong
lui ra, chạy tới kho nhận bạc. Còn hoàng đế tử đó nằm chơi liên miên với bốn
chị em nhà mụ Trúc, chẳng thèm để ý tới việc về vườn Viên minh nữa.
Nàng liếc cặp mắt thu ba hết bên này qua bên kia, y như những cái câu móc hồn người. Đôi chân của nàng thật tuyệt! Chúng nhỏ nhắn xinh xinh, vừa nhọn, vừa thon, lại đi một đôi hài bằng vải đoạn hồng có thêu hoa, đặt trên mặt đất chỉ dài có hai tấc. Hàm Phong hoàng đế ngắm nghía một lúc, bật ra tiếng khen:
Hồi 115: Tìm gái gây
chuyện
Hồi này, thế lực của quân tóc
dài ở miền nam càng ngày càng mạnh. Hồng Thiên hoàng sau khi cướp được Nam Kinh
rồi liền phát một đạo binh đánh Trấn Giang. Bọn quân lính Mãn Châu ở Trấn
Giang, chẳng bắn lấy một mũi tên, bỏ thành trì chạy sạch.
Đoàn
quân tóc dài lại cướp thêm Dương Châu. Viên tướng thống soái quân tóc dài lúc
đó là Lâm Phương Tường.
Tường xung trận rất oai hùng,
cướp được một hơi, nào phượng Dương của tỉnh An Huy, nào Quy Đức của tỉnh Hà
Nam, lại vượt sông Hoàng Hà chiếm Hoài Nghĩa. Nhưng đến đây, Tường bỗng chuyển
hướng, đánh thốc lên tỉnh Sơn Tây, đánh Trúc Lệ, cướp Bình Giá. Tường chiếm Cao
Thành, sau đó đánh phá Thâm Châu, rồi dọc sông Vận Hà, đánh lấy cả một dải miền
Tĩnh Hải…
Ngoài đạo quân trên, Hồng Thiên
hoàng còn sai một đạo quân khác đánh cướp hết các vùng Niêm Tổ, Liêm Trấn, Phụ
Thành… Thế là quân tóc dài càng ngày càng xích lại gần kinh đô, quan quân toàn
thành cũng như văn võ đại thần được tin tức này ai nấy đều hoảng hốt sợ hãi.
Tiếp sau đó sớ tâu bầy thành
trì miền nam thất hãm liên tiếp bay về kinh như bướm. Nơi quân cơ tiếp được
công văn, vội đưa vào cung bất kể ngày đêm.
Nhưng lúc đó hoàng đế đang mải
mê trong đám váy yếm, chẳng thèm để ý tới triều đình thì biết làm thế nào? Bọn
đại thần hoảng hốt lo sợ chẳng biết xoay sở ra sao, chỉ còn cách ngày ngày ngồi
đợi ngoài cửa ngọ môn. Họ ngồi đã mỏi đít mòn trôn mà vẫn chẳng thấy thánh chỉ
hạ xuống.
Đệ nhất quân Bắc phạt của Hồng
Thiên hoàng thắng lợi. Tiếp đó Hồng sai hai chiến tướng Cát Vân Nguyên và Lý
Khai Phương điều động lộ quân thứ nhì cũng hướng bắc chinh phạt.
Đệ nhị quân này đánh thẳng một
mạch suốt An Khánh, Đông Thành, Thư Thành, những châu quận phồn hoa náo nhiệt
nhất, sau đó lại đánh luôn cả Lư Châu. Tuần phủ An Huy là Giang Trung Nguyên
chết trận tại Lư Châu. Thanh thế của đệ nhị quân cũng vang dậy trong ngoài.
Tiếp theo họ đánh chiếm Lục Hợp, Lâm Thanh, Châu Đường, Cao Châu.
Hiếu Trinh hoàng hậu một mặt
cấm chỉ mọi người không được huyên náo, một mặt cho gọi Thôi tổng quản tới. Bà
dám chắc chỉ có hắn là biết hoàng thượng nơi đâu. Bà quát bảo trói gô Thôi lại
giao cho nội vụ phủ khảo vấn:
- Trước đây, hoàng thượng xuất
cung đi chơi, là do chính mi dụ dỗ đưa ngài đi. Ngày nay cũng lại là mi chứ
chẳng phải ai khác.
Thôi tổng quản chịu không nổi
cực hình, đành phải cung khai ra hoàng thượng đang ở Thiên Phật tự. Nội vụ phủ
liền sai áp Thôi tổng quản tới chùa Thiên Phật, quả nhiên tìm thấy hoàng
thượng. Hàm Phong hoàng đế hỏi lý do tại sao thì Thôi tổng quản kể chuyện hoàng
hậu nổi giận bắt trói hắn đưa tời cho Nội vụ khảo vấn tra tấn. Hoàng đế nghe
nói vậy, biết không còn thể giữ bốn chị em nhà mụ Trúc được nữa, bèn ra mặt hồi
cung. Đồng thời truyền thả Thôi tổng quản rồi rỉ tai bảo hắn đưa bốn chị em nhà
kia ra mé sông ngoài Cấm thành ở tạm.
Hiếu Trinh hoàng hậu thấy hoàng
đế về cung bèn quỳ xuống khuyên can. Bà nói:
- Hiện nay, quân vụ biến loạn,
hoàng thượng có lo ngày đêm, còn lo chưa xuể. Thế mà tại sao còn tự ý đi tìm
vui một mình, gác hết mọi việc triều chính như vậy?
Hoàng đế nghe xong cười khì khì
đáp:
- Trẫm nhân việc nước lo phiền,
ở trong cung buồn quá, nên xuất kinh vài hôm đi săn đó thôi, nàng hoảng hốt
nóng nảy làm gì?
Nói đoạn, ngài bước ra khỏi
cung Khôn Minh về ngự thư phòng. Ngài thấy sớ tấu chất trên án thư cao như núi.
Cầm lên xem thì toàn những bản tấu cấp báo các nơi thất thủ gọi về. Ngài giật
mình vội triệu tập toàn thể vương công đại thần mở Ngự tiền hội nghị bàn tính
đến mấy canh giờ liền mới quyết định được một số việc phải làm. Ngài lập tức
truyền chỉ phái Binh bộ thượng thư Bảo Thắng đích thân chỉ huy đại quân tới
Bình Giã chống một lộ của quân tóc dài lại sai Thân vương Khoa Nhĩ Bí Mông Cổ
tên là Tăng Cách Lâm Bị thống lĩnh kỵ binh địch lại một lộ khác ở Liêu Trấn.
Cả hai người đều là chiến
tướng, vâng lệnh hoàng đế, hăng hái xuất quân. Chẳng bao lâu, Bảo Thắng quả
nhiên đánh bại quân tóc dài, lấy lại một dãy Cao Thành, Tăng vương cũng thu
phục được một dãy Phụ Thành. Tăng vương còn dùng kế sách của đạo viên Trương
Tấn Tường, phá vỡ đê sông Vận Hà để rót nước vào doanh trại quân tóc dài do
Phùng Quang Đồn chỉ huy cho chết chìm hết. Tướng Lý Khai Phương của đoàn quân
tóc dài tới đại doanh của Tăng vương đầu hàng.
Tăng vương dùng tù xa nhốt
Phương đưa về kinh. Hàm Phong hoàng đế truyền dụ đưa Phương ra trướng bên mé
tây thành chặt đầu. Từ đó, quân tóc dài lộ thứ nhất cũng như lộ nhì đều phải
trốn về Nam Kinh.
Thấy đất nước có vẻ thái bình
rồi, Hàm Phong hoàng đế lại nhớ đến những giây phút mê ly bên người đẹp. Ngài
lại ngầm gọi Thôi tổng quản tới hỏi xem bốn chị em nhà mụ Trúc có còn đó không.
Thôi tổng quản lắc đầu nói:
- Sau khi hoàng thượng bảo nô
tài đưa họ ra ở mé ngoài cấm thành thì ít lâu sau họ đều lấy chồng quan lớn làm
phu nhân cả mất rồi.
Hàm Phong hoàng đế nghe nói
đành nuốt nước miếng, than tiếc, chứ còn biết làm cách gì hơn. Thôi tổng quản
biết hoàng đế trong lòng chẳng thể nào vui được.
Cách mấy hôm, bỗng Thôi tổng
quản hí hửng chạy tới trước mặt hoàng đế, khẽ bảo ngài:
- Gần đây nô tài nghe tin ở mé
nam thành có một mỹ nhân tên gọi Băng Hoa, lại còn gọi là Cái Nam thành.
Hoàng đế nghe nói, tỏ vẻ ngạc
nhiên, liền hỏi:
- Tại sao lại gọi là Băng Hoa?
Thôi tổng quản đáp:
- Chỉ vì nàng ta sắc đẹp như
hoa mà tính lại lạnh như băng khiến chẳng ai dám đùa cợt gì. Ví thử có mấy tiên
du côn lãng tới trêu ghẹo thì thế nào cũng bị nàng mắng nhiếc đến phải bỏ đi.
Do đó, mọi người mới dành cho nàng cái tước hiệu Băng Hoa.
Hoàng đế nghe xong gật đầu, lại
hỏi:
- Tại sao lại gọi Cái Nam
thành?
Thôi tổng quản tâu tiếp:
- Đó là vì nàng đẹp quá, đẹp có
thể trùm lên trên trên hết bọn chị em suốt một dãy cửa Nam thành.
Hoàng đế nghe giải thích xong
nhảy bỗng lên, tỏ vẻ khoái chí nói:
- Đã có thứ người đẹp đến thế
thì trẫm phải đi thăm một phen mới được.
Thôi tổng quản vội ngăn lại
nói:
- Hoàng thượng nên cẩn thận!
Nàng là người đàn bà có chồng. Nhà nàng lại mở một tiệm bán hài đinh ở một
đường phố hết sức náo nhiệt, e khó có thể lọt vào tay được.
Hoàng đế nói:
- Trâm không tin, để trẫm đi
xem cái đã. Trẫm quyết làm cho Băng Hoa hoá thành Đào Hoa, khiến nàng phải vào
cung bầu bạn với trẫm vui ngày đêm mà gây khoái lạc.
Nói đoạn ngài giục Thôi tổng
quản thắng ngựa. Ngài cải trang thành một chàng công tử con nhà giàu, lẻn khỏi
cung, nhảy lên ngựa. Cùng với Thôi tổng quản, hai người một trước một sau, chạy
ra ngoài cửa Nam thành.
Ngài thấy một căn nhà nhỏ mở
tiệm bán giày đinh, trong có một gã đàn ông hói đầu, râu quai nón mọc tua tủa,
nằm bò trên mặt ghế khâu giày, mà không thấy người con gái nào cả. Hai người đi
qua đi lại trước nhà đến mấy lần, cố ý nhìn xem người đẹp đâu, nhưng tuyệt
nhiên không thấy nàng ta bước ra, Hàm Phong cụt hứng, chẳng biết làm cách nào,
đành tiu nghỉu trở về.
Qua ngày thứ hai, hai thầy trò
lại ra đi, cũng không thấy như lần trước. Nhưng lại dò la biết được gã đàn ông
hói đầu nọ chính là chồng của nàng ta.
Hoàng đế thở than thành tiếng:
- Một cành hoa đẹp như thế kia
mà đem cắm vào bãi cứt trâu!
Qua ngày thứ ba hoàng đế lại đi
lần nữa. May thay lần này ngài đã thấy được nàng, may hơn nữa là lần này không
thấy tên đàn ông nọ trong tiệm mà chỉ có một đứa gái nhỏ đầu bù tóc rối đang
ngồi bên cạnh quay hàng giặt áo mà thôi.
Hoàng đế và Thôi tổng quản nhảy
xuống ngựa, nhanh chân bước vào tiệm. Chỉ thấy bùn lầy khắp mặt đất, mùi hôi
thối xông lên mùi nồng nặc. Hoàng đế chưa bao giờ tới một nơi ô uế dơ dáy như vậy
nhưng chỉ vì gái mà đành phải bước liều vào trong.
Người con gái thấy khách hàng
vào vội bỏ cái áo đang giặt xuống, giơ hai tay nước còn nhỏ ròng ròng; một mặt
xốc cái cheo áo cao lên, một mặt bước lên nhà trên gọi người bán hàng.
Hoàng đế nhìn mặt nàng, quả
nhiên thấy da trắng như tuyết, đôi mày dài cong vút, thật chẳng khác gì một pho
tượng Phật Quan Âm. Ngắm đến tay nàng, ngài thấy nó trắng nõn lại mũm mĩm xinh
xẻo lạ thường, tuy làm lụng suốt ngày nhưng tuyệt nhiên không có một nếp nhăn
hoặc một vết sẹo nào.
Ngài lại nhìn tới thân hình
nàng. Thật là một tấm thân vừa phải, không có chỗ chê! Đứng trước pho tượng
thiên nhiên đó, vị hoàng đế phong lưu tài hoa nọ mặt thộn ra, mắt gần như không
chớp nổi.
Thôi tổng quản giả trang làm
một kẻ mua giày bước tới trả giá với nàng. Hoàng đế đứng bên cạnh tha hồ nhìn.
Ngài không cầm nổi lòng nữa, bèn lên tiếng nói nhỏ với nàng.
- Ngày hôm trước, tôi có lại
đây thăm nàng mà không gặp, vậy nàng đi đâu thế?
Người con gái hình như không
nghe thấy, cứ lẳng lãng cúi đầu lựa giày chọn dép cho Thôi tổng quản.
Hoàng đế lại hỏi tiếp:
- Người chồng đầu hói của nàng
hôm nay đi đâu?
Đến lần này thì nàng ta đã tỏ ý
giận, quay mặt đi chỗ khác, chẳng thèm để ý tới hoàng đế. Ngài đến phút này mật
xem ra đã lớn, liền thò tay qua quầy hàng nắm lấy tay nàng.
Nàng bỗng nổi giận như điên,
cầm ngay chiếc hài đinh trong tay, thẳng cánh giáng một cái vào mặt hoàng đế.
May Thôi tổng quản lẹ tay ngăn được.
Nàng ta giận càng sôi lên, cặp
chân mày dựng ngược, kêu ầm lên, cả phố nghe thấy. Dân chúng đổ xô ra đông
nghẹt, ai cũng đều mắng chửi:
- Giữa thanh thiên bạch nhật mà
dám chọc gái, thật là khốn kiếp! Bọn mình đập bỏ mẹ nó đi!
Thế rồi một kẻ nói đánh hai kẻ
nói đánh, cuối cùng cả đám đông quát rầm lên đòi đánh. Thôi tổng quản thấy câu
chuyện đâm ra gây cấn, vội tuốt kiếm trong mình ra, đứng chặn ngay trước cửa
không cho kẻ nào vào. Đám đông thấy Thôi tổng quản tuốt kiếm lại càng tức, nhất
tề quát lớn:
- Thằng khốn kiếp! Cầm đao với
tuốt kiếm, mi không còn coi phép nước luật vua ra gì nữa hả? Đánh bỏ mẹ nó đi!
- Đánh! Đánh! Anh em!
Cả một đám đông gậy gộc giơ lên
tua tủa xông tới cửa tiệm. Hoàng đế thấy nguy quá rồi, vội nhảy lên mặt quầy
hàng, vung đôi tay giật lấy giày đinh, hài đinh treo trên kệ liệng ra ngoài.
Một số bị ngài ném trúng lỗ đầu sứt tai, máu chảy lênh láng. Đám đông bên ngoài
lại càng tức. Họ lượm những chiếc hài, chiếc giày ngổn ngang dưới đất ném lại.
Hàm Phong hoàng đế hồi thiếu
thời đã có luyện qua nghề võ, biết cách tránh né nên đều thoát cả. Trong nháy
mắt căn tiệm thì thấy giày hài bay qua bay lại như bươm bướm. Thôi tổng quản
đứng chặn cửa nẫy giờ bị ném vỡ đầu, máu cũng chảy xuống xối xả. Thế này mà y
vẫn cầm kiếm đâm lia lịa.
Đám đông bên ngoài thấy lưỡi
kiếm của Thôi tổng quản quá lợi hại, người nào cũng sợ chết, không dám nhảy vào
nữa.
Giữa lúc nguy cấp quá đỗi bỗng
nghe tiếng thanh la khua vang, cả bọn la lên:
- May quá! Quan tuần hành ngự
sử đã tới!
Tiếng ồn ào bỗng im bặt. Quan
ngự sử thấy đám đông đánh nhau vỡ đầu sứt tai, máu chảy lênh láng, nào gậy nào
gộc nào dây nào nhợ vứt ngổn ngang, bèn cả giận quát lớn:
- Bắt lấy nó!
Bọn sai dịch nghe lệnh tức thì
xông vào, tính cột cổ hoàng đế. Nhưng hoàng đế ngài cứ ngồi ngất ngưởng trên
quầy hàng, chỉ nhếch mép cười.
Thôi tổng quản thấy bọn sai
dịch xông vào, bèn nhào tới trước kiệu quan ngự sử. Lúc đó ông này mới nhận ra
là viên thái giám tổng quản trong cung. Được Thôi tổng quản thì thào mấy câu,
quan ngự sử cuống quýt nhảy xuống kiệu chạy vội vào tiệm, quỳ mọp dưới chân
quầy hàng chắp tay lạy.
Đám đông dân phố thấy vậy, biết
là tai vạ tày trời đã tới, anh nào anh nấy tháo chạy tán loạn.
Hồi 116: Hồng Tú Toàn xây
cất kinh
Đô Tuần thành ngự sử
lạy xong, nhường ngay kiệu của mình để hoàng đế trở về cung, sau đó quay sang
Thôi tổng quản hỏi thăm tình hình cơ sự ra sao? Thôi tổng quản bèn đem chuyện
hoàng đế nghe tiếng Băng Hoa xinh đẹp nổi tiếng nên đích thân tới xem, rồi nói
đùa vài câu khiến nàng nổi giận hò la xóm giềng tiếp tay, gây chuyện om sòm.
Viên tuần thành ngự sử đã mười năm nay không được thăng quan, nghe Thôi tổng
quản nói liền, nghĩ tới cơ hội đã đến. Thế là y một mặt an ủ Thôi tổng quản,
một mặt vỗ ngực nói:
- Đại gia khỏi bận lòng, việc
này xin để cho hạ quan lo liệu. Hạ quan xin với đại gia là chỉ trong ba ngày
thế nào hoàng thượng cũng được như ý.
Sau đó y thấp giọng xuống thì
thầm với Thôi tổng quản:
- Đại gia về cung, xin cho hạ
quan vài ba lời khen trước mặt hoàng thượng nhé
Thôi tổng quản nghe rồi, gật
đầu bước đi. Quan tuần thành ngự sử lúc đó mới làm le, quát tháo rùm lên, hạ
lệnh bắt hai vợ chồng tên chủ tiệm giày về nha thẩm vấn.
Anh chủ tiệm giày chồng nàng
Băng Hoa vừa từ ngoài về, nghe quan tuần thành ngự sử hô lính trói mình, hoảng
hồn vía, sợ quá run lên bần bật, khóc lóc xin tha. Chỉ có người đẹp Băng Hoa là
chẳng sợ chút nào. Nàng nói:
- Đi thì đi! Bọn mình có phạm
phép nước luật vua gì đâu mà sợ.
Thế là hai vợ chồng anh hàng
giày đóng cửa tiệm lại, nhờ vả xóm giềng coi giùm, rồi theo bọn sai nha tới
dinh. Quan ngự sử chiếu lệ hỏi qua một lượt, không định tội mà cũng chẳng cho
hai vợ chồng Băng Hoa về. Lại còn cho giam mỗi người một nơi.
Giam đến ngày thứ ba, bỗng có
hai bà nọ tới lãnh Băng Hoa đem về mật thất, cho nàng tắm rửa bằng nước thơm
sạch sẽ rồi lấy cho nàng mặc một bộ đồ bằng gấm tuyệt đẹp. Băng Hoa lấy làm lạ
vội hỏi căn do thì hai bà nọ bảo:
- Hoàng thượng biết nàng là
người trinh trắng trong sạch nên bảo thưởng cho nàng một bộ đồ, tắm rửa sạch sẽ
đi rồi đưa nàng về tiệm.
Băng Hoa nghe nói mừng rỡ lắm liền trang điểm lại cẩn thận. Không ngờ trang điểm xong thì nàng trở nên một mỹ nhân vô cùng xinh đẹp, khiến ai thấy cũng phải mê. Hai bà nọ ở bên cạnh khen lấy khen để nói:
- Người đẹp như thế kia, đến
con mụ già này cũng phải mê chả trách hoàng thượng mới vừa thấy đã phải ngứa
ngáy tay chân rồi.
Câu nói đùa đó khiến Băng Hoa
mắc cỡ đỏ mặt. Nàng nói:
- Đừng có đùa nữa!
Lát sau một chiếc kiệu được đem
tới. Hai bà nọ đỡ nàng lên kiệu, bỏ bức màn xuống, bốn bên đều có lụa che phủ
kín mít, ngồi bên trong nhìn ra chẳng thấy được gì.
Đoàn phu kiệu chạy một lúc lâu
mới đỗ lại. Hai bà nọ liền bước lại tháo bức màn che, đỡ nàng xuống đất. Băng
Hoa đưa mắt nhìn quanh, chỉ toàn thấy bọn đàn bà mặc Kỳ trang (ăn mặc quần áo
kiểu Mãn Châu), tô điểm xanh đỏ cùng mình, cô nào cô nấy, bà nào bà nấy chỉ đều
trố mắt nhìn mình như để lường phỏng điều gì, âm thầm lặng lẽ, chẳng nói một
câu nào.
Nàng lại nhìn về phía trước,
thấy ngôi nhà rộng lớn lắm, suốt một dãy tường vàng chói có một dãy hành lang
dài. Về mặt chính bắc có một toà cung điện đồ sộ huy hoàng hết chỗ nói.
Băng Hoa lòng đầy hoài nghi,
vội hỏi:
- Nơi này là nơi nào vậy? Bà đã
bảo là cho tôi về tiệm tại sao lại đưa tới chốn này?
Hai bà nọ nghe nàng nói bèn
đáp:
- Nàng đừng sợ! Đây là nơi cung
cấm đó. Hoàng hậu nghe tiếng nàng đẹp nên cho đưa vào cung để gặp một chút cho
biết đẹp đến thế nào, xong tức khắc đưa, nàng về tiệm ngay.
Băng Hoa nghe đoạn làm thinh
chẳng biết nói gì hơn.
Hai bà nọ đỡ nàng theo đường
sỏi đi vào nhà. Nàng chỉ thấy phía trong màn gấm treo đầy trên cửa sổ sơn quét
toàn một màu hồng. Bàn ghế trong nhà đều một màu đỏ như son. Trên giường căng
màn bằng the màu quý, lót bằng nệm gấm hoa năm sắc, có bức bình phong vẽ những
người đàn bà ăn mặc hết sức đẹp đẽ.
Hai bà nọ đưa nàng tới ngồi vào
một ghế to và êm ái trước gương Sau đó, có hai cung nữ bưng trà lên cho nàng
uống.
Băng Hoa đến lúc này mới biết
mình đã bị hai bà nọ lừa vào cung để làm phi tử. Nàng đứng phắt dậy nói:
- Tôi đi về đây.
Bọn cung nữ hai bên bước tới
ngăn lại. Sau đó, Hàm Phong hoàng đế tử phía trong bước ra, đi thẳng tới trước
mặt nàng, cầm lấy tay, miệng luôn luôn gọi:
- Mỹ nhân! Mỹ nhân đừng buồn
lòng nhé.
Băng Hoa tự biết mình đã lọt
vào cạm bẫy của họ, bèn nhè lúc mọi người không đề phòng, xông tới cây cột lớn,
húc mạnh vào, máu tươi chảy ra lênh láng.
Hàm Phong hoàng đế thấy vậy nói
hai tiếng "Đáng thương, đáng thương!" luôn miệng, rồi rút lui khỏi
căn phòng. Ngài còn dặn mấy mụ quản sự chịu khó săn sóc dưỡng thương cho nàng,
ít hôm sau ngài sẽ tới thăm.
Băng Hoa lúc đó mê man bất
tỉnh. Bọn cung nữ vực nàng lên giường băng bó vết thương, và đứng quanh giường
chầu chực chờ đợi. Một lát sau, Băng Hoa tỉnh lại. Mụ quản sự ngồi cạnh khuyên
giải. Mụ bảo nàng:
- Trời cho nàng sắc đẹp nhường
ấy, thì phải lấy một người chồng giàu sang phú quý, hưởng một cuộc đời giàu
sang vinh hiển, có thế mới không hổ mình là phận gái má đào. Được thánh thiên
tử ngài đa tình đưa nàng vào cung, trăm chiều cưng quý lại sợ nàng giận tức nên
không dám gần gũi. Nàng được hưởng đủ mùi phú quý vinh hoa, sủng ái hết mức,
thử hỏi liệu nàng có sung sướng hơn cái lúc mà nàng còn ở trong tiệm giày, đói
rách khổ sở không?
Những lời khuyên giải này, lúc
đầu, Băng Hoa chẳng thèm để ý tới, nhưng lâu về sau cũng thấy có vẻ hợp tình
hợp lý.
Thế là nàng đã quyết định và
bảo mụ quản gia yêu cầu cho gặp lại người chồng cũ một lần để xem anh ta có cho
đi lấy vợ khác hay không, nếu không thì thà chết chứ nhất định không chịu
thất tiết.
Mụ quản gia đem lời Băng Hoa
tâu lại với Hàm Phong hoàng đế. Ngài bằng lòng cho vào cung gặp mặt vợ. Lúc đó,
anh chồng hói đầu của Băng Hoa đã được vào làm thị vệ quan (quan hầu) trong
Loan nghi vệ. Khi gặp nhau, Băng Hoa thấy chồng mình mũ áo đàng hoàng, ăn mặc
oai vệ, thì chi còn biết khóc lóc thương xót cho cả hai. Nhưng anh chồng hói
đầu của nàng lại bảo nàng:
- Duyên số vợ chồng ta đến đây
hết rồi. Nàng ở trong cung nên hầu hạ hoàng thượng cho chu đáo.
Băng Hoa nghe xong, thở dài
nói:
- Vậy thì chàng cũng nên cố
gắng làm quan cho chu đáo!
Thế rồi một đêm êm đềm lặng lẽ,
hoàng đế tới cung lâm hạnh với người đẹp Băng Hoa, qua ngày sau, người ta đã
thấy Băng Hoa được phong làm quý nhân.
Hàm Phong hoàng đế bị Băng Hoa
làm cho mê tơi, liền mười mấy ngày chẳng thèm hỏi tới triều chính. Bên ngoài,
văn thư khẩn cấp bay như bươm bướm, chất đống cao như núi.
Lại nói Thái Bình Thiên quốc
hồi đó đã đóng đô tại Nam Kinh chiếm được tới tám tỉnh. Trong triều Thanh văn
võ đại thần anh nào anh nấy mật teo lại hết, chẳng có chủ kiến gì.
Hiếu Trinh hoàng hậu cũng vô
phương, chỉ còn cách chạy tới tam cung của hoàng đế, quỳ bên phía ngoài đọc "Tổ huấn".
Hoàng đế thấy vậy không còn
cách nào nằm liều được nữa, đành phải nhỏm dậy trở về xem xét mọi việc triều
đình qua quýt cho xong. Rồi chớp mắt ngài lại đã chui tuột vào cái tổ ấm của
Băng Hoa mặc cho bọn đại thần khuyên can, chẳng thèm để ý tới.
Trong khi đó ở miền nam, Thái
Bình Thiên quốc càng ngày càng mạnh. Hồng Thiên hoàng lại bỏ ra sáu trăm vạn
lạng bạc, xây cất một toà cung điện hết sức rộng lớn ở Nam Kinh.
Trung vương Lý Tư Thành cùng
Hồng Thiên hoàng đích thân đề mấy câu đối, chữ viết dõng dạc đàng hoàng lắm.
Một câu viết như vầy:
"Duy hoàng đại đức viết
sinh, dụng Hạ biến Di, đãi kha Âu Mỹ Phi Úc tứ châu nhân, quy ngã bản đồ nhất
nãi thống"
(tạm dịch: chỉ có Hoàng đại đức
sinh, dùng Hạ mà biến Di, đợi khi đuổi hết bọn người Âu Mỹ Phi Úc bốn châu để
thống nhất bản đồ về một mối).
"Từ văn chỉ qua vi võ, bát
loạn phản chính tận diệt Lam, Bạch, Hồng, Hoàng, Bát Kỳ tịch, hết chư phiên
phục thiên tư niên"
(Hãy lấy văn mà làm võ, dẹp
loạn đem lại điều ngay, diệt hết xanh, trắng hồng vàng tám loại cờ, bắt bọn
phiên bang hải khuất phục ngàn năm).
Câu đối thứ nhì viết như vầy:
"Tiên chúa bản nhân từ hậu
tứ lục lại tham quan, đoạn tốn lục thật vương thống tự.
Mao cung thực tâm đức, trượng
nhi mưu thần chiên tướng trùng tâm thập bát tỉnh giang san".
(Tạm dịch: Tiên chúa vốn nhân
từ, giận bọn tham quan ô lại làm đứt dòng nối của sáu mươi bảy vua. Mao cung
thật đức độ cậy nhờ các mưu thần chiến tướng, đổi mới non sông mười tám tỉnh) .
Câu thứ ba là:
"Độc thủ kình thiên, trung
chính Đại Minh tân khí tượng.
Đan tâm báo quốc, tảo trừ dị
tộc cựu y quan".
(Một tay chống trời sửa lại cho
nhà Đại Minh, có một bộ mặt mới. Lòng son đền nợ nước, quét hết những đồ quần
áo cũ của bọn khác họ), (Khác họ đây chỉ nhà Mãn Thanh) .
Câu thứ tư:
"Hổ Bí tam thiên, trực tảo
U, Yên chi địa. Long phi cứu ngũ, trùng khai Nghiêu, Thuấn chi thiên"
(Với ba ngàn quân Hổ Bí, ta
đánh thắng tới đất U, Yên.
Số năm, chín rồng bay ta lại mở
cõi trời Nghiêu, Thuấn) .
Trong phòng ngủ, Hồng thiên
vương cũng có một đôi câu đối như sau:
"Mã thượng đắc chi, mã
thượng trị chi! Tạo ức vạn niên Thái Bình Thiên Quốc ư cung đao phong trích chi
gian, tư thành kiến dã.
Đông diện nhi chinh, Nam diện
nhi chinh, cứu trấp nhất tỉnh vô tội thần dân như thuỷ hoả đảo huyền chi hội,
thi vị nhân nhân"
(Cưỡi trên ngựa mà được, ngồi
trên ngựa mà cai trị, tạo lập nước Thái Bình Thiên Quốc lâu đài ức vạn nằm giữa
chôn cung đao mũi lưỡi, ấy thực là người giỏi đó.
Quay mặt về phương đông mà
đánh, quay mặt về phương nam mà đánh, cứu giúp hai mươi mốt tỉnh dân vô tội
thoát vòng nước lửa bỏng sôi, đó chính là người nhân vậy) .
Bắt chước Hồng Thiên vương, bọn
chư vương cũng cho xây cất vương phủ. Ngoài vương phủ có hai cửa viên môn, ba
cổng đại môn, cao đến vài trượng. Trên bức tường xây cửa đều có vẽ long vẽ hổ
đủ năm mầu sắc. Bước qua cổng phủ, vào trong thấy ngay một con đường chạy chính
giữa. Giữa con đường đó, có xây một cái đài cao hai bên treo chừng mấy chục cái
thanh la để môi khi bên ngoài có chuyện gì xảy ra, thì đánh thanh la báo hiệu.
Bên trong phủ, cấm không cho một người đàn ông nào vào.
Cửa cung của Thiên hoàng, trên
cổng cao treo một tấm biển đề Vinh
Quang môn, cổng thứ nhì treo một tấm biển đề Thánh Thiên môn. Hai bên là hai
hàng dậu gỗ sơn son, trên mặt những hàng dậu này có rất nhiều tấm biển đều ghi
những câu tán tụng Thiên hoàng của kẻ bề tôi bên dưới. Hai bên trái phải còn có
hai ngôi đình lợp ngói bằng pha lê.
Đi dần vào cửa thứ nhì, hai bên
có cất đến mấy chục gian triều phòng. Về phía tây triều phòng, xây một cái
giếng đá hoa năm màu. Trên những viên đá hoa này, có chạm khắc hai con rồng hết
sức tinh xảo. Trước điện, là một cái nhà bia, cột thì bằng vàng mà tường thì
sơn son, nào rồng bay, nào phượng múa, rất là hoa lệ. Trên vách bốn mặt điện,
vẽ đủ bốn loại thú: rồng, cọp, voi, sư tử.
Về phía đông chính điện, có một
dải tường bao quanh. Phía trong tường là một cái hồ vuông, đáy lát đá xanh, rất
là trong sạch. Trên hồ, có một chiếc thuyền bằng đá dài hơn mười trượng. Thiên
hoàng thường ngồi trong chiếc thuyền đá này mở tiệc thết rượu.
Hồng Thiên hoàng rất cưng chiều
tiểu Thiên hoàng, cho nên đặc ý làm cho một toà phủ đệ gọi là Tiểu Thiên hoàng
phủ ở chân núi Chung Sơn. Trong phủ, có cây cao suối mát, lâu đài khúc chiết
mười phần u nhã. Tiểu Thiên hoàng này cũng là một người hiếu sắc, cho nên người
làm trong phủ toàn là một bọn nữ quan. Bọn nữ quan này người nào cũng đều mặt
hoa da phấn, da ngà tay ngọc. Tiểu Thiên hoàng suốt ngày cùng bọn nữ quan đùa
giỡn, những chuyện phong lưu tình tứ đều giở ra cho kỳ hết.
Nói đến bọn nữ quan của triều
Thái Bình thì thật nhiều điều đáng chú ý. Mũ áo của họ khác hẳn mũ áo của bọn
nam quan. Người nữ quan cao cấp nhất mặc áo long bào bằng đoạn vàng. Cấp thứ
nhì mặc áo màu tía và màu hồng. Còn mặc màu xanh, màu lam, màu đen, là bọn cấp
dưới nữa.
Trên chiếc mũ, người ta có thể
phân biệt ba loại quan như sau: Ba cấp vương thì dùng mũ bằng đoạn màu vàng. Từ
cửu phẩm trở lên thì dùng mũ sa; cửu phẩm và hương quan thì dùng khăn chít đầu
bằng đoạn.
Còn áo thi nữ quan tất cả đều
có thêm một miếng hậu bối (miếng vái khâu ở sau lưng áo để che lưng). Búi tóc
thiên đội chiếc mũ nhỏ bằng nóc có giải buông xuống lòng thòng.
Thiên hoàng định phẩm cấp cho
nữ quan nhấn mạnh vào kiểu quần hàng. Đệ nhất đẳng tên gọi là Phùng thường,
quần may loại ống rộng… Đệ nhị đẳng tên gọi Nữa thường (quần móc). Đô là loại
quần không dùng chỉ khâu mà dùng móc, móc chéo lại, để cho dễ cởi. Đệ tam đẳng
tên gọi Khai thường, tức là loại quần mở. Đệ tứ đẳng tên gọi Tán thường, đó là
loại không mặc quần có ống mà mặc váy vây quanh lại. Đệ ngũ đẳng tên gọi Tán
bào, đó là loại không mặc quần mà cũng chẳng mặc váy phần dưới thân để truồng
chỉ mặc áo một cái áo bào dài che. Ngoài ra còn có một loại nữ tên gọi Già
toái. Đó là loại mà bọn nữ quan thường dùng vào mùa hè để cho mát. Già toái chỉ
có ba miếng vải che lấy hông, một miếng che phía sau, còn hai miếng che hai bên
đùi.
Thiên hoàng định chế phục như
trên cho nữ quan, nguyên có một dụng ý. Đã làm nữ quan thì không thể tránh khỏi
chuyện dâm loạn. Tiểu Thiên hoàng tỏ ra ác đến quả cỡ. Hắn dâm ô với đám nữ
quan trong phủ mình thì khỏi cần nói, nhưng ông còn khoái cưỡng chiếm cả những
cô gái mới choai choai hoặc còn nhỏ tuổi.
Nhiều lúc Hồng Thiên hoàng thấy
rõ con trai tỏ tình thân ái với phi tần của ông, cũng chẳng nói gì. Từ đó, tiểu
Thiên hoàng càng lớn mật hơn. Hắn tư tình luôn cả Hồng phi và Nghi phi vốn là
hai nàng phi cưng quý nhất của Thiên hoàng.
Nhưng cả hai nàng đều biết Hồng
Thiên hoàng yêu quý cậu con trai cho nên đều không dám tới mách mà chỉ còn có
cách im lặng chịu đựng và lại đâm ra ganh ghét nhau mà thôi.
Hồng phi người Dương Châu,
tướng mạo tuy tầm thường nhưng được cái tuyệt khéo. Tính tình nàng lại tao nhã,
điềm đạm. Chỉ cần cặp mắt sắc như dao, long lanh như giọt nước, liếc một cái là
đủ để cho hồn phách đám đàn ông lên mây rồi. Nàng chỉ thích cười, khi cười nàng
đẹp tuyệt trần! Do đó, Hồng thiên hoàng hết sức sủng ái. Và cũng ỷ vào đó nàng
khinh thường cả Nghi phi.
Nghi phi người Quan Đông, vốn
con nhà gia thế. Nàng đẹp tuyệt, da trắng mặt hoa, tính tình hoà nhã thuận
thảo, người lại trẻ măng. Đối với nàng, Hồng Thiên hoàng đã có bao năm ân tình
đằm thắm. Ngài thường đến cung nàng ăn ở luôn tại đấy.
Cái gay cấn là cả hai nàng phi
này đều yêu tiểu Thiên hoàng cả. Vì một khoá đôi rương, hai cô đâm ra ghen
nhau, ghen đến độ không thể dung nhau được nữa.
Ai ngờ trong cung của Nghi phi
lại chứa chấp một chàng trai trẻ đẹp. Anh chàng trai trẻ này vốn là con trai
của một gia đình nghèo khổ tại Nam Kinh, mặt mũi trắng trẻo xinh đẹp. Hôm Nghi
phi vào thành Nam Kinh để hầu hạ Hồng Thiên hoàng thì anh chàng trai này đứng
bên lề đường thơ thẩn nhìn người qua kẻ lại. Nghi phi ngồi trong xe trông thấy
bất giác lòng xuân xúc động. Khi vào cung rồi, nàng bèn cho người lẻn ra phố
đưa anh chàng trai nọ vào cung, để đêm ngày tư tình qua mặt Hồng Thiên hoàng.
Về sau Nghi phi lại có thêm
tiểu Thiên hoàng, thành thử một mình nàng bao cả hai chàng, trong lòng vô cùng
sung sướng. Tiếc thay việc tốt nhiều khi hư, lương duyên trời ghen.
Một hôm, giữa lúc Nghi phi đang
hú hí tình tự giữa ban ngày ban mặt thì Hồng phi bước vào khám phá ra chuyện bí
mật khiến Nghi phi hoảng hồn bạt vía, run lên cầm cập mà Hồng phi cũng mắc cỡ
đến đỏ mặt tía tai.
Anh chàng trai nọ chẳng còn
cách gì hơn là quỳ xuống chân Hồng phi, dập đầu xin tha. Hồng phi để ý nhìn
thấy quả là một chàng trai trẻ trung đẹp đẽ hết sức gợi tình. Đến lúc này,
chính nàng cũng không cầm nổi lòng dục nữa, bỗng che mặt phì cười, quay đầu đi
khẽ nói:
- Làm thế thì mắc cỡ chết!
Nghi phi đứng cạnh thấy rõ nỗi
niềm tâm sự của Hồng phi, vội bảo chàng trai nọ.
- Ngươi ở đây hầu phi tử nhé!
Ta đi một lát sẽ lại.
Nói đoạn Nghi phi vội quay đi,
bước luôn ra ngoài. Thế là bên trong, Hồng phi cùng anh chàng trai nọ hoàn
thành ngay hảo sự. Và từ đó về sau, Hồng phi cũng thường lưu anh chàng trai nọ
trong cung mình, nhiều lần có ý như không muốn cho về với Nghi phi nữa.
Riêng anh chàng trai nọ cảm
thấy Hồng phi có vẻ phong tao phóng đãng hơn Nghi phi nhiều, nên cũng say mê.
Nghi phi thấy mất cục cưng, tức giận bèn dùng kế "mượn đao giết người"
để trả hận.
Hồi đó cả hai cha con Thiên
hoàng cũng đều say mê Hồng phi. Biết thế Nghi phi bèn dò la lúc Hồng phi đang
cùng chàng trai nọ ân ái trên Dương đài liền lẻn tới mách tiểu Thiên hoàng.
Tiểu Thiên hoàng biết chuyện,
cơn giận nổi lên như sấm sét, tức thì chạy tới cửa phòng của Hồng phi nghe
ngóng, quả nhiên bắt gặp gian phu dâm phụ đang vào lúc mê đắm nhất.
Tiểu Thiên hoàng đích tai nghe
gõ, lòng ghen thật khủng khiếp, đang tính xông vào. Chợt nhớ mình cũng chẳng
đàng hoàng ngay thẳng gì, tất hơn là đi báo phụ hoàng mới giải quyết được việc
này. Nghĩ vậy, liền quay lui, và tới cung vua cha.
Hồng thiên hoàng lúc đó đang
ngồi tựa thành giường xem bọn thị vệ và nữ quan chơi trò đuổi bắt ú tim, thoạt
nghe lời cáo mật của cậu trai cưng, tức đến hộc máu ra, bao nhiêu râu tóc dựng
ngược lên cả. Thế là ngài nhảy chồm lên như cái lò xo, mang theo một tốp thị
vệ, chạy tới cung Hồng phi giữa lúc nàng đang còn loã lồ thân thể, tóc tai rũ
rượi, chưa kịp trang điểm lại sau một cơn mưa gió nặng nề.
Bọn thị vệ áp điệu Hồng phi
cùng cả anh chàng trai nọ ra ngoài. Hồng thiên hoàng chẳng thèm tra hỏi gì nữa,
hạ lệnh chém ngay tức khắc tại cửa cung.
Lúc sắp chết, Hồng phi kêu oan,
bảo nàng trúng kế của Nghi phi chứ thực ra anh chàng trai nọ vốn do Nghi phi
đưa vào cung.
Hồng Thiên hoàng nghe nói vậy,
nhưng không tin, vẫn hạ lệnh chém ngay cặp gian phu dâm phụ này.
Sau khi giết chết Hồng phi, Hồng
Thiện hoàng lập tức truyền dụ cho các tướng lãnh tìm cách dâng hiến mỹ nhân lên
cho ngài.
Hồi đó dưới trướng của quan hưu
đô đốc, có một vị tướng quân họ Phàn tìm được một cô nàng xinh đẹp tuyệt trần ở
Tô Châu, tên gọi Minh Cô. Nàng vốn là một tiểu thư con nhà gia thế, có học
thức, lại biết cả đao kiếm. Lúc đoàn quân tóc dài của Thái Bình Thiên Quốc tới
Tô Châu thì Minh Cô chạy theo cha mẹ trốn về thôn quê. Nàng bị quân lính bắt,
cha mẹ lại sắp bị chém. Nàng vội xông tới ngăn cản. Bọn quân lính thấy nàng
xinh đẹp nên tha cho cha mẹ nàng. Chúng đem nàng vào trại, tính làm việc phi
lễ, Minh Cô bèn bảo chúng:
- Bọn bay nếu hãm hiếp ta thì
ta chỉ còn có một chết, chi bằng đưa ta tới gặp chủ tướng của bọn bay, ông ta
thấy ta đẹp yêu quý ta, có phải bọn bay được một món tiền thưởng hay không?
Bọn lính nghe nàng nói có lý,
đưa nàng lên dâng cho viên tướng của mình. Phàn tướng quân thấy Minh Cô sắc
nước hương trời, bèn thưởng bọn lính năm trăm lạng bạc, giữ nàng lại trong
trướng. Đến đêm Phàn tướng quân mò vào, mong được sung sướng với người đẹp.
Nhưng Minh Cô lại đem cái lối nói với bọn lính nói với tướng quân họ Phàn
khuyên ông đưa nàng lên dâng cho Hồng Thiên hoàng sẽ được quan cao lộc hậu.
Câu của Minh Cô nói ra đúng lúc
Hồng Thiên hoàng có dụ truyền các tướng lãnh tìm kiếm người đẹp cho ngài. Bởi
thế Phàn tướng quân nghe qua tỉnh ngộ, liền đích thân đưa Minh Cô tới Thiên
kinh.
Hồng Thiên hoàng nhìn thấy Minh
Cô sung sướng tưởng đến phát điên, ngài truyền dụ thưởng Phàn tướng quân mười
vạn lạng bạc.
Minh Cô đẹp tuyệt, da trắng mặt
hoa, thân hình óng ả. Ngay đêm đầu lâm hạnh. Hồng Thiên hoàng thấy nàng vẫn còn
là một xử nữ trinh trắng nên cưng quý lắm. Ngài phong nàng làm Minh phi, bổ
khuyết vào chỗ trống của Hồng phi.
Hồng Thiên hoàng ở lỳ trong cung Minh phi luôn một tháng, thực là ngồi cùng ngồi, đi cùng đi, mười phần yêu quý. Minh phi nhân dịp đó, bèn xin Hồng Thiên hoàng cho đưa cha mẹ nàng vào cung để được gặp mặt. Hồng Thiên hoàng ưng thuận ngay.
Minh phi gặp cha mẹ, không khỏi
bi thương, khóc rống lên. Thấy chung quanh chẳng có ai nàng bèn thổ lộ tâm sự
mình với cha mẹ là có ý định hạ thủ Hồng Thiên hoàng, và như thế tánh mạng nàng
e cũng khó toàn. Hai mẹ con ôm lấy nhau khóc lóc thê thảm.
Minh phi xin Hồng Thiên hoàng
cấp cho cha mẹ nàng một cây cờ vàng nhỏ. Nhờ cây cờ này, cha mẹ nàng mang theo
trong người thì bất cứ đi tới đâu trong nước Thái Bình Thiên Quốc đều được cả.
Minh phi dặn nhỏ khuyên cha mẹ nên trốn lên phương Bắc trước đi, để khi câu
chuyện ám sát của nàng chẳng may bị đổ bể thì cũng không có hại gì cho cha mẹ.
Sau đó, nàng tiễn chân cha mẹ ra khỏi cung.
Minh phi đặt một bữa tiệc ngay
trong phòng ngủ của mình rồi mời Thiên hoàng tới, chính nàng hầu rượu cho Hồng.
Giữa tiệc rượu nàng nói cười luôn miệng, làm duyên làm đẹp khiến Thiên hoàng
uống hết chén này tới chén khác. Minh phi thấy đã đến lúc hành động bèn dặn bảo
bọn cung nữ dọn dẹp tiệc rượu, đích thân đỡ Hồng lên giường rồi tự mình cũng
thay đồ ngủ, cởi bỏ hết đồ trang sức.
Sau khi bọn cung nữ dọn dẹp
xong, Minh phi bèn khoá chặt cửa phòng lại. Trên giường Thiên hoàng đã ngủ say,
thở phì phò. Căn phòng im lặng như tờ. Mình phi rón rén bước tới bên tường, rút
thanh bảo kiếm, lăm lăm cầm trong tay.
Nàng bước lại gần giường, thò
đầu vào mùng xem thì quái lạ thay, chiếc giường không có ai nằm cả. Thiên hoàng
biến mất lúc nào rồi! Giữa lúc Minh phi đang ngạc nhiên thì nàng không ngờ
Thiên hoàng đã ở đằng sau mình từ lúc nào, mặt hầm hầm nổi giận. Thì ra hôm đó,
Minh phi mời Thiên hoàng uống rượu đã khiến ngài có ý nghi ngờ. Một điều khiến
ngài nghi thêm là xưa nay Minh phi không bao giờ uống rượu mà nay bỗng nhiên
lại uống. Do đó, ngài giả đò say, đi ngủ trước trên giường lẳng lặng chờ xem
động tĩnh của Minh phi.
Thiên hoàng thấy Minh phi đóng
cửa phòng, tới cạnh tường lấy cây kiếm, biết ngay nàng có ý không lành. Ngài
bèn lẻn ra sau giường bò xuống đất, đến đằng sau nàng. Đợi khi Minh phi cầm
thanh bảo kiếm tới cạnh giường, Thiên hoàng mới tuốt cây bội đao cầm chặt trong
tay, chờ phút hạ thủ. Ngài giận lắm nên khi Minh phi vừa quay đầu lại, ngài
không một hai gì hết, múa cây bội đao một vòng, chém bay đầu Minh phi.
Sau đó, ngài lắc liên hồi cái
chuông nhỏ, truyền gọi cung nữ lượm đầu của Minh phi đem ra treo ngoài cửa cung
làm hiệu lệnh. Chỉ trong giây lát, tin Minh phi mưu sát Thiên hoàng truyền đi
khắp cung nội, các bà hoàng hậu, phi tần vội vàng tới thỉnh an.
Thiên hoàng sau khi giết Minh
phi, tự thấy mình như được trời phù hộ, lấy làm sung sướng lắm, ngài truyền
lệnh trong cung ngay đêm đó bày tiệc ăn mừng, nốc một lúc hàng mấy bát rượu
lớn. Lúc đó, ngồi bên cạnh Thiên hoàng nào là hoàng hậu, nào là phi tần đủ khắp
tam cung lục viện, mùi hương phấn thơm ngát, tiếng thỏ thẻ như chim hót líu lo.
Lòng cao hứng nổi dậy, Thiên hoàng ôm bên này bế bên kia, kiếm vui tìm khoái đủ
kiểu. Đến lúc cao hứng, ngài liền gọi luôn một lúc mười bà phi vào tẩm cung lâm
hạnh. Ngài không quên, truyền gọi thêm mười bà phi khác vào theo để
"thưởng xuân", đứng bên vỗ tay hoan hô trợ hứng.
Hồng Thiên hoàng ngày ngày cùng
với bọn phi tần, nữ quan mua vui hưởng lạc, một mình ngài đảm đương cả chục cô
mà sức vẫn thừa.
Các vị vương gia trong triều
đình của Thái Bình Thiên Quốc không những hiếu sắc mà còn ham cả trai nữa.
Trong mỗi vương phủ đều có nuôi năm, ba tên trai trẻ xinh đẹp bảnh bao. Còn
cung Thiên hoàng có hơn hai chục tên. Những tên trai trẻ này đều đánh phấn, kẻ
lông mày, ăn mặc hết sức diêm dúa, trông qua không thể biết đó là trai.
Hồng Thiên hoàng lại nghe lời
Hà Y Chính mỗi ngày nuốt một viên trân châu, một miếng bạch ngọc để điều dưỡng
thân thể. Gã thầy lang còn đưa ra một phương pháp nấu châu, ninh ngọc như sau:
viên trân châu cần tròn trịa tinh vi không một chút tì vết, nhét vào trong
miếng đậu hũ, đem đun cách thuỷ độ nửa ngày. Khi lấy miếng đậu hũ ra, thì viên
trân châu nở to ra đến ba, bốn lần cũng trắng bóc như miếng đậu hũ.
Nếu viên trân châu có tì vết,
không được tròn trịa tinh vi thì có nấu đến cả ngày cũng không thể hoá được, cứ
trơ trơ ra đó. Trân châu nấu kiểu đó, cứ bỏ vào miệng là chạy tuốt ngay xuống
dạ dày, tan biến đi luôn.
Còn phép ninh ngọc thì như sau:
Lấy loại bạch ngọc thượng hảo hạng đem ninh chung với gốc cây địa du thụ. Ninh
liên tục hai mươi bốn giờ, không cho bốc hơi ra ngoài, bạch ngọc nát ra là ăn
được. Lúc ăn, cần cho đương, rất dễ nuốt. Nước ngọc ninh này đóng cục lại như
băng. Nếu dùng ngọc có tì vết hoặc thứ ngọc hạng bét thì ninh hoài cũng cứ trơ
ra, chẳng thể chín được.
Trong nhà bếp của Thiên hoàng,
có bốn chú hoả đầu quân chuyên việc nấu châu, ninh ngọc.
Các chú này đều là bọn con buôn
châu ngọc, hiểu rõ việc chọn lựa châu ngọc thật, giả, tất, xấu. Chỉ vì Thiên
hoàng cần ăn châu ngọc nên nhà bếp mỗi tháng phải tăng thêm tiền chợ lên đến
hơn mười vạn lạng bạc nữa.
Nói đến việc ăn uống của Hồng
Thiên hoàng, ai nghe cũng phát hoảng. Một bữa ăn của ngài, trừ mười sáu món phụ
ra, còn hai mươi bốn món chính, gọi là hai mươi bốn món "Sinh".
Đó là sáu giống chim, sáu giống
thú, sáu giống cá, sáu giống sò hến. Giống chim ngài khoái ăn nhất là bồ câu,
sẻ, trĩ và ưng (ó), nhất quyết không ăn gà, vịt. Giống thú thì ngài thích nhất
bò, dê, mang và thỏ, không ăn heo. Giống cá thì ngài mê nhất là cá chép, cá
trôi, cá diếc, cá hoàng. Ngoài ra ngài không bao giờ chê tôm, ba ba, rùa, sò
huyết. Những món này phải thay đổi luôn luôn, không được dâng mãi một thứ.
Tính ra cứ mỗi một bữa cơm của
Thiên hoàng ít ra cũng phải tốn đến ngàn lạng bạc.
Nấu nướng bất luận cách nào đều
phải cả con. Lớn như bò, dê cũng phải để cả con trên mâm, bày trên chiếu, trông
thật kỳ cục, tức cười. Các món chim, trông y như chúng còn sống. Mãi đến khi hạ
đũa thì lúc đó bọn nữ quan mới giúp ngài nhổ hết những cái lông đó.
Tính tình của Thiên hoàng vốn
mừng giận thất thường. Giữa lúc đang ăn uống vui cười, chỉ cần một chuyện nhỏ
chẳng được như ý là ngài trút hết cả con giận lên đầu mấy tên thị vệ hầu cận. Ngài
quát một tiếng "dùng hình" tức thì hình quan phải tóm ngay cổ tên thị
vệ bị hình phạt đem đi.
Trong cung Thái Bình Thiên Quốc
có một loại cực hình tên gọi Điểm
thiên đăng (đốt đèn trời).
Cách trừng phạt như sau: lột hết quần dưới áo trên của kẻ bị hình phạt, lấy
giấy hoa gấm quấn suốt từ đầu tới chân rồi đem tẩm dầu vừng, bên ngoài còn bó
nhựa thông sáp trắng, chẳng khác chi một cây đèn cầy cao lớn.
Khi đem đốt cây đèn người ấy
thì phải cắm lộn đầu xuống đất rồi mới châm lửa vào chân. Lúc đầu, kẻ chịu hình
còn kêu la được, tiếng thê thảm như quỷ gọi ma hú. Lúc cháy tới đùi thì tiếng
kêu càng lúc càng nhỏ, cháy tới bụng dưới thì chỉ nghe thét lên một tiếng lớn.
Và đến khi cháy tới ngực thì không còn thấy rên ri gì nữa…
Băng Hoa nghe nói mừng rỡ lắm liền trang điểm lại cẩn thận. Không ngờ trang điểm xong thì nàng trở nên một mỹ nhân vô cùng xinh đẹp, khiến ai thấy cũng phải mê. Hai bà nọ ở bên cạnh khen lấy khen để nói:
Hồng Thiên hoàng ở lỳ trong cung Minh phi luôn một tháng, thực là ngồi cùng ngồi, đi cùng đi, mười phần yêu quý. Minh phi nhân dịp đó, bèn xin Hồng Thiên hoàng cho đưa cha mẹ nàng vào cung để được gặp mặt. Hồng Thiên hoàng ưng thuận ngay.
Hồi 117: Tìm hoa bẻ nhụy
Hồi này, bọn quân tóc
dài của Thái Bình Thiên quốc ở miền Nam một ngày một mạnh, Hàm Phong hoàng đế ở
trong cung mỗi ngày nhận được không biết bao nhiêu tin chiến bại đâm ra chán
nản, không thiết gì triều chính, ngay cả văn thư cũng chẳng thèm xem nữa. Chán
nản với thời thế, ngài quay vào cung cấm vùi đầu trong váy lụa, úp mặt trên
ngực gợi tình của bọn phi tần, mỹ nữ.
Ngài lại mới được Băng Hoa sắc
nước hương trời, mười ngày thì tám ngày ngài nằm tại cung của nàng. Có khi ngài
ôm nàng ngủ ngay cả lúc ban ngày, lại còn sai thái giám gọi đám cung nữ tới
trước long sàng chơi trò ú tim đuổi bắt cho ngài cười và người đẹp vui lòng.
Một hôm, có một nàng phi tên
gọi Chương Giai, trước đó cũng được hoàng đế hết sức sủng ái, nhưng từ khi có
người đẹp Băng Hoa thì lập tức bị bỏ rơi, bèn không giấu được những lòi trách
móc của mình đối với hoàng đế. Một con cung nữ mỏng môi nào đó lập tức chạy lên
tâu hót với hoàng đế. Chương Giai bị triệu vào ngay.
Nàng Chương Giai được lệnh
truyền, tưởng hoàng đế triệu tới lâm hạnh, nên tô điểm hết sức diêm dúa trước
khi đến bệ kiến. Hoàng đế mặt vẫn thản nhiên, khi cười lúc nói như thường, lại
còn thưởng cho nàng luôn ba ly rượu. Chương Giai vốn không biết uống rượu,
nhưng đâu dám trái lệnh, đành uống luôn một hơi cạn hết cả ba ly. Rượu vừa uống
xuống tới bụng, bỗng nàng thấy người nóng bừng, mặt đỏ lên như gấc chín, mắt
hoa đổ hào quang, tim đập thình thình…
Nàng Chương Giai bình nhật rất
thích đánh đu tiên. Hàm Phong hoàng đế bảo nàng:
- Nàng đánh đu tiên đẹp nhất,
trong cung không ai bì kịp, nên trẫm đã cho sửa soạn cây đu để nàng cho mọi
người thưởng ngoạn.
Nói đoạn, ngài cho người lột
hết quần áo của Chương Giai rồi đỡ nàng lên đu. Nàng Chương Giai vừa bị say
nhừ, vừa bị loã lồ thân thể, nên khắp mình run lên bần bặt, làm gì còn sức để
đu nữa. Nhưng hoàng đế đã ra lệnh thì làm sao mà đám trái. Nàng lảo đảo bước
tới gốc cây đu, bước lên. Bọn cung nữ đứng dưới kéo dây, đu bay bổng lên không.
Lúc đầu, đu còn thấp, Chương Giai còn giữ được chặt. Nhưng về sau, đu bổng tít
lên cao đưa nàng Chương Giai thân thể trần truồng tít mãi lưng chừng trời. Lúc
này nàng không còn đủ sức để giữ chặt đu nữa. Nàng oà lên khóc, rồi kêu la xin
hoàng đế tha mạng.
Hoàng đế nghe nàng kêu cứu,
chẳng những mặc mà còn giục bọn cung nữ kéo dây đu nhanh hơn, mạnh hơn nữa.
Bỗng mọi người nghe một tiếng thét, Chương Giai tuột tay, bị đu quăng đi mãi ra
xa, rơi xuống đất cứng, đầu bể tan, xương gẫy vụn, chết ngay tức khắc.
Bọn cung nữ thấy cảnh thê thảm
quá, quay mặt đi không dám nhìn. Hoàng đế cười nhạt một tiếng, bảo bọn thái
giám lôi xác Chương Giai ra ngoài chôn đi. Sau đó, đưa tay ra khoác vai Băng
Hoa bước vào, thủ thỉ chuyện trò, cùng nhau hoan lạc.
Hàm Phong hoàng đế ý sủng ái
Băng Hoa hết chỗ nói. Nàng cậy được cưng chiều đâm ra kiêu ngạo. Nàng giữ chặt
lấy hoàng đế, không cho ngài tới các nàng phi tần khác. Nhưng ở đời có gì bền
được mãi. Hàm Phong hoàng đế ở với nàng hoài dần dần sinh chán. Ngài lừa nàng
nhiều phen đi ăn mảnh…
Nàng biết đâm ra ghen. Rồi nàng
đánh ghen, nàng eo xèo với hoàng đế. Ngài lúc đầu còn bỏ qua, nhưng lâu về sau,
càng chán ghét nàng.
Hàm Phong hoàng đế tính vốn
thích gái chân nhỏ. Các hồi trên đã nói qua rồi. Băng Hoa tuy được ngài sủng ái
nhưng đôi chân nàng to quá, đôi hài của nàng lớn đến trên bốn tấc.
Ngài đã nhiều lần phàn nàn về
nó, cho rằng nàng tuy đẹp nhưng vẫn còn chưa đủ. Thôi tổng quản lại cho ngài
biết gái Dương Châu chân nhỏ, vừa xinh vừa đẹp, tuyệt nhất trong nước. Ngài
tiếc rằng lúc đó Dương Châu đã lọt vào tay bọn tóc dài Thái Bình Thiên Quốc
không thể tới đó để tìm hoa ghẹo nguyệt một chuyến cho thoả. Ngài dặn Thôi Tam
lưu tâm xem ở kinh thành có gái chân nhỏ thì tìm cách đưa vào cung cho ngài và
hứa sẽ trọng thưởng.
Thôi tổng quản ra ngoài thành
làm tên ma cô lùng gái, lại tìm được một nàng chân nhỏ ở phía ngoài cửa Tuyên
Võ như lần trước. Người đẹp lần này tên gọi Quỳnh Nhi.
Quỳnh Nhi vốn là con gái của
một gia đình dân đã vùng Dương Châu. Gặp lúc loạn ly vì quân tóc dài, nàng phải
lìa bỏ quê hương tị nạn lên kinh thành, ngụ tại nhà một người cậu. Người cậu
này mở một quán cơm nhó tên gọi Đức Hưng phạn điếm ở đường phố lớn cửa Đông.
Gia đình hết sức cùng khổ, vì nhà nghèo nên Quỳnh Nhi phải ở trong một căn
phòng hết sức chật hẹp. Nàng giúp mợ nàng may vá thêu thùa suốt ngày để kiếm
tiền thêm chu cấp gia đình. Nhà cửa vừa chật lại vừa tối, nàng phải mang một
cái ghế nhỏ ra ngoài cửa để có ánh sáng mà làm việc. Nàng thường đặt đôi chân
nhỏ nhắn xinh đẹp mịn màng trên ngưỡng cửa. Đôi chân còn mang một đôi hài màu
hồng thêu chỉ viền trắng trông thanh tao lạ thường.
Chi vì cặp chân nho nhỏ, xinh
đẹp đó mà khách qua đường phải dừng chân lại ngắm nghía rồi thốt ra lời tấm tắc
khen ngợi. Đôi ba anh chàng hiếu sắc, thấy cặp chân ấy là hồn phách mê mẩn. Các
anh chàng si tình này, thường lảng vảng qua cửa nhà nàng mỗi ngày ít ra cũng
phải mười tám, hai mươi lần, để cố thấy cho được đôi chân, ngắm cho được đung
nhan kiều diễm của nàng.
Quỳnh Nhi hương sắc đã xinh đẹp
tuyệt trần mà tính tình lại rất trinh bạch. Mặc cho các chàng ong bướm ve vãn,
nàng vẫn thản nhiên chẳng để ý tới ai. Tiếng tăm nàng ngày càng đồn đại xa gần,
khách tài hoa khắp nơi đua nhau tới bắn sẻ mua hương. Tin đồn cũng đến tai Thôi
tổng quản.
Thôi tổng quản tới đường Phố
cửa Đông nhìn xem. Quả nhiên lời đồn đại chẳng sai! Đôi chân nhỏ xinh của Quỳnh
Nhi làm cho thiên hạ mê mẩn tâm hồn.
Thôi ta đem tâm lực điều tra rõ
hết hoàn cảnh của nàng. Hắn biết cậu nàng hiện mở quán cơm nhỏ, bèn tới gặp ông
Ngô Tam Hưng. Ông Hưng, cậu nàng, đang bí tiền, không biết xoay sở vào đâu để
độ nhật, bỗng nghe nói Thôi tổng quản trong cung tới tìm, hứa nói giúp ông ta
vào làm đầu bếp trong cung thì mừng quýnh lên. Thôi tổng quản còn cho biết
lương bổng hằng tháng định là năm mươi lạng. Đáp lại ân huệ này chỉ có một điều
kiện là đưa cô cháu mình vào cung mà thôi.
Ông Ngô Tam Hưng bàn tính với
vợ. Mụ vợ kéo tay cô cháu gái Quỳnh Nhi vào phòng trong, khuyên bảo nàng:
- Tính tình cháu vừa cao ngạo,
vừa trinh bạch, nếu không tìm được con nhà đàng hoàng thì làm sao thoả được
lòng mong mỏi của cháu. Nhà cậu mợ đây nghèo quá, muốn tìm chỗ môn đăng hộ đối,
nhưng tìm đâu ra người vừa lòng xứng ý được Nếu kiếm cho cháu một người chồng
tầm thường kém cỏi thì rồi cuộc đời cháu lại khổ như mợ đây thôi! Cháu may mắn
được hoàng thượng để mắt đến, cháu thoả mộng ước lâu nay. Gia đình cậu mợ cũng
vì cháu mà được chỗ nương nhờ. Vậy có phải đẹp cả đôi đường không?
Quỳnh Nhi nghe nói có lý liền
bằng lòng ngay. Ngày hôm sau Thôi tổng quản sửa soạn đủ số bạc, lẻn ra khỏi
cung đưa Quỳnh Nhi vào.
Hàm Phong hoàng đế ngồi trên
lầu Cao Sơn Thuỷ, truyền triệu vào. Nàng Quỳnh Nhi với đôi chân nhỏ nhắn xinh
xinh dài có hơn hai tấc, nước da mịn màng, trắng như trứng gà bóc, đứng phía
dưới lầu, khuôn mặt duyên dáng hơn bao giờ hết.
Hoàng đế ngắm nghía một lúc,
bất giác buột miệng thốt lên: "Đẹp quá!" Hai hàng cung nữ đưa Quỳnh
Nhi bước yểu điệu thướt tha lên lầu, dịu dàng quỳ xuống làm lễ bệ kiến và thỏ
thẻ chúc mấy tiếng: "Vạn tuế! Vạn vạn tuế!"
Hoàng đế cho phép nàng bình
thân. Quỳnh Nhi đứng dậy, phong độ chẳng khác gì cành dương liễu phất phơ trước
gió, đoá hoa đào đượm đỉnh sương mai. Hoàng đế gọi nàng lại gần, cầm lấy tay
nàng ngắm nghía kỹ một lần nữa, quả thấy da thịt nàng trắng như tuyết, mềm mại
như nhung, mắt đẹp, đôi chân mày như vẽ, miệng cười như đoá hoa hàm tiếu. Đêm
đó, hoàng đế lâm hạnh ngay Quỳnh Nhi tại đó.
Hôm sau, hoàng đế để nàng ở
trong hiên Giáng Tuyết, ngày ngày tới nơi đó sủng hạnh, chỉ vì nàng có đôi chân
nhỏ đẹp, đúng với ý thích, nên ngài bắt hai tên cung nữ dẫn nàng đi theo khắp
đó đây để cho ngài ngắm đôi chân. Nhiều lúc ngài dẫn nàng đi rồi bỗng thả tay
ra để mặc nàng lả lướt một mình. Đôi tay nàng lúc đó uyển chuyển theo nhịp của
chiếc lưng thon óng ả, chẳng khác gì làn gió đông thổi nhẹ phớt qua đoá hoa
sen.
Hoàng đế càng ngắm càng yêu. Để
cho căn phòng hợp với cái đẹp của đôi chân nàng, ngài bắt lót nệm gấm thêu hoa
hết cả sàn phòng. Quỳnh Nhi đi bằng một đôi tất bằng lụa trắng muốt, bước trên
nệm nhẹ nhàng như chiếc lá bay.
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét