Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

8 thg 11, 2013

Tổng quan về Lai Châu

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Lai Châu là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phía Tây và phía Tây Nam giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông giáp tỉnh Lào Cai, phía Đông Nam giáp tỉnh Yên Bái, và phía nam giáp tỉnh Sơn La.
Đồng bào Lai Châu gồm những sắc dân Mèo, Tày, Mường, Pù Ná, Xá, Hu Ni, Yao, Lào...; nhưng đông nhất là sắc dân Thái ở hai khu vực: Người Thái trắng ở vùng thượng lưu sông Đà, chịu nhiều ảnh hưởng tập quán Trung Hoa; Người Thái đen ở vùng hạ lưu sông Đà, vẫn giữ nguyên phong tục đặc thù của sắc tộc mình, đặc biệt là họ có điệu vũ Xòe rất đẹp.

Tỉnh có 261,2km đường biên giới Việt - Trung, có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới Việt - Trung trực tiếp giao lưu với vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam của Trung Quốc. Được gắn với khu vực tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh bằng các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thuỷ sông Đà, có tiềm năng để phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch. Đồng thời cũng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Là vùng đầu nguồn rộng lớn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của sông Đà, địa bàn sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia mà trực tiếp là các công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà và vùng châu thổ sông Hồng.
Lai Châu có khí hậu gió mùa chí tuyến. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC-23ºC chia làm hai mùa, mùa mưa và mùa khô.

ĐỊA HÌNH
Được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096 m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối. Sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
Thủy lộ chính của
Lai Châusông Đà, phát nguyên từ núi rừng Vân Nam, chảy qua Lai Châu rồi đổ xuống Sơn La. Phía tả ngạn là sông Nậm Na, hữu ngạn là sông Nậm Nhía. Tỉnh có trên 3.000 sông suối lớn nhỏ, sông thường dốc và chảy từ nhiều ghềnh thác. Lai Châu còn có những suối nước nóng ở Ngọc Chén, Bản Ni, Bản Ni Hà.
Khí hậu thung lũng Lai Châu rất ẩm và nóng vào mùa Hè, tương đối tốt ở vùng cao nguyên nhưng rất lạnh trên vùng núi cao vào mùa Đông.
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH:
Lai Châu có 1 thị xã và 5 huyện:
Thị xã Lai Châu mới, đặt tại thị trấn Tam Đường cũ (trước nữa được gọi là thị trấn Phong Thổ)

·  Huyện Mường Tè
·  Huyện Phong Thổ
·  Huyện Sìn Hồ
·  Huyện Tam Đường
· Huyện Than Uyên (trước kia thuộc tỉnh Lào Cai)
Lai Châu là tỉnh miền núi cao được cấu tạo bởi những dãi núi chạy dài theo hướng Tây Bắc -Đông Nam nên tạo cho vùng đất này nhiều hang động kỳ thú, lại có nhiều suối khoáng nóng, thác nước ẩn bên trong các khu rừng rộng lớn, là tiềm năng thu hút du khách khám phá cuộc sống thiên nhiên hoang dã hay du lịch mạo hiểm.
Đến với Lai Châu du khách sẽ có cơ hội chụp ảnh bên tấm bia đá chữ Nôm, ghi dấu tích của nghĩa quân Lam Sơn hồi thế kỷ 15, nơi Lê Lợi khẳng định chủ quyền cương vực nước ta hay dinh thự Đèo Văn Long một trong các di tích mang đậm dấu ấn vùng Tây Bắc. Lai Châu  có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, giàu tiềm năng du lịch. Nơi đây còn có những bản làng dân tộc với nhiều phong tục tập quán vẫn nguyên sơ như bản Sìn Hồ. Các thắng cảnh của tỉnh là suối Mường Lai, hang Tiên Sơn...
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Xưa kia Lai Châu đặt dưới quyền điều hành của tù trưởng các dân tộc Thái, quy phục triều đình Việt Nam.
Đây vốn là một châu thuộc phủ Điện Biên, tỉnh Hưng Hóa xưa.
Tiểu quân khu phụ Lai Châu gồm châu Lai, châu Luân, châu Quỳnh Nhai, châu Phong Thổ được thành lập theo Nghị định ngày 5 tháng 6 năm 1893 của Toàn quyền Đông Dương và trực thuộc tỉnh Vạn Bú từ ngày 10 tháng 10 năm 1895. Tỉnh Vạn Bú đổi tên thành tỉnh Sơn La năm 1904, do đó Lai Châu lại thuộc tỉnh Sơn La.
Tỉnh Lai Châu được thành lập theo Nghị định ngày 28 tháng 6 năm 1909 của Toàn quyền Đông Dương. Lúc đó tỉnh Lai Châu gồm các châu Lai, châu Quỳnh Nhai, châu Điện Biên tách ra từ tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Lai Châu (nay là thị xã Mường Lay thuộc tỉnh Điện Biên). Ngày 16 tháng 1 năm 1915 tỉnh Lai Châu bị thay thế bằng Đạo Quan binh 4 Lai Châu dưới sự cai trị quân sự.
Thời kỳ 1953-1955, tỉnh Lai Châu thuộc Khu Tây Bắc, tách khỏi Liên khu Việt Bắc.
Ngày 29/4/1955, tỉnh Lai Châu giải thể, 6 châu của tỉnh Lai Châu cũ (Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ, Điện Biên, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo) trực thuộc Khu tự trị Thái Mèo.
Ngày 18/10/1955, thành lập châu Tủa Chùa gồm 8 xã, tách từ châu Mường Lay.
Ngày 27/10/1962, đổi tên Khu tự trị Thái Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc, đồng thời tái lập tỉnh Lai Châu, gồm 7 huyện: Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ (nay là Sìn Hồ), Điện Biên, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo, Tủa Chùa. Đến cuối năm 1975, giải thể cấp Khu tự trị.
Năm 1979, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã xâm lăng, đánh chiếm tỉnh lỵ, phá hủy nhiều cơ sở trước khi rút quân về bên kia biên giới.
Sau này tỉnh lỵ chuyển về thị xã Điện Biên Phủ, (nay là thành phố Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Điện Biên).
Trước khi tách tỉnh, tỉnh Lai Châu có diện tích lớn nhất miền Bắc Việt Nam, thứ hai Việt Nam (sau tỉnh Đắc Lắc): 16.919 km², dân số 715.300 người (1999), gồm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh lỵ), thị xã Lai Châu và 10 huyện (trước kia chỉ có 7 huyện).
Từ 1 tháng 1 năm 2004, tỉnh Lai Châu tách thành hai tỉnh là tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. Tỉnh lỵ mới chuyển về thị xã Tam Đường (trước đó gọi là thị trấn Phong Thổ) và gọi là thị xã Lai Châu (mới). Thị xã Lai Châu cũ đổi tên là thị xã Mường Lay (thuộc tỉnh Điện Biên).

VĂN HÓA LỄ HỘI

Tranh cúng của người Giáy

Người Giáy sống chủ yếu ở Lào Cai, một số ít ở Lai Châu và Hà Giang. Cũng như các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam, người Giáy thờ cúng tổ tiên và thần linh. Ban thờ đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà, bài trí tôn nghiêm, đặc biệt là màu đỏ - màu của sự may mắn và hưng phát. Trên bàn thờ ấy cũng không bao giờ thiếu những bức tranh thờ là một trong những nét văn hóa độc đáo của dân tộc họ.
Tranh cúng của Giáy là một sản phẩm tín ngưỡng, bằng chất liệu vải hoặc giấy. Tranh trên giấy là loại giấy dó, vẽ màu hoặc trổ hình; tranh trên vải cũng vẽ màu hoặc thêu bằng chỉ màu. Vải vẽ tranh được dệt bằng tay từ sợi tự nhiên (bông, lanh). Mặt vải thô nhưng bền chắc. Một bộ tranh cúng gồm có 36 bức, trong đó có một bức tranh chủ có tên Tổ sư lục hợp - nhân vật quyền uy tronng tín ngưỡng của người Giáy. Nếu thiếu bức đó thì thầy cúng không đủ quyền uy làm lễ. Bộ tranh cúng này không chỉ có ý nghĩa về tín ngưỡng mà còn kết hợp nội dung các bài cúng, bộ tranh có tác dụng giáo dục, răn đe những tệ nạn, thói hư trong cộng đồng. Khuyên răn con người sống thiện sẽ được bình an, kẻ nào gây ác sẽ bị trừng trị và nhất định phải cải tà quy chánh.
Bộ tranh cúng của người Giáy là một di sản văn hoá quý của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Kin Pang

Lễ hội Then Kin Pang là một sinh hoạt văn hoá mang tính tâm linh của đồng bào dân tộc Thái ở Lai Châu.
Ngày 4/4, Lễ hội Then Kin Pang của đồng bào dân tộc Thái, dân tộc có tỷ lệ dân số cao nhất của tỉnh Lai Châu đã diễn ra tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ.
Theo phong tục của đồng bào Thái, lễ Then Kin Pang thường được tổ chức vào ngày 10/3 (âm lịch) hằng năm. Trong ngày lễ này, tất cả những người ốm đau bệnh tật, gặp rủi ro trong cuộc sống được ông, bà Then là đại diện của người nhà Trời cầu cúng, làm thuốc cứu giúp sẽ làm lễ tạ ơn. Người nhà Trời thông qua đại diện là bà Then sẽ xuống trần gặp gỡ dân bản, ban cho bà con mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, bản làm bình an, đất nước thanh bình. Những người khác từ khắp các bản mường trong vùng đến đây vui chơi, tham dự các cuộc thi truyền thống như thi múa hát dân ca Thái và các môn thể thao truyền thống của dân tộc.

Lễ hội Xên Mường
Thời gian: 05/02 đến 05/02 Âm lịch
Địa chỉ: Xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Cúng người lập nên bản làng, dâng trâu, ném còn, múa các điệu dân gian.
lên vùng cao Tây Bắc, hiếm du khách nào nếu biết, lại chẳng mong có dịp được dự lễ hội Xên Mường (cúng Mường), một trong những lễ hội lớn nhất trong năm, tưởng nhớ đến các vị thần linh đã khai sáng ra Mường - cách gọi tên vùng đất nơi người Thái đang sinh sống, cầu mong cho người Thái được ấm no, hạnh phúc... Mỗi Mường chọn địa điểm, thời gian, cách thức tiến hành và một số nghi lễ khác nhau. Người Thái Tây Bắc thường tổ chức lễ hội này ở đầu nguồn sông suối, nơi cung cấp nước cho toàn Mường. Tuy nhiên, người Thái Đen ở Mường Lò (Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) lại tổ chức ở một khu rừng cấm của Mường, nơi có gốc đa to nhất, xung quanh là chỗ "yên nghỉ" của những người đã khuất. Ở Mường Lò, ông mo Nghè (mo Mường), người trông coi thần quyền cho chủ Mường và Hội Phụ lão đứng ra tổ chức lễ hội Xên Mường. Tại đây, lễ Xên Mường phải có áo của con trai thuộc dòng dõi quý tộc gốc hay người đương chức làm vật tế. Ngày nay, chức danh quý tộc không còn nữa nên người Thái lấy áo của một vị lãnh đạo xã làm vật tế. Lễ vật do người dân toàn Mường đóng góp, có thể mổ từ hai đến bốn con trâu. Riêng người Thái ở Yên Châu, tỉnh Sơn La thì tế trâu trắng. Điều lạ là, con trâu để Xên Mường phải do chính mo Nghè đi tìm, ông thích con nào thì chỉ con đấy, không cần biết con trâu đó của nhà ai. Người ta bảo khi bị ông mo chỉ gậy vào, con trâu đứng yên đến mức gần như bị thôi miên, người giúp việc cho ông chỉ việc dắt trâu về nơi tổ chức lễ hội. Cỗ cúng thường gồm ba mâm nhưng phải đảm bảo có thịt trâu chín, gạo và rượu. Ông mo khấn bảy lần, mời các vị thần, tổ tiên về dự lễ và phù hộ cho dân Mường được ấm no, sung túc, cuộc sống an vui. Các trò chơi trong lễ hội Xên Mường thường là xoè vòng theo nhịp, ném còn. Trước khi bắt đầu, người Thái lập đàn tế còn dưới chân cột còn cao 15m-20m. Lễ vật gần giống Xên Mường, chỉ khác là có thêm hàng trăm quả còn trên đàn tế. Tham gia trò này chủ yếu là nam thanh niên, ai ném rách tâm điểm trên đỉnh cột còn sẽ được coi là người hùng của hội... 


Khu tắm khoáng Hua Pe

Từ đâu đó trong lòng núi, những dòng nước nóng quanh năm chảy ra, đổ vào suối Nậm Pe, Hua Pe. Người ta bảo rằng, suối nước nóng ở Lai Châu thì có nhiều, nhưng để uống được thì chỉ có nước khoáng ở Hua Pe.
Khu tắm nước khoáng Hua Pe nằm trên địa phận xã Thanh Luông, huyện Điện Biên (Lai Châu). Từ cầu Mường Thanh, đi chừng 5 km theo đường về Đồn biên phòng Pa Thơm, sẽ đến nơi đây.
Vừa qua, Viện Y học - lao động - vệ sinh và môi trường, sau khi làm các xét nghiệm đã đưa ra kết luận: “Mẫu nước ở đây có các chỉ tiêu phân tích đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh về hoá học cho nước uống và sinh hoạt”. Ông Hoàng Xuyên, Giám đốc Công ty TNHH Nước khoáng Hua Pe, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, kể rằng: "Suối nước nóng Hua Pe được biết đến từ khá lâu. Nhiều người từ khắp nơi đã về nghỉ ngơi, tắm chữa bệnh. Những năm gần đây, huyện Điện Biên cũng đã có ý định xây dựng khu tắm nước nóng ngay tại đầu nguồn. Phương án này gặp phải nhiều trở ngại. Sau đó, với sự hỗ trợ của tỉnh Lai Châu và huyện Điện Biên, ông Hoàng Xuyên đã huy động được 7 người đăng ký tham gia góp vốn. Công việc xây dựng tiến hành khẩn trương tại Hua Pe. Một đường ống kẽm có đường kính 40 mm dẫn nước về, một bể chứa nước có dung tích hơn 100 m3, cùng hai bể bơi lớn, mấy chục bể bơi đôi cùng các công trình dịch vụ khác đã hoàn thành.
Hua Pe được khai trương vào dịp kỷ niệm 47 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5). Những vị khách quốc tế đầu tiên cũng đã đến đây. Và ngày càng có nhiều đoàn khách trong nước về tắm nước khoáng Hua Pe, thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương.

DI TÍCH - DANH THNG:
Hang Tiên Sơn
Nằm kề đường 4D - con đường nối liền Thị xã Lào Cai, Sa Pa, Thị xã Lai Châu với Điện Biên Phủ. Khu vực động có cảnh đẹp hùng vĩ của dãy Hoàng Liên Sơn, với đỉnh Phan Xi Păng nổi tiếng quanh năm ẩn hiện trong mây trắng, hợp cảnh cùng dòng Nậm Giê uốn lượn quanh co luẩn khuất trong những dãy núi. Động thuộc địa phận xã Bình Lư, huyện Tam Đường cách Sa Pa 50Km. Động có tên xưa gọi là động Đán Đón, hiểu theo nghĩa phổ thông là động Đá Trắng, ngày nay người ta thường gọi là động Tiên Sơn hoặc động Bình Lư.Động gồm 49 khoang (49 cung) nối tiếp nhau chạy dài thông qua hai sườn núi, càng vào sâu các cung càng lớn. Trong Động có nhiều thạch nhũ muôn hình muôn vẻ, mầu sắc huyền ảo. Nét đặc trưng là lòng Động có dòng suối trong vắt chảy qua, luồn lách qua các cung động suốt bốn mùa. Tạo cho người xem cảm giác thú vị xen lẫn ngỡ ngàng.
Sìn Hồ
 Cách thị xã Lai Châu khoảng 40km theo đường 4D. Đây là bản gồm nhiều dân tộc khác nhau cư trú, thường có phiên chợ đầy màu sắc họp vào chủ nhật mỗi tuần. Sìn Hồ là một bản gồm nhiều dân tộc khác nhau cùng cư trú. Tại bản Sìn Hồ có phiên chợ họp vào các ngày chủ nhật trong tuần. Nếu đúng dịp, du khách được chiêm ngưỡng một bức tranh đầy sắc màu trong phiên chợ của người dân vùng núi cao. Đến với Sìn Hồ du khách sẽ được giao lưu với những cô gái duyên dáng và các chàng trai khỏe khoắn, rực rỡ trong các trang phục nhiều mầu sắc với những nét văn hóa tinh tế, khuôn mặt rạng rỡ, nụ cười đằm thắm; đến với những ngày lễ hội, ngày vui, ngất ngây, đắm say trong lời hát đối giao duyên và men rượu nồng say bên bếp lửa…Một địa danh nổi tiếng cách Lai Châu không xa là Điện Biên Phủ, nơi đã xảy ra cuộc chiến giữa quân Việt Minh và thực dân Pháp, kết thúc vào tháng 5 năm 1954 đưa tới Hiệp định Gene`ve chia cắt đất nước làm hai.
Sìn Hồ là huyện nằm ở giữa tỉnh Lai Châu, phía bắc giáp Vân Nam - Trung Quốc, phía nam là huyện Tủa Chùa, phía đông là huyện Phong Thổ, phía tây là huyện Mường Tè. Huyện có diện tích 1.746km2 và dân số là 56.000 người. Huyện lỵ là thị trấn Sìn Hồ nằm cách thị xã Lai Châu 60km về hướng tây. Ngoài ra còn có 22 xã: Pa Tần, Nậm Ban, Hồng Thu, Phìn Hồ, Tả Phìn, Phăng Xô Lin, Sà Dề Phìn, Tả Ngảo, Làng Mô, Tủa Sín Chải, Ma Quai, Nậm Tăm, Nậm Cha, Noong Hẻo, Pu Sam Cáp, Căn Co, Nậm Mạ, Nậm Cuổi, Nậm Hăn, Lê Lợi, Chăn Nưa, Pú Đao.
Thị trấn Sìn Hồ cách trung tâm tỉnh Lai Châu trên 60 km về phía tây, có những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp và một thung lũng với cánh đồng lúa vàng rực, những khu vườn trồng lê, đào, mận già nua, mốc thếch quanh năm vẫn đơm hoa kết trái.
Nhìn trên bản đồ của dải đất hình chữ S sẽ thấy một chấm son Lai Châu. Cao chót vót trên vùng sơn cước Tây Bắc ấy là Sìn Hồ. Sìn Hồ theo tiếng bản địa có nghĩa là nơi nhiều con suối.
Cao nguyên Sìn Hồ vốn được coi là nóc nhà của tỉnh Lai Châu, với khí hậu tương đồng với thị trấn Sa Pa ( Lào Cai ) quanh năm mát mẻ và nhiều giống hoa, quả ôn đới đặc sắc.
Sìn Hồ là một bản gồm nhiều dân tộc khác nhau cùng cư trú. Tại bản Sìn Hồ có phiên chợ họp vào các ngày chủ nhật trong tuần. Nếu đúng dịp, du khách được chiêm ngưỡng một bức tranh đầy sắc màu trong phiên chợ của người dân vùng núi cao.
Sìn Hồ là một địa điểm tương đối mới mẻ, thế nhưng đây là một vùng có tiềm năng du lịch của tỉnh Lai Châu, Sìn Hồ. Du khách đến với Sìn Hồ có thể đi chợ Sìn Hồ, chợ họp vào ngày chủ nhật. Chợ Sìn Hồ được coi là sầm uất nhất vùng, có một trung tâm bán buôn, bán lẻ thực phẩm, đồ công nghệ, đồ điện dân dụng gia đình. Trong chợ còn nhiều hàng xén bán nhiều dép xăngđan nhựa, giầy vải và kim chỉ thêu. Ở đây bán cả các loại phong lan và một cửa hàng lớn bán đồ lưu niệm cho khách du lịch. Vào các ngày chợ phiên, những người Dao đỏ, người Mông, người Phù Lá, người Sila, Lào, người Cống xuống chợ và khoe quần áo.
Lệ thường, chợ bắt đầu họp vào sáng thứ bảy, chủ yếu thu hút người bản địa sống xung quanh thị trấn, qua ngày chủ nhật chợ sẽ đông, nhộn nhịp hơn với dòng người từ các bản làng xa xôi đổ về. Trong đó có người Mông đỏ vùng Chăn Lưa, Làng Mô hay người Lự, Dao ở Phăng Xô Lin, người Mông hoa, Phú Lá tận xã Pu Sam Cát, cách xa thị trấn Sìn Hồ một ngày đường, thảy đều góp mặt. Tất cả tạo nên buổi chợ phiên xôn xao, tràn ngập làn sóng hoa văn thổ cẩm muôn màu.
Gần đây, tại Sìn Hồ, Lai Châu, có thêm dịch vụ mới cho du khách: tắm lá thuốc, xoa bóp và bấm huyệt của một danh y là người dân tộc thiểu số địa phương.
Đến đây, khách được mời vào một trong những căn phòng nhỏ, trút bỏ hết mọi xiêm y, ngồi ngâm mình trong một chiếc thùng gỗ, trong đó chứa một loại nước thuốc đen sánh, ngập đến tận cổ, thơm nồng ngai ngái, nóng ran người, luôn được tiếp thêm nếu có nhu cầu.
Nồi nước thuốc đang sôi sùng sục đun bằng củi đặt ngay đầu phòng được chế từ trên 10 loại cây thuốc hái từ trên núi, chỉ có 2 vị gừng và sả là trồng ngay trong vườn. Cảm giác sau ít phút ngâm mình là trạng thái say chếnh choáng rất dễ chịu, cơ thể đang đau mỏi như thể đang nhão chảy ra, lâng lâng dường như vô cảm trong làn nước nóng thơm ngào ngạt.
Trước khi bước vào thùng thuốc, bao giờ người kỹ thuật viên cũng hướng dẫn: Nếu có cảm giác say quá, quí khách nên nhỏm người lên và vén rèm gió để hít thở không khí bên ngoài...
Sau chừng 30 - 40 phút ngâm mình đến say chếng choáng, du khách được mời lên nhà trên để bước vào giai đoạn xoa bóp, bấm huyệt.
Nét riêng ở khu dịch vụ tắm lá thuốcbấm huyệtSìn Hồ là có hàng ngàn giò phong lan treo trên dàn cây từ trong vườn cho đến dọc con ngõ đi vào, tỏa hương thơm ngát.
Dưới mặt đất ở hai bên bờ ao và con suối nhỏ chảy róc rách qua khuôn viên vườn là hàng trăm chậu địa lan có đến 5 loài: tím, xanh, vàng, trắng... có loại chỉ vùng này mới sống được, ra hoa vào từng thời điểm khác nhau trong năm, nên mùa nào cũng có hoa nở.

Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lai Châu từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo, cao nguyên Sìn Hồ được chú trọng theo hướng phát triển du lịch với các tiềm năng du lịch sinh thái, nghỉ mát, thưởng thức đặc sản cá hồi nuôi tại địa phương và du lịch dưỡng bệnh bằng các loại cây thuốc quí chỉ có ở vùng này.

Bởi vậy, để loại hình dịch vụ "ngâm nước thuốc, xoa bóp- bấm huyệt" đang phôi thai này phát triển như lời chào mời du khách đến với vùng cao nguyên, rất mong được chính quyền địa phương và các nhà đầu tư quan tâm chú trọng phát huy.


Dinh thự Đèo Văn Long

 Thuộc xã Lê Lợi – huyện Sìn Hồ, là khu dinh thự của ông vua Thái bù nhìn trong kháng chiến chống Pháp. Dinh thự trở thành di tích lịch sử, giáo dục lòng tự hào dân tộc, chứng tích cho việc hạ bệ kẻ cúi đầu làm nô lệ và là nơi thăm quan tìm hiểu những nét kiến trúc đặc trưng, mang bản sắc văn hoá Thái.
Ngoài ra, Lai Châu có những thắng cảnh đẹp như động Quang Yun NgaiBản Choan Choan trên cao nguyên Mao Xao Phing, cũng là một trung tâm du lịch sơn cước sẽ được khai thác và khuếch trương sau này. Khám phá Lai Châu là khám phá vùng đất với những điệu xoè Phong Thổ ngây ngất trong những đêm hội miền Tây bắc, là những sắc thái rất riêng rất đa dạng đầy bản sắc.
Nhộn nhịp phiên chợ Tả Sìn Hồ

Tả Sìn Hồ là một thung sâu giữa những vách núi trùng điệp và cánh rừng già của tỉnh Lai Châu. Muốn lên đây phải qua con dốc cao, dựng đứng, với lối mòn nhỏ in những vết chân người.Người Sín Chải, Páo Làng, Hấu Chua bây giờ không phải ra chợ huyện mới mua được các thứ cần dùng. Chợ Tả Sìn Hồ đã mở. Chợ họp mỗi tuần một lần vào thứ bảy bày bán tất cả những thứ người H’mông, người Dao, người Giáy...cần dùng. Nhà ai có mấy quả bí, gùi đậu tương không ăn hết, chú lợn con không đủ ngô nuôi cũng mang bán, đổi lấy vải, muối, thuốc lào từ dưới xuôi lên...
Có người mua, có người bán, thế là thành chợ. Từ sớm tinh mơ, cũng có khi từ đêm hôm trước, trên khắp các sườn núi cao chót vót, người, ngựa, ô, khèn và những chiếc váy đủ sắc màu, dập dìu xuống chợ.
Giàng Seo Dìn nhà thôn Sín Chải, cách Tả Sìn Hồ 20 cây số, cũng xuống chợ. Vai gùi quẩy tấu đựng đầy ngô nếp trắng nõn, mẩy căng, tay cầm vài cái đàn môi. Cô vừa đưa đàn lên thổi, lũ con trai đã bu lại nhìn. Xấu hổ, Dìn lại thôi. Cái đàn môi xinh xinh, làm từ một thanh tre mỏng manh, bên thành có gờ và hai cánh, có "lưỡi gà" để lọc thanh. Đưa đàn lên môi, thổi nhẹ từ vòm miệng qua lưỡi gà, ngón tay cái khéo léo, điều chỉnh âm thanh ngắn dài, trầm bổng thiết tha. Lũ con trai thấy Dìn thổi đàn cũng đưa khèn lên thổi hoặc cao giọng hát một điệu đưa tình.Vợ chồng nhà A Tẩu - Thào My xuống chợ từ trưa hôm trước. Hai vợ chồng xiên chiếc đòn vào cái bu nhốt ba con gà, tòn teng mỗi người một đầu. Anh chồng trước khi đi còn cẩn thận cân cả ba con gà được 5 cân 6 lạng, ước tính bán rẻ cũng được vài chục nghìn. Đi hết chiều đến tối, hai vợ chồng lấy mèn mén ra ăn rồi nghỉ bên đầu hồi nhà người quen ở bản Páo Làng, quá nửa đêm đi tiếp, xuống đến chợ mới tờ mờ sáng.
Họ đặt bu gà ở góc chợ, ngồi một lúc có người đến hỏi mua. Đặt lên cân bỗng thấy thiếu gần nửa cân. A Tẩu chạy đi khắp chợ, gặp người quen để nhờ cân lại, thấy lần nào cũng thiếu. Anh chồng nhìn vợ, vợ lại nhìn chồng, chẳng hiểu ra sao, bỗng dưng đi đâu mất nửa cân gà. Nhìn nhau chán, rồi thì thầm, cãi vã.
A Tẩu vùng vằng không bán gà nữa, bảo vợ chiều đem về. Để mặc Thào My đứng ở góc chợ với ba con gà, anh ta đi về phía quán thắng cố. Thào My đứng ngẩn ngơ đến cả vài tiếng sau mới hiểu vì sao biến mất gần nửa cân gà, khi cái bụng cô đang réo ùng ục, đôi chân muốn rủn ra và mắt bắt đầu hoa lên.
Quán thắng cố nườm nượp. Thắng cố múc ra bát, người ngồi bệt xuống vừa húp xì xụp đến bỏng miệng, vừa uống những ngụm rượu ngô men lá. Rượu cũng được đựng trong bát, bưng cả hai tay mà uống, cho đến lúc mềm môi. Ở các chợ vùng cao, đàn bà con gái bình đẳng tuyệt đối với cánh đàn ông về việc uống rượu. Anh chàng người Kinh lần đầu lên vùng cao, mê tiếng đàn môi của Dìn bèn mời cô một bát rượu và đùa bỡn đôi câu, lúc ra về thấy Dìn đứng chặn trước đầu xe.
Ông chủ quán vội chạy ra giải thích một hồi, Dìn mới chịu tránh ra. Theo “cái lý của người Mèo”, anh con trai đã mời cô gái ăn uống một thứ gì đó ở chợ, là coi như một lời... hò hẹn, nữa là mời nhau rượu!
Quá trưa, lúc mặt trời nghiêng nghiêng trên đỉnh đầu, những người ở bản xa lục tục rủ nhau về. Chợ vãn. Chảo thắng cố đã cạn. Vò rượu ngô đã hết. Những bước chân lại trèo ngược núi về bản.

Mấy chàng trai H’mông cố giữ Hấu Sín Chải ở lại thêm lúc nữa, mặc kệ trời tối nhanh như có người kéo cửa... Chốc chốc lại có cảnh cô vợ ngồi che ô cho chồng ngủ trong hơi rượu say nồng, hay đặt chồng vắt vẻo ngang lưng ngựa mà dắt, mà đi.
Sìn Hồ sở hữu nhiều cảnh đẹp hấp dẫn, ai cũng có thể cảm nhận. Từ những con đường ngoằn ngoèo trong thung lũng toàn ruộng bậc thang cho đến bản làng Tà Ghềnh, Hoàng Hồ, Tả Phìn, Phăng Xô Lin của người Mông, Dao yên bình mộc mạc bên vách núi. Và nếu dành thời gian đi dạo, thăm viếng, sẽ khám phá nhiều điều kỳ lạ. Rồi cổng trời, núi Tiên Ông, núi Ô Đá gắn liền biết bao truyền thuyết lý thú.  Nếu bạn có dip đến Tây Bắc, hãy đến Sìn Hồ để thư giản, thưởng thức những món ăn độc đáo của người dân tộc, tham quan phiên chợ vùng cao hay ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Sơ lược Mường Tè

Mường Tè nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lai Châu, nằm trên biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Tây và phía Nam huyện Mường Tè giáp huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên. Phía Đông Mường Tè là huyện Sìn Hồ. Diện tích tự nhiên huyện Mường Tè ngày nay là 3.678,83 km. Địa hình núi cao xen lẫn thung lũng, có các đỉnh núi: Pu Tả Tông (cao 2.109 m), Pu Đen Đinh (1.886 m), Pu Si Lung (3.076 m), ... Các sông chảy trên địa bàn huyện là: sông Đà, sông Nậm Ma, sông Nậm Cúm, sông Nậm Nhé, thuộc hai hệ thống: hệ thống sông Hồng và sông Mê Kông. Đất rừng chiếm khoảng 90% diện tích đất tự nhiên của huyện.
Huyện Mường Tè có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Bum Nưa, Bum Tở, Hua Bum, Kan Hồ, Ka Lăng, Mù Cả, Mường Mô, Nậm Khao, Nậm Hàng, Nậm Manh, Pa Ủ, Pa Vệ Sử, Tà Tổng, Thu Lũm và thị trấn Mường Tè (huyện lỵ).
Trước khi chia tách tỉnh Lai Châu (cũ) thành hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, huyện Mường Tè bao gồm thị trấn Mường Tè, cùng 13 xã hiện nay trừ xã Nậm Hàng (chuyển từ huyện Mường Lay cũ (tức là Mường Chà tỉnh Điện Biên) sang năm 2004), và 4 xã cũ (trước từng thuộc huyện) là: Mường Toong, Mường Nhé, Chung Chải, Sín Thầu (các xã này nay thuộc huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên). Diện tích tự nhiên của huyện Mường Tè cũ lúc đó là 5.042,8 km², từng là huyện lớn nhất tỉnh Lai Châu và cũng từng là huyện cực tây Việt Nam, với quy mô dân số khoảng 44.800 người, theo thống kê năm 1999. Ngày 02 tháng 01 năm 2004 Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định chia tách tỉnh Lai Châu cũ, huyện Mường Tè trực thuộc tỉnh Lai Châu mới và có quy mô như hiện nay .
Đường bộ có liên tỉnh lộ Lai Châu (Mường Lay) - Mường Tè chạy qua, nối thị trấn Mường Tè với thị xã Lai Châu cũ nay là thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên, qua huyện Sìn Hồ.
Mường Tè có một vẻ đẹp của núi cao, của sông dài và của nền “văn hoá sông nước” một nơi hội tụ phong cách sinh hoạt của người vùng cao với cuộc sống du canh du cư nhưng cũng là nơi mà người dân thích di chuyển bằng sông nước hơn là đường bộ.
Cảnh quan ở Mường Tè rất đẹp, bạn có thể đi phượt hoặc cắm trại theo nhóm, tham quan cảnh đẹp nên thơ của vùng Tây Bắc, tốt nhất khi đi tới vùng này là bạn nên đi theo nhóm, đi một mình sẽ rất khó khăn nếu bạn gặp tai nạn ở những chổ hẻo lánh.
Tuy còn chưa phát triển nhưng địa danh Mường Tè luôn thu hút những người trẻ thích du lịch khám phá những vẻ đẹp còn nguyên sơ và hùng vĩ, tin rằng đây là một nơi đáng để đến một lần trong đời.
Đến Mường Tè, bạn sẽ thoả chí du lịch phượt ngắm trời mây non nước, xuôi theo con sông Đà, khám phá vẻ đẹp như huyền thoại cũng như sự kì vĩ và ương ngạnh của con sông nổi tiếng trong tuỳ bút của Nguyễn Tuân.


Bia Lê Lợi

Được khắc trên vách đá bờ Bắc sông Đà, nay thuộc xã Lê Lợi – huyện Sìn Hồ.
Di chỉ khảo cổ học nền văn minh của người Việt cổ như di tích Nậm Phé, Nậm Tun ở Phong Thổ; tại đây đã tìm thấy công cụ của thời kỳ đồ đá; những công cụ bằng đồng của nền văn hoá Đông Sơn thời đại Hùng V­ương
Có thể nói, Thiên nhiên và con ngưòi của vùng đất Lai Châu đã đan xen, hòa quyện trong nhau, kết thành một nền tảng văn hóa đặc thù bền chặt trường tồn với thời gian.

Chợ phiên Dào San

Chợ Dào San tuần họp một phiên vào chủ nhật. Chợ nằm đúng tâm điểm của 8 xã vùng cánh cung biên giới phía Bắc huyện Phong Thổ (Lai Châu) có độ cao trên 1600m so với mặt nước biển. Chợ có tự bao giờ khó ai có thể nói chính xác được, nhưng với người Mông, Dao, Hà Nhì ở vùng này phiên chợ Dào San quan trọng lắm.
Chợ Dào San là nơi có thể bán được những thứ họ có, từ mớ măng, gùi su su, con gà…, rồi mua dầu, mua muối, mua vải… .
Ngày xưa, khi chưa có đài, vô tuyến, phiên chợ này cũng là điểm quan trọng nhất để trao đổi thông tin về họ hàng người thân ở khác xã, khác bản. Người ta đến chợ để tìm bạn, kết bạn, trai gái nơi này tìm bạn tình chủ yếu qua chợ phiên. Người ta đến chợ phiên còn để tìm bạn cũ, cũng là nơi gần như duy nhất, có thể hi vọng, tìm lại một nửa, ngày xưa nhỡ lỗi hẹn.

Dào San đến bây giờ, vẫn còn có những người già đến chợ, không mua bán gì, lặng lẽ đi khắp chợ, gặp ai cũng nhìn, như tìm ai đó, rồi lại lặng lẽ về lúc xế chiều chợ tan. Dẫu cuộc sống đã có nhiều đổi thay, nhưng với những người dân 8 xã vùng biên cực Bắc của huyện Phong Thổ phiên chợ Dào San vẫn mãi là ngày hội, tuần có một lần.
Thác Tắc Tình

Thác Tắc Tình thuộc địa phận xã Bình Lư­, huyện Tam Đư­ờng, gần Động Bình Lư,  cách Quốc lộ 4D : 2,5 km. Thác cao hơn 50 m, gồm 2 tầng nước chảy quanh năm. 

ẨM THỰC
Thắng cố
Thực chất là một biến âm từ tên gọi thảng cố: Theo tiếng Mông, nghĩa là nồi nước. Nói cách khác, thắng cố là một sản phẩm độc đáo của nền văn hoá ẩm thực Mông. Nói đến thắng cố - dù người dân tộc này hay dân tộc kia, hiểu nghĩa hay không hiểu nghĩa - ai cũng biết đó là một món ăn chế biến từ thịt gia súc.
Theo các cụ già người Mông truyền lại: Trước kia người ta chỉ chế biến thắng cố từ thịt ngựa và chỉ bằng thịt ngựa mới ngon. Nhưng nay, vì nhiều lý do nên thắng cố còn được chế biến bằng thịt trâu, thịt dê, thịt lợn. Do vậy, tên gọi thắng cố cũng đi kèm với tên các con vật dùng làm nguyên liệu, như: Thắng cố trâu, thắng cố dê, thắng cố lợn...

Lợn “cắp nách”


Lợn “cắp nách” được ra đời từ thói quen chăn nuôi lạc hậu của bà con các dân tộc vùng cao như: Dao, Thái, Mông… Đây thực chất là giống lợn đặc trưng truyền thống chuyên thả rông chẳng phải nuôi dưỡng của đồng bào. Muốn có một đàn lợn “cắp nách” thì chỉ cần mua một đôi, gồm một con đực và một con cái, sau đó thả chúng vào khu rừng gần nhà mình. Đôi lợn đó sẽ luôn đi bên nhau, làm ổ trong rừng, tự kiếm ăn. Đến mùa sinh sản thì chúng giao phối và đẻ ra cả đàn lợn hàng chục con chỉ to hơn ngón chân cái.

Loài lợn này có sức chịu đựng rất giỏi, chúng tìm củ, rễ cây rừng nhai lá cây là có thể sống được. Lợn mới đẻ có thể chạy nhảy và kiếm ăn ngay được, chúng chỉ theo bố mẹ vài ngày rồi tự tách ra. Cả lũ lợn con đi kiếm ăn thành đàn đến khi nào trưởng thành, có thể sinh sản mới tự tách ra. Điều đặc biệt là loài lợn này tuy tự kiếm sống ở trong rừng, song chúng không bao giờ đi xa, chỉ quanh quẩn ở một khoảng cách nhất định. Có hộ thì tạo thói quen cho chúng tự về ổ do ông bà chủ làm sẵn ngay đằng sau nhà hay dưới gầm sàn. Còn những đàn lợn “ở ẩn” trong rừng thì chúng đã đánh dấu lãnh địa của mình. Muốn xem đàn lợn đã lớn chưa, người ta chỉ việc vào rừng tìm chúng hoặc ban đêm lần vào ổ của chúng để xem. Ổ được làm bằng những cành cây, lá cây khô. Muốn bắt chúng cũng rất dễ, người ta có những tiếng kêu đặc trưng để dụ chúng đến rồi bắt. 

Chính vì không được nuôi dưỡng nên lợn lửng thuộc loại siêu chậm lớn, mỗi năm chúng chỉ tăng tối đa là 10kg, sau đó hầu như không tăng nữa. Chính vì ăn cỏ cây, lại chậm lớn nên thịt chúng rất thơm ngon, hầu như không có mỡ, miếng nào có một tý mỡ thì cũng không ngấy. Có nhiều cách chế biến lợn cắp nách thành đặc sản như tiết canh, luộc, hấp, nướng, hun khói, xào… Hiện nay ở Lai Châu và đặc biệt ở thị xã Lai Châu xuất hiện rất nhiều quán đặc sản lợn cắp nách. Khách từ miền xuôi cũng đã lặn lội về đây để mong được thưởng thức loại “thịt rừng nhân tạo” tấm tắc khen ngon.
Giờ đây ở Lai Châu, lợn cắp nách đã trở thành món ăn trong các đám cưới, tiệc liên hoan… Thịt lợn cắp nách quả là món ăn hấp dẫn du khách.

Cơm lam Lai Châu

Cơm lam nấu với nước dừa, ăn thịt thú rừng nấu với măng chua rồi uống rượu cần của đồng bào Thái, không gì sánh bằng. Cơm lam là một thứ gạo nếp đặc sản trồng trên nương , rất thơm, hạt dẻo, màu trắng ngà, nấu bằng ống giang tươi ngon .

Cách làm món cơm lam không phức tạp nhưng cũng khá cầu kỳ. Bước đầu tiên phải chọn ống lam là thân cây nứa non, dày (chỉ lấy cây mới mọc vài lá ngọn). Sau đó, chặt ống nứa để lại một mấu, tránh làm giập ống lam. Gạo nếp làm cơm lam phải chọn loại nếp trắng, dẻo, thơm, tốt nhất là "khảu tan" (nếp tan), rồi ngâm gạo, vo sạch, rắc ít muối trộn đều rồi cho vào ống lam. Khi cho gạo vào ống lam không được nén quá chặt, không đầy quá mà phải để cách miệng ống lam khoảng 4 - 6cm; sau đó đổ nước cách miệng ống lam 2 - 4cm; lấy lá dong hay lá chuối làm vừa miệng ống, đậy lên phía trên gạo, rồi lấy hai thanh nứa hoặc tre mềm cài hình chữ thập để giữ cho gạo không bị bung ra, khi cơm lam chín kết dính chặt, dẻo.

Khi các công đoạn trên hoàn tất, đặt ống lam vào bếp lửa đang cháy, đốt ống lam cho đều để cơm lam chín ngon, không bị cháy. Cơm lam chín lấy ra để nguội, róc hết lớp vỏ cháy bên ngoài, dùng tay tước lớp vỏ mỏng, để lộ dần một lớp "giấy" trắng ngà của ống nứa non bọc lấy những hạt cơm thơm dẻo. Khi ăn chú ý nên ăn cả lớp "giấy" đó. Muốn để cơm lam được lâu, dễ vận chuyển, giữ độ dẻo của cơm, người ta chỉ bóc hết lóp vỏ cháy bên ngoài, khi ăn mới bóc tiếp lớp còn lại, giữ được vị thơm ngon đặc biệt của cơm lam. Món ăn này nếu cùng thưởng thức với thịt thú rừng xào, nộm thì ngon tuyệt.

Sau bữa cơm lam, nhấp một chút mật ong hoa ban, ăn thêm vài thứ quả đầu mùa trên cao nguyên lạnh khác gì một bữa tiệc linh đình.

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LAI CHÂU

Du khách đến với Lai Châu sẽ được thăm các di tích lịch sử văn hoá, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên rừng núi trùng điệp và tìm hiểu khám phá văn hoá của các bản dân tộc, thưởng thức các làn điệu hát then, và các món ăn  đặc sản núi rừng Tây Bắc... Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới ở phía Tây Bắc Việt Nam, với diện tích tự nhiên trải rộng hơn 9.000 km2, có địa hình đa dạng được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan đẹp tạo cho Lai Châu tiềm năng du lịch qúi giá để phát triển các loại hình du lịch như sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, mạo hiểm...
Hệ thống giao thông trong tỉnh tương đối thuận lợi, quốc lộ 4D nối Lai Châu với Lào Cai, có cửa khẩu quốc gia đường bộ Ma Lù Thàng tiếp giáp với Trung Quốc nên khả năng đón khách du lịch của Lai Châu trong tương lai rất lớn và thuận tiện kể cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế trực tiếp từ Trung Quốc khi tuyến đường Xuyên Á và hệ thống giao thông liên tỉnh được đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh.
Trong các điểm di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng quan trọng ở Lai Châu phải kể đến động Tiên Sơn, Hồ Thầu, thác nước Tắc Tình (xã Bình Lư, huyện Tam Đường); cảnh quan hai bờ sông Đà, động Ông Tiên (xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ), động Tà Ngảo (xã Tà Ngảo - huyện Sìn Hồ); Dào San, suối nước nóng Mường So (thị trấn Mường So, huyện Phong Thổ), bia Lê Lợi, khu dinh thự Đèo Văn Long trên bờ sông Đà thuộc huyện Sìn Hồ, miếu Nàng Han ở huyện Phong Thổ...
Lai Châu là vùng đất sinh sống của 20 dân tộc anh em, gồm: Thái, Mông, Kinh, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Hủ, Giáy, Lự, Mảng Ư, Pù Ná, Kháng, Tày, Cống, Nùng, Si La, Mường, Hoa, Lô Lô, Xinh Mun. Người Thái, người Kinh, người Mông, người Dao... là những dân tộc có dân số chiếm tỷ lệ cao ở Lai Châu (dân tộc Thái chiếm khoảng 33,5%, dân tộc Mông khoảng 23,6%, dân tộc Dao chiếm khoảng 14,4%, dân tộc Kinh khoảng 11,2%, dân tộc Hà Nhì: 5,6%). Có những dân tộc mà Việt Nam chỉ có ở Lai Châu và Điện Biên như La Hủ, Mảng Ư, Si La, Cống. Mỗi dân tộc có truyền thống văn hoá mang bản sắc riêng tạo nên sự hấp dẫn cho du khách đến tìm hiểu và nghiên cứu.
Các dân tộc ở Lai Châu có bản sắc văn hoá truyền thống đặc sắc thể hiện qua các lễ hội đậm chất dân gian hết sức hấp dẫn khách du lịch như: Lễ Hạn Khuống (Hạn Khuống giao duyên), Lễ hội mừng măng mọc (Kín Lẩu Nó), Lễ hội Then Kin Pang, Hội Hoa Ban, Lễ cúng bản của người Cống, Lễ hội Căm Mường, Hội bắt cá của người Kháng. Ngoài ra còn có một số lễ hội như lễ hội Gàu Tào là lễ hội giao duyên của người Mông ở huyện Phong Thổ, lễ hội Tủ Cải của người Dao ở Tam Đường, lễ hội mừng cơm mới của người dân tộc La Hủ vào dịp tháng mười đến tháng mười một âm lịch.v.v...
Lai Châu có các làng nghề dệt thổ cẩm ở huyện Tam Đường. Các sản phẩm thổ cẩm có nét hoa văn đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Các làng nghề mây tre đan ở Sìn Hồ với các sản phẩm bàn ăn, gùi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved