Hồi 5: Mãn Minh đại
chiến tại Hỗn Hà
Vừa nghe xong kế hoạch của quân sư họ Phạm, Anh Minh hoàng
đến như mơ ngủ bừng tỉnh, vội truyền lệnh để lại năm trăm quân đối phó địch
quân ở mặt nam, một ngàn quân đối phó với giặc ở mặt Khoan Điện, còn tự mình
thì kéo sáu vạn đại quân Bát Kỳ ngày đêm tiến gấp về hướng tây.
Chẳng bao lâu quân Mãn đã kéo
tới Giới Phàm Sơn, ung dung hạ trại, xây đồn luỹ kiên cố. Lúc đó, tướng Minh là
Đô Tùng và phó tướng là Lưu Ngô Tiết đem ba vạn quân đóng tại núi Tát Nhĩ Hử,
đối diện với quân Mãn, chỉ cách có con sông Tô Tử.
Hồi 6: Lui về bảo vệ Kinh đô
Diệp Hách bối lặc là Kim đài Bố Dương Cổ vốn đã ước định
với Minh triều đem ba ngàn quân tiêu diệt quân đội Kiến Châu. Cổ vừa đưa quân
tới Trung Cổ thành miền Khai Nguyên thì được tin chiến bại của quân Minh. Cổ
hoảng hồn bạt vía, vội cuốn cờ bịt trống lặng lẽ trốn về.
Đến lúc đó coi như Anh Minh
hoàng đế đã phá tan được hai lộ quân của Minh triều. Quân sư Phạm Văn Trình bèn
tâu:
- Tâu bệ hạ! Xin bệ hạ cấp tốc
hành quân về phòng về Hưng Kinh, đó là điều tối khẩn.
Anh Minh hoàng đế nghe lời bèn
hạ lệnh thu thập Bát Kỳ binh mã hồi quân tới Cổ Lặc ban mới tạm nghỉ.
Tổng binh quan của nhà Minh lúc
đó là Lưu Đĩnh và Lý Như Bá, cùng hai chỉ quân do hai tướng Đổng Ngạc và Hổ Lan
tiến binh, không còn xa Hưng Kinh là mấy.
Tin tức báo về đại dinh quân
Mãn. Anh Minh hoàng đế liền phong Hỗ Nhĩ Hán làm tiên phong, đem một ngàn người
ngựa đi suốt đêm ngày về trước để bảo vệ Hưng Kinh. Quá ngày thứ hai, hoàng đế
lại cho Nhị bối lặc đem bản bộ binh mã bà ngàn tên tiếp ứng. Còn chính mình thì
cùng với các bối lặc đại thần văn võ bá quan về Giới Phàm Sơn để cùng làm lễ
Khai Tuyền, chém tám đầu trâu tế cờ cáo trời.
Đại bối lặc thấy Nhị bối lặc đã
đi rồi, sợ em đoạt mất công đầu vội tới tâu phụ hoàng xin đem hai mươi kỵ binh
đi trước để do thám tình hình. Anh Minh hoàng đế gật đầu cho đi. Tam bối lặc
thấy anh cả được đi cũng có ý muốn theo. Tứ bối lặc lúc đó đang đi săn ở sau
núi, được tin hai anh mình sắp ra trận, vội chạy về xin cha cho theo. Hoàng đế
thấy vậy, lấy làm vui mừng, bèn kéo Tứ bối lặc vào lòng, mà bảo:
- Con ngoan của cha! Hai anh
con đi cả. Con ở lại trong dinh bầu bạn với cha có phải vui không?
Tứ bối lặc lòng vốn nhớ nhà từ
lâu, khẩn khoản cha ba, bốn lần để được về Hưng Kinh trước. Thế là cả ba anh em
được phép cha cùng lên đường.
Được tin bốn vị bối lặc trở về,
các bà phi từ trong cung gọi vào và vây lấy hỏi thăm tin tức nơi quan ải chiến
binh.
Bốn vị bối lặc vui mừng cực
điểm, khoa chân múa tay, đem tất cả tình hình nơi chiến trường kể lại một lượt.
Các bà nghe xong vừa mừng vừa sợ.
Trong số bốn bối lặc có mặt lúc
đó, chỉ có Tam bối lặc Mãng Hỗ Nhĩ Thái là còn có mẹ. Bởi vậy khi bà Phú Sát
thị ngồi nghe tới lúc xuất thần, bèn kéo con lại gần mình mà bảo:
- Chả trách mà mẹ thấy tim gan
hồi hộp, nhiều lúc trống ngực tự dưng cứ thình thịch.
Kẻ đẹp trai nhất phải nói là Tứ
bối lặc Hoàng Thái Cực, mẹ chàng là bà Diệp Hách thị tuy đã mất sớm, nhưng
chàng có cái sắc tướng tươi trẻ đáng yêu nên ai cũng thích cũng chiều.
Các bà phi trong cung không ai
là không quý mến chàng, nhất là bà Ô Lạp thị. Bà này lúc nghe kể chuyện quá
hứng thú, cứ cầm lấy tay Hoàng Thái Cực mà xuýt xoa nói:
- Chả trách gì ta cũng thấy tim
gan nó hồi hộp ghê gớm mấy bữa nay!
Hoàng tử thứ mười bốn là Đa Nhĩ
Cổn thấy mẹ yêu quý anh Tư cũng vội chạy tới nằm vào lòng mẹ. Bà Ô Lạp một tay
thì cầm tay Đa Nhĩ Cổn, còn một tày thì nắm tay Hoàng Thái Cực. Cả nhà nhướng
mắt nhìn bà và hai cậu hoàng tử đẹp trai mà tấm tắc ngợi khen. Đa Nhĩ Cổn tuổi
tuy còn nhỏ nhưng xem bề sắc diện còn có phần bảnh trai hơn anh đôi phần.
Đại bối lặc cùng Nhị bối lặc
nhìn quang cảnh đó bỗng nhiên nhớ tới mẹ mình, bất giác thấy chua xót trong lòng,
đôi mắt rưng rưng ứa lệ. Hai anh em vội quay đầu chạy ra khỏi cung.
Trời hừng sáng. Bỗng tiếng pháo
liên châu nổ vang ngoài thành rồi trống, còi vang lên. Mọi người đều biết xa
giá hồi kinh. Thế là trong thành, từ lớn chí bé, từ dân đến quan, ai nấy đều
vội vã ra khỏi thành đón rước.
Anh Minh hoàng đế về tới cung.
Bà Ô Lạp vội bày yến tiệc để hoàng đế đón gió. Lúc đó trong doanh có bắt được
mấy trang mỹ nữ của Minh triều. Được lệnh, họ phải vào cung. Các bà phi và các
nàng công chúa thấy phía dưới quần họ lộ một đôi chân nhỏ bé xinh xinh, ai cũng
đều lấy làm lạ. Các bà, các nàng tò mò, vây quanh họ, cởi bỏ đôi hài của họ,
nắm đôi bàn chân xoay đi xoay lại để xem xét khiến họ mắc cỡ đến mặt đỏ tía
tai, không cất đầu lên nổi nữa.
Bọn cung nữ được lệnh đưa mấy
cô gái đẹp người Hán từ trong phòng tắm ra để trang điểm. Rồi ngay đêm đó họ
được đưa vào cung để phục thị hoàng đế. Anh Minh hoàng đế thấy mấy cô này vừa
xinh đẹp lại vừa hiền hậu ngoan ngoãn nên rất sủng ái.
A Mẫn vốn hiếu sắc, nên đêm đó
cố xoay cho kỳ được hai cô gái Hán đến phòng mình để hầu hạ mua vui.
Sáng hôm sau, cậu tới xin hoàng
phụ và được cha phong thưởng cho hai nàng làm thị nữ của Mãn, đồng thời cũng
phong cho mấy người đẹp của mình làm thứ phi. Cậu hoàng A Mẫn lúc đó liếc mắt
so sánh người đẹp của mình với người đẹp của cha, thấy của mình thua kém xa nên
có vẻ chờm bơm, cười nói đưa tình chẳng nể mặt hoàng phụ. Anh Minh hoàng đế
thấy vậy làm giận lắm, tức tốc sai cung nữ đuổi Mẫn ra khỏi cung. Từ đó, Đế
trong lòng có ý chán ghét cậu hoàng nhi A Mẫn, rất ít khi cho gọi vào gặp mặt.
Ngày hôm sau, Anh Minh hoàng đế
lâm triều. Đại tướng Hỗ Nhĩ Hán xuất ban tấu lên:
- Tây lộ của Minh triều hiện đã
theo đường Khoan Diện tiến tới Đổng Ngạc. Cư dân quanh vùng đều phải chạy trốn
vào những nơi rừng sâu, núi thẳm. Tổng binh Lưu Đĩnh tung quân đốt làng, cướp
của, giết chết dân chúng rất nhiều. Ngưu Lộc Ngạch Nhân, Thác Bao Ngạch Nhĩ,
Nạp Ngạch Hắc Ất, ba người đã chỉ huy quân trú phòng năm trăm người tiến tới
nghênh địch nhưng đều bị quân Minh bao vây khắp mặt, Ngạch Chân và Hắc Ất đã bị
loạn quân giết chết, ba trăm binh sĩ cũng bị tàn sát theo. Thác Bảo thoát chết
vội đem tàn quân chạy tới Hưng Kinh cầu cứu. Xin bệ hạ truyền lệnh cho đại binh
cấp tốc tiến tới nghênh địch.
Vừa nghe rời tâu trình của Hán,
Anh Minh hoàng đế vội hạ lệnh cho Đại bối lặc, Tam bối lặc, Tứ bối lặc điều
khiển toàn bộ quân mã tới Đổng Ngạc trước để nghinh chiến. Lại sai Hỗ Nhĩ Hán
đem một chi quân ẩn trong rừng sâu để ứng sách, chỉ lưu có bốn ngàn quân lại
Hưng Kinh, chuẩn bị để địch với lộ quân của bọn Lý Như Bá và Hạ Thế Hiền.
Xuất quân lần này, Đại bối lặc
làm đại nguyên soái, Tam bối lặc làm phó nguyên soái, còn Tứ bối lặc làm tiên
phong nguyên soái.
Tứ bối lặc thống lĩnh hai ngàn
quân mã, nhổ trại đi trước. Khi gần tới địa phận Phú Sát, tiên phong nguyên
soái được thám mã phi báo:
- Quân Minh ở phía trước tiến
dọc theo Đông Gia Giang, chỉ còn cách có mười sáu dặm.
Tử bối lặc hay tin hạ lệnh đóng
trại tại nơi sơn cốc rồi cho gọi hai trăm tên quân Minh ở hậu doanh đều là
những tên quê miền Chiết Giang lên trướng, thưởng cho rượu thịt và dùng lời
ngon ngọt vồ về:
- Các ngươi hãy mặc binh phục
của Minh triều vào rồi vác cờ Minh đi thẳng tới Đông Gia Giang, gặp Lưu Đĩnh
nói dối rằng: Đỗ Tùng tướng quân đã đánh chiếm được Hưng Kinh cho nên sai chúng
tôi tới đây đón tướng quân vào thành thảo luận quân cơ.
Lại còn bảo thêm:
- Các ngươi cẩn thận đi cho
thành việc. Nếu lừa được Lưu Đĩnh tới đây, thì các ngươi được kể như chiếm công
đầu. Lúc đó ta sẽ tha hồ cho các ngươi trở về Chiết Giang với vợ con, cha mẹ.
Bọn binh sĩ người Hán này nghe
nói được về quê với gia đình, kẻ nào kẻ nấy cảm kích, liền hăng hái ra đi. Thế
là cả bọn thay đổi Minh trang, vác cờ hiệu Đỗ nguyên soái, thẳng đường tiến tới
Đông Gia Giang gặp Lưu Đĩnh.
Tướng Mãn Hỗ Nhĩ Hán lúc đó
cũng đã đem quân tới hợp với quân của bốn bối lặc. Thác Bảo với cánh tàn quân
cũng chạy về tới, xin vào yết kiến bốn bối lặc, rồi được giao cho nhiệm vụ
trinh sát địch tình, bằng cách phóng quân len lỏi trong các khu rừng cây rậm
rạp.
Lại nói tướng Minh Lưu Đĩnh
xuất phát từ Thẩm Dương, theo đường Khoan Điện, chật vật lắm mới tới được Đông
Gia Giang để tiến đánh Hưng Kinh. Đĩnh sợ Đỗ Tùng chiếm được Hưng Kinh trước,
cướp mất công lớn của mình, nên đốc thúc quân sĩ ngày đêm tiến gấp. Đường xá ở
đây lại hoàn toàn là đường núi gồ ghề hiểm trở cây cỏ hoang vu, gai góc mọc
đầy. Gặp núi thì mở đường, gặp sông thì bắc cầu, quân sĩ chịu muôn phần mệt
nhọc lao khổ. Chúng kêu khổ khắp trời. Khi tới Đổng Ngạc không chỉ mong mượn
được nhà dân mà nghỉ ngơi đỡ mệt. Ai ngờ dân chúng nơi đây đã trốn chạy sạch,
mười nhà thì đã tới chín không còn lại một cái gì! Khỏi nói đến trâu bô, dê gà,
chó lợn, ngay cả nhà cửa cũng đã bị phá hoại hết sạch, không còn gì đáng giá.
Quân Minh kéo tới, muốn tìm cái ăn, không có, muốn tìm chỗ trú cũng không.
Tướng Đĩnh bực mình lắm. Bọn quân sĩ cũng cáu tiết, châm một mồi lửa thiêu rụi
tất cả nhưng gì còn sót lại, nào cái nhà bẹp, nào cái giường hư, nào cái cầu
tiêu mục nát, nào cái bờ dậu xiêu vẹo…
Lộ quân lại kéo đi. Một con
sông lớn chắn ngang, vượt qua phía đông là miền Phú Sát. Đây vốn là nơi hội ước
với quân Triều Tiên. Trước đó mười ngày Đĩnh đã sai Hải Cái Đao, Khang Ứng Kiền
đem năm trăm bộ tốt đi trước để đón quân Triều.
Thế mà nay vẫn không thấy họ
tới, ngay cả Kiền cũng chẳng thấy về, Đĩnh chẳng biết làm cách nào hơn, đành hạ
lệnh cho đại quân đóng bên sông chờ khi hợp binh để tấn công.
Không ngờ chờ đã mấy hôm liền
mà quân Triều văn biệt vô âm tín. Đĩnh không nhẫn nại được nữa, bèn lệnh cho
quân sĩ mai ăn cơm sớm để canh năm vượt đò qua sông.
Giữa lúc quân Minh đang vội vã
thu lượm doanh trại, bỗng một tiểu đội người ngựa đi đò từ bên kia sông sang,
chiếc đi đầu rõ ràng thêu chữ Đỗ to tướng tung tẩy trước gió, trong ánh chiều
vàng rực rỡ. Đĩnh cho gọi vào nhìn qua một lượt, quả nhiên đúng là quân của
nhà. Đĩnh hỏi về Đỗ nguyên soái thì bọn quân Minh vừa tới kia báo bẩm:
- Trước đây ba ngày, Đỗ nguyên
soái đã đánh chiếm được thành Hưng Kinh. Đô đốc Kiến Châu đã bị loạn quân giết
chết. Đỗ nguyên soái hiện ở trong đô đốc phủ. Ông chỉ còn chờ Lưu nguyên soái
ngài qua sông để tới phủ bàn tính việc thu phục các bộ lạc ở miền bắc.
Nghe xong, Đĩnh bất giác vừa
giận vừa mừng, mừng vì bọn mọi Kiến Châu đã bị diệt, quan dân từ đây gối cao
ngủ kỹ khỏi phải lo lắng gì, giận vì quân Triều Tiên chậm trễ để đến nỗi công
đánh chiếm Hưng Kinh bị Đỗ Tùng cướp mất, uổng phí cái chức tiên phong nguyên
soái. Hơn nữa, phen này xuất quân chẳng lập được chút công nào thì khi về gặp
mặt quan kinh lược biết ăn nói làm sao.
Sau đó Đĩnh truyền lệnh sáng
mai thong thả hành quân lên đường. Quân Minh tin chắc thắng trận nên vũ khí
thảy đều gói lại vác vai giáp trụ cũng cởi bỏ, chỉ mong sớm vào thành an nghỉ
ít hôm cho bõ những lúc gian khổ trên con đường gổ ghề hoang vắng của cái vùng quan
ngoại khỉ ho cò gáy này.
Hồi 7: Đánh Hưng Kinh , quân Minh thảm hại
Một vạn binh sĩ của Lưu
Đĩnh đều là những tay khoẻ mạnh, tinh luyện. Chỉ vì băng rừng xẻ núi mở đường,
chịu bao nỗi phong trần gian khổ, mười người thì đã có đến năm bắt đầu phát
bệnh. Nay được tin Đỗ tướng quân chiếm được Hưng Kinh, sai quân tới đón vào
thành nghỉ ngơi ít hôm, ai nấy nhảy lên vì sung sướng. Nào binh khí nào giáp
trụ, họ đều gói lại vác vai, vui ca qua sông. Bọn lính Chiết Giang tới báo tin
hôm trước, đi đầu dẫn lộ. Đoàn quân đi vừa được 20 dặm đường, phía sau bỗng có
chiêng trống vang rầm. Rồi một chi quân đánh tới. Đây chính là chi quân của Tam
bối lặc nước Kim. Đĩnh hoảng hốt lo sợ. Trong chốc lát, đám lính Chiết Giang
biến đâu mất, không còn thấy một tên. May thay Đĩnh còn có năm trăm tên thân
binh chưa cởi bỏ giáp trụ, bèn hô quay ngay lại, bày thành trận thế. Đĩnh quất
ngựa tiến lên. Tam bối lặc tiếp chiến. Quân Kiến Châu kéo tới mỗi lúc mỗi đông.
Hậu đội quân Minh lại không kịp mặc áo giáp, tình thế nguy cấp vô cùng!
Lưu Đĩnh biết gần đây có một
ngọn đồi tên gọi A Bố Đại Lý, có thể đóng quân được, bèn truyền lệnh cho ba
quân tướng sĩ rút vội về đóng tại đỉnh đồi rồi sẽ nghênh địch. Quân sĩ đi trước,
Đĩnh đích thân áp hậu, vừa đánh vừa lui. Khi tới đồi A Bố Đạt Lý, quân Minh
tiến thẳng lên đỉnh.
Nhưng vừa tới sườn đồi bỗng
nghe từ trên đỉnh một tiếng pháo hiệu nổ vang rền. Tứ bối lặc cầm đầu một cánh
quân vừa hò hét vừa xông xuống. Quân Minh lúc đó tay chưa lấy kịp vũ khí, mình
chỉ mặc có nhuyễn giáp.
Từ trên đinh đồi, tên đạn bắn
xuống như mưa. Quân Minh tránh tên, té ngửa ra sau, lăn nhào xuống chân đồi
thây lấp kín cả các hố hốc. Tướng sĩ chân tay của Đĩnh chết đã mất quá nửa.
Tình cảnh thật vô cùng bi đát. Trước đã không có đường tiến, sau lại có truy
binh, Đĩnh đành phải lượm lặt tàn quân chạy vội về hướng tây.
Một dãy núi đằng trước. Hai
ngọn chọc trời song song. Quãng giữa là một đường độc đạo ngoằn ngoèo như ruột
dê. Đĩnh bèn hô quân xếp thành hàng một từ từ rút qua. Đĩnh đích thân đoạn hậu.
Nhưng khi đoàn quân của Đĩnh ra khỏi eo núi được một nửa, địch quân bỗng từ
phía tây chia hai cánh giáp công. Bên trái có Đại bối lặc Đại Thiện, bên phải
có Hỗ Nhĩ Hán cắt hẳn đoàn quân Minh ra hai đoạn.
Đại bối lặc Đại Thiện vừa thấy
Lưu Đĩnh, quất ngựa xông tới nghênh chiến! Đĩnh thấy Thiện, đôi mắt bốc hoả,
răng nghiến kèn kẹt, tay múa đại đao chém tới. Hai tướng đại chiến ngay tại eo
núi, một qua một lại, chẳng mấy chốc đã năm, sáu chục hiệp không phân thắng
bại. Thiện bỗng bỏ Đình giữa lúc đang kịch chiến, chạy ra ngoài eo núi, Đĩnh
tức giận đến cực độ, giục ngựa đuổi theo, nhưng quân Kiến Châu đã bốn mặt xô
tới vây kín lại.
Đĩnh phóng ngựa xông đông phá
tây, chạy qua chạy lại mong thoát trùng vây, nhưng rút cục vô phương. Thủ hạ
binh sĩ theo sát Đĩnh thưa dần. Bốn mặt tên vẫn như cào cào phóng tới. Đĩnh múa
tít cây đao gạt tên, đồng thời ra sức tìm đường trốn chạy. Bỗng một mũi tên vụt
tới trúng ngay vào giữa mắt ngựa Đĩnh. Con ngựa đau quá cất đứng người lên cao,
miệng hí lên rầm rầm, quật ngã Đĩnh xuống đất. Quân Kiến Châu xô tới bắt. Đĩnh
nhanh tay, rút vội đao tự vẫn.
Đại bối lặc Đại Thiện cắt thủ
cấp Đĩnh rồi quay ngựa đem bản bộ binh mã tiến thẳng sang miền Phú Sát. Bởi vì
lúc đó Thiện đã được tin Khang Ứng Kiên đem một vạn quân Triều Tiên theo miền
Phú Sát nam lộ kéo tới. Quân Triều Tiên mình đều mặc áo giáp giấy, đầu đội mũ
dây liễu. Thiện biết vậy, nẩy sinh một kế, đợi tới nửa đêm, đích thân chỉ huy
một ngàn kỵ binh, đem theo đồ dẫn hoả xông vào cửa trước trại địch mà khiêu
chiến, còn cửa sau thì phóng hoả đất trại. Đêm đó, gió đông nam lại thổi mạnh.
Ngọn lửa bốc lên, xông vào doanh trại, chỉ trong nháy mắt đã cháy rực khắp nơi.
Quân Triều Tiên áo giáp đều bắt
lửa, chạy không thoát, bị chết cháy quá nửa. Số còn lại đều nám mặt sém mày,
vội chạy ra khỏi trại, lại bị phục binh của Thiện bắt hết.
Ba cánh quân khác của Kiến Châu
do Tam bối lặc, Tứ bối lặc và Hỗ Nhĩ Hán chỉ huy lúc đó cũng đã kéo tới, thấy
vậy, liền bổ vây tứ phía, nhất loạt phóng tên vào.
Cuộc chiến kéo dài từ nửa đêm
đến mãi trưa hôm sau, một vạn quận Triều Tiên kẻ chết vì lửa người chết vì tên,
chỉ có Khang Ứng Kiên là người duy nhất chạy thoát mà thôi. Trong trận đánh
này, quân Kiến Châu bắt được ngựa lừa, vũ khí không thể kể xiết.
Hỗ Nhĩ Hán đem đoàn quân chiến
thắng mở đường đi trước, lại gặp một tiểu đội quân mã du kích Kiều Nhất Kỳ của
Minh Triều. Hai bên tiếp chiến. Kỳ đại bại, chạy trốn. Hán đuổi theo.
Khi đuổi tới chân núi Cố Lạp
Khố, Hỗ thấy trên núi một dãy trại binh có cờ Triều Tiên bay phất phới. Hán
nghi ngờ, cho Nhất Kỳ chỉ là một tướng dụ địch. Nên không dám tiến, sai người
báo tin cho đại bối lặc cùng tam bối lặc biết. Chẳng bao lâu cả ba bối lặc đều
đem quân tới nơi họp binh một chỗ.
Lại nói Đỗ nguyên soái Triều
Tiên tên Khương Hoàng Lập được tin quân Minh thảm bại, bèn cất trống giấu cờ,
sai thông sự quan tới doanh trại quân Kiến Châu để xin đầu hàng và bày tỏ:
- Việc giúp Minh triều vốn
chẳng phải bản ý của quốc vương tôi. Chỉ vì ngày trước quân Nhật Bản xâm lăng
tiến vào chiếm cứ thành trì nên quốc vương tôi phải nhờ tới quân Minh để đẩy
lui quân Nhật. Nay Minh triều đưa thư tới gọi quân nước tôi tới Khoan Điện,
quốc vương tôi vì nghĩa chẳng tiện từ chối. Bởi vậy quốc vương tôi sai một vạn
quân đồn trú tại miền Phú Sát thực ra bọn tôi chẳng biết phải đánh nhau với ai,
mãi nay mới biết là với quân Kiến Châu của các ngài. Bon tôi đâu dám xúc phạm
tới oai hùm của thượng quốc. Huống hồ một vạn quân binh của bọn tôi đã nhờ ơn
thượng quốc giết cho bằng hết rồi. Do đó, nguyên soái nước tôi xin lập tức đình
chiến để mưu cầu hoà bình cho hai nước.
Đại bối lặc Đại Thiện nghe
xong, bèn cùng bọn Hỗ Nhĩ Hán thương nghị. Tứ bối lặc liền có chủ ý, sai thông
sự quan đi theo người Triều Tiên trở về núi Cố Lạp Khố, đặt điều kiện với Lập:
- Nếu các ngươi muốn xin hàng,
hãy giết hết bọn quân Minh còn lại trong trại, sau đó Đô nguyên soái Khương
Hoàng Lập phải đích thân đến trại ta xin hàng. Bọn ta lúc đó sẽ vì đức hiếu
sinh của trời đất mà tha cho các ngươi.
Thượng Hoàng Lập nghe thông sự
quan nói vậy, không còn cách nào khác, bèn hạ lệnh cho bắt hết quân Minh trong
trại rồi lao từng tên một từ đỉnh núi xuống, tay gãy chân què, máu me lênh
láng, chết không kịp kêu. Quân sĩ Kiến Châu cắt thủ cấp Kiều Nhất Kỳ rồi đem
theo Đô nguyên soái, phó nguyên soái của Triều Tiên về Hưng Kinh.
Về tới thủ đô Kiến Châu, Lập
được vào yết kiến Anh Minh hoàng đế, vội bò rạp xuống đất, đập đầu kêu binh
binh.
Anh Minh hoàng đế cho người
nâng dậy, rồi bày rượu thịt ra ăn uống ở ngay điện bên cạnh. Đồng thời truyền
lệnh tiệc để ăn mừng thưởng công. Đế cho mời tất cả các quan viên lớn bé tòng
chinh vào ngự hoa viên uống rượu. Trong cung cấm, Đế cũng cho triệu tập các bà
phi, các thái tử, công chúa, các phúc tần, mở một tiệc linh đình.
Các phi hôm đó có bà Phú Sát,
bà Ô Lạp, bà Giác La, cùng các thứ phi. Bọn con cái thì có thái tử Đại Thiện,
tam tử A Bá, tứ tử Thang Cổ Đại, ngũ tử Mãng Cổ Nhĩ Thái, lục tử Tháp Bái, thất
tử A Bát Thái, bát tử Hoàng Thái Cực, cửu tử Ba Nhĩ Thái, thập tử Đức Cách Loại,
thập nhất tử Ba Bố Hải, thập nhị tử A Tế Cách, thập tam tử Lai Nộ Bố, thập tứ
tử Đa Nhĩ Cổn, thập ngũ tử Đa Lạt, thập lục tử Phi Dương Cổ. Tất cả đều ngồi
quây quần trong cùng một chiếu rượu.
Anh Minh hoàng đế lúc đó vừa
uống rượu vừa nghe ba vị Đại, Tam và Tứ bối lặc kể lại trận đánh, trong lòng
rất lấy làm sung sướng. Ông vốn yêu người con thứ mười bốn là Đa Nhĩ Cổn nhất.
Thấy Cổn mặt mũi khôi ngô, tính tình nhu thuận, đầu óc lại thông minh, bọn các
bà phi, các bà phúc tấn ở trong cung ai cũng đều ưa thích. Trong bữa tiệc Cổn
chẳng khác gì một con bướm đùa hoa, chạy tung tăng khắp nơi, khi thì ngồi vào
lòng bà phi này một lát, khi lại tựa vào gối bà phúc tấn nọ một chập.
Anh Minh hoàng đế uống rượu đến
lúc quá hứng, bèn kéo Cổn vào lòng mình, lấy tay vuốt má Cổn mà hỏi:
- Mấy hôm nay con vẫn tập dượt
cung tên đấy,chứ?
Cổn bĩu môi, nũng nịu đáp:
- Có chứ! Mấy hôm nay cứ độ
canh tư là con trở dậy bắn cung đấy!
Vị sư phó ngồi gần tiếp lời:
- Cậu nhỏ tập chưa được tinh
luyện. Còn phải cố gắng thêm nữa mới được.
Anh Minh hoàng đế mỉm cười nói:
- Chẳng cần cố làm gì! Chớ có
dùng sức quá độ, e mệt con trẻ.
Giữa lúc hai cha con Đa Nhĩ Cổn
trò chuyện với nhau, thì bà phi Ô Lạp lòng sung sướng như mở cờ bởi vì bà thấy
con mình được chồng cưng chiều hơn hết. Bà vội rời khỏi ghế ngồi, uốn éo lưng
ong, bước lại trước mặt nhà vua rồi vừa cười vừa nói:
- Bệ hạ đừng coi nó là một
thằng bé mười tuổi nữa nhé! Nó đã theo sư phó học làm thơ Hán rồi đấy!
Anh Minh hoàng đế nghe đoạn,
giơ cao ngón tay cái nhấn mạnh vào không khí để tỏ dấu khen ngợi:
- Thằng bé hay quá!
Thấy cha khen, Đa Nhĩ Cổn muốn
trổ tài bèn chạy đi lấy ngay giấy bút, viết bốn chữ: "Tây giao thí tiễn"
(Thi bắn ngoài cánh đồng mé tây), rồi sau đó, viết luôn một bài thơ tứ tuyệt
như sau:
"Rừng tây cờ gấm phất phơ
bay.
Tên thép cung vàng rợp bóng
cây.
Một phát bay ngang hơn tia
chớp!
Nào ai giỏi bắn dám so tài? "
Thơ viết xong, Cổn liền dâng
cho cha xem. Anh Minh hoàng đế cười khà khà, tỏ vẻ đắc chí, nói:
- Thật là uổng! Cha mày làm đến
thiên tử một nước mà chẳng biết lấy một chữ Hán này! Con của cha khá lắm! Mau
dịch ra cho cha mày xem coi! Khà! Khà! Khà!
Cổn bèn đem ý tứ trong thơ
giảng giải cho cha nghe một cách hoạt bát thông thạo. Cử toạ ngồi khắp điện, ai
cũng đều phải vỗ tay khen giỏi!
Giữa lúc bà Ô Lạp hớn hở đắc ý
về cậu con cưng của mình thì bà Phú Sát lòng chua như dấm, bực tức đến không
thể chịu nổi. Bà đưa mắt nhìn hai cậu con mình. Mãng Cồ Nhĩ Thái được cha phong
cho làm Tam bối lặc, trong lòng rất lấy làm cảm kích nên chẳng dám phóng túng
bừa bãi. Duy chỉ có Đức Cách Loại không được cha phong cho làm bối lặc, nên có
lòng oán hận đã lâu. Nay thấy mẹ biểu đồng tình với mình, nên lại càng vững
chí, tính nhân dịp này mà xả bớt tức cho hả lòng phần nào. Nhưng Loại nhìn
quanh chăng thấy ai cố võ tự cảm thấy cô độc, lại thôi không dám hé răng. Đúng
lúc đó, Loại nghĩ ngay tới Tứ bối lặc là Hoàng Thái Cực vì biết Cực không ưa
Cổn. Loại bèn lẻn tới sau lưng Cực kéo tay áo Cực, đưa mắt cho Cực. Cực quay
lại thấy vậy cũng đưa mắt cho Loại tỏ vẻ đồng tình.
Hoàng
Thái Cực vốn là con trai bà Thái phi. Cực giỏi võ nghệ lại có bộ mặt xinh trai.
Tuy vậy Cực vẫn không thể nào đọ được với Cổn vì Cổn bảnh trai nổi tiếng, các
bà phi trong cung cấm, ai mà chẳng khoái Cổn, Cực vì đó mà ghen tức.
Nay thấy Cổn vênh váo làm bộ
quá đáng, Cực đột nhiên cả giận. Cực cậy mình có chiến công, chắc hẳn phụ hoàng
cũng không nỡ rầy bèn nheo mũi khịt một tiếng rồi nhếch mép cười nhạt.
- Đó bất quá chỉ là đồ trẻ nít
cợt đùa! Nước đại Kim ta lấy việc tung hoành thiên hạ trên lưng ngựa mà thành
nghiệp lớn chứ đâu có cần tới cái đồ trẻ nít đó!
Mấy lời nói của Cực tuy rất
quang minh chính đại nhưng đối với Anh Minh hoàng đế, ngài đã thấy rõ được sự
ghen tức giữa hai đứa con mình. Đế tự nhủ ghen tức chẳng phải là điều tốt, tính
rầy la Cực. Khốn nỗi Cực cũng là cục cưng của ngài, hơn nữa Cực lại chơi thân
với khắp văn võ bá quan trong triều, đồng thời lại vừa mới lập được chiến công.
Cho nên ngài thấy chẳng tiện thực hiện ý mình. Ai ngờ Cực vừa nói xong thì bên
kia, Loại đã lên tiếng. Loại vừa cười nhạt vừa nói giễu:
- Mấy câu thơ đó nghe đã quá
quen mà! Sư phó ta cũng đã dậy ta từ lâu. Phải chăng mày đã chép lại trong sách
nào đó để đem lừa dối phụ hoàng?
Cổn vốn chỉ là một đứa trẻ nít.
Hắn nghe hai anh chém cụt hứng của mình, liền méo xệch mồm, oà lên khóc. Bà Ô
Lạp vội vàng chạy lại kéo đi. Anh Minh hoàng đế tức quá, đôi mày dựng ngược
lên, quát Loại:
- Hai anh em mày khinh nó trẻ
nít phải không. Chỉ một chuyện nhỏ đó mà chúng mày cũng không chịu nhường nhịn,
thử hỏi tương lai rồi đây sẽ ra sao?
Câu mắng của ông khiến bọn thất
tử ngồi trong điện câm miệng lặng thinh. Ông truyền lệnh chỉ đuổi Loại ra khỏi
cung và từ nay, phải có lệnh tuyên triệu mới được vào. Chỉ đó truyền xong, các
thái tử mặt người nào người nấy cũng xám ngoét, rồi chả ai bảo ai, lần lượt rút
êm ra khỏi cung cấm. Duy có Cực trong lòng bất phục. Bởi vậy, Cực mua chuộc văn
võ bá quan, kết bè lập đảng để thủ thế. Đó là chuyện về sau.
Lại nói quan Kinh lược sứ nhà
Minh là Dương Cảo ở Thẩm Dương lần lượt được phi báo ba lộ quân mã đều bị tiêu
diệt thì hoảng hồn bạt vía, tay chân run lên bần bật. Một mặt ông viết sớ tâu
về triều cho Thần Tông hoàng đế rõ sự thể, một mặt truyền lệnh cho Tổng binh Lý
Như Bá đóng tại thành Thanh Hà lập tức rút quân về Thẩm Dương để bảo vệ thành
trì.
Cuộc chiến tại Tát Nhĩ Hữ sơn
này, Minh triều chết mất cả thảy tám vạn tám ngàn năm trăm chín mươi tên quân
và hơn ba trăm mười viên tướng. Quân Triều Tiên cũng bị chết cháy theo mất đến
hơn một vạn.
Một việc làm cho Cảo băn khoăn
mãi chẳng yên, đó là thi hài của người anh em kết nghĩa Lưu Đĩnh. Cảo bèn sai
năm mươi tên quân lẻn đến chân đồi A Bố Đạt Lý tìm xác Đĩnh đem về. Cảo lại sai
thợ mộc dùng gỗ mộc hương làm một cái đầu người lắp vào cổ cụt của Đĩnh, mua
sẵn một cỗ quan tài thượng hạng, khâm liệm rồi đích thân đưa vê Bắc Kinh.
Vợ con Đĩnh trông thấy quan
mộc, khóc đến chết đi sống lại nhiều lần. May có Dương phu nhân vốn là chỗ thân
tình đem lời lẽ hơn thiệt khuyên giải nên họ cũng nguôi dần. Từ đó, con cái Lưu
Đĩnh ở lại trong phủ Dương Cảo. Dương phu nhân đem con gái mình hứa gả cho Lưu
công tử. Hai gia đình trở thành sui gia, và Lưu phu nhân cũng có chỗ nương nhờ.
Minh triều từ khi bị một vổ
chua cay, chết binh mất tướng một cách tai hại, chỉ còn biết giữ quan ải, không
dám can thiệp đến chuyện quan ngoại nữa. Anh Minh hoàng đế bèn lợi dụng cơ hội
tết đó chiếm Khai Nguyên thành, phá Thiết Lĩnh thành, đánh bại quân Mông Cổ
Khách Nhĩ Khách, bắt sống tù trưởng Tể Trai. Đại tướng Hỗ Nhĩ Háp còn tâu với
Kim đế:
- Diệp Hách bộ chủ trước đã
chối bỏ cuộc cầu hôn của ta, nay lại giúp Minh triều để đánh bại ta. Cái hận ấy
không thể không báo. Xin bệ hạ xưống lệnh chinh phạt.
Anh Minh hoàng đế nói:
- Trẫm đâu có quên cái thù của
Diệp Hách. Chỉ vì Diệp Hách bộ chủ vốn có cái tình cậu cháu đối với Tứ bối lặc
của ta. Nếu ta đem quân chinh phục, e khó coi về mặt bà con thân thích!
Đại bối lặc Đại Thiện lúc đó
ngồi bên cạnh, vội đứng phắt dậy nói:
- Xưa nay thường nói: Vì đại
nghĩa mà diệt thân tình. Chúng ta là những người muốn tạo nghiệp lớn há lại quá
lo lắng đến điều nhỏ nhặt đó ư?
Anh Minh hoàng đế nghe Thiện
nói, gật đầu luôn mấy cái, bèn bảo:
- Ừ, nói thế cũng phải!
Thấy cha tán đồng ý kiến của
anh, Tứ bối lặc liền xin cha cho làm tiên phong nguyên soái, đem một vạn người
ngựa đi trước. Anh Minh hoàng đế đích thân đem hai vạn quân lên đường theo sau;
cái bối lặc đại thần cũng đều có mật trong dinh để nghe lệnh điều động.
Hồi 8 : Liên minh Mông
Mãn
Diệp Hách bộ chủ có hai
anh em, một là Kim Đài Thạch đóng đô tại Đông Thành, hai là Bố Dương Cổ đóng đô
tại Tây thành. Hai anh em nhà này, từ khi thấy quân Minh đại bại bèn vội vã đem
quân trốn về bản bộ. Họ đêm ngày lo phòng bị, sợ quân Kiến Châu tới đánh bất
thần. Quân Kiến Châu quả tới đánh họ thật.
Anh Minh hoàng đế đích thân
công phá Đông Thành, sai bọn bối lặc đánh chiếm Tây Thành. Ông vây đánh đến
ngày thứ ba thì phá được ngoại Đông Thành. Lòng ông vẫn còn băn khoăn về tình
nghĩa cậu cháu, bèn sai quân sĩ hô lớn:
- Kim Đài Thạch hãy mau mau ra
hàng, ta sẽ tha chết cho ngươi.
Thạch đứng trên địch lâu ngang
nhiên đáp lại:
- Nỗ Nhĩ Cáp Tề! Mi chớ nói
điều đó. Ta đây, mi không thể ví với bọn Minh được. Ta cùng ngươi đều là người
Mãn, đều là những bộ chủ anh hùng. Ta há lại khoanh tay chịu nhục. Đầu hàng mi
thà tứ chiến còn hơn!
Thạch nói đoạn, tức thì gỗ đá
từ trên thành lao xuống như mưa. Quân Kiến Châu bị đả thương, đầu vỡ máu chảy,
nằm gục chết dưới chân thành vô số.
Anh Minh hoàng đế cả giận, tự
lay mạnh cây lệnh tiễn, quất ngựa nhảy lên trước trận. Quân sĩ ở phía sau ùa
vào, quân Diệp Hách liều mạng kháng cự. Thạch một tay kéo vợ, một tay bế đứa
con trai nhỏ, ẩn tránh trên đài cao, quân Kiến Châu váy kín toà đài khắp bốn
mặt, miệng hô lớn:
- Kim Đài Thạch, hãy mau mau
xuống đầu hàng.
Thạch đứng trên đài cao nói
vọng xuống:
- Tứ bối lặc của mi vốn là cháu
ngoại ta. Nếu muốn ta đầu hàng, bọn mi hãy mời Tứ bối lặc lên cho ta gặp, lúc
đó ta sẽ xuống hàng.
Anh Minh hoàng đế nghe lời
Thạch nói bèn hạ lệnh cho quân sĩ lùi xa hơn tầm tên, lại sai người tới Tây
thành gọi Tứ bối lặc. Tứ bối lặc chạy tới chân đài miệng kêu cửu phụ, Thạch vẫy
tay bảo lên đài. Giữa lúc Tứ bối lặc tính leo lên, một tên thị vệ đứng cạnh
nhanh mắt nhìn thấy Thạch có vẻ mặt hung ác vội chạy lại rỉ tai bảo: "Bối
lặc, đừng! Không nên. Ngài có nhìn thấy sắc mặt của hắn thế nào không? Lòng hắn
nhất định chứa ngầm ác ý".
Được nhắc nhở, Tứ bối lặc tỉnh
ngộ, vội dừng lại, nói với Thạch:
- Cháu hiện đã có mặt tại đây.
Cửu phụ hãy mau xuống đài đi!
Thạch cười nhạt bảo:
- Mày đã không chịu lên đài,
tao lại chưa từng biết mặt mày thì làm sao bảo tao tin mày đích thị là cháu
ngoại tao. Bới vậy tao đâu có dại gì mà xuống.
Viên đại thần Phí Anh Đông,
Ngạch Phò Đạt Nhĩ Cáp lúc đó đứng cạnh thấy vậy, quát lớn:
- Mi hãy thử nhìn xem trong đám
người thường có ai là kể ngôi ngô anh tuấn như Tứ bối lặc của bọn ta không.
Xuống thì xuống đi, bằng không ta sẽ đốt cháy rụi đài.
Thạch lại nói.
- Con trai ta là Đức Nhĩ Cách
Lặc, nghe nói nó bị thương ở nhà. Bọn ngươi hãy gọi hắn tới đây để cho cha con
ta gặp nhau, lúc đó hãy tính chuyện mời ta xuống đài.
Một lát sau, Lặc lên đài gặp
cha, bèn nói:
- Việc đã đến nước này, có giữ
một cái đài cao thực cũng vô ích lắm! Cha con ta nên mau xuống bái kiến Anh
Minh hoàng đế, hoặc giả ngài nể tình thân thích mà tha mạng cũng chưa biết
chừng.
Thạch thấy con khuyên hàng bất
giác nổi giận tuốt ngay cây bội đao chém tới. Bà Phúc Tấn, vợ Thạch, giật mình,
vội chạy tới ôm chầm lấy con. Lặc thấy cha nhất định không chịu đầu hàng đành
gạt lệ trở xuống. Vợ Thạch biết chồng cố chấp không chịu cũng bế đứa con nhỏ
xuống theo, ba mẹ con Lặc chạy đến trước mặt Anh Minh hoàng đế dập đầu khóc lóc
thảm thiết. Kim đế lấy lời lẽ ngọt ngào khuyên dỗ, lại thưởng rượu thịt cho ba
mẹ con ăn uống. Ngài còn sai Tứ bối lặc ngồi hầu rượu rồi dặn bảo:
- Họ là anh em, là cửu mẫu của
con. Từ nay về sau, con phải có biệt nhãn với họ.
Phí Anh Đông thấy Kim Đài Thạch
nhất quyết không chịu hàng, bèn quát sai quân sĩ đánh tới. Quân Kiến Châu được
lệnh, vác búa chặt cột. Thạch ở trên đài cao phóng hoả đốt đài. Chẳng mấy chốc,
ngọn lửa bùng bùng bốc cháy, khắp đài đỏ rực Quân Kiến Châu ngẩng mặt, đứng
nhìn chung quanh thành vòng. Đài cao bị cháy quá nửa, liền đổ ụp xuống.
Chân đài gãy đổ tan tành. Quân
Kiến Châu nhảy tới bắt Thạch trói lại, rồi dùng dây thắt cổ chết. Anh Minh
hoàng đế truyền chỉ dùng quan quách thượng hạng khâm liệm rồi đem chôn cất tử
tế. Đông thành thất thủ, trong khi Tây thành bị bao vây cấp bách.
Bố Dương Cổ được tin Đông thành
đã bị phá tròng lòng lo sợ đến cùng độ. Cổ bàn tính với em là Bố Nhĩ Hàng Cổ
xin hàng, nhưng lại sợ Kim đế không cho. Bà mẹ nghe được nói:
- Để mẹ xuất thành thương thảo
thoả đáng với Đại bối lặc trước, rồi các con hãy ra hàng sau.
Nói xong bà mẹ Bố Dượng Cổ ra
ngoài thành xin gặp Đại Thiện. Thiện thấy bà ngoại tới vội chạy vội ra đón vào
một cách rất cung kính. Bà ngoại tổ của Thiện nói:
- Hai cậu của cháu muốn xin
hàng nhưng lại sợ cha cháu không cho. Bởi vậy nhờ bà tới đây hỏi cháu xem sao.
Thiện nghe xong tức khắc nâng
chén rượn đầy trên bàn lên uống một nửa, còn một nửa sai đem cho Bố Dương Cổ
uống, rồi vỗ ngực nói:
- Thằng cháu ngoại này xin đảm
bảo tính mệnh của các cậu được chăng.
Bố Dương Cổ uống cạn chén rượu
rồi lại sai quân sĩ mở cửa thành, đón rước Thiện vào bàn tiệc.
Cạn chén được vài tuần, Cổ đem
tình bà con thân thuộc ra nói, bất giác lệ trào xuống má như mưa. Thiện giục Cổ
nên mau xuất thành đầu hàng. Cổ đứng lên, chạy vào nhà trong cáo biệt vợ con.
Vợ Cổ nắm tay chồng khóc nói:
- Thiếp nghe nói Kim Đài Thạch
đã bị quân Kiến Châu bức phen này nên khôn ngoan cẩn thận. Nỗ Nhĩ Cáp Tề lòng
rất nham hiểm, sợ rằng hắn không có ý tốt thương tình.
Bố Dương Cổ gạt lệ chia tay
chạy ra tiền viện. Cổ cùng tới em là Bố Nhĩ Hàng Cổ theo gót Đại Thiện tới đại
doanh yết kiến Anh Minh hoàng đế Cổ nhớ tới lời vợ lúc lâm điện lúc nào cũng
cẩn thận đề phòng. Cổ ngồi trên mình, ngựa chạy tới sát cửa doanh môn mà chẳng
ai ra đón tiếp. Cổ đâm nghi, ghìm cương ngựa mà không dám xuống. Thiện vội chạy
tới nắm lấy cương ngựa nói:
- Cậu thực chẳng phải một tay
hảo hán. Việc đã quyết định có gì mà phải nghi ngờ.
Cổ miễn cưỡng xuống ngựa, tiến
vào trướng. Anh Minh hoàng đế ngồi trên ngai từ lúc nào, mặt sắt đen sì. Hai
bên, một đoàn quân thị vệ đứng hầu, hông đeo yêu đao, mắt trừng trừng canh
chừng Cổ. Bầu không khí nghiêm trang lặng như tờ. Thật là oai phong lẫm lẫm,
sát khí đằng đằng.
Cổ nhìn thấy cơ nguy, lòng mỗi
lúc một sợ, vội quỳ xuống một chân, còn một chân phòng hờ. Hắn tự nghĩ nếu họ
muốn giết ta, âu là ta vẫn có thể vùng chạy cho lẹ. Lát sau, Cổ chỉ nghe từ
trên có lời ban xuống: "Thưởng rượu!". Tức thì một tên thị vệ bưng ra
một chén rượu đầy đặt trước mặt Cổ. Cổ cúi nhìn chén rượu, trống ngực đập thình
thình. Y tự nhủ: Đây là chén rượu độc chứ còn gì. Ta không thể nào uống được.
Nghĩ vậy nhưng Cổ vẫn giơ tay
nâng chén rượu lên môi. Hắn dùng tay áo che khuất chén rượu rồi lẳng lặng đổ
nhẹ xuống đất. Hắn chẳng lạy tạ mà cũng chẳng dập đầu, đứng phắt dậy.
Bỗng hắn nghe Anh Minh hoàng đế
cười nhạt một tiếng rồi bảo đại bối lặc Đại Thiện:
- Hãy đưa anh em bà con mày về
Tây thành đi.
Hai anh em Bố Dương Cổ vội lui
ra, trở về Tây thành.
Bà Phúc Tấn, vợ Cổ nóng lòng
mong đợi, thấy chồng trở về bình an vô sự, cả mừng cười nói vui vẻ, y như bắt
được vàng.
Vợ chồng hai người sai bày tiệc
ngay trong phòng thù tạc với nhau để trút nỗi lo âu đã bấy lâu đè nặng trong
lòng. Chè chén đến mãi khuya, vợ chồng tan tiệc đi nằm, say giấc mộng lành đi
gió về mưa.
Giữa lúc cả hai đang say sưa
giấc điệp, bỗng có hai tên đại hán nhảy qua cửa sổ vào trong. Chúng cầm chiếc
dây lớn tiến tới cạnh giường quấn chặt dây vào Cổ. Người ta chỉ nghe Cổ thét
lên một tiếng rồi lịm bặt. Thì ra Cổ đã bị thắt chết, không trối được một lời.
Bà vợ Cổ, giật mình tỉnh dậy trông thấy tình cảnh hãi hùng, khóc đến chết đi
sống lại nhiều phen.
Bọn thị vệ của Cổ đã trốn hết
từ lâu nên lúc đó chẳng còn ai nữa để can thiệp cứu giúp. Hai tên đại hán nép
trong bóng tối chờ mãi khi Cổ đã chết hẳn mới phi thân qua cửa sổ biến mất.
Hai tên đại hán đó do lệnh của
Anh Minh hoàng đế sai tới để ám sát Cổ. Ngài thấy Cổ thuộc loại ngựa bất kham
khó điều khiển, và sợ hắn còn có ý phản, nên đã nhổ cỏ nhổ cả gốc cho đỡ lo hậu
hoạ. Còn Bố Nhĩ Hàng Cổ thì được tha là bởi vì hắn không có gì đáng để cho Kiến
Châu lo ngại.
Toàn bộ Diệp Hách, sau khi Cổ
chết đều quy hàng Kiến Châu.
Anh Minh hoàng đế ở lại Đông
thành hai ngày rồi mới ban sư hồi quốc.
Khi về tới giữa đường, quân
Kiến Châu bỗng được thám mã phi báo:
- Mặt trước có một toán binh
mã, trưng cờ Mông Cổ chặn ngang đường. Vị tướng quân đi đầu, miệng nói lớn:
"Vâng mạng lệnh của Lâm Đan Hãn, đem lá thư tới muốn được bệ kiến Kiến
Châu hoàng đế".
Anh Minh hoàng đế được tin, tự
nghĩ Mông Cổ vốn là nước lớn ở phía tây bắc, Lâm Đan Hãn lại là minh chúa của
năm bộ lạc Mông Cổ, nay bỗng có sứ thần tới đây tất có sự gì quan trọng, ta chớ
coi thường. Nghĩ vậy đế vội truyền lệnh an dinh hạ trại, và cho mời sứ giả vào
trướng.
Một viên đại tướng hai tay bưng
lá quốc thư đi từ ngoài vào, miệng nói:
- Lâm Đan Hãn sứ thần Khanh
Khách Nhã Bái Hổ xin bải kiến và thỉnh an Anh Minh hoàng đế!
Nói xong, viên đại tướng cung
kính hành lễ. Lúc đó, Đại bối lặc, Tứ bối lặc, cả hai đều ngồi bên cạnh. Tứ bối
lặc giơ tay tiếp lá quốc thư của Mông Cổ đưa cho Anh Minh hoàng đế mở ra đọc,
trong thư viết:
"Quốc chúa nước Mông Cổ Ba
Đồ Lỗ Thành Cát Tư Hãn thống lĩnh bốn mươi vạn quân mã, xin hỏi thăm quốc chúa
nước Mãn Châu Anh Minh hoàng đế chỉ huy ba vạn quân mã miền thuỷ tàu có được
bình an vô sự không. Minh với ta, hai nước vốn địch thù. Từ năm Ngọ tới giờ,
ngươi đã mấy phen gây cảnh khổ cho nước Minh. Mùa hạ năm nay, ta đích thân tới
miền Quảng Ninh của Minh, chiêu dụ thành này, thu đồ tiến cống. Nếu ngươi đem
binh qua Quảng Ninh, ta sẽ ngăn chặn ngươi ngay. Ta và ngươi hai bên vốn không
hiềm khích. Ví thử ngươi cướp thành của ta đã chinh phục để làm thành của ngươi
thì danh ta còn gì. Nếu ngươi chẳng nghe lời ta thì hai bên ắt có chuyện thị
phi, có trời chứng giám. Trước đây sứ giả hai nước thường hay qua lại chỉ vì sứ
thần của ngươi bảo không lấy lễ tiếp đãi khiến hai bên không lấy lễ vật mà hỏi
thăm nhau nữa. Như quả ngươi cho lời ta là phải, ngươi hay lại sai tên sứ trước
tới nước ta" .
Anh Minh hoàng đế xem xong quốc
thư của Hoàng đế Mông cổ, nín lặng không nói một lời. Ngài cầm thư đưa cho các
bối lặc xem. Bọn đại thần cũng đổ xô tới, người nào người nấy đều ngạc nhiên
thết lên:
- Há lại có lý lẽ như thế này?
Trong đám này, Tứ bối lặc là
người thiếu tính nhẫn nại nhất, bèn bước tới nắm lấy Bái Hổ rồi ruốt cây bội
đao định cắt mũi cảnh cáo. Anh Minh hoàng đế thấy vậy vội xua tay rồi một mặt
sai người đưa Hổ ra ngoài lấy rượu thịt thết đãi, một mặt triệu tập tất cả bối
lặc, đại thần tới hổ trướng để bàn cách hồi đáp Mông Cổ.
Trong cuộc hội, có kẻ bảo đem
giết quách tên sứ bái Hổ rồi mặc chúng, chẳng nên để ý làm gì. Có kẻ nói bắt
hết đám Mông Cổ, đem cắt tai đuổi về để cho chúng biết dân Mãn cũng chẳng vừa.
Anh Minh hoàng đế lắc đầu nói:
- Không được, không được!
Thập tứ hoàng tử Đa Nhĩ Cổn tuy
nhỏ tuổi nhưng lúc đó cũng theo vua cha hiện có mặt trong trướng, đứng phắt dậy
nói:
- Quân Mông Cổ có bốn mươi vạn.
Ta có ý cướp nước Minh từ lâu tại sao ta không liên minh với họ để lợi dụng
binh lực của họ hợp sức đánh phá Minh triều. Đường ta gần, đường chúng xa, khi
chiếm được nước Minh rồi, lo gì nước Mông Cổ chẳng lọt và tay ta.
Cổn nói tới đây, Anh Minh hoàng
đế bỗng ngồi ngay người lại, tỏ vẻ đắc ý đến tột độ, vỗ mạnh vào cổ con mà nói:
- Hay lắm! Hay lắm! Ý này quả
trời cho!
Ngày hôm sau, Kim đế truyền
Triệu Bái Hổ vào trướng, đem việc liên minh hai nước đánh phá triều Minh ra
nói. Hổ luôn mồm khen: "Tuyệt diệu! Tuyệt diệu!". Tức thì, Đế sai
chém một đầu ngựa trắng, một đầu bò đen, rồi hai bên quỳ xuống chỉ trời lập thệ
thề rằng:
"Nay bối lặc chấp chính
Bát Kỳ Mãn Châu cùng với bối lặc chấp chính năm bộ lạc nước Mông Cổ mong nhờ
trời đất phù hộ khiến hai bên hợp lực đồng mưu để đánh người Minh rửa hận. Nếu
có thể cùng Minh cởi bỏ thù cũ, kết được mối hoà thì cả hai họp lại định mưu
rồi sau sẽ nhận. Nếu Mãn Châu bội ước, không cùng Khách Nhĩ Khách bối lặc đồng
mưu hoà hiếu với Minh thì trước xin hoàng thiên hậu thổ trừng phạt họ. Nếu Minh
muốn hoà hiếu với Khách Nhĩ Khách bối lặc, mật sai ly gián mà bối lặc không báo
cho Anh Minh hoàng đế Mãn Châu biết thì xin hoàng thiên hậu thổ cũng trừng phạt
cho. Hai nước chúng tôi cùng giữ lời thề. Xin đất trời phù hộ. Uống chén rượu
này ăn miếng thịt này, bối lặc chấp chính hai nước phải trọng mạng lệnh. Con
cháu trăm đời đến mãi muôn thu, hai nước như một, cộng hưởng thái hoà".
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét