Hồi 76: Một diễm sử tâm kỳ độc đáo
Ở là tuổi dậy thì, tình
trai gái chính lúc này phát triển mạnh nhất. Suốt ngày thái tử nô đùa cười cợt
với bọn cung nữ phi tần, chẳng kiêng cữ điều gì. Bọn chúng lại biết thái tử là
con cưng của hoàng hậu thì đố kẻ nào dám không ưng thuận. Hơn nữa thái tử lại
đẹp trai, cho nên cô nào cô ấy đều thích được cùng chàng đùa giỡn. Trong bọn,
đặc biệt có nàng phi Mã Giai cậy mình xinh đẹp, tính tình đâm lạnh nhạt, kiêu
kỳ, nhất định không thèm chơi đùa với thái tử.
Song oái oăm là thái tử lại
thích nàng nhất. Thừa lúc nàng không đề phòng chàng thường ôm bừa lấy, nào hôn
hít, nào vuốt ve khiến nàng bực mình lắm lắm.
Trò chơi điên rồ này đã diễn đi diễn lại chẳng biết bao lần. Một hôm Mã Giai rảnh việc ngồi buồn ở cung, thấy mái tóc mây của mình không được óng chuốt, bèn gọi bọn cung nữ giúp nàng xổ ra để búi lại. Giữa lúc đang chải tóc thì Bảo Thân vương lẻn vào. Bọn cung nữ chợt thấy định hô to lên nhưng chàng đã đứng ngay sau lưng Mã Giai và ra hiệu bảo bọn cung nữ không được lên tiếng. Vương rón rén bước gần lại thêm nữa, rồi giơ hai bàn tay bịt lấy đôi mắt nàng. Mã Giai chẳng ngờ có người bịt mắt mình, vội lên tiếng hỏi ai. Vương nhịn không được, phá lên cười sằng sặc. Bọn cung nữ cũng cười ầm lên. Mã Giai cho rằng có đứa nghịch đùa nàng, nên sẵn cái lược ngà trong tay, ngoắc ra sau đánh mạnh. Cả bọn chỉ nghe tiếng kêu "ôi chao," một tiếng. Thì ra cái lược ngà nọ đã đánh trúng giữa đôi chân mày thái tử, máu chảy ra có dòng. Bảo Thân vương đau quá vội buông tay ra, quay mình chạy khỏi cung.
Hồi 77: Một chuyện tình kì lạ
Càn Long hoàng đế vừa
nhìn thấy mặt tên thiếu niên khiêng kiệu lòng bỗng xúc động bồi hồi. Ngài tự
nhủ hình như đã gặp hắn tại nơi nào rồi, có vẻ như quen thuộc lằm mà nghĩ mãi
chẳng ra. Bọn nội giám chờ đợi quanh đấy thấy thái độ của ngài cũng lấy làm lạ,
đều lẳng lặng dừng tay ngó xem. Bỗng hoàng đế bỏ kiệu bước xuống, bảo cả bọn
thu dọn hết nghi trượng, không xuất cung nữa. Ngài quay về cung, cho đòi gã
khiêng kiệu vào theo.
Từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ
được vào cung, nay bỗng bị gọi vào, tên khiêng kiệu hoảng hồn bạt vía, toàn
thân run lên bần bật. Một tên nội giám đưa hắn thẳng tới Ngự thủ phòng, hắn quỳ
mọp dưới đất, chẳng dám cử động.
Càn Long hoàng đế đi đi lại lại
mấy lần dưới mái hiên, bảo bọn nội giám lui ra hết, rồi mới cất tiếng hỏi:
- Tên ngươi là gì?
Hắn dập đầu lâu:
- Tâu bệ hạ! Kẻ tiểu nhân tên
gọi Hoà Khôn.
Hoàng đế lại hỏi:
- Tuổi ngươi bao nhiêu?
- Tiểu nhân hai mươi bốn tuổi.
- Ngươi xuất thân từ đâu?
- Tiểu nhân xuất thân là một
học sinh, người Mãn Châu.
Đến lúc này, Càn Long hoàng đế
đã nghĩ ra được điều ngài băn khoăn nghi ngờ nãy giờ. Ngài nhận thấy khuôn mặt
của Hoà Khôn giống hệt khuôn mặt của nàng phi Mã Giai bị thắt cổ chết ở Nguyệt
Hoa môn trước đây. Ngài lại bấm đốt ngón tay nhầm tính, thì ra nàng Mã Giai
chết đến nay vừa đúng hai mươi bốn năm. Càng nghĩ đến chuyện xưa, càng thấy
chua xót trong lòng, ngài ngồi phịch xuống ghế, cho phép Hoà Khôn quỳ lại gần
bên mình, rồi bảo Khôn cởi rộng cổ áo.
Ngài rùng mình khi thấy trên cổ
Khôn quả có một nốt tròn màu đỏ hồng. Không còn nhịn được nữa, ngài đưa tay ra
ôm choàng lấy Khôn kéo vào lòng, lệ chảy ròng ròng trên má, nghẹn ngào hỏi:
- Tại sao ngươi lại đầu thai
làm con trai như vậy?
Song Hoà Khôn nhận thấy Hoàng
đế như điên như khùng, sợ quá, chẳng dám cử động gì, để mặc cho ngài khóc ngài
nói…
Hoà Khôn vốn khôn khéo lanh lợi
nên khi nghe hoàng đế kể lể chuyện ân tình với nàng Mã Giai thuở nọ, liền giả
bộ nũng nịu, hờn dỗi rồi nói:
- Bệ hạ làm khổ thân thiếp biết
bao rồi!
Nói đoạn, Khôn để cho dòng lệ
tràn trề trên má. Càn Long hoàng đế lấy ống tay long bào chùi nước mắt cho
Khôn. Hai người cứ thế, thì thào tri kỷ mãi với nhau. Sau đó, Hoà Khôn được
tặng rất nhiều quần áo đắt tiền, lại được thưởng năm vạn lạng bạc nữa.
Qua ngày thứ hai, một đạo thánh
chỉ hạ xuống, đặc biệt phong Hoà Khôn lên làm Nội vụ đại thần chưởng quàn nghi
trượng. Và từ đấy, Càn Long hoàng đế đâm ra sủng ái Hoà Khôn hết mức. Khôn
thường vào cung hâu hạ hoàng đế, cũng có khi nằm ngủ cùng giường với ngài trong
ngự thư phòng.
Càng được sủng ái. Khôn càng
đem hết khoa nịnh bợ, chiều chuộng để lấy lòng ngài. Còn Long hoàng đế coi Khôn
chẳng khác gì nàng Mã Giai thuở trước.
Bên ngoài, nhiều viên quan đại
thần thấy Khôn được sủng ái bèn tìm cách ton hót, xu phụng, kẻ cho tiền, cho
nhà cửa, kẻ lại cho cả gái đẹp hoặc châu báu ngọc ngà. Khôn vốn là một tên tiểu
nhân đắc chí, chẳng hiểu gì là lễ nghĩa, phép tắc lại cậy có hoàng đế sủng ái,
tha hồ ăn hối lộ, tham tàn, làm đủ việc phi pháp, chẳng cần kiêng nể ai. Mới
chỉ có vài năm Hoà Khôn đã có một sản nghiệp lớn lao, cửa nhà san sát, tiền của
như nước, con ăn đứa ở hàng bầy, gái đẹp đầy nhà. Chẳng cần phải nói Hoà Khôn,
ngay như bọn gia nô của y cũng thiếu gì quan viên lui tới để hiếu kính, mong
sao chúng nói cho một lời với chủ là lập tức được thăng quan tiến chức, phát
tài phát lộc ngay. Trong lòng Càn Long hoàng đế lúc nào cũng chỉ có Hoà Khôn.
Ngoài Hoà Khôn ra, ngài chẳng tin một ai. Hoà Khôn nói một lời, hoàng đế tin
một lời Hoàng đế nổi trận lôi đình, chỉ cần gọi Hoà Khôn tới là y như ngài đổi
giận làm vui ngay. Xưng hô với Hoà Khôn, hoàng đế thường nói ta với mình, mình
với ta như đôi bạn tình chí thiết. Bảo vật bốn phương tiến công, hoàng đế đều
cho phép Khôn tự chọn và đều thưởng cho Khôn. Thực ra mà nói Hoà Khôn với hoàng
đế cùng chia nhau những món tiến cống mới đúng. Nhưng đồ tiến cống trước hết
phải qua tay Khôn, để Khôn chọn và cất vào nhà đã, còn lại mới đưa cho hoàng
đế. Ấy thế mà hoàng đế còn đem những đồ còn lại này cấp cho Khôn một lần nữa.
Cũng vì thế mà trong nhà Khôn chứa không biết là bao nhiêu châu báu vàng ngọc,
có lẽ còn nhiều hơn cả trong đại nội nữa.
Có một hôm ngày rằm, hoàng tử,
công chúa đều phải vào cung triều kiến. Hoàng hậu giữ cả lại, cho du ngoạn tại
Thượng Xuân cung, chẳng may A Kha đánh vỡ mất một đôi mâm bích ngọc bầy trong
đó. Đôi bích ngọc này rộng tới một thước (thước Tàu) màu xanh cánh trĩ. Đây là
đôi mâm được Càn Long hoàng đế quý lắm. Thất A Kha làm vỡ rồi, lo sợ quá, chỉ
ngồi trước đôi mâm vỡ mà khóc. May thay lúc đó có Hoà Khôn từ trong viện đi
tới. Thành Thân vương đã lớn tuổi, biết việc này chỉ có Hoà Khôn giúp được mà
thôi. Thế là hai người vội chạy tới trước mặt Khôn dập đầu nhờ vả. Thoạt đầu,
Khôn không muốn can thiệp tới; nhưng về sau y thấy Thất A Kha có vẻ lo sợ quá
rồi, hơn nữa Thành Thân vương lại hứa với y là về bẩm với cha mẹ và tình nguyện
hiếu kính y một vạn quan tiền, mong Khôn tìm cách nào giải cứu cho A Kha. Lúc
đó Khôn mới nhận lời.
Qua ngày hôm sau, phụ thân của
Thành Thân vương quả mang tới nhà Khôn một vạn quan tiền thật. Khôn bèn lấy cặp
mâm bích ngọc của nhà y, lặng lẽ đặt vào chỗ đôi mâm bị vỡ trong Trường Xuân
cung. Cặp mâm này xem ra còn rộng hơn cặp mâm cũ. Thì ra, lúc có người đem tiến
cống, Khôn đã chọn lấy cặp lớn để lại nhà.
Hoà Khôn không những đánh
"xoáy" bảo vật của hoàng đế theo kiểu đó, mà mỗi khi tới nhà các đại
thần, y thấy có châu báu này nọ là chẳng kiêng nể gì cả, thẳng tay lấy luôn.
Viên đại thần nào gặp phải
trường hợp này, dù có tiếc của đến đâu cũng đành để y lấy đi. Do đó, bọn đại
thần bảo nhau đem trân châu báu vật cất đi hết, không bao giờ để cho Khôn thấy
nữa.
Có một hôm Hoà Khôn đi vào cung
chầu sớm, thấy một viên đại thần tên gọi Tôn Sĩ Nghị được phong tước Văn Tỉnh
công đã đến triều phòng ngồi đợi từ lâu. Nhân lúc chờ đợi, chẳng có chuyện gì
giết thì giờ, Nghị bèn lấy chiếc Tị
yên hồ trong bọc ra ngắm
nghía chơi. Khôn thấy thế, chạy tới xem.
Thì ra chiếc Tị yên hồ này là khối trân châu lớn vừa bằng một
cái hột gà, chạm trổ rất đẹp. Khôn thích quá, liền giơ tay ra muốn cầm lấy.
Nghị hoảng lên vội nói:
- Ngọc này, nhân tôi đi đánh An
Nam nên cướp được đó. Hôm qua, tôi đã tâu rõ với hoàng đế là hôm nay đem hiếu
kính ngài, quyết không thể nào cho đại nhân được đâu.
Khôn thấy Nghị có vẻ hoảng sợ
quá, bèn cười nói:
- Tôi có ý đùa đại nhân đấy
thôi, chứ đâu có muốn lấy mà đại nhân sợ!
Cách ba hôm, Tôn Sĩ Nghị lại
vào chầu, ngồi đợi tại triều phòng và gặp Hoà Khôn. Hoà Khôn đưa tay vào bọc
rút ra một chiếc Tị yên hồ đưa cho Nghị xem và nói:
- Đại nhân xem! Tôi cũng có một
chiếc Tị yên hồ đây nầy!
Nghị cầm lấy xem, nó chẳng khác
tý nào chiếc mà Nghị đã đem dâng, cho Càn Long hoàng đế.
Nghị hỏi Khôn:
- Đại nhân lấy ở đâu vậy?
Khôn nói:
- Lấy của hoàng thượng chứ còn
ở đâu nữa!
Những chuyện ngang tàng của
Khôn, không dè đều lọt vào tai mắt bọn ngự sử. Bọn này thấy gai mắt quá, thế là
nay một bản, mai một bản, tấu chương đưa vào triều như bươm bướm để hặc tội
Khôn. Nhưng họ có biết đâu rằng Càn Long hoàng đế xem Khôn như hậu thân của
nàng Mã Giai, tất cả những điều bậy bạ đó đều được tha thứ hết. Ngài thường bảo
Khôn:
- Cánh mình đều là người một
nhà. Có phúc ta cùng hưởng. Tiền của trẫm tức là tiền của ngươi. Ngươi muốn lấy
tiêu thì cứ lấy, bất tất phải e ngại.
Thành thử bọn ngự sử đã không
làm cho Khôn bị giáng chức mà trái lại còn thăng chức nữa là khác. Chỉ có mấy năm,
Khôn thăng quan một lèo, leo mãi tới chức Đại học sĩ, rồi làm luôn tể tướng.
Lúc đó, Lưu Văn Chính chỉ mới vươn lên tới Hiệp biện đại học sĩ mà thôi.
Lưu Văn Chính vốn là người
chính trực, thấy Khôn làm nhiều điều bỉ ổi, thường trách Khôn ngay trước mặt
hoàng đế. Càn Long hoàng đế thấy Chính là một vị lão thần chính trực, hơn nữa
do không muốn trách mắng Hoà Khôn, nên nhờ Chính giám sát Khôn khiến Khôn không
dám phóng túng bừa bãi. Do đó, mỗi khi thấy Chính tố cáo Khôn tham tàn, ăn hối
lộ, làm bậy, thì Càn Long hoàng đế chi dùng lời ngon ngọt xoa dịu Chính mà
thôi.
Có một năm, quân binh đi dẹp
giặc, khải hoàn trở về, Càn Long hoàng đế cho những công lao đó là của Hoà Khôn
vì ngài bảo là Khôn có công trù mưu định kế, rồi phong cho Khôn tước công. Nhân
dịp này, Khôn làm tiệc mừng linh đình đến bảy ngày đêm liền.
Hôm đó, Khôn mời hoàng đế đến
dự. Mãi tới chiều tối Càn Long hoàng đế mới bày giá xuất cung. Đèn đuốc dọc
đường sáng rực như ban ngày, mãi tới tướng phủ, chẳng khác gì một con rồng lửa
chạy dài trong kinh thành. Trong dinh tể tướng của Khôn, đèn đóm còn rực rỡ hơn
nữa. Đứng xa trông, người ta chỉ thấy một toà thành lửa phía trên che vải màu
năm sắc, dưới đất lót nệm gấm dày tới hàng thước suốt từ cổng vào, đến nỗi vó
ngựa nện xuống êm như đạp trên cỏ dày không nghe thấy một tiếng động.
Hoà Khôn đích thân đứng chực
ngoài cổng phủ đón giá. Lễ bộ thượng thư hôm đó làm quan chiêu đãi. Cửu môn đề
đốc phải đứng trên cổ đài đánh trống. Còn những bọn khua chiêng đánh khánh
trong dinh đều phải là quan tứ phẩm trở lên mới được cái hân hạnh đó.
Một lát sau, hoàng đế đến ngôi
dự yến. Phía trước tuồng bắt đầu diễn mua vui. Hoàng đế đích thân bảo diễn
tuồng "Nghiêu Thuấn
nhường ngôi" theo tích
xưa. Bọn đại thần ngài hầu rượu hai bên đều lấy làm ngạc nhiên. Tại chiếu trên,
hoàng đế cùng Hoà Khôn lúc cười lúc nói, y như một đôi bạn tâm giao.
Khôn đem hết tài sức mình hầu
rượu. Hoàng đế quá chén say mềm. Bọn đại thần đều rút lui ra bên ngoài. Lúc đó,
Khôn lại còn cho gọi bọn ca kỹ ra múa hát, dâng rượu tiếp. Hoàng đế hết sức
khoái lạc, cùng bọn ca kỹ tha hồ lả lơi suồng sã.
Mãi đến khi ngài say đến tột
độ, Khôn mới chọn một con ca kỹ tuyệt sắc trong bọn, dìu hoàng đế vào trong
phòng an nghỉ. Thế là ngay đêm đó con ca kỹ này đã được hoàng đế "chăn
gối" luôn.
Canh ba đêm đó ngài thức dậy,
lại cùng con ca kỹ rửa chén, rót rượu uống nữa. Khi uống tới lúc quá cao hứng
rồi, Càn Long hoàng đế bèn cởi áo ngủ ra, mặc chiếc áo long bào vào giá như bọn
tuồng trên sân khấu, rồi cười bảo con ca kỹ:
- Trẫm có giống một ông vua
người Hán không?
Hoà Khôn uống lúc đó cũng đã
say, liền lấy áo ngủ của Càn Long mặc vào mình rồi cười hỏi Hoàng đế:
- Thần có giống bệ hạ không?
Vua tôi hai người cứ đùa giỡn
nhau kiểu đó mãi suốt đêm.
Trời đã sáng tỏ. Càn Long hoàng
đế thấy trên cổ áo Hoà Khôn thêu một con rồng vàng, liền hỏi Khôn xem thêu như
vậy có ý nghĩa gì thì Khôn tâu:
- Chiếc cổ áo này đã được chính
tay của Bệ hạ sờ vào. Thần cho thêu con rồng này là để bảo vệ nó đấy!
Càn Long hoàng đế giơ tay vào
cổ áo, bảo Khôn:
- Khanh thật là người khéo
chiều ý trẫm.
Hai người cứ đùa nhau mãi như
vậy. Qua ngày thứ hai ấy, quan khách đi mừng đều đã tề tựu trước cửa phủ. Cả
bọn được tin hoàng đế vẫn chưa về cung, anh nào anh nấy hoảng hồn bạt vía, vội
bảo nhau rút lui có trật tự. Duy chỉ có một mình Lưu Thống Huấn đi thẳng vào
phía trong mời hoàng đế về cung mà thôi.
Càn Long hoàng đế thấy Huấn
vào, trong lòng cũng có phần e ngại, đành phải bày giá trở về cung. Về sau, Hoà
Khôn ngầm đưa một con em gái vào cung dâng Càn Long hoàng đế và nói:
- Bệ hạ thấy em gái của thần
cũng như thấy thần.
Càn Long cũng đem lòng sủng ái
em gái Hoà Khôn từ đó.
Khôn chẳng những dẫn dắt hoàng
đế dâm lạc tại trong cung, về sau còn đưa hoàng đế ra khỏi cấm thành.
Hồi đó, ở kinh thành có một con
điếm tên tuổi nổi như sóng cồn, gọi là Tam cô nương. Nào là đại quan, nào là
quý nhân, anh nào cũng đều phải tới lui nhà nàng. Ngay cả đến Hoà Khôn mà cũng
còn là khách quý của Tam cô nương nữa là! Bởi vậy, bọn quan lại trong kinh
thành nếu muốn chạy chọt này nọ đều phải tới nhờ ả ta nói giúp. Tam cô nương
vốn tính kiêu kỳ, thích thì tiếp, chẳng thích thì đừng hòng, do đó, ngoài cổng
có những anh quan nhị, tam phẩm mà vẫn phải đợi có khi cả ngày mà chưa được
vào. Đến khi Hoà Khôn đưa Càn Long hoàng đế tới nhà, Tam cô nương lại càng lên
mặt làm phách. Bọn quan lại lui tới trước đây, lúc này bị ả ném ra sau ót hết.
Hằng ngày ả chỉ chầu chực để hầu hạ hoàng đế.
Nói đến nhan sắc của Tam cô nương thì quả hiếm có trên đời. Ngoài dung mạo đẹp như ngọc ra, ả có cái phong vận yểu điệu quyến rũ vào bậc nhất, dù người đẹp thượng thặng trong cấm cung cũng khó có thể bì kịp. Còn nếu lại chấm cái nghệ thuật trong phòng kín thì hẳn từ xưa đến nay chưa có ai dám sánh. Chả thế mà chỉ cần một tối thôi cũng đủ cho Càn Long hoàng đế lăn lóc trước ả rồi.
Cũng nhờ cái công phu thượng
thặng ấy mà Tam cô nương đã trói chặt ông vua chơi bời, từ đó không thể bỏ ả
được nữa. Càn Long hoàng đế ngày ngày lẻn ra khỏi cung, tới nhà ả để tìm vui
thú.
Hồi đó, có một vị công tử con
trai Di Thân vương, nghe danh tiếng Tam cô nương bèn bỏ ra cả vạn quan tiền,
chỉ mong ả cho gặp mặt một lần. Chàng công tử này quả đã yêu Tam cô nương tha
thiết. Ngày ngày, chàng cho người đưa tiền đến cho nàng, tưởng rằng rồi đây hẳn
có lúc được ngắm mặt ngọc, được sờ vào làn da như tuyết như nhung của ả. Nào
ngờ tiền đối với Tam cô nương chẳng có nghĩa gì lúc này.
Nói đến nhan sắc của Tam cô nương thì quả hiếm có trên đời. Ngoài dung mạo đẹp như ngọc ra, ả có cái phong vận yểu điệu quyến rũ vào bậc nhất, dù người đẹp thượng thặng trong cấm cung cũng khó có thể bì kịp. Còn nếu lại chấm cái nghệ thuật trong phòng kín thì hẳn từ xưa đến nay chưa có ai dám sánh. Chả thế mà chỉ cần một tối thôi cũng đủ cho Càn Long hoàng đế lăn lóc trước ả rồi.
Hồi 78: Vua chơi, quan đi bắt
Chàng công tử bỏ tiền
ra ngày càng nhiều, bỏ luôn một hơi đến hai mươi vạn lạng bạc. Vãi vung quá xá,
chàng bị cha là Di Thân vương nghi ngờ. Thế là ông cật vấn thằng con trai hư
đốn và lúc đó ông mới biết bao nhiêu tiền của nhà ông đều chui cả vào cái lỗ
nhà Tam cô nương. Bất giác ông nổi máu nóng, chạy như bay đến nhà quan thống
lĩnh bộ binh và quan Cửu môn đề đốc, gầm thét một hồi, buộc hai vị quan lớn này
tức tốc sai nha dịch quân binh tới nhà Tam cô nương để vừa lấy số tiền lại, vừa
đuổi ngay con điếm ra khỏi thành.
Quan thống lĩnh và quan đề đốc
nghe nói con điếm bịp bợm ngang tàng đến như vậy, cũng đùng đùng nổi trận lôi
đình, lập tức phái nha dịch tới bắt.
Bọn nha dịch quân binh được
lệnh của quan trên, hùng hùng hổ hổ xông vào, thấy đồ là đập, thấy người là
bắt, chỉ trong chốc lát, tất cả bọn mụ dầu em út, ma cô ma cạo, đều một loạt bị
trói gô lại như đàn heo chờ chọc tiết. Chưa xong, bọn nha dịch còn lùng ra nhà
sau để tính làm một mẻ nữa cho tỏ đủ cái oai quyền của triều đình. Nhưng vừa tới
thềm nhà thì cả bọn đã bị một ông lão giơ tay cản lại. Bọn nha dịch đâu có
chịu, xô ông lão ra bên, định cứ xông bừa vào.
Không ngờ ông lão trụ vững như
một tảng đá, ba bốn người cùng lúc cũng khó xô cho nhúc nhích được. Cả bọn hầm
hè một chặp nhưng chẳng tên nào nhào vô được. Có vài tên tính luồn qua nách ông
lão để vào trong, nhưng ông lão sớm biết đã dùng ngón trỏ điểm trúng vào huyệt
trên hũm vai, tức thì mấy tên này đứng sững cả lại, mắt trợn ngược, miệng há
hốc, chẳng khác gì những bức tượng vô hồn. Bọn nha dịch phía sau, thấy tình
hình nguy hiểm, bèn quay lại, chuồn một mạch về nha môn cấp báo.
Quan thống lĩnh bộ binh lúc đó
là chú của bà hoàng hậu Phú Sát. Được tin này, ông tức đến chết được, gầm lên
như hổ rống beo gào, rồi lập tức đích thân chỉ huy một đội thân binh rầm rộ kéo
tới nhà Tam cô nương. Lúc đó trời đã hoàng hôn bên ngoài căn nhà Tam cô nương
im ắng khác thường. Tất cả như chìm trong bóng chiều đang nhuộm một màu tang
tóc.
Quan thống lĩnh cậy mình là
quan lớn nào có ngán ai, nên cứ xông thẳng vào nhà sau. Nhìn qua khung cửa sổ
treo bức màn gấm, ông thấy có ngọn đèn le lói, ánh sáng lúc mờ, lúc tỏ, Lại có
tiếng phách, tiếng đàn thánh thót vọng ra. Quan thống lĩnh máu sôi sùng sục,
đứng ngay giữa sân, quát lớn:
- Bắt lấy nó!
Giữa lúc nguy cấp, bỗng từ
trong nhà một đứa con gái chạy thẳng ra trước mặt quan thống lĩnh, đưa cho ông
ta mẩu giấy. Quan thống lĩnh xem xong, bỗng giật mình đánh thót một cái, chân
như muốn khuỵu xuống. Thì ra trong tờ giấy, quan đọc thấy dòng chữ sau đây: "Ngươi hãy trở về. Ngày mai,
trẫm sẽ có chỉ. Khâm thử". Phía dưới mười hai chữ đó, ông thấy dấu son
còn tươi của chiếc ngọc tỷ.
Quan thống lĩnh đến lúc này một
câu chẳng dám nói, lẳng lặng kéo đội binh trở về nha môn, một mặt biệt phái đội
thủ vệ binh âm thầm kéo tới bao vây khắp bốn phía quanh nhà Tam cô nương để bảo
vệ cho hoàng đế chơi gái.
Sang ngày thứ hai, quan thống
lĩnh vào triều kiến Hoàng đế đang lúc định tẩu khuyên hoàng đế chớ nên vi hành,
không ngờ Càn Long đã không cho ông mở miệng mà vừa cười vừa bảo ông:
- Khanh làm việc cần mẫn lắm,
nhưng bất tất phải nhìn rõ đến thế, e mất cả cái đẹp đi!
Quan Thống lĩnh nghe đoạn, giật
mình phát hoảng rồi đập đầu xin tha tội. Càn Long hoàng đế ngoài miệng tuy nói
vậy nhưng trong lòng lại nghĩ là hoàng hậu đã sai quan thống lĩnh tới phá đám.
Bởi vậy, ngài bắt đầu chán ghét bà.
Hoàng hậu Phú Sát khi mới lấy
Càn Long hoàng đế, ân tình kể ra thắm thiết lắm, nhưng tính bà thẳng thắn đàng
hoàng nên thấy hoàng đế hiếu sắc hay sủng ái phi tần thì thường ngầm ngỏ ý khuyên
can. Trong cung nhà Thanh có một luật lệ đặc biệt, đó là đọc lời "Tổ huấn" (lời dậy của tổ tiên). Sợ hoàng đế
hoang dâm vô độ, cứ mỗi khi được tin hoàng đế ngủ tại phòng bà phi nào mà đến
canh năm chưa dậy, tức thì hoàng hậu sai thám giám đầu đội Tổ huấn đi thẳng tới ngoài cửa phông ngủ, quỳ
xuống, miệng đọc thao thao bất tuyệt, hết lượt này đến lượt khác. Khi nghe đọc Tổ huấn, hoàng đế lập tức phải
mặc áo, xuống giường quỳ nghe. Nếu vẫn mặc kệ, thản nhiên nằm trên giường thì
tên thái giám cứ đọc hoài, đọc mãi cho đến lúc hoàng đế phải ngồi dậy mới thôi.
Hoàng hậu thường lấy phương pháp đó để trị. Càn Long hoàng đế ghét cay ghét
đắng bà là vì thế.
Có một hôm, hoàng đế vừa ở nhà
Tam cô nương về, hoàng hậu biết được, bèn bỏ trâm cài đầu đế rủ tóc xuống rồi
đem hết lời khuyên can. Hoàng đế thấy vậy, bảo bà một cách lạnh lùng:
- Hậu tính hùa với cả trong lẫn
ngoài để áp chế trẫm phải không? Trẫm đâu có phải bọn nhu nhược vô dụng! Hậu
nên nhớ điều đó, bất tất phí công vô ích.
Nói đoạn, Càn Long hoàng đế quay
mình bước ra khỏi cung.
Từ đó, mỗi lần ngài tới ổ điếm
của Tam cô nương tìm vui trở về, đều bị hoàng hậu eo xèo năm ba tiếng chứ chẳng
lần nào không. Hoàng đế cảm thấy bị kiềm chế, ở trong cung hết sức bực bội, đến
không thể chịu nổi. Bởi vậy, ngài tính phụng thỉnh thái hậu xa giá Nam tuần để
nhờ đó có thể toại nguyện bình sinh với cảnh vật, với chùa chiền, với mỹ nhân.
Chủ ý đã định. Ngài bèn hạ chiếu tuần hành Giang Nam suốt chuyến đi này. Ngài
đem tất cả đại quyền phó thác cho Hoà Khôn.
Ngài cũng cho Lưu Thông Huấn ở
cạnh Khôn trông coi việc nước. Lúc đó ngài mới phụng thỉnh Hoàng thái hậu tựu
tại cửa Ngọ môn để tiễn đưa. Trong số, độc có mình Hoà Khôn đưa ngài ra mãi tới
ngoại ô kinh thành. Càn Long hoàng đế nhìn thấy vẻ mặt Hoà Khôn buồn rầu thê thảm,
cho rằng Khôn có ý không muốn rời xa mình, bèn bảo:
- Trẫm đã có ý định cùng khanh
đi du ngoạn miền Giang Nam nhưng vì việc nước không người lo liệu, nên đành
phải làm phiền khanh. Đợi đến lúc trở về kinh, Trẫm sẽ cùng khanh uống rượu tìm
vui, khanh chẳng nên buồn rầu mà làm gì!
Hoà Khôn tâu:
- Chỉ ý của Thánh thượng đâu
dám chẳng phụng mạng, nhưng vì trong nhà thần gần đây chết mất một ái thiếp,
nên thần buồn bã âu sầu khiến những nét sầu buồn đó hiện ra ngoài mặt, cầu mong
hoàng thượng rộng lượng khoan thứ cho.
Càn Long hoàng đế nghe nói phá
lên cười:
- Buồn mà làm gì? Miền Giang
nam gái đẹp đâu thiếu, trẫm đi chuyến này sẽ tìm giùm khanh một trang mỹ nhân
tuyệt sắc để khanh giải mối sầu.
Hoà Khôn nghe xong vội quỳ
xuống đất tạ ơn. Càn Long hoàng đế cùng mẹ rời khỏi kinh thành trên hai chiếc
thuyền rồng lớn, theo sau là gần trăm chiếc quan thuyền nữa. Đoàn thuyền rồng
bơi theo sông Vận Hà, qua Thiên Tân, vào địa phận tỉnh Sơn Đông. Dọc đường bọn
quan địa phương hối hả đón giá và cung ứng đầy đủ mọi thứ cần thiết. Bọn buôn
muối ở Dương Châu cậy gia tài muôn vạn lượng đều muốn lấy lòng hoàng đế. Trước
đây bọn họ đã có lần được vinh hạnh đón giá nay nghe hoàng đế Nam tuần, lại hí
hửng xun xoe, chạy vạy hết mình để chuẩn bị tiếp giá và cũng để phô trương cái
giàu có của mình. Trong bọn này ta phải kể hai tên cự phách nhất và cũng kình
địch nhau nhất là Giang Hạc Đình và Uông Như Long. Trước đây cũng vì chuyện
tiếp giá mà hai tay buôn muối này đã kết mối oan cừu. Bây giờ, họ đâu có chịu
bỏ lỡ cơ hội. Họ vò đầu bóp óc, đem hết tâm lực ra tìm cho kỳ được một trò vui
kỳ diệu nhất để lấy cho bằng được lòng hoàng đế mới nghe.
Bởi thế cho nên đám dân sĩ đất
Dương Châu tin tưởng rằng phen này hai họ Giang, Uông thế nào cũng có cách đón
giá hết sức tinh diệu tân kỳ.
Số là khi đón giá lần thứ nhất.
Uông Như Long đã lo tính tới việc đón giá lần thứ hai. Nàng Tuyết Như từ khi
được Càn Long hoàng đế ban ơn mưa móc, nay được Uông Như Long cho ở trong Tảo
Thuỷ viên. Hai vai của Long trước đây đã được chính đôi tay của Hoàng đế đặt
vào, Long bèn cho thêu ngay hai con rồng nhỏ ở trên đôi vai áo chính xác chỗ
đặt tay của hoàng đế. Và từ đó, Uông thân sĩ cũng đổi giọng gọi Tuyết Như là
Tuyết nương nương, một niềm kính trọng.
Long còn mua về hai mươi mấy
đứa con gái và xin Tuyết Như dạy chúng múa hát. Tuyết Như bèn chọn những điệu
múa khúc hát nào mà hoàng đế thích nhất để dạy cho chúng. Nàng cũng còn dạy
chúng thêm những điệu múa mới lạ nữa. Uông thân sĩ lại mời khá nhiều danh sĩ
sáng tác mấy bài hát mới để dạy chúng ca. Tập luyện vừa thuần thục thì được tin
Càn Long hoàng đế ngự giá Nam tuần, Uông thân sĩ vội kéo cả đoàn tới bến Thành
Giang đón giá.
Thành Giang vốn là bến sầm uất
vào bậc nhất thời đó. Long đã tính đúng. Sau khi thuyền ra khỏi tỉnh Sơn Đông,
đi từ Tế Nam tới, bỗng thấy bến này có vẻ đẹp, Càn Long hoàng đế lấy làm thích
nên muốn ghé lại ít hôm.
Bởi đã liệu trước điều đó nên
Uông thân sĩ đã cho một bọn thợ tới bến sông sửa soạn từ trước, chỉ chờ ngự
thuyền tới là có đủ chỗ cho bọn quan viên thân sĩ sắp hàng quỳ một dọc dài như
kiểu tràng xà trạm.
Càn Long hoàng đế ngồi trên
thuyền, nhìn ra thấy non xa mờ nhạt, cây đứng thành hàng, càng lấy làm thích
cái cảnh non sông hùng vĩ. Một lát sau, ngự thuyền ghé sát vào bến.
Đám thần dân chờ chực tiến ra,
đồng thanh hô vang dậy:
- Hoàng thái hậu, Hoàng thượng
vạn tuế!
Càn Long hoàng đế đang lúc tựa
cửa khoang thuyền nhìn lên bờ, miệng cười chúm chím, thì bỗng thấy trên cây đại
thụ phía bờ cao treo một trái đào thật lớn.
Hồi 79: Những cuộc tiếp rước linh đình
Cặp mắt của Càn Long
hoàng đế đang chăm chú nhìn vào trái đào lớn trên cây, bỗng thấy trái đào tự nó
chuyển động, rời khỏi cành, rớt xuống, rồi lại từ từ di chuyển trên mặt đất tới
bờ sông, sát ngay cạnh thuyền rồng. Đợi đến lúc trái đào nọ tới gần, ngài mới
nhìn thấy bên trong nó là cả một công trình, còn bên ngoài được sơn phết một
màu hồng tươi, lại có cả hai cái cánh lá xanh rờn. Khiến bọn quan viên hiếu kỳ
đều đổ xô lại xem xét, ngắm nghía.
Nhưng giữa lúc họ đang ngắm
nghía say mê bỗng một tiếng thanh la vang dậy, tức thì trái đào bị tách đôi ra,
ở giữa để lộ một cái sân khấu nhỏ, phía trên là các tài tử đang diễn tấn tuồng
cổ "Quần viên chúc
thọ", trăm cái miệng xếp thành một hàng dài đồng ca khúc"Vạn
thọ vô cương".
Càn Long hoàng đế nhìn xem mới
biết là người đóng vai hoàng mẫu chính là Tuyết Như. Nàng Tuyết Như hôm nay
xinh đẹp còn hơn thuở nào. Đã vài năm nay hoàng đế không được gặp Tuyết Như
rồi, tình xưa nghĩa cũ trở lại khiến ngài không khỏi động tâm. Ngài lại nhìn
một lượt toán tiên tử chúc thọ, cô nào cô nấy dầu còn nhỏ tuổi nhưng đều xinh
tươi lộng lẫy…
Giữa lúc đang trong phút xuất
thần, Càn Long hoàng đế bỗng thấy một cô gái buông xoã mái tóc mây, trẻ đẹp
tuyệt trần, múa đôi bàn tay ăn nhịp với giọng ca réo rắt. Cô gái ca múa một lát
rồi thoăn thoắt bước xuống đài, tay nâng một bình ngọc tiến gần lại cửa sổ bên
khoang thuyền dâng lên hoàng đế.
Càn Long thấy nàng có cặp chân
mày đen như tranh vẽ, miệng cười xinh như đoá hoa hàm tiếu, đôi mắt liếc như
biển tình gợi sóng, bất giác cảm thấy như ngây như dại. Ngài còn thấy những
ngón tay nõn nà như ngọc của nàng với những móng tay rất dài được gọt dũa cẩn
thận, bèn cười hỏi nàng:
- Khanh đúng là tiên nga giáng
thế. Trẫm không biết tiểu danh của khanh.
Cô gái nọ thấy hỏi, bèn nhỏ nhẹ
tâu lên:
- Tiểu tử tiện danh là Chiêu
Dung!
Nói đoạn, nàng lấy ống tay áo
che nửa miệng cười, liếc ngang một cái quay đi. Càn Long hoàng đế vội hối thái
giám nắm lấy chéo quần của người đẹp: Nhưng nàng đã lách mình chạy vội lên đài,
ca bản "Nghê thường vũ y
khúc" thế là cả đoàn ca
vũ cùng nàng đồng ca tiếng ca nhịp nhàng, êm ái, khi khoan lúc nhặt, lan toả
trên dòng sông.
Càn Long hoàng đế truyền chỉ:
Thưởng Tuyết Như một viên ngọc như ý, một chiếc hộp đựng phấn, một cái thau rửa
ngón tay đều bằng ngọc bích hà, một đôi bình vàng, một đôi trâm bằng ngọc màu
xanh lục, một cái chén bằng ngọc bích xanh, một chuỗi hạt châu. Ngài cũng
truyền chỉ thưởng cho Chiêu Dung một viên ngọc như ý, một đôi bình vàng, một
đôi trâm bằng ngọc màu xanh lục, một chuỗi hạt châu. Ngoài ra các cô đào khác
cũng đều được hoàng đế ban cho một cành trâm bằng ngọc màu xanh lục, một chuỗi
hạt châu.
Nàng Tuyết Như đem cả toán tới
bái lạy, tạ ơn hoàng đế bạn thưởng.
Tối đến, Càn Long hoàng đế
truyền lệnh cho hai nàng Tuyết Như và Chiêu Dung lên ngự thuyền để hầu hạ ngài
nghỉ ngơi.
Nàng Chiêu Dung vốn là em của
Tuyết Như, tuổi vừa đôi tám, xinh đẹp tuyệt trần. Hoàng đế thấy nàng tuổi còn
non, tính tình ngây thơ dễ thương nên lại càng sủng ái.
Ngày hôm sau Càn Long hoàng đế
tuyên triệu Uông Như Long lên thuyền ngự, thưởng cho Long chiếc mũ đệ nhị phẩm,
năm chục vạn lạng bạc và bảo về Dương Châu sớm để chuẩn bị đón giá. Uông Như
Long lãnh chỉ, tạ ơn, vội vã quay về Dương Châu diễu võ dương oai. Chuyến này
thực chẳng còn coi Giang Hạc Đình ra cái gì nữa.
Giang Hạc Đình thấy Uông Như
Long đắc thế vênh váo, lấy làm cay cú lắm. Đình bèn bàn với nàng Huệ Phong âm
thầm sửa soạn một trò vui tân kỳ bằng vạn họ Uông và quyết sẽ cho họ Uông biết
tay một phen. Giang không hiểu đối phương đang mưu tính việc gì nhưng kỳ thực
Uông đang ráo riết chuẩn bị một trò mới lạ khác, hấp dẫn hơn bao giờ hết, để
cho thiên hạ bở vía một phen, trong dịp thuyền rồng của Hoàng đế cập bến Dương
Châu sắp tới.
Hôm đó, Càn Long hoàng đế ngồi
trên lầu cao, hai bên có văn võ bá quan đứng hầu. Thoạt đầu, người ta chỉ thấy
trước mặt tối om như mực. Rồi dần dần một đốm lửa xuất hiện. Đốm lửa này phun
tia sáng ra bốn phía. Càng phun, đốm lửa càng lớn. Bỗng một tiếng nổ lớn như xé
không gian, đỏ rực khắp bầu trời, rọi sáng cả một khu đất làm trước mặt toà lầu
cao. Giữa vùng ánh sáng đó hiện rõ một cây đại thụ, khắp mọi cành đều nở rộ
những đoá hoa đào. Những đoá hoa này bỗng nở xòe trong ánh sáng hồng, mỗi lúc
một lớn. Nhưng chốc lát, hoa tàn cánh rụng, từ đó nảy ra một chùm trái. Những
chùm trái đào này lớn phồng dần lên rồi một trái lớn nhất bỗng lìa cành rụng
xuống, cũng vừa lúc cây, cành lá, tất cả đều biến mất, chẳng còn thấy bóng dáng
đâu nữa. Trái đào vừa rụng xuống lại nứt toác ra làm đôi, biến thành hai cái
sân khấu ở hai bên, bên này diễn tuồng Tây Du Ký có yêu ma quỷ quái biến ảo
khôn lường, còn bên kia bày cảnh bửu tướng trang nghiêm, có toà sen vòi vọi
tượng phật Quan Âm và bầy tiên nữ đang quỳ lạy dưới chân. Một lát sau, về phía
sân khấu đóng tuồng Tây Du Ký, người ta thấy Tôn Hành Giả diễn một màn ăn trộm
đào tiên, tay đang bưng mâm đào ra. Cùng lúc đó, ở phía sân khấu bày bửu tướng,
người ta thấy một nàng tiên nữ giơ đôi bàn tay ngọc ra đỡ lấy chiếc mâm đào rồi
dâng thẳng lên cho Hoàng đế ngồi trên lầu cao.
Càn Long hoàng đế nhìn kỹ vị nữ
lang cũng lại là một trang tuyệt thế giai nhân, tóc mây buông xoã, tay áo vén
cao, duyên dáng muôn phần. Người cười nói:
- Miền Giang Nam quả có nhiều
người đẹp!
Câu nói đó vừa thốt ra thì một
tên thái giám bước lên nắm giữ nàng lại. Thế là từ hôm đó, Hoàng đế đã có ba vị
mỹ nhân, luân phiên hầu hạ đêm ngày.
Đoàn thuyền ngự thong thả chèo
đi giữa dòng sông. Hai bên bờ nào quan lại, nào thân sĩ hối hả đón rước. Nhưng
hoàng đế còn có thì giờ nào nữa để truyền lệnh cho bọn họ vào bệ kiến.
Đoàn thuyền ngự ra khỏi địa
phận bến Dương Châu, bỗng từ hai bên bờ nổi lên giọng ca êm ái như đàn chim
oanh vui đón tình xuân. Càn Long hoàng đế đẩy bức rèm cửa sổ nhìn ra. Ngài thấy
hai bên bờ sông có hai đoàn phụ nữ, một đoàn mặc quần áo xanh, một đoàn mặc
quần áo đỏ. Cả hai đoàn có độ trăm người, người nào cũng đều da trắng mặt hoa,
yểu điêu thướt tha. Trên vai mỗi người có đeo một sợi dây thừng ngũ sắc. Một
trăm dây nhỏ đó hợp lại thành hai sợi dây chão lớn được cột chặt vào cái trụ ở
trước thuyền rồng của hoàng đế. Từ đỉnh trụ của mũi thuyền này tới mãi đuôi
thuyền lại treo không biết bao nhiêu những lá Tiểu long kỳ bằng gấm hoa, tung
bay theo gió như trăm ngàn con rồng uốn lượn trên không trung. Hai bên mạn có
hai đội phụ nữ chèo thuyền - một đội là nữ ni ăn vận toàn y phục màu da cam,
một đội là đạo cô, ăn mặc toàn quần áo vàng. Tất cả hai đội này, người nào cũng
trau son dồi phấn, lộng lẫy muôn phần. Dưới thuyền thì chèo, trên bờ thì kéo,
tiếng chèo, tiếng ca phối hợp với nhau tạo thành một khúc hát nhộn nhịp tưng
bừng, vô cùng hào hứng.
Càn Long hoàng đế nhìn khắp một
lượt, bất giác thở dài, cảm khoái, quay đầu hỏi bọn thái giám:
- Trò lạ này của ai vậy?
Viên tổng quản thái giám liền
tâu:
- Đó là trò "Kéo râu rồng" (Long tu khiên) của nhân sĩ Giang Hạc
Đình đất Dương Châu hiếu kính hoàng thượng đấy ạ!
Càn Long hoàng đế quan sát thêm
một lượt nữa, thấy trên bờ có trồng khắp nơi, nào đào nào liễu. Hoa đào nở tươi
một màu hồng rực rỡ, lá liễu rủ xuống mát tươi cả một vùng. Một hồng một xanh
chen kẽ phô bày muôn ngàn thi vị của thiên nhiên. Chưa hết, giữa khoảng cách
dưới bóng cây đào, liễu, lại còn chăng những bức tường gấm. Cứ cách một dậm
đường, lại xây cất một toà cẩm đình, trong đình có đủ mùng màn chăn đệm tiện
nghi không thiếu một thứ gì, Càn Long hoàng đế hỏi:
- Các toà đình ấy để làm gì
vậy?
Viên tổng quản thái giám lại
tâu:
- Đây là nơi sẵn sàng dành cho
bọn phụ nữ nghỉ ngơi!
Càn Long hoàng đế nói:
- Phong cảnh hai bên bờ đẹp
quá. Trẫm cũng muốn lên bờ thưởng thức một phen.
Viên thái giám nghe nói vội bảo
ngừng thuyền. Hoàng đế bước ra phía mũi. Bá quan vội tiến lên đón giá rồi theo
sau hoàng đế về ngả cẩm đình trang hoàng lộng lẫy; nào trang đài nào kính bình
mới đẹp, tinh vi. Hoàng đế truyền lệnh cho bốn đoàn phụ nữ đến gần. Đoàn thứ
nhất ăn mặc quần áo hồng, đó là những nàng xử nữ mày liễu mặt hoa, son trẻ ngây
thơ thật dễ thương. Đoàn thứ hai ăn vận y phục màu xanh, đó là đoàn quả phụ,
trang điểm nhã đạm, phong lưu đặc biệt.
Đoàn thứ ba là đoàn nữ ni và đoàn
thứ tư là đoàn đạo cô, cũng phong lưu yểu điệu, làm rơi hồn lạc phách mọi
người.
Càn Long hoàng đế nhìn bốn đoàn
phụ nữ, lòng thấy sướng vô hạn miệng cười nói như nắc nẻ. Ngài giơ bàn tay ra
vỗ nhẹ vào những chiếc cổ thoa phấn, mân mê những bàn tay búp măng màu ngà. Bọn
này được vậy thì cảm thấy muôn phần vinh dự…
Càn Long hoàng đế truyền chỉ
thưởng cho mỗi người một chiếc kim bình (lọ bằng vàng), năm trăm lạng bạc. Ngài
còn bảo giữ lại bốn người: Trần Tứ Di, Vương Thị, Uông Nhị Cô, và Ngọc Ni.
Nàng Trần Tứ Di chỉ huy đoàn áo
xanh. Tuy là một sương phụ nhưng tuổi còn trẻ, xinh đẹp phải liệt vào hạng
thượng thừa. Vương Thị cầm đầu đoàn đạo cô, có một nhan sắc nghiêng thành,
phong nhã thanh cao như thần tiên nơi thượng giới.
Hai nàng này được Càn Long triệu
hạnh, bèn đem hết bán lĩnh ra để thửa tiếp khiến hoàng đế mê ly đến điên đảo
đảo điên, không bút nào tả xiết được cái khoái lạc nữa.
Uông Nhị Cô là đoàn trưởng đoàn áo hồng. Ngọc Ni là người cầm đầu đoàn Nữ ni. Nói đến nhan sắc của hai nàng này thì đến như Trần Tứ Di, Vương Thị vừa nói trên cũng còn thua xa. Đây là cái sắc một cười đổ thành, hai cười nghiêng nước. Tất cả chị em bạn gái trong bốn đoàn thực chẳng có ai có thể sánh kịp hai nàng. Tiếc thay, đẹp đến thế mà hai nàng không được lòng hoàng thượng khiến đến nỗi một người bị chết tươi dưới hàng trăm chiếc côn lớn vụt xuống tới tấp, còn một người lại phải chết chìm dòng nước bạc vô tình.
Uông Nhị Cô vốn con gái một nhà
nghèo nơi thôn quê, cha nàng làm nghề bán dưa độ nhật, mẹ nàng mất sớm. Khi còn
thơ ấu, vì mồ côi mẹ, nàng phải đầu tắt mặt tối làm lụng giúp cha. Tuy đầu bù
tóc rối, vất vả vì công việc nhưng cái sắc tuyệt trần của nàng cũng chẳng vì
thế mà lu mờ được.
Bọn thanh niên trong xóm thấy
nàng đẹp như tiên nga giáng thế, đều cảm thấy lòng mình như vương víu không thể
nào bỏ qua được. Bởi thế ngày nào cũng thường có đôi ba tên, nhất là những tên
vô loại hiếu sắc, cứ tới lui nhà nàng để giờ trò chọc ghẹo bướm ong. Về sau,
cha nàng bực mình quá không chịu nổi, bèn tới cửa quan tố cáo. Vị quan địa
phương phái sai nha tới bắt hết bọn vô lại, từ đó nàng mới được yên thân làm
ăn. Nhưng cũng từ đó đến cả viên tri phủ cũng biết cái sắc đẹp của nàng là
tuyệt trần hiếm có. Thế rồi nhân Càn Long hoàng đế Nam tuần, Giang Hạc Đình
nhận lo chuyện tiếp giá, muốn lấy lòng ngài bèn nghĩ ra trò lạ "kéo râu
rồng", và cho tay chân đi khắp nơi tìm kiếm người đẹp. Nghe tiếng Nhị Cô
là một trang tuyệt sắc nên nhờ quan tri phủ địa phương đem nhiều vàng bạc đến
mời nàng. Lúc đầu nàng không chịu, nhưng do người cha tham tiền, khuyên nhủ:
- Con chỉ phải đóng vai người
kéo dây chứ có phải tới gặp hoàng đế đâu mà e ngại!
Uông Nhị Cô chẳng biết nói sao,
đành từ giã cha già ra đi. Khi tới nhà họ Giang, nàng được mụ quản sự cho đi
tắm nước bông, cho mặc đồ gấm vóc, cho tô son điểm phấn, bỗng nhiên trở thành
xinh đẹp lạ lùng, có sức quyến rũ không ngờ. Do đó, mụ quản gia cho nàng làm
trưởng đoàn áo hồng.
Hôm đó Càn Long hoàng đế triệu
Trần Tứ Di và Vương Thị vào hầu trước. Hai cô này được ngài lâm hạnh và được
thưởng đến trên vạn lạng bạc. Đám phụ nữ nghe tin, ai cũng ngưỡng mộ.
Một lúc lâu sau, thánh chỉ lại
hạ xuống, truyền cho Uông Nhị Cô vào bệ kiến. Đi phen này dữ nhiều lành ít, nên
nàng dù chết cũng không chịu vào. Thấy không còn cách gì khác, hai tên thái
giám lực lưỡng liền nắm hai cánh tay nàng kéo đại vào Vài phút sau, người ta
bỗng nghe bên trong đình vọng ra tiếng khóc của Nhị Cô hết sức thê thảm. Hai
tên thái giám khi nãy lại hớt hải chạy ra và kéo luôn cô gái họ Chu vào. Cô gái
họ Chu nhan sắc cũng chẳng thua ai hiện làm phó đoàn áo hồng. Sở dĩ có chuyện
gọi gấp cô gái họ Chu này là vì Nhị Cô tuy được gặp hoàng đế nhưng nhất định
không chịu chiều ý ngài cho nên nàng phải vào thế ngay cho ngài dùng gấp…
Uông Nhị Cô là đoàn trưởng đoàn áo hồng. Ngọc Ni là người cầm đầu đoàn Nữ ni. Nói đến nhan sắc của hai nàng này thì đến như Trần Tứ Di, Vương Thị vừa nói trên cũng còn thua xa. Đây là cái sắc một cười đổ thành, hai cười nghiêng nước. Tất cả chị em bạn gái trong bốn đoàn thực chẳng có ai có thể sánh kịp hai nàng. Tiếc thay, đẹp đến thế mà hai nàng không được lòng hoàng thượng khiến đến nỗi một người bị chết tươi dưới hàng trăm chiếc côn lớn vụt xuống tới tấp, còn một người lại phải chết chìm dòng nước bạc vô tình.
Hồi 80: Khi Bà Hậu nổi máu ghen
Lúc đó trong căn đình
có khá nhiều phụ nữ ngồi chờ đợi. Sau khi cô gái họ Chu vào bên trong được một
lúc thì mọi người thấy một tên tiểu thái giám đẩy nàng trở ra. Đám phụ nữ nhìn
cô gái họ Chu thì thấy đầu tóc rối bù, mặt mày đỏ ửng lên. Nàng cúi mặt xuống
như có vẻ thẹn thùng, nhưng trên mái tóc của nàng đã thấy cắm một cành châu
thoa song phụng, ở miệng mỗi con phụng có ngậm một viên minh châu lớn như hạt
bắp, chỉ cần nói một viên đó thôi cũng đã thấy có đến hơn vạn quan tiền rồi.
Mọi người nhìn kỹ thêm, lại còn thấy trên cổ tay nàng đeo một đôi xuyến vàng
nạm ngọc lưu ly Bọn phụ nữ chạy vội tới xúm quanh nàng, cô nào cô nấy ríu rít
tán tụng.
Lát sau, mọi người lại thấy một
thái giám truyền gọi bọn thị vệ vào trong đem xác nàng Uông Nhị Cô ra. Tức thì
hai tên thị vệ bước vào, khiêng ra cái xác và ném ở mé ngoài vọng đình. Mọi
người thấy Uông Nhị Cô hai mắt nhắm nghiền, máu me bê bết khắp mình. Đám phụ nữ
thấy vậy, vội hỏi cô gái họ Chu. Cô liền kể:
- Khi tôi bước vào bên trong
đình thì thấy hoàng đế đang ôm Nhị Cô trong lòng, nhưng nàng vừa khóc lóc vừa
kháng cự. Hoàng đế tức giận lắm, xô mạnh nàng xuống đất quát lớn: "Kéo nó
ra mà đập chết". Chỉ thấy hai tên thái giám chạy tới tay cầm một cây côn
dài sơn đỏ, nắm lấy đầu tóc nàng kéo sang căn phòng bên cạnh. Lúc đó chính là
lúc tôi đang bị hoàng đế "ân ái", nhưng tai tôi vẫn nghe văng vẳng
tiếng kêu gào thảm thiết của Nhị Cô. Tôi sợ quá, hồn vía như bay biến nghĩ
bụng, Nhị Cô hẳn đã bị hai thái giám đánh chết.
Đám phụ nữ nghe kể xong, cô nào
cô nấy lạnh đến tận gáy, tóc như dựng ngược cả lên.
Về sau người cha của Uông Nhị
Cô tìm đến nơi này lấy xác. Viên quan tri phủ địa phương nói thác ra rằng nàng
bị cấp bệnh mà mất. Uông lão ông cũng đành tin như vậy chứ còn biết gì hơn, tất
tưởi đem quan tài con gái về quê an táng.
Còn Ngọc Ni, bởi đã thấy cái
chết thê thảm của Nhị Cô, biết rằng rồi đây mình cũng không thoát khỏi cái cảnh
làm đồ chơi cho hoàng đế, bèn lừa lúc mọi người không lưu ý, nhảy tùm xuống
sông mất tích. Mụ quản sự sợ để hoàng thượng biết việc này sẽ gây ra nhiều
chuyện nguy hiểm về sau, bèn chọn ngay một ni cô khác đợi sẵn để dâng lên thay
thế.
Lần Nam tuần này, suốt dọc
đường du ngoạn, Càn Long hoàng đế triệu hạnh có tới mười sáu cô cả thảy. Hầu
hết đều do tâm tư tài lực của một mình Giang Hạc Đình dâng hiến.
Bởi vậy Càn Long hoàng đế trong
lòng hết sức cảm kích họ Giang. Ngài cho triệu Giang vào bệ kiến khen ngợi y
ngay trước mặt, lại thưởng cho y chiếc mũ Hồng đính hoa linh và truyền bảo
Giang Ninh phiên ty thưởng y sáu chục vạn lạng bạc. Giang Hạc Đình cũng cảm
kích ân đức của hoàng đế, bèn đem cả khu "Sư viên" (một khu vườn
trồng cây sư) của nhà y dâng cho ngài.
Khu Sư viên của họ Giang được
kiến trúc hết sức tân kỳ, u nhã. Nơi đây chính là cái nền của toà mê lâu thuở
trước của vua Tuỳ Dạng Đế. Người Dương Châu thường gọi vườn này là Tiểu mê lâu.
Trong Sư viên có hiên ấp thăng, gác Điện có đình Đương phong, đài Dương liễu,
có đê Tàng Xuân, mái Mộng tiêu, có toà Bích thành nhị lâu (thành màu ngọc bích
có cả thảy mười hai toà lâu đài).
Càn Long hoàng đế được nơi danh
thắng này bèn đem bọn gái đã triệu hạnh cho ở tại nơi đây, mỗi người một nơi,
đều là nơi có phong cảnh xinh đẹp. Nhưng nơi đẹp u nhã tột bậc trong vườn này
phải nói là toà Bích thành thập nhị lâu. Nơi đây vốn dành riêng cho Quách thị,
là vợ bé của Giang Hạc Đình. Đình rất yêu quý Quách thị nhưng vì cảm kích ân
đức của hoàng đế, bèn dâng luôn vợ mình cho ngài. Tuy nói là vợ bé của Đình,
nhưng vì tuổi còn quá nhỏ nên chưa từng bị "phá thân". Quách thị vào
hầu hạ Càn Long hoàng đế, ngay đêm đầu, biết được nàng còn là một xử nữ trinh
trắng, ngài vô cùng yêu quý, liền phong cho nàng là Yên hoa viện phủ.
Quách thị có một con a đầu họ
Tưởng năm đó mười tám tuổi, tính nết rất phóng đãng. Con a đầu này có một cái
tài đặc biệt về nghề ngón chơi bời. Bất cứ người đàn ông nào đã gặp Tưởng thị
đừng hòng quên nổi ả. Lẹo tẹo thế nào chẳng rõ, con a đầu họ Tưởng câu trúng
được Càn Long hoàng đế, Càn Long tuy chơi bời khét tiếng nhưng thực ngài chưa
bao giờ nếm được cái mủi vị đặc biệt này. Thế là ngài cũng mê tít con a đầu họ
Tưởng, có phần còn cưng chiều hơn chủ nữa là khác.
Càn Long hoàng đế ngự giá qua
Hàng Châu. Toán gái đẹp được ngài triệu hạnh ở Dương Châu đều ở lại Sư viên,
duy chỉ có một mình Tưởng thị là được ngài cho theo hầu bên cạnh mình.
Thuyền tới địa phận Tô Châu,
Càn Long hoàng đế sực nhớ lời đồn bọn gái làng chơi đất Kim Xương vốn nổi tiếng
thiên hạ. Ngài tự nhủ mình làm vua trùm cả trăm họ mà chưa được hưởng cái sướng
của nhân gian, bèn nói cho viên Tổng quản thái giám nghe. Viên Tổng quản hiểu
rõ tâm sự ngài, bèn đi gặp bọn quan viên địa phương tiếp giá, rỉ tai bàn tính
với bọn này để tìm kế sách.
Giữa ban ngày, nếu để hoàng đế
công nhiên chơi điếm, e rằng thiên hạ dị nghị, bởi vậy bọn quan viên mới dùng
một cỗ xe bồ luân (xe mà bánh quấn cỏ bồ để kéo đi cho êm và không gây tiếng
động ầm ĩ trên đường) chở bọn danh hoa Kim Xương đưa lên ngự chu cho ngài dùng.
Đám son phân này cộng cả thảy đến ba mươi sáu ả. Ả nào cũng mặt hoa mày liễu
nói năng ngọt ngào. Ngồi trước đám danh hoa khuynh quốc này, vị thiên tử phong
lưu nhà Mãn Thanh mắt hoa tâm loạn. Ngài truyền lệnh bày yến, ba mươi sáu ả
luân phiên nâng ly chuốc chén, miệng ca những khúc hát xuân tình, càng làm say
lòng ngài.
Càn Long hoàng đế ôm bên tả, bế
bên hữu, mắt càng mờ, tâm càng mê. Đã đến lúc chịu hết nổi, ngài bèn bế xốc
luôn mấy cô tuyệt sắc nhất lên giường để thoả mộng Vu sơn vân vũ.
Hoàng đế du dương suốt đêm, mãi
tới canh tư mới tạm hoãn cuộc "hành trình". Bọn gái kia cũng quỳ lạy
hoàng đế, rồi lên xe trở về.
Suốt dọc đường, Càn Long hoàng
đế biết bao phen nằm hoa ngủ liễu như vậy mà Hoàng Thái hậu như ngủ trong
trống, chẳng biết gì cả. Sở dĩ có chuyện này vì một là hoàng đế cố sức giấu
nhẹm việc mình, hai là thái hậu vốn ngự tại chiến thuyền phía sau ngự chu không
thể biết được. Bọn cung nữ, thái giám tay chân của Thái hậu đều được hoàng đế
đối xử tử tế nên mọi chuyện đều che đậy cho ngài cả. Hơn nữa, mỗi khi muốn
"lâm hạnh", hoàng đế khôn khéo lắm, ngài đều lên bờ vào nhà quan
viên, thân sĩ, hoặc chờ lúc đêm khuya cho người lẻn đưa gái lên thuyền, thử hỏi
một Thái hậu già lão lại ít thắc mắc việc đời làm sao mà biết được.
Tuy che mắt được thái hậu,
nhưng hoàng đế đã không lừa dối được chính cung hoàng hậu Phú Sát. Ngài cho
rằng bà Phú Sát ở tít mãi kinh sư, tai mắt của bà quyết không thể ranh mãnh
tinh tế mà biết được những chuyện của ngài làm. Nhưng ngài có ngờ đâu đích thân
bà đã nằm ngay trong thuyền của thái hậu từ lúc nào.
Lúc còn trẻ, bà Phú Sát với
hoàng đế vốn mười phần ưu ái, nhưng đến nay, bà thấy ngài chỉ thích trộm hương
cắp ngọc, lạnh lùng đối với mình thì làm sao chẳng giận tức. Bà lại được tin
cuộc Nam tuần thứ nhất ngài sủng hạnh nàng Tuyết Như, rồi ngay tại kinh thành
ngài sủng hạnh Tam cô nương.
Bởi vậy cuộc Nam tuần này, bà
bèn đòi cùng đi cho biết. Càn Long hoàng đế nhất định không chịu, bởi vậy bà
Phú Sát ngầm tới nói rõ đầu đuôi cho Thái hậu nghe và xin phép cho bà cải trang
làm thị nữ đi hầu hạ, lẻn ra khỏi kinh sư, ẩn mặt trong thuyền của Thái hậu.
Trên đường Nam tuần, bà sai mấy tên thái giám tâm phúc dò la từng hành động của
chồng. Nhờ đó bà biết rõ hoàng đế đã chơi bời đến mức nào. Đáng lý những điều
tệ lậu này nên tâu bầy với Thái hậu mới phải, nhưng bà đã không làm là bởi vì
biết Thái hậu rất cưng chiều hoàng đế, lại sẽ chỉ trách mắng qua loa mà thôi.
Riêng bà, bà biết mình tự ý xuất kinh nên không thể nào trực tiếp đến gặp hoàng
đế được. Do đó, suốt dọc đường biết bao chuyện dâm loạn vô đạo của ngài, bà đều
phải nhẫn nại chịu đựng.
Nhưng hôm nay, bà được mấy tên
thái giám báo cho biết hoàng đế đem cả một lũ gái thanh lâu lên thuyền để chơi
bời thì bà ghen tức đến điên lên, buồn giận đến xám xanh cả mặt mày lại. Bà đã
tính chạy đến ngự chu để khuyên can nhưng lại sợ chuyện vỡ lở ra làm mất mặt
hoàng đế, đành nuốt hận ngồi nghe tiếng đờn ca vọng tới.
Bà hậu Phú Sát vốn thâm thông
văn mặc. Bà quay nào trong khoang lấy giấy bút, thảo một bán tấu chương dài
khuyên hoàng đế nên bảo trọng thân thể, chớ có hoang dâm vô độ.
Viết đến chỗ thương tâm, bà ôm
mặt khóc vùi. Bà khóc chán rồi lại viết… Bọn cung nữ và thái giám hầu hạ bên
cạnh đều muốn khuyên nhủ bà mà chẳng dám. Bà viết xong tờ sớ rồi nhìn lên bờ,
thấy đèn đóm sáng trưng, ngựa xe rầm rộ. Thì ra, đó chính là lúc đám gái lầu
xanh lên bờ để trở về tổ quỉ.
Bà lẩm bẩm nói:
- Lũ yêu tinh đó cút rồi, ta có
thể đến gặp hoàng đế được.
Thế là bà trang điểm lại, lau
hết lệ trên má, tay cầm bản tấu chương, mạnh bước xông ra, mặc cho bọn cung nữ,
thái giám kẻ nắm áo bà giữ lại, người hết lời khuyên can. Viên Tổng quản thái
giám hoảng quá, vội bò xuống dưới chân bà, dập đầu liên hồi nói:
- Lúc này chính là lúc hoàng
thượng đang khoan khoái, sung sướng. Nếu nương nương quyết ý tới gặp, chẳng
những không đi tới chỗ tốt đẹp, trái lại còn khiến ngài tức giận. Đã đành cái
đầu của kẻ nô tài này quyết không thể còn mà đến danh mệnh của nương nương cũng
nhiều điều bất tiện. Huống hồ lúc này đêm đã canh tư, bọn điếm kia lại đã ra
đi, hoàng thượng hẳn đã ngủ say rồi. Ví thử nương nương có tấu chương dâng lên
thì hãy để sáng mai, nô tài xin vì nương nương mà đem đi, há lại chẳng hay hơn
hay sao?
Phú Sát hoàng hậu nghe đoạn,
hai hàng lệ lại ròng ròng chảy xuống như mưa. Bà nức nở nói:
- Hoàng thượng hoang dâm như
vậy, tránh sao khỏi dân oán trời giận, rồi đây cảnh quốc phá gia vong ắt phải
đến ngay thôi. Ta cùng với hoàng thượng vốn tình nghĩa vợ chồng, thì làm sao mà
nhịn được. Nay chủ ý ta đã định, đành liều một thác, mong gặp mặt ngài lần
chót. Nếu chẳng may ta có mệnh hệ nào nào ngay tại ngự chu, thì bọn ngươi hãy
gói ghém mớ áo lót mình của ta và chiếc bảo tỷ (chiếc ấn bằng ngọc của hoàng
hậu) mà gởi về nhà Đại tướng quân là cha ta và nói với người rằng ta vì hết sức
khuyên can hoàng thượng mà đành phải thác.
Phú Sát hoàng hậu nói tới đây,
bi thương quá đôi, nghẹn ngào tưởng ngất đi được. Bà gieo mình xuống ghế. Bọn
cung nữ chạy lại phục thị cho bà, kẻ lau mặt kẻ dâng trà.
Một lát sau, bà nín khóc. Bỗng
bà nhảy chồm dậy, đứng thẳng người, dằn giọng nói:
- Ta quyết phải gặp hoàng
thượng!
Rồi nhanh như cắt, bà chạy ra
khoang sau, bởi sợ làm mất giấc ngủ của Thái hậu ở khoang trước. Ra tới khoang
sau, bà nhảy lên tấm ván cầu. Bọn cung nữ và thái giám vội chạy theo đỡ cho bà.
Vừa chạy, bà vừa nhìn qua chiếc ngự chu. Bỗng bà thấy trên cây cột buồm có treo
lủng lẳng ngọn đèn đỏ, ánh sáng lóng lánh như chiếu thăng vào mắt bà. Cơn giận
lại tới, bà tức đến nghẹn cả cổ, giơ tay chi ngọn đèn đỏ, đôi mắt trợn ngược
lên, té ngửa vào vòng tay bọn cung nữ, ngất đi không còn biết gì nữa. Bọn cung
nữ hoảng quá nhưng chẳng dám kêu la. Chúng lật đật bế bà Phú Sát trở về khoang,
vỗ nhẹ vào mỏ ác và đổ nước sâm vào miệng bà. Bà Phú Sát dần dần tỉnh lại, bất
giác lệ lại tuôn rơi lã chã.
Theo luật lệ trong cung, mỗi
khi hoàng đế có triệu hạnh bà nào, cô nào, thì phía ngoài cửa phòng có treo
chiếc đèn đỏ để mọi người biết mà tránh đi, hơn nữa còn ngầm bảo mọi người chớ
có làm rộn giấc mộng đẹp của ngài. Hoàng đế lâm hạnh ngay tại khoang thuyền,
chả có chỗ nào treo đèn, nên chiếc đèn đỏ tai hại kia đành phải giương trên cột
buồm, khiến Phú. Sát hoàng hậu nhìn thấy, máu ghen lại nổi lên làm bà té xỉu
đi. Khi tỉnh lại rồi, bà Phú Sát bảo một tên thái giám tới ngự chu do thám xem
hoàng đế đêm đó có những ai hầu hạ.
Tên thái giám đi một lát, trở
về bẩm báo:
- Hầu hạ đêm nay trong ngự chu
có ba người: một là Tưởng thị đem theo từ Dương Châu tới, và hai ả trong đám
gái thanh lâu.
Bà Phú Sát nghe xong bất giác
thở dài nói:
- Hoàng thượng quả không còn
thiết tới cả mạng mình nữa rồi! Như vậy ta lại càng không thể không khuyên can
ngài được.
Lời nói vừa dứt thì ngoài xa,
tiếng gà gáy sang canh cũng rộn rã vang lên. Bà nói:
- Canh năm rồi! Lúc này hoàng
thượng hẳn đã dậy.
Bà sửa soạn lại y phục chỉnh tề
rồi lẳng lặng bước lên bờ.
Bọn cung nữ dìu bà đi. Bọn thái
giám đi trước, cầm chiếc đèn lồng sừng dê nhỏ soi đường. Cả đàn tiến về chiếc
ngự chu.
Bọn thị vệ canh đêm trên ngự
chu cùng bọn quân sĩ canh gác trên bờ bỗng thấy hoàng hậu ngự giá tới, tên nào
tên nấy giật mình hoảng sợ, vội bò rạp xuống dập đầu lạy. Tên thái giám truyền
lệnh của hoàng hậu, không được nói lớn, sợ mất giấc ngủ của hoàng thượng. Bọn
thái giám gác tại đầu khoang thấy hoàng hậu đột nhiên xuất hiện, nét mặt hết
sức nghiêm nghị, hệ trọng thì hoảng hồn bạt vía, rụt cổ lại đứng nép vào một
xó, chẳng dám lên tiếng thưa trình. Hoàng hậu chẳng cần ai thông báo, bà cứ bước
thẳng vào trong. Bà thấy trên bàn còn bốn, năm chén rượu uống dở, dưới gầm bàn
rơi ra một chiếc hài nhỏ thêu đoá lan hồng bằng kim tuyến, rực rỡ, óng ánh. Bà
thấy vậy, thốt ra một tiếng thở dài rồi bước thẳng về khoang sau có trướng gấm
màn vóc vây quanh: đây chính là tẩm thất của Càn Long hoàng đế.
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét