Hồi 13: Tình nở trong
mơ
Cô gái út trẻ đẹp thấy cha vội
đứng dậy bỏ mặc hai cô chị, nhảy tót lên lưng ngựa phóng về phía người cha.
Đằng sau, hai cô chị thấy em đã đi xa cũng nhảy lên ngựa chạy đuổi.
Người
cha của ba cô tên gọi là Cán Mộc Nhĩ: ông thấy con gái chạy tới đón mình, bèn
dừng ngựa lại đợi. Vốn cưng cô gái út nên khi cô gái vừa chạy tới trước mặt thì
ông giơ tay ra nắm lấy tay con rồi kéo sang ngựa mình. Hai cha con cùng ngồi
trên yên, vừa đi vừa nói chuyện.
Trên trời trăng sáng quá! Thật là một đêm kỳ ảo chốn bồng lai mà trần gian ít khi có được! Thôn Bố Nhĩ Hồ Lý nằm ở giữa đông núi Tràng Bạch. Từ tháng tám trở đi, miền bắc này băng tuyết phủ khắp sơn khê, cảnh đã hoang lương lại hoang lương hơn. Tuy nhiên, cứ mỗi độ xuân về hè tới chốn núi cô tịch ít bóng người qua lại này lại được dịp phô khoe hoa sắc, thấm đượm hương trời, đưa gió mát trăng thanh vào tận hang cùng ngõ hẻm. Phật Khố Luân vốn là một trang giai nhân tuyệt thế, sinh trưởng nơi đèo heo gió hút, khỉ ho cò gáy này khi gặp một đêm lương tiêu thanh dạ như đêm nay, há có thể ngồi một mình, âm thầm chiếc bóng trong căn phòng cô tịch được sao? Nàng càng thấy cảnh đẹp thì lòng càng nao nức xốn xang. Đôi khi nàng không khỏi than thầm số phận mình muộn màng, hẩm hiu. Giữa cái đám quê mùa trong thôn Bố Nhĩ Hồ Lý thử hỏi có ai xứng đáng là một trang nam nhi anh tuấn tài năng để sánh với nàng nào? Nghĩ tới đó, nàng sực nhớ đến chàng Ô Lạp Đặc lúc ban ngày đứng trên đỉnh núi. Chàng thực là một tay anh hùng khí khái. Khi chàng chi huy dân làng xông tới cổng thôn thì cái gương mặt kiêu hùng của chàng càng trông càng thấy đáng yêu. Môi chàng đỏ, răng chàng trắng, mày chàng thanh, mắt chàng đẹp! Thật là một gương mặt lý tưởng và cuộc hôn phối ấy mới là duyên kỳ ngộ tài tử giai nhân, xứng đôi phải lứa. Nhưng chàng hiện nay lại là kẻ đại thù của nàng, thì mối lương duyên mà nàng mơ tưởng đó cũng chi là một trường mộng ảo. Mà thật, tâm tư khúc mắc buồn rầu ấy chi mình nàng rõ.
Hồi 14: Giai nhân sa miệng cọp
Phật Khố Luân thấy
cái bóng bò ra, sợ hãi giật mình. Chính lúc định hô hoán ầm lên thì nàng thấy
một chàng thiếu niên cố gượng mãi mới cất được đầu lên. Mặt chàng nhợt nhạt,
càng nhợt nhạt hơn dưới trăng. Nàng chú ý nhìn kỹ lại thì ra đó chính là Ô Lạp
Đặc. Nàng bị xúc động mạnh, vội giơ cao ống tay áo lên che đôi môi thắm rồi
lẳng lặng đứng nhìn.
Ô Lạp Đặc cố lết, vẻ mệt nhọc
và đau đớn in hằn trên khuôn mặt xanh mét. Miệng chàng rên không ngớt. Toàn
thân máu me bê bết áo quần rách toạc tả tơi. Chàng lết mãi, một lúc lâu mới tới
được bờ suối. Chàng thấy nước, tỏ ý vô cùng mừng rỡ. Chàng giơ hai tay ra thọc
sâu xuống dòng suối rồi vốc lên một vốc nước đưa vào miệng. Chàng uống liền một
hơi mấy ngụm, thấy tinh thần sảng khoái phần nào. Chàng ngoảnh đầu lại chẳng
ngờ thấy một trang giai nhân tuyệt thế đang đứng ở bân cạnh nhìn mình chăm chú.
Chàng giật mình, tỏ vẻ ngạc nhiên đến cùng độ. Một lát sau, bình tĩnh trở lại,
chàng vừa thở hổn hển vừa nói:
- Cô nương là người thôn Bố Nhĩ
Hồ Lý phải không?
Phật Khố Luân chẳng tiện đối
thoại với kẻ thù nên khẽ gật đầu tỏ ý xác nhận.
Ô Lạp Đặc thấy vậy, bèn cố
gượng đứng dậy rồi lê bước về phía cô gái họ Cán. Phật Khố Luân cho rằng chàng
định tiến tới để báo thù nên vội quay mình định bỏ chạy. Nhưng Ô Lạp Đặc biết ý,
vội lên tiếng:
- Ô Lạp Đặc thân đã bị trọng
thương, lại bị cô nương bắt gặp thì dù có muốn trốn cũng chẳng thoát được. Cô
nương chẳng cần về báo động thôn xóm làm chi! Đặc này có một con dao, tại đây,
xin cô nương hãy cắt đầu Đặc đem về làng, cô nương kiếm được chút công lao, còn
Đặc này được chết dưới bàn tay một người đẹp như cô nương kể cũng đã mãn nguyện
lắm!
Ô Lạp Đặc nói xong thò tay móc
con dao, quăng xuống đất keng một tiếng. Thân hình của chàng đổ luôn theo. Phật
Khố Luân nghe chàng nói càng tỏ lòng thương hại. Nàng lại thấy chàng đã ngã vật
xuống đất, nằm sõng xoài chẳng cử động gì được. Trước tình cảnh đó, nàng tiến
thoái lưỡng nan.
Nhưng chỉ một lát sau nàng thấy
lòng mình se lại, vội bước lên mấy bước rồi cúi xuống vực chàng dậy, chẳng ngờ Ô
Lạp Đặc bị thương khá nặng nên đã ngất đi từ lúc nào, trên vạt áo chàng một vệt
máu lớn đã đóng váng gắn chặt vào vai. Những dòng máu tươi vẫn còn chảy ròng
ròng không ngớt.
Phật Khố Luân bất giác xúc
động: nàng bèn luồn tay xuống dưới hông Ô Lạp Đặc bế xốc chàng tới cạnh bờ suối
gần đó rồi co một bên chân lại, đặt chàng xuống, gối đầu chàng lên đùi mình. Nàng
nhè nhẹ cởi chiếc áo đã rách mướp của chàng rồi lấy tấm khăn vuông bằng lụa của
mình, dấp nước suối lau rửa những vết máu bê bết quanh mình chàng. Nàng lại xé
một mảnh áo của mình để băng vết thương. Ô Lạp Đặc nằm ngửa mặt lên trời. ánh
trăng vàng chiếu sáng khuôn mặt anh tuấn của chàng càng làm cho nàng thêm động
lòng chú ý. Hơi thở của chàng đều đều thổi lên má phấn mịn màng càng làm cho
nàng thêm bâng khuâng mơ tưởng. Giữa lúc còn mải mê nhìn ngắm khuôn mặt tuấn tú
đáng yêu của Ô Lạp Đặc thì bỗng nàng thấy chàng vặn mình một cái rồi kêu lên
một tiếng: "ối chao!" và từ từ tỉnh lại.
Chàng thiếu niên anh dũng thôn
Lê Bi Cốc mở mắt ra thấy mình nằm ngay trong lòng một giai nhân tuyệt sắc, bất
giác mỉm cười. Phật Khố Luân lúc đó thẹn quá, lấy tay vội đẩy chàng ra và cố
nhỏm dậy để chạy đi. Nhưng nàng không ngờ bàn tay trái của nàng đã bị nắm chặt,
mặc cho nàng tìm đủ thiên phương bách kế để tháo gỡ cũng không tài nào thoát
được. Muốn đi mà không được, nàng bỗng nổi cơn giận, vội cúi xuống lượm con dao
rồi tiện tay chém thẳng vào cánh tay Ô Lạp Đặc.
Chàng thiếu niên họ Ô nhìn thấy
rưỡi dao sáng quắc, thế mà không chút sợ hãi, chàng cố hất cao đầu lên, miệng
vẫn ngọt ngào hỏi:
- Đến bao giờ tôi mới gặp lại
cô nương! Tôi không biết lấy gì để cảm tạ tấm lòng quý báu của cô nương!
Phật Khố Luân nghe xong liền
rụt tay dao, đáp:
- Chàng muốn gặp lại em ư? Trừ
phi chàng tới được miếu Chân Chân!
Câu nói vừa dút, nàng bỗng cười
lên mấy tiếng khanh khách vừa trong trẻo vừa duyên dáng, rồi giơ phắt tay ra,
quay mình vụt biến vào lùm cây mất bóng.
Về phía đông núi Bố Khố Lý có
một ngọn núi vách đá dựng đứng, cao muôn trượng, vòi vọi tận trời xanh.
Nếu từ thôn Bố Nhĩ Hồ Lý trông
lên, ta thấy ngọn núi này in hệt cổ con lạc đà chênh vênh nghễu nghện giữa
không trung. Do đó, dân làng mới gọi là mỏm lạc đà. Trên ngọn mỏm lạc đà này có
một toà cổ miếu dân làng ai cũng muốn leo lên để ngoạn cảnh và viếng chùa. Nhưng
khổ nối, đường thì đường ruột dê, vách thì vách đã dựng đứng, không có chỗ bám
víu, hơn nữa tuyết lại tích quanh năm đầy nghẹt không biết đi lối nào mà lên. Cứ
đến lúc giao thời xuân hạ, một ngọn thác mới bắt đầu chảy trắng xoá từ mỏm lạc
đà xuống như một dải lụa trắng dài thẳng tới mãi đáy hồ. Dưới núi chính là thôn
Bố Nhĩ Hồ Lý. Khi thác nước bắt đầu chảy thì nước hồ dâng lên cao, tràn ngập cả
vùng, nhận chìm luôn cả con đường vào núi. Rồi mùa thu tới, bốn phương mây khói
đầy trời, âm u mù mịt che kín khắp cửa động Đào Nguyên. Dân làng dù có tìm trăm
phương nghìn kế, rút cuộc vẫn hiếm kẻ leo lên được tới nơi tới chốn. Bởi vậy,
một toà cổ miếu cách chẳng là bao xả mà chỉ có thể trông chứ không thể đến. Do
đó họ mới mệnh danh toà miếu này là Chân Chân miếu. Họ thường nói câu: "Anh
muốn tìm em, trừ phi tới miếu Chân Chân". Đó là ý nói gặp nhau khó
lắm, cũng khó như lên tới miếu Chân Chân trên mỏm núi Lạc Đà. Phật Khố Luân sở
dĩ nói ra câu đó với Ô Lạp Đặc bất quá chi vì nàng với chàng hai người đã trở
thành kẻ thù truyền kiếp, cho nên tìm gặp nhau là điều khó đến không bao giờ có
được.
Lúc đó đã quá tháng sáu, thôn
Bố Nhĩ Hồ Lý sớm đã phủ một màu thác trắng như bạc. Công việc đồng áng vừa
xong, dân làng đều cưới ngựa vai mang cung tên, tìm đến những nơi bờ suối sườn
non để săn bắn kiếm ăn. Ông Cán Mộc Nhĩ cũng mang theo năm bảy tay gia nhân lực
lưỡng, ngày ngày vào dãy núi phía tây bắn diều hâu và săn hươu nai. Có một hôm
ông bắn được một con mang, lấy dây đeo lên vai, miệng cười sằng sặc trở về nhà.
Ba chị em Phật Khố Luân chạy ra đón cha, rồi đem con mang vào nhà sau cắt thịt
nướng chả nhắm rượu với nhau. Lát sau, ông Cán ở trước sân mới ngửi thấy mùi
thịt nướng thơm đến cháy mũi, vội chạy ra nhà sau thấy ba cô con gái đang nướng
chả uống rượu, trò chuyện om sòm. Ông bèn lớn tiếng nói vọng ra ngoài:
- Này, bà con ơi! Vào đây! Vào
đây! Bọn ta hãy vào đánh chén đã, nếu không thì chị em lũ này ăn hết mất.
Tiếng gọi vừa dứt thì có tới
mười hai, mười ba người kéo vào, nào già trẻ nào trai nào gái, toàn gia quây
quần tại bàn ăn, cười nói vui vẻ. Ăn uống đã lưng lửng bụng, ông Cán Mộc Nhĩ
mới chỉ cô gái út Phật Khố Luân, vừa cười vừa nói:
- Con bé này này, nhỏ người mà
tinh quái lắm! Mày lừa mọi người để đánh chén một mình. Mày chẳng biết cha mày
với anh mày săn được một con mang đem về, vất vả gian nan biết bao ư? Lũ chúng
mày trẻ nít chỉ biết có ăn chứ chẳng nghĩ tới ai cả! Hà! Hà! Hà!
Nghe cha nói có vẻ giễu mình,
Phật Khố Luân làm ra vẻ bướng bỉnh, vênh mặt lên, quai mồm ra nói:
- Lũ trẻ nít làm sao? Cha bảo
lũ chúng con không làm được việc gì ư? Vậy ngày mai, con sẽ cùng các chị con
lên núi bắt một con mang về đây cho cha xem.
Ông Cán nghe con nói, cũng
nghênh vẹo cái đầu sang bên trái rồi chảu mỏ ra, tỏ vẻ không tin hỏi:
- Thật hả?
Cô gái út trả lời ngay:
- Có gì mà chẳng thật, thưa
cha!
Ông Cán càng tỏ vẻ hoài nghi
cười rồi bảo:
- Đưa tay mày ra đây!
Phật Khố Luân không chút do dự,
chìa ngay bàn tay ra để cùng cha bắt tay đánh cá. Cả nhà đang ăn uống, thấy câu
chuyện "tân kỳ" đều ngưng đũa, cười vang rồi cùng nói với cái giọng
nửa đùa nửa giễu:
- Bà con mình hãy để bụng chờ
thịt mang của cô ba ngày mai nữa chứ? No rồi thì còn nhậu vào đâu được?
Sáng hôm sau, Phật Khố Luân nai
nịt gọn gàng, mình mặc áo chẽn cộc tay, chân đi giày leo núi, cùng với hai chị cưỡi
trên lưng ba con ngựa đốm hoa đào, đem theo mấy con chó săn khôn lẹ, phi nhanh
vào rừng. Khi đã vào tới sườn núi họ nhảy xuống, cột ngựa vào mấy gốc cây khô
bên đường: mỗi người đem theo một con chó, kẻ sục sạo hướng tây, người tìm kiếm
về phía đông. Trên mặt đất phủ tuyết trắng xoá, không biết cơ man nào là dấu
chân sói chứng tỏ đàn sói đông lắm vừa mới đi qua. Cô chị cả Ân Khố Luân bảo
hai em:
- Này hai em. Bọn ta phải đề
phòng cẩn thận. Vùng này vừa có một đàn sói kéo qua, dấu chân còn in rõ mồn một
trên tuyết. Bởi vậy, bọn ta không nên đi xa nhau, phải ở gần nhau luôn mới
được!
Phật Khố Luân tuy miệng luôn
vâng dạ, tỏ ý nghe theo lời chị, nhưng vẫn cúi đầu xuống tìm vết thú. Một lúc
sau, nàng thấy con chó của nàng ngửa mặt lên trời, kêu một tiếng lớn xong chạy
như bay về phía chân đồi, tới một cửa hang mở toang hoác ở dưới chân vách đá,
rồi dùng hai móng cẳng trước cào tới như điên. Nàng vội chạy theo sau.
Biết chắc trong hang có dã thú
nấp, nàng quay lại lấy tay ngoặc hai chị. Chính Khố Luân và Ấn Khố Luân vội
chạy tới, thấy trong vách có ba cái hang nhưng cái ở mé tây thì lớn hơn. Hai
nàng cởi mấy cái lưới thú đeo bên sườn ra, chăng kín cửa hang lớn rồi lấy sào
chọc vào trong hai cái hang nhỏ.
Bỗng có đến sáu bảy con thỏ
rừng nhảy ra khỏi hang, nhào vào mấy cái lưới, xông bên này, húc bên kia lung
tung, cuống quýt nhưng làm sao mà thoát được. Ba chị em Phật Khố Luân sung
sướng đến phát điên lên được.
Tức thì không ai bảo ai, cô út
lấy tay giữ chặt lấy lưới, cười như nắc nẻ, cô hai thò tay vào bắt từng con bỏ
vào cái đậy lớn mà cô chị cả đang cầm banh cái miệng rộng toang hoác ra. Bắt
thỏ xong, các cô hí hửng, khoan khoái lắm. Chính Khố Luân như nghĩ ra điều gì,
tỏ ý chưa thoả mãn nên đề nghị:
- Bọn ta tuy bắt được một đàn
thỏ, nhưng em ba ở trước mặt ba đã bạo miệng nói phét là sẽ bắt được một con
mang như con mang hôm trước đem về. Tôi xem ra mang là giống thú rất nhát, bởi
vậy bọn ta phải vào những nơi núi vắng lặng thì may ra mới thấy chúng.
Ấn Khố Luân nghe xong liền nói:
- Em hai nói có lý lắm!
Phật Khố Luân nói:
- Đã nói như vậy thì bọn ta sợ
gì mà không tới chân mỏm Lạc Đà tìm chúng một phen?
Thế là ba cô chẳng ai bảo ai
vội chạy xuống sườn đồi nhảy lên yên ngựa vòng một vòng hết eo núi thì đã thấy
mỏm Lạc Đà cao vòi vọi trước mắt, bên dưới là hồ nước của thôn Bố Nhĩ Hồ Lý. Nước
hồ lúc đó đã đóng lại thành băng. Ba cô cho ngựa đi quanh ven hồ, khi đến mút
đường thì thấy lối trèo lên núi cong queo ngoằn nghèo. Thế núi càng lên càng
hiểm trở, lại thêm băng tuyết đầy nghẹ cả hố hốc, khiến đường đi lối lại càng
khó khăn hơn. Cả bọn bỏ ngựa đi bộ, nắm dây, vịn cành mà đi ngược lên. Đi một
lúc, ba cô mệt nhoài, thở hổn hển. Bỗng thấy một đàn ưng bay vụt qua, Chính Khố
Luân vội kêu cô chị Ấn Khố Luân:
- Kìa chị, bắn mấy con ưng đi!
Ấn Khố Luân lúc đó cũng đã
trông thấy, vội rút tên, giương cung bắn vút một phát lên không; tức thì con
ưng trúng tên lăn nhào xuống đất. Chó của nàng thấy chủ hạ được con ưng, thì
kêu lên "ẳng ẳng" rồi co giò chạy như bay tới ngoặt lấy đem về.
Ba chị em họ Cán lúc đó thấm
mệt, chọn một tảng đá lớn bên đường ngồi xuống nghỉ chân, vừa nói chuyện vãn
vừa giở gói lương khô ra ăn. Phật Khố Luân thấy mũi tên xuyên qua đầu con ưng
liền tấm tắc khen tài thiện xạ của chị. Nàng còn bảo thêm, chả trách chồng chị
cứ hễ thấy chị là sợ hết vía lên thì phải!
Giữa lúc nói chuyện vãn đó,
Chính Khố Luân bỗng nhìn thấy một con chồn đang men theo vách núi chạy tới. Nàng
vội giật chiếc cung trong tay chị rồi rút tên, bắn một phát trúng ngay giữa
sống lưng con chồn, chồn bị thương quằn quại trên vũng máu, chó ta chạy tới
ngay từ lúc nào, ngoặt cố nó đem về cho chủ. Phật Khố Luân thấy hai chị người
thì được chim, người thì được thú thì khoái chí la lên:
- Tốt lắm! Hai chị chuyến này
đều đã có lời rồi chỉ còn em là chưa có cái gì thôi.
Nàng chưa nói xong thì đã nghe
tiếng mang kêu gần đấy.
Nàng liền vỗ tay reo lên mà
nói:
- Hay quá! Chuyến này thì em
phải nhập phần với hai chị!
Nói đoạn, nàng đứng phắt dậy,
nách kẹp cung tên, vội chạy vòng ra sau triền núi, chẳng thèm đợi hai chị. Ân Khố
Luân ở đằng sau kêu mà nàng cũng chẳng đáp. Chính Khố Luân thấy nàng đã đi xa
bèn vội vàng đuổi theo, chỉ có mình Ấn Khố Luân rớt lại sau, đường núi vừa trơn
vừa gập ghềnh khó đi, nàng phải chú ý đếm từng bước. Đi một lúc nàng nhìn về
phía trước, cố tìm hình bóng hai em mà chẳng thấy. Khi vừa tới eo núi, nàng
bỗng nghe thấy tiếng kêu khóc của cô em thứ hai. Nàng giật mình kinh hoảng, vội
chạy về phía trước, chỉ thấy Chính Khố Luân vừa bò vừa nhảy trên sườn núi vách
đá dốc dựng ngược lên. Nàng thấy vậy càng kinh hoảng, trống ngực đánh thình
thình, đôi chân cơ hồ như mềm nhũn ra.
Nguyên tại, Phật Khố Luân khi
đến giữa lưng chừng núi thì bị một con cọp lớn lông vàng vằn đen, táp một miếng
vào hông rồi nhấc lên đem tắp vào trong rừng rậm, cây cối um tùm. Con chó sợ
cọp cũng hoảng hồn bạt vía, quắp đuôi, theo rều rều đằng sau Chính Khố Luân,
chân đi xiêu bên này vẹo bên kia mà miệng thì la ăng ẳng. Con mãnh thú chỉ
trong nháy mắt đã mang Phật Khố Luân chui tọt vào rừng sâu mất hút. Ấn Khố Luân
chỉ còn có nước kêu trời rồi oà khóc rống lên.
Lúc đó nàng đã đuổi kịp Chính
Khố Luân. Hai chị em liều mạng theo vào rừng, kiếm khắp mọi nơi nhưng tứ bề
vắng ngắt, chẳng thấy tung tích cô em út đâu cả, cũng chẳng nghe được một tiếng
la, tiếng rên, tiếng khóc của nàng. Họ theo dõi dấu chân còn in hằn trên tuyết,
thì thấy chỗ cô em út bị con mãnh thú vồ cả một vùng rộng lớn đầy rẫy nhưng dấu
chân. Họ theo dõi đến mé tây khu rừng thì bỗng mất dấu, không còn biết đường
nào kiếm thêm nữa. Hai chị em vô cùng hoang mang, vừa khóc vừa kêu em, chạy hết
chỗ này sang chỗ khác mà tuyệt vô âm tín. Trời lại gần tối mà tìm mãi, không
thấy vẫn hoàn không thấy.
Chính Khố Luân trong lòng hoảng
loạn, hét lên một tiếng rồi co chân định gieo mình xuống chân núi, may nhờ có
Ân Khố Luân nhanh mắt, vội nhảy tới chụp lấy em, giữ lại được.
Hai chị em chẳng còn cách nào
hơn là quay xuống núi về nhà, lòng đau khổ vô cùng tận. Tới nhà thì trời đã tối
mịt, hai chị em đem hết tình tiết ra kể cho cha và mọi người nghe.
Thế là cả nhà oà lên khóc thảm
thiết. Bà mẹ thương con khóc đến ngất xỉu. Lúc tỉnh dậy, bà hối thúc chồng đem
gia nhân lên núi tìm con ngay trong đêm đó. Ông Cán Mộc Nhĩ càng thêm hối hận
vì tại mình cá với con nên mới xảy ra chuyện thương tâm. Ông không dám trái ý
vợ, vội kêu một số đông gia nhân, kẻ cầm thương, kẻ vác đao, kẻ đất đuốc, người
xách đèn lồng, sửa soạn để vào rừng tìm kiếm…
Hồi 15 : Tình vương ý nhạc
Lại
nói Phật Khố Luân bỏ mặc hai chị lại sau, chạy lên núi, đưa mắt tìm kiếm mọi
nơi mà chẳng thấy con mang đâu cả. Giữa lúc xuất thần ấy bỗng nàng nghe đằng
sau có tiếng thở phì, liền quay đầu lại, mổ hôi toát ra như tắm. Đáng thương
cho hai cặp giò của nàng, chúng mềm ra như bún, khuỵu xuống không còn cách gì
để nâng nổi tấm thân lên mà chạy nữa. Thì ra, đằng sau nàng là con cọp vằn to
lớn phóng từ khu rừng ra, giơ vuốt nhe nanh chộp nàng. Phật Khố Luân là một cô
gái nhỏ thì làm gì có can đảm chống lại con thú dữ! Con mãnh thú đã phi tới gần
sát sau lưng nàng bèn đập đuôi, gầm lên một tiếng lớn, rồi đứng thẳng lên như
người, giơ hai chân trước to bằng hai cái quạt nan có vuốt sắc tua tủa, chộp
ngay vào vai nàng. Tội nghiệp cho nàng, ba hồn chín vía lúc đó bay lên tận trời
xanh, nằm vật ra trên mặt tuyết bất tỉnh nhân sự, mặc cho con mãnh hổ tha đi
đâu thì tha.
Nàng mê đi không biết đã bao
lâu, rồi bông bên tai văng vẳng tiếng người khẽ gọi. Nàng dần dần tỉnh lại và
mở mắt.
Đang hoảng sợ nàng chọt cảm thấy
kinh dị. Bới vì con mãnh hổ trước mắt bỗng nói lên tiếng người, khe khẽ bảo
nàng:
- Cô nương đừng sợ. Tại hạ là Ô
Lạp Đặc đây!
Trong khi nàng đang ngơ ngác
thì con cọp vằn đã đưa hai chân lên kéo soạt một tiếng, tấm da cọp khoác trên
mình bật tung ra sàn, để lộ một chàng trai khôi ngô tuấn tú, mặt mũi sáng sủa,
mình cao ngực nở, chân tay vạm vỡ, dáng điệu thật oai ùng. Đằng sau chàng, lại
có đến sáu bảy tên đại hán cũng cao hùng dũng.
Ô Lạp Đặc quay bảo bọn đại hán
khiêng cái ghế xích đu kết bằng dây lại rồi tự mình gọi Phật Khố Luân dậy đặt
nàng vào trong ghế, ôn tồn bảo nàng:
- Cô nương đừng sợ! Chiếc dây
kéo này chắc lắm, không thể đứt được đâu!
Vừa nói chàng, vừa lấy tay lắc
lắc sợi dây dài, thòng từ trên đỉnh núi cao, lơ lửng giữa khoảng không. Nàng la
hoảng, hai tay ôm ghì lấy chiếc ghế, mắt nhắm nghiền. Nàng có cảm giác như mình
đang lướt mạnh trong mây, bay lên tận đỉnh núi. Bỗng chiếc dây kéo ngừng lại.
Nàng mở mắt ra xem, thì đó chính là mỏm Lạc Đà, trước miếu Chân Chân.
Miếu Chân Chân là gì và hình
dạng ra sao? Nguyên lai, trên đỉnh núi này có một phiến đá đỏ lớn chìa ra ngoài
như một mái nhà để lộ bên dưới một cái động sâu hoắm, từ chân núi nhìn lên nó
tựa một cái miếu nhỏ có tầng đỏ thắm.
Ô Lạp Đặc lúc đó đã lên tới
đỉnh núi. Từ trong động chạy ra hai đứa bé gái, dắt tay Phật Khố Luân tiến
thẳng vào trong.
Cửa động có hai bức màn lụa lớn
màu đỏ che kín. Hai đứa bé gái tháo bức màn lên, bên trong đèn đuốc sáng trưng.
Ở bốn vách treo nhiều tấm màn da, trải một tấm đệm dày. Trên chiếc giường mới
trải một tấm nệm gấm đặt song song đôi gối thêu. Tóm lại căn động trước trang
trí một cách hoa lệ.
Phật Khố Luân ngồi xuống
giường, mặt cúi gằm, tay mân mê tà áo chẳng nói một lời nào. Ô Lạp Đặc bước lại
trước mặt nàng, chắp tay lạy ba lạy, lại nằm bò xuống đất, dập đầu tỏ vẻ hết
sức cung kính. Nàng mắc cỡ quá vội đứng dậy, quay mặt đi chỗ khác, và chẳng
thèm quay lại nữa. Nàng chỉ nghe Ô Lạp Đặc vẫn nằm bò dưới đất, nhỏ nhẹ nói:
- Tên Ô Lạp Đặc này bình sinh
là một thám tử lòng gan dạ thép, chưa bao giờ mềm yếu trước phụ nữ, trong thôn
Lê Bì Cốc tại hạ, biết bao nhiêu là cô nàng xinh đẹp. Từ trước đến nay, tại hạ
thực chẳng bao giờ để ý đến họ. Nhưng từ khi gặp cô nương dưới ánh trăng trong,
bên hồ nước băng tại hạ đã nguyện đem tất cả tâm hồn giao phó cho cô nương. Hơn
nữa, cô nương lại còn vui lòng cho phép tại hạ tương kiến ở Chân Chân miếu. Thành
thử tại hạ ngày đêm ăn không ngon, ngủ không yên, ngồi đứng cũng bâng khuâng
mong nhớ. Tại hạ phí bao nhiêu tâm tư đặt kế tìm phương đến đỉnh núi này, trần
thiết trang hoàng căn động này. Đôi khi tại hạ có ý xông vào thôn để cướp lấy
cô nương đem về nhưng lại sợ cô nương giận và mang tiếng cho cô nương. Tại hạ
chỉ còn cách ngày ngày âm thầm dò thăm tin tức để đón lấy một dịp tốt. May
thay, được tin cô nương lên núi đi săn, tại hạ liền giả trang làm cọp chờ đợi
dưới chân núi. Hình như ông trời cũng có lòng thương cho nên cô nương quả nhiên
đã tới. Đã tới chốn này rồi thì đó thực là cô nương đáp ứng lời hẹn tương kiến
tại miếu Chân Chân với tại hạ. Và từ bây giờ, tại hạ xin bỏ hết mọi việc để ở
lại động núi này hầu hạ cô nương, xin cô nương vui lòng cho phép!
Thật là một thiên tự sự hàm
chứa biết bao ý nghĩa yêu đương tha thiết. Phật Khố Luân lòng cảm động đến cực
độ, hai má ửng hồng, miệng tuy không nói nửa lời nhưng cặp mắt huyền đa tình đã
liếc nhanh về phía tri kỷ mà mãi hôm nay nàng mới được gặp.
Từ đó hai người như chim liền
cánh, như cây liền cành. Bất cứ khi đứng khi ngồi, lúc ăn lúc ngủ, chàng và
nàng không một chút nào rời nhau nữa. Sơn động trước đây vắng vẻ, lạnh lùng thì
nay lại ấm cúng, thi vị. Cặp mắt nhân duyên trời định trước tưởng hết muôn ái
nghìn ân trong lòng sơn động trang trí huy hoàng. Có khi họ ngồi cạnh lò sưởi,
kể cho nhau nghe các chuyện vui trẻ thời niên thiếu thơ ngây. Có khi họ đối
diện với hoa tươi cỏ biếc mà cầm kỳ, thi tửu. Bao nhiêu ngày tháng đối với họ
đã mất đi trong lãng quân. Rồi một mùa đông qua.
Trời đất bước sang xuân, Phật
Khố Luân một hôm ngẫu nhiên nhìn qua cửa động chỉ thấy tuyết tích khắp sơn khê
trắng xoá một màu, nàng phóng tầm mắt ra xa hướng về phía quê cũ cảnh xưa, đồi
núi nhấp nhô chẳng khác gì điện ngọc lầu vàng cao vút lên không trung, nàng lại
nhìn về phía tây một dãy nhà thấp lè tè trong sơn ao hiện rõ mồn một. Nàng biết
đó chính là nhà nàng. Nàng nhớ tới cha mẹ chẳng biết giờ này đau khổ ra sao,
bất giác hai hàng lệ từ từ lăn trên gò má lúc nào không hay. Nàng cảm thấy lòng
tê tái, vội quay vào trong động, ngồi lặng lẽ trên chiếc giường đệm gấm, gối
bông để cho nước mắt tuôn xuống như mưa.
Ô Lạp Đặc thấy vậy vội chạy lại
giơ hai tay ôm nàng vào lòng, rồi thì thầm an ủi. Phật Khố Luân tuy một mặt nhớ
tới cha mẹ nhưng mặt khác không thể bỏ được người yêu trước mặt. Chàng tận lực
truy vấn, lúc đó nàng mới đem tâm sự mình ra nói cho chàng hay. Ô Lạp Đặc nghe
xong cúi đầu suy nghĩ một hồi rồi nói:
- Anh sẽ mạo hiểm đưa em về
nhà!
Phật Khố Luân, lắc đầu lia lịa
rồi nói:
- Như vậy không được đâu! Gia
đình em thù anh đến tận xương tuỷ. Anh lại còn bắt cóc em đi nữa. Như thế thử
hỏi, cha mẹ có chịu để anh yên thân không? Chuyến này nếu anh ra đi, ắt tính
mạng khó toàn. Tốt hơn hết là anh cho em trở về một mình, khi gặp cha mẹ em sẽ
có cách ăn nói.
Chàng tưởng đến cái cảnh chia
tay não nề sắp tới, bất giác nhỏ mấy giọt lệ anh hùng thấm ướt cả khăn nàng. Với
một giọng ảo não thê lương, chàng nói:
- Em ra đi có liệu cách tính
nào cho anh chăng?
Nàng nghe câu đó, lòng se lại,
ruột như đứt ra trăm đoạn.
Nàng tự nhủ thôn Bố Nhĩ Hồ Lý
có kẻ trai nào đa tình được như chàng đâu. Song đã là kẻ thù truyền kiếp của
nàng thì cái đoạn nhân duyên này thực không thể nào thành tựu được. Mà đã thế
thì từ đây đời nàng đành chịu cô đơn lạnh lẽo. Nàng không còn chút hy vọng gì
cùng chàng thành đôi vợ chồng trăm năm đầu bạc. Nghĩ tới đó nàng giật mình sợ
hãi. Nàng cố xua đuổi ý nghĩ rùng rợn đó. Và trong lúc thảng thốt, nàng phản
ứng mãnh liệt, miệng vừa nói mắt vừa nhìn chằm chằm vào mắt chàng:
- Phen này em trở về thăm cha
mẹ, phải chăng đây là cuộc vĩnh biệt đau lòng? Anh ạ! Sớm là sáu tháng, chày là
một năm, anh nên tính cách đi tìm em để cho em được cùng anh thành đôi vợ chồng
bách niên giai lão. Em chỉ sợ lúc đó anh thay lòng đổi dạ mà thôi!
Ô Lạp Đặc vừa nghe đến đây liền
rút trong bọc ra con dao nhỏ, đâm một nhát vào cánh tay, máu chảy ròng ròng. Chàng
cầm lấy chén rượu đưa lên hứng máu rồi chuyển đến miệng nàng. Phật Khố Luân
tiếp lấy uống cạn một nửa còn một nửa chàng cấm lấy uống nốt. Đây là một cách
lập thệ tối trọng của dân địa phương vùng Tràng Bạch, có nghĩa là, nếu phản bội
lời thề thì sẽ bị giết chết và còn bị sát thủ uống máu mình.
Phật Khố Luân thấy Ô Lạp Đặc tự
đâm một nhát dao nên càng quyến luyến không muốn rời chàng, nàng vội dịt vết
thương cho chàng rồi đỡ chàng nằm xuống an nghỉ.
Hai người ở lại trong động tiên
mười ngày nữa. Một đêm nọ, trăng sáng như ban ngày, vành trăng vành vạnh toả
ánh vàng xuống đồi cây ngọn núi. Cặp tình nhân ngồi kề vai ngoài cửa động ngắm
trăng. Quang cảnh huyền ảo của đêm trăng càng làm cho Phật Khố Luân tưởng nhớ
tới cha mẹ. Nàng đã bao phen thấm ướt khăn hồng. Ô Lạp Đặc phần thương người
yêu phần khích động hùng khí, liền dặn bảo gia nhân treo ghế xích đu lên. Hai
người cầm tay nhau mãi, rồi chàng đứng trên đầu núi bùi ngùi trông xuống, cho
tới khi người yêu mất bóng mới thở dài, trở vào động.
Lại nói Cán Mộc Nhĩ khi lạc mất
cô con gái cưng Phật Khố Luân, lúc nào cũng đau khố buồn rầu. Ngày nào cũng
vậy, ông đem người đi khắp núi trước núi sau để tìm kiếm. Ông đã tìm kiếm đến
một tháng mà tung tích con chẳng thấy đâu.
Ông ra thở vào than, sờ tai gãi
má, lắm lúc như ngây dại. Bà Cáp cũng không hơn gì. Bà nhớ tới con gái mà lòng
đau như cắt, kêu khóc thảm thiết rồi ốm nằm liệt giường. Hai người chị mắt thấy
Phật Khố Luân bị cọp bắt tha đi lòng càng chua xót trong lòng. Người nào cũng
khóc ngất từng hồi. Đám gia nhân thảy đều mặt buồn rười rượi. Ngoài trời hồi đó
còn giữa đông, băng tuyết bạt ngàn, tình đã thê thảm mà cảnh lại thê lương,
thành thử gia đình trước kia vui vẻ bao nhiêu thì ngày nay lại lặng lẽ bấy
nhiêu.
Không bao lâu, đông qua xuân
tới. Cô chị Ấn Khố Luân đã trở về nhà chồng. Trong nhà chỉ còn lại mình Chính
Khố Luân. Nàng lúc nào cũng ủ rũ, đêm đến ghé lại giường mẹ ngồi để an ủi, luôn
tay khâu giày vả dép dưới ánh đèn, lòng nhớ tới em mặc cho lệ tràn sóng mắt.
Bỗng một đêm canh khuya, mọi
người ngạc nhiên thấy cánh rèm rung động. Rồi một bóng người lách cửa bước vào.
Mọi người nhìn kỹ thì chẳng phải ai xa lạ, chính là người mà cả nhà mỏi mắt đợi
trông đã bấy lâu nay. Người đó chính là Phật Khố Luân. Chính Khố Luân thấy em
gái bước vào vội la lên một tiếng sung sướng, nhảy tới trước, giơ hai tay ôm
chầm lấy nàng, miệng nói:
- Trời ơi! Em tôi đã về!
Bà mẹ đang ngủ, giật mình tỉnh
dậy, mừng rỡ khôn xiết.
Bà kéo nàng vào lòng, hôn lấy
hôn để vào mớ tóc mây của cô gái cưng xa nhà đã lâu ngày. Toàn gia, già trẻ
trai gái; được tin đều chạy ùa vào phòng để thăm hỏi. Ông Cán Mộc Nhĩ cầm lấy
tay con, giọt ngắn giọt dài, hỏi hết mọi điều. Nàng đứng trước mặt cha không
dám nói thật. Nàng bịa chuyện rất khéo, đến nỗi cả nhà đều tin là thật.
Hôm đó, nhìn thấy con cọp vằn,
con sợ quá ngất đi. Cọp tha con qua không biết đến mấy triền núi. May thay mấy
người thợ săn đuổi bắt được cọp, cứu con khỏi miệng cọp. Thấy hông con bị
thương, họ liền đưa về nhà chữa chạy. Gia đình họ có một mẹ già, bà ta săn sóc
con rất chu đáo. Hai tháng qua vết thương vừa lành thì con lại sốt. Gia đình họ
sống trong lều. Bởi vậy khi con sốt mê man bất tỉnh, họ phải chuyển đi hết chỗ
này đến chỗ khác, càng ngày càng xa dần. Lúc hết bệnh con mới biết họ đưa con
đến mã trại Hà Dương!
Ông Cán nghe đến đây liền thốt
lên:
- Úi chà! Trại Hà Dương cách
đây những tám trăm dặm. Vậy con làm cách nào về được tới đây?
Phật Khố Luân tiếp lời cha nói:
- May thay giữa đường con gặp
một bọn thợ săn khác quen họ. Bọn này nói họ qua phía Bắc núi Trang Bạch để bắn
chim điêu. Nhờ đó, con mới xin bọn này giúp đưa con về nhà.
Cả nhà nghe kể ai cũng tin nàng
nói thật chứ có ngờ đâu đó là chuyện bịa!
Đêm hôm đó, nàng lại cùng chị
là Chính Khố Luân chui vào chăn nằm cùng giường ngủ như xưa. Ngày hôm sau, Ấn
Khố Luân, cúng đã được tin, vội chạy về thăm em. Ba chị em được đoàn tụ như
trước, người nào cũng vui mừng khôn xiết.
Thôi thì hết chuyện này qua
chuyện khác, họ cười nói suốt đêm mà không chán. Phật Khố Luân lâu ngày gặp chị
nên cấm tay chị, không cho về nhà riêng với chồng nữa. Từ hôm đó ba chị em lại
ở chung một nơi để trò chuyện, hàn huyên. Toàn thôn thấy cô gái cưng của ông
Cán trở về yên lành, ai cũng có ý mừng chạy tới hỏi thâm.
Mùa xuân qua, tiết trời đã sang
tháng ba. Đây là mùa của hoa trà mi. Dưới chân núi Tràng Bạch, trăm hoa đua nở
xinh tươi. Nào hạnh, nào đào, nào mận, tất cả đang trong mùa rực rỡ. Gió xuân
mát mẻ, mặc một chiếc áo mỏng không còn thấy lạnh. Bởi vậy, dân chúng địa
phương đã từ lâu phải chịu lạnh lẽo vì băng tuyết, nay được dịp xuân sang hoà
ấm, ai lại chẳng muốn đi dạo chơi nơi bờ suối ven đồi để thưởng hoa hóng gió.
Lúc đó, từ trên mỏm Lạc Đà, một
dòng thác trắng xoá đã bắt đầu đổ xuống. Tiếng nước dội vào đá, nghe ầm ầm ào
ào suốt từ hạ qua thu. Trong đêm khuya, dân Tràng Bạch sực tỉnh giấc nồng, ai
mà chẳng nghe thấy tiếng nước đổ trào ấy?
Đối với họ, những tiếng ấy đã
quá quen thành nhàm nên chẳng có nghĩa lý gì, trái lại, đối với Phật Khố Luân
thì nó có một tác dụng kỳ lạ làm cho lòng nàng rối loạn không lúc nào không xao
xuyến, bâng khuâng. Đã có nhiều đêm, nàng thao thức năm canh, để mặc cho đôi
dòng lề chảy xuống như mưa trên đôi má phấn mịn màng. Trai thanh gái lịch trong
vùng xúng xính trong bộ y phục sặc sỡ diêm dúa để rong chơi đây đó, nhưng riêng
Phật Khố Luân không ra khỏi phòng, chỉ suốt ngày âu sầu buồn bã ngồi lặng trên
giường. Nàng nhớ tới khi cùng Ô Lạp Đặc ân ái trên mỏm Lạc Đà để mặc cho tâm
hồn như si như mê, bay tới tận đỉnh núi. Mẹ nàng thấy nàng biếng ăn nhác ngủ,
trằn trọc ngày đêm, cho rằng nàng bị bệnh nên vội đi khắp nơi cầu Thần, bái
Phật. Duy chỉ có Ấn Khố Luân ngấm ngầm để ý và liệu biết đôi phần…
Một hôm, ông Cán Mộc Nhĩ nhận
thấy con bị bệnh, bèn cho mời thầy pháp tới nhà bắt ma trừ tà. Trong nhà ngoài
sân, trai gái, già trẻ được một dịp ồn ào, náo nhiệt. Ấn Khố Luân nhân lúc vắng
người, lén vào phòng nàng thấy nàng ngồi bó gối âu sầu trên giường. Người chị
ngồi sát bên cạnh, thì thầm bảo nàng:
- Này con quỉ ơi! Bên ngoài
người ta đang cúng cho mày đấy! Liệu chị mày lại không đoán được bệnh của mày
sao?
Phật Khố Luân thấy chị bắt được
thóp giật mình, luống cuống không nói được nên tời, chỉ châm chằm nhìn vào mặt
người chị như để dò xét, cầu cứu. Ấn Khố Luân trước thái đô đó lại càng tin
thêm bảy, tám phần, bèn nói:
- Hãy khoan biện bạch! Em nghe
lời chì hỏi đây. Em bảo em bị cọp cắn ngang hông tha đi, về sau chữa lành được,
thế mà sao chỗ hông chẳng có vết sẹo? Em lại còn bảo em bị sốt nặng. Bọn ta
người quan ngoại mỗi khi bị bệnh sốt nóng lạnh, người đau nằm liệt đến hàng
vài, ba chục ngày mà chưa chắc đã khỏi, hoặc khi đã khỏi rồi sắc mặt cũng không
thể phục nguyên mau chóng được. Huống hồ, trong khi bịnh em phải theo bọn du
mục sống trong lều vải, chuyển hết chỗ này tới chỗ kia hết sức vất vả. Vậy mà
sau khi em đau nặng, chị chẳng thấy có một chút nào gọi là đau cả, cũng chẳng
thấy có một chút nào gọi là vất vả cả? Khi em về tới nhà, chị đã để ý cẩn thận
thì thấy em chẳng có vẻ gì là tiều tuỵ, trái lại, gương mặt còn có vẻ xinh tươi
hơn ngày xưa. Rồi lúc em kể nỗi khổ cực trên đường, chị thấy em nói năng hoạt
bát vui tươi, chẳng thấy có một tí gì gọi là buồn bã âu sầu, trái lại, còn có
vẻ mừng rỡ, hí hửng nữa. Tuy vậy ngoài miệng tuy xoen xoét nói khổ cực chứ thực
trong lòng không phải vậy. Còn điều này nữa, em theo bọn du mục chạy hết chỗ
này đến chỗ kia, cùng với tụi đàn ông sống chung trong lều thì quyết em không
thể giữ tròn được danh tiết. Em biết rằng tụi đàn ông con trai nơi quan ngoại
này, đứa nào thấy gái cũng lắc la lắc lém như chó đói thấy thịt, mèo hoang thấy
mỡ. Bọn chúng vốn là một bọn săn bắn man rợ, thô lỗ. mà em lại là cô gái dậy
thì xinh đẹp. Trong lúc gặp nạn em phải theo bọn chúng sống chung nhiều ngày,
thử hỏi em có bản lĩnh gì đề bảo toàn được thân mình? Không thể bảo toàn được
thân mình thì lúc về tới nhà em ắt phải khổ sở buồn rầu. Thế mà nay, sau khi
về, em chẳng có vẻ khổ sở buồn rầu tí nào. Bởi vậy, câu chuyện của bọn du mục,
theo phỏng đoán của chị, chỉ là một câu chuyện bịa thôi. Chị nói điều này em
đừng giận nhé: chỉ đã quyết rằng ngày nay em không còn là một cô gái nhỏ nữa. Không
còn là một cố gái nhỏ nữa nghĩa là trong bụng đã có con rồi, tức là có bầu rồi
đó.
Phật Khố Luân nghe tới đây, đôi
má phấn mịn màng bỗng đỏ ùng lên như gấc chín. Nàng chỉ thốt lên được một tiếng
"á" rồi thì câm bặt, mặt xám ngoách lại. Ấn Khố Luân không muốn cho
nàng phân trần liền nói tiếp:
- Mấy hôm nay em bệnh làm cha
mẹ cuống quýt cả lên. Nhưng kỳ thực em đâu có bệnh. Giá có chăng nữa thì cũng
chỉ tại cái "nghiệp chướng" trong bụng nó làm eo mà ra. Em đừng che
chống nữa. Dù em không chịu nói ra thì cái dáng điệu uể oải, cái khí sắc men
mét kia sớm đã cho chị rõ rồi. Thường thường em chẳng ói mửa đó sao? Đã chẳng
thèm của chua đó sao? Tất cả những triệu chứng đó báo hiệu đứa bé trong bụng
làm eo đó. Cha mẹ nhất thời bị em qua mặt vì lòng thương em, chứ chị thì làm
sao em giấu nổi. Nếu không tin lời chị, em hãy lấy kiếng mà soi, em sẽ thấy mi
tâm trên mặt xơ xác, trông còn già dặn hơn cả chị nữa! Em yêu quý của chị! Em
hãy nói thật cho chị nghe đi. Em hãy nói tất cả những gì xảy ra cho em ở ngoài…
Ấn Khố Luân nói một thôi một
hồi khiến Phật Khố Luân vốn có tật giật mình đành phải câm lặng. Những lời lẽ
của chị đối với nàng quá rõ ràng rành mạch. Thật là một tiếng sét mà nàng không
kịp bưng tai. Đã bao ngày nàng xa cách người tình chung cho nên lòng nàng không
thư thái, mặt nàng không vui tươi được. Lại thêm cái bụng kia đã reo rắc hoạ
căn, một bầu tâm sự vừa não nề sầu khổ, vừa xấu hổ lo âu. Nàng lo buồn hơn nữa
là không có lấy một ai khả dĩ giúp mình để bàn tính mọi việc. Cho nên khi nghe
chị nói đúng tâm can của mình, với những lời vừa chân xác vừa thân mật, nàng
bất giác xúc động can tràng rồi bỗng nàng ngẩng đầu lẽn nhìn chị như có vẻ cầu
cứu, sau đó ném cả thân hình vào lòng chị, nức nở không thành tiếng. Nàng ôm
ghì lấy chị, mặc cho đôi dòng lệ tuôn trào ướt đẫm cả vai áo chị. Nàng thút
thít khóc một hồi lâu, mấy lọn tóc mây trên đầu bù rối, loã xoã xuống đôi má
xanh mái vì quá lo sợ!
Ấn Khố Luân cũng lo lắng cho
em, nên ngồi im lặng để tìm kế. Một lúc lâu đã qua nàng mới nâng em dậy, rồi
đem hết lời dịu ngọt an ủi và khuyên em.
Phật Khố Luân lúc đó đã nguôi
phần nào lòng lo lắng sợ hãi, hơn nữa tin tưởng ở tấm lòng quý mến của chị, nên
mới đem hết mọi sự đã qua kể lại cho chị nghe. Ấn Khố Luân nghe xong một ngơ
ngác lo lắng. Mãi một lúc sau, nàng mới nói:
- Việc này rắc rối to rồi! Em
cũng biết cha chúng ta vốn là thôn trưởng thôn Bố Nhĩ Hồ Lý này. Dân làng cũng
vì thế mà quý trọng em. Năm ngoái, người con trai của ông Oa La Tạp Ngưu Lộc đã
nhờ người mối lái tính hỏi em nhưng cha chúng ta không thuận thể mà nay mai đây
cha chúng ta biết được rằng cô con gái cưng của mình lấy một kẻ thù truyền kiếp
của dân làng thì thử hỏi người còn mặt mũi nào để nhìn ngó dân làng nữa. Nếu
tin này truyền ra ngoài thì chẳng những cái ngôi vị thôn trưởng của cha không
còn vững mà ngay cả em cũng không thể nhìn được bất cứ ai ở trong cái thôn này
nữa. Đứa bé ở trong bụng em, dân làng này quyết chẳng cho nó sống ở đời này
đâu…
Nghe nói đến đây, Phật Khố Luân
bỗng từ trên giường nhảy xuống đất, quỳ gối trước mặt chị, miệng lắp bắp khẩn
khoản:
- Chị ơi! Chị cứu em! Chị cứu
em với!
Ấn Khố Luân giơ tay ra nâng em
dậy rồi lấy khăn lau nước mắt cho em! Giữa lúc hai chị em đang tựa nhau ngồi
buồn bã âu sầu không tìm được kế thoát, thì Chính Khố Luân, người chị hai đầy
cửa bước vào.
Nàng thấy em út nước mắt chạy
quanh, mặt mày xanh xao thê thảm liền tiến gần lại hỏi. Phật Khố Luân thấy chị
hỏi cũng muốn thổ lộ nỗi niềm nhưng khi nhìn vào đôi mắt như có vẻ nghi ngờ bực
tức lại rụt rè không dám nói. Ấn Khố Luân tự nhủ: Đã là chị em với nhau việc
này không thể dối trá được. Huống hồ cô em hai tính vốn thông minh thì việc này
cần phải cho biết để cùng bàn tính với nhau. Bởi vậy nàng bèn đem mọi việc của
cô em út kể hết ra, nào là chuyện chung sống với Ô Lạp Đặc, nào là chuyện có
bầu đã được mấy tháng…
Chính Khố Luân nghe đoạn giật
mình kinh hoàng, đôi mắt trừng trừng nhìn Phật Khố Luân như suy nghĩ điều gì
lung lắm. Bỗng nàng vỗ tay đánh bẹt một cái rồi nói:
- Có rồi! Có rồi!
Phận Khố Luân thấy vội cầm tay
nàng giật giật, gạn hỏi:
- Em có kế sách gì hay đó?
Chính Khố Luân lúc đó đã ngồi
xuống giường. Tức thì ba chị em quây tròn chụm đầu lại với nhau. Nàng bắt đầu
nói, giọng thì thầm tỏ vẻ bí mật:
- Bọn ta thường nghe họ nói:
Thuỷ tổ Chu Mông dân Cao Cú Lệ vốn là con của Liễu Hoa cô nương. Nàng có ba chị
em. Người chị cả chính là nàng. Người thứ nhì gọi là Vi Hoa cô nương, còn người
em thứ ba gọi là Tuyên Hoa cô nương vốn là một cô gái trẻ đẹp. Một hôm nàng
đứng một mình ở sau viện, bỗng một đám sao từ trên sa xuống, chui tọt vào miệng
nàng. Tử đó nàng thụ thai và sinh ra Chu Mông. Người Cao Cú Lệ nói đó là chúa
tinh của trời hạ giáng, bèn suy tôn lên làm Quốc Vương. Đó là chuyện xưa, nhưng
tam muội lúc này cũng có thể bắt chước việc nói có một vật gì đó rơi vào miệng
rồi nuốt đi, biến thành đứa hài nhi. Khi sinh ra, nếu nó là con trai ắt dân
làng cũng phải tôn lên làm thôn trưởng chứ chẳng sai!
Ấn Khố Luân nghe xong giật mình
tỉnh ngộ. Phật Khố Luân còn chưa tin hẳn nên nói:
- Kế sách này sợ không thành
mất!
Ấn Khố Luân nói:
- Tại sao lại không thành? Em
không nhớ cha thường kế cho bọn ta nghe chuyện vua nhà Thương đời xưa ở Trung
Quốc sao? Ông vua Thương có người mẹ tên Giản Địch… Bà này cùng bọn phỉ tử ba
người hôm đó đang tắm gội trong ao, bỗng thấy một con chim sẻ đen từ trên trời
bay xuống đẻ rớt một quả trứng. Bà Giản Địch há miệng nuốt quả trứng vào bụng,
sau này sinh ra Khiết hoàng đế của nhà Thương. Bọn ta hãy bắt chước chuyện này,
đến hồ Bố Nhĩ Hồ Lý tắm gội. Trên bờ hồ này có rất nhiều quả hồng. Tam muội hái
nuốt một trái đi rồi thì…
Giữa lúc ba chị em nhà họ Cán
bàn tính kế hoạch đến lúc khoái trá xuất thần, bên ngoài ông thầy cúng cũng rã
đám bắt tà. Cánh cửa mở, một bọn chị em lối xóm bước vào ngồi quây quanh
giường. Cầm tay Phật Khố Luân ân cần hỏi han.
Phật Khố Luân lúc đó lòng đã có
chủ ý nên sắc mặt đã trở lại xinh tươi, tinh thần cũng đối ra vui vẻ. Mọi người
thấy bệnh nàng khỏi mau chóng như vậy, đều cho rằng nàng có Trời Phật phù hộ độ
trì, và ông thầy cúng quả pháp thuật cao cường hơn người. Hai vợ chồng nhà Cán
thấy vậy cũng yên tâm.
Đã cuối hè, thời tiết trở nên
ấm áp. Phong cảnh hồ Bố Nhĩ Hồ Lý lại một phen thay đổi màu sắc, mặt nước gợn
sóng lăn tăn, xanh biếc một màu. Những chóp núi cao vòi vọi giữa trời in hình
xuống đáy nước rõ mồn một, quanh hồ trên các triền núi muôn hoa đua nở, y như
một chiếc áo gấm khổng lồ, rực rỡ.
Một thác nước trắng xoá cao và
dài từ mỏm Lạc Đà đang tuôn xuống chân núi đẻ chảy vào trong hồ. Hai bên bờ
suối cây cỏ xum xuê, nham thạch nhấp nhô. Ngọn gió mát từ xa mang hương thơm
ướp khắp sơn khê. Tới khúc quanh cua con suối, nước xô mạnh vào những táng đá
khổng lồ đen sì, nhô đầu chênh vênh ra lòng suối, bỗng vọt lên trắng xoá cao
đến mấy trượng rồi lại rớt xuống lả tả, tạo thành những tiếng rầm rầm rào rào
suốt ngày không ngớt. Nước hồ dần sang thu càng trong càng mát. Người ta nhìn
rõ cả từng đàn cá tung tăng bơi lội giữa hồ, cảnh hồ đẹp nước hồ trong, bởi vậy
bọn đàn bà con gái thôn Bố Nhĩ Hồ Lý thường kéo nhau tới đây tắm gội.
Chung quanh hồ, sát mép nước,
lại còn có một lớp lau sậy lá xanh rờn rậm rạp, tạo thành một bức màn che vây
kín mặt hồ khiến các cô nàng tha hồ tắm gội, chẳng còn e ngại có kẻ tò mò nhìn
ngó nhất là trong những lúc các nàng thích sống đôi ba phút tự do phóng khoáng
như tổ tiên thời tiền sử.
Ba chị em Phật Khố Luân một hôm
rủ nhau tung tắng tới dưới thác cạnh hồ tam gội. Cảnh núi rừng xinh đẹp lại yên
tĩnh. Cả ba nàng cởi bỏ y phục, để lộ cả một tấm thân trong ngọc trắng ngà,
nhảy xuống bơi lội vui đùa. Bướm ong không biết từ đâu tới cũng họp thành đàn,
chấp chới bay quanh, có khi đậu cả xuống những lọn tóc mây uốn cao thành vòng
trước trán.
Phật Khố Luân vùng vẫy vui đùa
dưới nước một lúc đã thấy mỏi, tứ chi mất dần sức, mềm ra như sợi tơ. Nàng bơi
lại gần bờ, chọn một phiến đá nhẵn sạch ngồi nghỉ. Nàng ngẩng đầu lên thì thấy
mỏm Lạc Đà dừng sững trước mặt. Núi xanh còn đó nhưng người cũ nơi nao? Giữa
lúc nàng đang ngẩn ngơ xuất thần, bỗng có một đàn chim khách líu lo hót vang,
bay từ bắc sang nam. Khi chúng lướt qua đầu, từ trên không trung một quả hồng
rớt xuống trúng ngay vào giữa bụng nàng không lệch một ly nào. Nàng liền giơ
tay lượm lên xem thì thấy quả hồng hết sức tươi ngon. Nàng đang còn ngắm nghía
thì bỗng nghe Ấn Khố Luân ngồi bên cạnh bảo:
- Tam muội, em nên nuốt ngay
quả hồng vào trong bụng đi! Đó chính là trời đã cố ý thưởng cho em đấy!
Phật Khố Luân nghe chị nói,
liền nuốt luôn quá hồng vào bụng. Chính Khố Luân vịn vào vai Phật Khố Luân leo
lên bờ. Ba chị em láy khăn lau khô mình mặc quần áo xong dắt tay nhau ra về,
trong lòng thoải mái như đã làm được điều gì đắc ý. Dọc đường ba chị em còn đem
chuyện ra bàn tính với nhau thật kỹ lưỡng. Vừa bước chân vào nhà, Ấn Khố Luân
vốn mau miệng liền đem chuyện con chim khách ngậm quả hồng thả vào miệng cô em
út kể cho cả nhà nghe.
Ông bà Cán Mộc Nhĩ tin con là thật
chứ đâu có ngờ con mình sắp đặt quỷ kế lừa mình…
Hơn một tháng sau, bụng Phật
Khố Luân càng ngày càng lớn thêm. Bà mẹ lấy làm lạ cật vấn đôi ba lần. Nàng bảo
với mẹ là ăn phải quả hồng nên sinh bệnh. Bà nghe nói lo quýnh lên, vội đi mời
ông lang trong thôn đến chẩn mạch. Ông lang bắt mạch mãi chẳng rõ bệnh gì. Bà
càng lo, bàn tính với ông Cán tìm cách chạy chữa. Ông Cán hỏi:
- Ừ! Tôi cũng thấy bụng con bà
có vẻ kỳ quái thật. Bà hãy cho mời bà cốt tới hỏi xem sao.
Câu nói của ông Cán khiến Phật
Khố Luân giật mình kinh hoảng, lòng nói rối như tơ vò. Nguyên lai, dân miền núi
Tràng Bạch đều tin đồng cốt. Bà cốt vốn là một người đàn bà trông nom Phật
đường. Theo truyền thuyết thì bà này phép thuật vô biên, nhân dân có việc gì
nghi hoặc không quyết thì tìm đến bà cốt nhờ bà ta thỉnh đức Bồ Tát tới hỏi
điều cát hung, hoạ phúc. Bởi vậy khi nghe cha muốn mời bà cốt về nhà thì nàng
chi sợ đức Bồ Tát nói hết việc tư tình của nàng ra. Nàng lo thì lo thật nhưng
chẳng dám cản cha. Nàng vội quay đi tìm hai chị. Ba chị em chụm đầu lại thì
thầm bàn tính một lúc lâu. Mãi về sau, Ấn Khố Luân mới nghĩ ra được một kế,
nàng nói:
- Đã nói láo thì phải nói láo
đến cùng! Tụi mình phải làm như thế này… thế này… thì khi tam muội sinh đứa bé
mới được toàn dân trong thôn kính trọng và quý yêu.
Cô chị nói đoạn, Phật Khố Luân
lấy trong túi áo ra một hạt minh châu to bằng đầu ngón tay đưa cho chị. Ấn Khố
Luân giấu kín viên ngọc rồi len lén ra đi, tìm tới nhà bà cốt.
Ngày hôm sau, ông Cán quả nhiên
cho đi mời bà cốt tới. Người ta thấy bốn ông từ giữ đền khiêng một cái cán thư
tế thần lướt ngược lên, có bà cốt ngồi xếp bằng ngất ngưởng bên trong. Họ chia
đều mỗi người mỗi cẳng án thư rồi khiêng tới nhà ông Cán như khiêng kiệu.
Nhà ông Cán hôm đó người đông
chật ních. Họ nghe nói ông Cán mời bà cốt nên mới kéo nhau tới xem. Bà cốt này
trông già cả gầy guộc, tay cầm một cái gậy hun khói đen thui.
Ấn Khố Luân vừa thấy ba, vội
bước ra đón vào nhà. Trên bàn thờ khói hương nghi ngút, đèn nến sáng choang, có
đặt đồ lễ tam sinh. Giữa nhà treo một miếng vải đen dài từ trên nóc xuống dưới
đất. Bà cốt tiến lên mấy bước, dậm gót chân một cái rồi làm lễ.
Bà cốt lấy ra một cái ống khói
rồi chạy vào sau tấm vải đen. Căn phòng im phăng phắc, mọi người như nín thở. Ấn
Khố Luân mình toát mồ hôi đầm đìa. Phật Khố Luân trống ngực đánh thình thình,
mắt trắng bệch thất thần. Một lát sau, mọi người nghe có tiếng nói đều đều sau
tấm vải đen:
- Đức Bồ Tát sai gọi ông thôn
trưởng Bố Nhĩ Hồ Lý là Cán Mộc Nhĩ nghe phán.
Ông Cán vội lạy rạp xuống đất,
người con trai tên Nặc Nhân A Lạp cũng theo ông quỳ mọp bên cạnh để nghe phán:
- Con gái ngươi là Phật Khố
Luân tiền thân vốn là con trời. Chỉ vì vùng này sắp có một vị anh hùng, nên
trời cho chim thần thước ngậm thai gửi vào bụng con gái ngươi. Đứa bé sắp sinh
kia sẽ là một nhân vật siêu quần xuất chúng, ngươi cần phải săn sóc nuôi dưỡng
cho cẩn thận. Nó vốn dòng giống quý trên Thiên Cung. Bởi vậy không thể lấy họ
của ngươi để đặt cho nó. Sau khi nó sinh ra, bất luận là nam hay là nữ, ngươi
cũng phải đặt họ cho nó là Ai Thân Giác La, còn tên là Bồ Khố Lý Ang Thuận.
Bà cốt nói đến đây bỗng im bặt.
Ông Cán biết rằng lời phán đã hết vội đập đầu lạy ba lạy rồi đứng lên. Bà cốt
cũng từ sau tấm vải đen bước ra. Rồi cả nhà đưa tiễn bà ra cổng.
Nặc Nhân A Lạp nghe lời phán
của đức Bồ Tát nhảy lên vì sung sướng. Chàng cười, chàng múa, chàng ca hát vang
nhà… Chàng hãnh diện về cha chàng đã làm thôn trưởng mà em gái lại sắp sanh
thiên thần.
Câu chuyện sinh thiên thần này
một truyền mười, mười truyền trăm, chỉ trong nháy mắt, đã lan đi khắp thôn. Từ
đó, không hôm nào là không có người đem lễ vật nào ngan nào ngỗng, nào gạo nào
tiền, nào dê nào heo, tới nhà ông Cán để dung dưỡng cho thai nhi. Cũng có kẻ
đem cả trâu tới để cho nữa. Kho đựng nhà ông Cán lúc nào cũng đầy nghẹt đồ
biếu.
Cái bầu của Phật Khố Luân càng
ngày càng lớn. Mẹ nàng hôm nào cũng giết gà, mổ heo cho nàng ăn. Rồi nàng sinh
hạ được một đứa trai mập mạp kháu khỉnh, mày thanh mắt sáng, tiếng khóc lớn như
chuông. Cả nhà ai cũng mừng rỡ, như được bửu bối. Bà con lối xóm được tin đều
chạy lại xem chú bé tiểu anh hùng. Phật Khố Luân bế con trong lòng nhìn gương
mặt bụ bẫm xinh tươi của nó mà liên tưởng tới dáng điệu oai hùng của Ô Lạp Đặc,
bất giác sung sướng đến cực độ
Một năm qua. Cậu nhỏ thiên thần
ái Thân Giác La Bố Khố Lý Ang Thuận ra đời đã được một tuổi. Ông Cán Mộc Nhĩ đã
xây hai cái trụ đá, trên mỗi trụ ông cắm một cái cán cờ, ông lại gắn chặt lên
một cái đấu tròng, bên trong đựng đầy thịt dê, thịt trâu và thịt heo để tế
trời. Tới ngày cúng, bọn dân làng đều tề tựu tại đây để chúc mừng. Họ đem bày
lễ vật la liệt trong nhà: ba con trâu, ba con heo, ba con dê, một số lớn gà
vịt, ngan ngỗng. Trên đàn cao thờ thần, chính giữa có Thích Ca, Quan Âm, Quan
Công, ba pho tượng vòi vọi uy nghi. Một chiếc lư hương đồng lớn đặt giữa hương
án, nghi ngút nhả khói. Chung quanh bàn thờ lại thắp nến đốt đèn sáng rực. Các
gia trưởng thôn Bố Nhĩ Hồ Lý đều xếp bằng tròn ngồi hai bên đàn thần, dưới chân
của hai bức tường bằng gạch. Còn đám đông dân làng thì đứng lố nhố đằng sau. Họ
kiễng chân lên để nhìn bọn hầu bóng yểm bùa trừ tà. Bọn hầu bóng này có bốn
người, đều là đàn bà. Bốn người này đi hàng một tiến vào phòng, ăn vận hết sức
diêm dúa yêu kiều, trên đầu cắm hoa, má thoa phấn, lưng thắt khăn xanh, đeo
lủng lẳng mấy cái nhạc đồng kêu lên xủng xoảng, một tay cầm con dao rựa một tay
cầm cành cây, buộc trên đầu bảy cái nhạc vàng kêu lông bông. Khi tới trước bàn
thờ, họ liền dậm đất rồi ngồi phịch xuống làm lễ. Lễ xong, họ lại đứng lên,
chia mỗi người mỗi góc, lắc mạnh cái cành cây buộc nhạc: chân nhảy miệng ca.
Đứng đằng sau họ có tám bà già,
bà nào cũng tay cầm nhạc khí bà gảy đàn nguyệt bà kéo nhi, bà thổi sáo, du
dương hoà điệu, khi lui lúc tiến dập theo cước bộ của bốn người hầu bóng, khiến
khán giả đều mắt hoa ý loạn, hồn như say, phách như lại.
Cả bọn cứ múa ca như vậy được
một lúc thì có bốn tên đại hán khiêng một con heo sống chạy như bay vào trước
bệ thờ, đặt phịch xuống. Rồi một bà cốt từ từ bước tới tay cầm một be rượu rót
thẳng vào lỗ tai heo. Con heo thấy động phe phẩy hai tai. Dân làng đứng vây
quanh vỗ tay hoan hô, miệng cầu xin đức Bồ Tát. Trong khi đó, hai tên đại hán
tuốt hai con dao găm khỏi bao, cắt xoẹt lấy hai cái tai heo, dâng lên bàn thờ. Bọn
đàn bà hầu bóng lại vây lấy con heo, nhảy múa ca hát một hồi rồi mới cho khiêng
ra ngoài làm thịt. Sau đó bàn thờ thần cũng được dẹp đi…
Nhiều người khách vây quanh ông
Cán ngỏ lời chúc mừng. Nặc Nhân A Lạp mời tân khách vào ngồi trong phòng trải
bằng chiếu hoa cạp điều. Nặc Nhân A Lạp cùng em gái chàng là Phật Khố Luân chạy
đi chạy lại mời khách an toạ, cứ mười người một chiếu. Tính ra hôm đó có đến
sáu, bảy chục chiếu.
Ông Cán thấy mọi người đã an
toạ, bèn gọi bưng cỗ. Tức thì từ nhà trong sáu bảy chục người đầu đội một chiếc
mâm đồng giữa có đặt miếng thịt heo vuông vức mỗi bề đến một thước, theo hàng
một bước ra rồi hạ mâm xuống chiếu. Họ lại quay vào, bưng thêm sáu bảy chục cái
tô lớn đựng xáo thịt để cạnh chiếc mâm đồng. Rồi cứ trước mặt mỗi người khách,
bọn lực dịch này còn để thêm một cái bát, đôi đũa, một chén uống rượu, một mâm
rượu to tướng.
Thấy cỗ bàn đã bày biện xong,
ông Cán đứng lên, trước mặt mọi người nói một tiếng "xin mời", tức
thì cử toạ ai có phần nấy, tự động rót rượu, tự ý rút dao trong mình ra để xẻo
thịt mà nhậu. Thịt heo và nước xáo thường lạt, bởi vậy thực khách thường phải
lấy trong bao một xấp giấy tương do người Cao Ly sáng chế ra - họ lấy giấy làm
nước tương để phơi khô rồi khi muốn ăn cứ việc bỏ vào nước là có bát nước tương
ngay.
Đám thực khách càng ngày càng
ồn ào ầm ĩ. Họ hò, họ kêu, họ giục lấy thêm thịt, thêm xáo, lấy thêm cơm. Bọn
đại hán, lực dịch tiếp cho họ không kịp, anh nào anh nấy chạy đến liệt cả giò. Ông
Cán đứng giữa nhìn khắp nơi, thấy vinh hạnh và sung sướng đến vểnh cả râu. Ông
nói, ông cười hềnh hệch đến méo xệch cả mồm.
Bữa tiệc kéo dài mãi đến khi
mặt trời gác núi mới tan.
Dân làng hôm đó được một bữa no
nê, cười nói huyên thuyên, môi mép đầy những mỡ. Họ bước tới trước mặt ông Cán
từ tạ. Cũng có kẻ say miệng lè nhè, chân xiêu bên nọ vẹo bên kia, loạng choạng
giơ tay chào chủ nhân để rút lui.
Giữa lúc đang còn ồn ào thống
khoái ấy, bỗng mọi người thấy một thằng bé con lách đám đông chạy vụt ra, ghé
miệng vào tai ông Cán thì thầm. Không biết nó nói những gì mà người ta chỉ thấy
ông Cán quát lên một tiếng lớn, mắt trợn lên tròn xoe như con ốc bươu, râu dựng
ngược lên như những cái đinh cứng, rồi nhanh như tên bắn, ông lao cả cái thân
hình to lớn của ông ra ngoài cổng…
Hồi 16: Thoát cơn nguy hiểm
Phía sau nhà ông Cán
Mộc Nhĩ có một dãy tường quét vôi trắng, ẩn hiện dưới khóm hoa tươi. Cây mã anh
hoa chìa một cành lớn qua lỗ tường khuyết. Cánh hoa rơi lả tả mỗi khi có ngọn
gió thổi qua.
Hôm đó, dưới chân dãy tường này
có một đôi trai gái ngồi kề bên nhau thì thầm trò chuyện. Người con gái là Phật
Khố Luân, người con trai chính là Ô Lạp Đặc. Nàng tựa sát vào lòng chàng, vừa
thút thít khóc vừa thỏ thẻ kể nỗi tương tự cùng cảnh cực khổ khi nuôi con với
chàng. Chàng vừa an ủi, vừa lấy tay gạt lệ cho chàng.
Ông Cán Mộc Nhĩ có một đứa cháu
ngoại tên Ân A. Nó là con của Ấn Khố Luân, năm đó đã lên bảy. Chú bé Ân A lúc
đó trèo lên cây hái hoa, liếc nhìn qua phía chân tường thấy một đôi trai gái ngồi
kề nhau trò chuyện thân mật. Nó để ý nhìn kỹ thì ra cô gái chẳng phải ai xa lạ
mà chính là Phật Khố Luân - dì nó, còn cậu trai là Ô Lạp Đặc, kẻ thù của dân
làng Bố Nhĩ Hồ Lý mà bất cứ ai, từ già đến trẻ, từ trai đến gái đều ghét đến
tận xương tuỷ.
Ân thấy kẻ thù trước mặt, nó
vội lui xuống đất, lẳng lặng chạy đi tố cáo với ông ngoại. Ông Cán là một vị
thôn trưởng, hơn nữa là một ông lão hiếu thắng, thì làm sao có thể bỏ qua được.
Bởi vậy ông lập tức nhảy chồm dậy, chạy vụt ra ngoài cổng. Hồi đó trong thôn
còn có một gã đại hán người cao lớn, lực lưỡng khoẻ mạnh tên gọi Hoắc Tập Anh.
Ngoài ông Cán ra trong thôn chỉ có hắn là đắc nhân tâm nhất. Hôm chè chén nhậu
nhẹt ở đó cũng có hắn, khi ông Cán vội vã chạy đi, hắn lẹ chân đón đường nắm
tay giữ ông Cái lại để hỏi nguyên do nhưng ông Cán chỉ thở dài không muốn nói
ra.
Lúc đó khách khứa chưa tan, họ
bèn vây quanh Ân A. Thằng bé bị mọi người dồn vào giữa, không còn chỗ nào tránh
được nữa, đành kể lại, tất cả những gì nó đã thấy. Mẹ nó là Ấn Khố Luân đứng
bên cạnh nghe xong, ngẩn mặt ra, chẳng nói lên được câu nào.
Tên đại hán Hoắc Tập Anh quay
ngoắt mình, dùng hai tay bắt giữ ông Cán rồi trói lại. Bọn dân làng lúc đó cũng
trở mặt, bắt tất cả gia đình ông Cán, nhỏ cũng như lớn, trói vào gốc cây đại
thọ trước nhà. Xong rồi Hoắc mới đem theo đến bốn năm tên đại hán chạy ra sau,
ngầm phục ở trên đầu tường. Riêng mình hắn leo lên cây, ghé sát tai nghe ngóng.
Bên dưới, Phật Khố Luân và Ô Lạp Đặc đang thì thầm trò chuyện thì bỗng nghe một
tiếng gầm vang lộng như tiếng sét giữa trời.
Rồi từ trên đầu tường, một bọn
người nhảy vụt xuống đất, trong số đó có một tên đại hán nhảy đúng vào đầu Ô
Lạp Đặc và ngồi hẳn lên lưng chàng. Ô Lạp Đặc xuất kỳ bất ý bị tấn công nhưng
chàng vốn là tay võ nghệ cao cường, sức mạnh hơn người nên trấn tĩnh được ngay,
vội tập trung toàn lực đứng vụt dậy, quăng tên đại hán cưới trên lưng ra xa đến
sáu, bảy trượng đập đầu vào đá vỡ sọ chết tươi, không kịp ngáp. Phật Khố Luân
hoảng sợ đến cực điểm, lúc đó chỉ biết lẩn tránh vào trong lòng Ô Lạp Đặc mà
thôi. Hoắc Tập Anh thấy thế tức điên lên, bèn nhảy lên trước xông tới toan cướp
lấy nàng. Ô Lạp Đặc một tay dìu Phật Khố Luân lui dần về góc tường thủ thế rồi
vươn tay kìa ra bắt được người là bẻ, là quật, là ném. Đã có kẻ bị chàng vật
chết, cũng đã có kẻ bị chàng đá cho lăn củ, bị thương khá nặng nằm sóng soài
dưới đất rên la.
Chàng vừa chiếm được một vị trí
khá tốt, vừa có sức mạnh hơn người cho nên đối phương mới xáp chiến trong mấy
phút đầu đã bị chàng hạ đến cả chục và đã có phần núng thế. Song dân làng túa
ra càng ngày càng đông. Họ vác dao, cầm giáo xông vào như điên.
Giữa lúc hai bên đang giáp
chiến hỗn loạn, thì một chiếc thòng lọng từ trên không quăng xuống đầu chàng.
Chàng nhất thời không kịp đề phòng, nên bị chiếc thòng lọng trói chặt cả chân
tay, giật té sấp xuống đất. Đối phương có tới tám chín chục người, nhất tề ùa
tới đè lên người chàng rồi lấy dây thừng trói chặt lại như trói một con heo
nọc. Phật Khố Luân cũng bị chàng trói đem vào trong nhà.
Hoắc Tập Anh ngồi trên ghế thẩm
vấn, Ô Lạp Đặc một lời cũng trăng trối. Chàng kể hết mọi chuyện xảy ra từ khi
chiến đấu bị thương trốn nấp trên bờ hồ rồi lúc dưới trăng gặp Phật Khố Luân
nàng hẹn tương ứng tại miếu Chân Chân, rồi lúc trang trí sơn động trên mỏm Lạc
Đà, rồi khi giả làm cọp vằn bắt cóc nàng lên núi để giao kết mối ân tình, lại
lúc đưa nàng xuống núi, lần sau được tin nàng sinh trai, rồi lén tới gặp nàng
đã ba lần, mưu tính đem con trốn về Lê Bi Cốc để xây dựng một cuộc đời vợ chồng
trăm năm đầu bạc. Chàng kể hết từ đầu chí cuối không thèm giấu một chút nào.
Dân làng nghiến răng nghiến lợi tỏ vẻ tức giận đến cùng độ. Một số lớn phụ nữ
lấy ngón tay chỉ Phật Khố Luân chửi nàng là đồ vô liêm sỉ, không biết ân cừu là
gì. Trong chốc lát căn nhà bỗng trở nên ồn ào ầm ỹ chẳng khác chi một cái chợ.
Hoắc Tập Anh đứng phắt dậy quát
bảo mọi người im lặng rồi gọi mười hai người gia trưởng họp lại bàn tính, xét
xử. Mọi người đều nói: "Kẻ nào tư thông với địch thì theo tổ tiên xưa
truyền lại, phải xử tội hoả thiêu. Do đó, hôm nay bọn ta phải đem đốt chết Ô
Lạp Đặc, Phật Khố Luân và đứa con trai của chúng là ái Thân Giác La Bố Khố Lý
Ang Thuận. Còn ông Cán Mộc Nhĩ thân đã làm thôn trưởng mà để cho con gái làm
điều ô nhục thì không còn xứng đáng nữa. Bọn ta cần phải đuổi ông ta và cả gia
đình ra khỏi thôn".
Bản án trên vừa tuyên bố xong,
dân làng ai cũng lấy làm khoái ý. Họ bèn giam ba vợ chồng con cái Phật Khố Luân
vào trong một căn phòng, còn hai vợ chõng ông Cán Mộc Nhĩ cùng với Chính Khố
Luân, Nạc Nhân A Lạp bốn người giam vào trong một căn phòng khác. Ấn Khố Luân
thực ra cũng có tội nhưng nàng nhờ có đứa con Ân A có công báo tin, nên có thể
đem công chuộc tội. Hơn nữa, nàng đã đi lấy chồng thì lại cho về nhà chồng như
cũ.
Qua ngày hôm sau, trong một
vùng sơn ao đầu làng, người ta cất một cái đài, bên dưới chất đầy rơm cỏ củi
đuốc, những đồ dẫn hoả. Dân làng hôm đỏ ai cũng dậy sớm, kéo nhau ra chung
quanh đài để xem xử. Nhưng mãi đến đúng trưa mới thấy một đoàn người dùng mấy
tấm ván khiêng Ô Lạp Đặc và Phật Khố Luân ra. Đứa bé bị trói chặt vào trong
lòng mẹ nó. Họ đưa tội nhân lên đài, trói vào hai cái trụ cây đứng giữa mặt
đài.
Họ nhìn mặt Ô Lạp Đặc thấy
chàng vẫn tươi cười, không có vẻ gì sợ hãi. Chỉ có Phật Khố Luân âu sầu buồn
bã, cúi gầm mặt xuống, để mặc cho dòng lệ tuôn trào. Bố Khố Ang Thuận bị trói
chặt vào lòng mẹ, khóc đã gần đến khàn tiếng hết hơi. Phía dưới đài một số đông
dân làng Bé Nhĩ Hồ Lý vây quanh, cười nói chửi rủa, nhảy nhót múa may quay
cuồng hết sức ồn ào ầm ỹ.
Phật Khố Luân ngửng đầu lên,
giương to cặp mắt đẫm lệ nhìn thấy cha mẹ anh chị, những người thân thích cúi
đầu buồn thảm đang chạy trước mặt, đằng sau có từng đoàn dân đinh tay vác giáo,
tay cầm đao áp tống họ ra khỏi làng. Xa hơn, Ấn Khố Luân một mình kêu khóc than
vãn, theo sau cùng để tiễn đưa. Khi đoàn người đi qua phía dưới đài, Phật Khố
Luân nghe mẹ mình kêu một tiếng, nhưng bọn dân làng đã xô đẩy bà ra khỏi sơn
ao. Mắt nàng bỗng tối sầm lại rồi ngất đi lúc nào không biết. Mãi đến lúc mũi
bị khói xông vào, nàng mới tỉnh lại thì thấy dưới đài lửa bốc cháy ngùn ngụt.
Những ngọn lửa như những con rắn khổng lồ đỏ chói hùng hổ chỉ chực nuốt chửng
mẹ con nàng. Nàng sợ hãi quá, tay chân như co quắp lại, trong khi Ô Lạp Đặc bị
trói ở bên cạnh chi nói được có một câu:
- Anh làm hại đời em rồi!
Bỗng ở phía dưới đài, một tiếng
gầm vang khang khác gì triều dâng núi lở. Rồi một đoàn người tay cầm đao thương
hùng hổ xông tới, thấy người là chém, gặp vật là đâm, mạnh tợn không ai đương
cự nổi. Ô Lạp Đặc nhận ra đó là đoàn dân đinh của thôn mình, liền hô lớn:
- Bớ các anh em! Mau lại đây
cứu tôi! Mau lại đây cứu tôi! Mau lại đây cứu tôi! Bớ các anh em!
Tiếng hô vừa dứt thì đã thấy
sáu bảy đại hán nhẩy lên đài, vung đao chém sạch những dây trói rồi cử người
mang đi: Phật Khố Luân hai chân đã mềm ra như bún, một bước cũng không xê dịch
được. Ô Lạp Đặc vội bế xốc nàng lên rồi co chân nhảy vụt ra sau đài, xuống đất.
Một địch thủ vác dao chém tới. Chàng tung chân lên đá mạnh vào cườm tay hắn.
Hắn đau quá, buông tay ra, tức thì cây đại đao rớt xuống. Chàng thừa dịp lượm
lấy thanh đao, rồi múa tít như chong chóng, tiếng gió vang dội cả một vùng. Đối
phương cũng chẳng phải tay vừa, họ cậy đông người, vây lấy chàng, tấn công ráo
riết, nhưng võ nghệ của chàng tỏ ra siêu quần bạt chúng, nên rút cuộc chẳng có
một địch thủ nào sáp lại được gần chàng. Chàng vừa đánh vừa lùi, lùi mãi tới
ven hồ Bố Nhĩ Hồ Lý, vào sâu trong đám rừng tùng cành lá xum xuê… Cách đối
phương đã xa, lúc đó chàng mới yên tâm phần nào, nâng Phật Khố Luân đậy đặt
ngồi trên một phiến đá bằng phẳng cho nàng nghỉ ngơi đớ mệt. Hai vợ chồng nhìn
lại đứa con bé trong lòng mẹ thì ra nó ngủ ngáy o o từ lúc nào. Phật Khố Luân
nhìn con vừa nói được một lời: "Xấu hổ chưa" thì Ô Lạp Đặc đã vội xua
tay ra hiệu cho nàng nín lặng. Thì ra bên ngoài ven rừng, còn có đến hơn chục
truy binh đang tìm kiếm khắp nơi… Giữa lúc nguy cấp ấy chú bé bỗng khóc oa oa
vang lên khiến bọn truy binh bên ngoài nghe được. Chúng hè nhau xông vào rừng.
Ô Lạp Đặc vội dắt Phật Khố Luân
theo ven hồ chạy trốn. Khốn một nỗi chỗ này một bên thì vách đá dựng đứng còn
một bên thì suối sâu thăm thẳm. Phật Khố Luân chú ý lắm mới len lỏi bước đi
được nhưng nàng ngã lên ngã xuống khiến thằng bé hoảng sợ đến khóc tiếng càng
lớn.
Truy binh đằng sau xem ra đã
gần lắm. Ô Lạp Đặc liền đứng dừng lại, tay cầm ngang lưỡi đao chỉ còn đợi chiến
đấu.
Chàng khoát tay ra hiệu cho
Phật Khố Luân trốn lẹ. Nàng chẳng còn cách nào hơn là đành phải rời chồng bế
con chạy miết về phía trước, vòng qua eo núi. Thằng bé khóc tiếng càng lớn.
Nàng chỉ lo ngại bọn truy binh tìm đường ắt đuổi kịp.
Lúc đó một người đàn bà với một
đứa bé con thì biết lấy gì mà chống đỡ, e tính mệnh khó còn. Nàng ngước mắt
nhìn lên, thì ra chỗ nàng đang chạy chính là chân núi mỏm Lạc Đà thác nước từ
trên cao như một tấm lụa trắng trải dài đang cuồn cuộn xô xuống nhanh như ngựa
chạy. Bên ven suối cạnh rạch nước, nàng thấy có một chiếc thuyền độc mộc. Lúc
ấy sinh mưu hay, nàng quyết định ngay chủ ý, vội ôm con đặt vào lòng chiếc
thuyền rồi đem sức bình sinh đẩy thuyền ra giữa hồ. Chiếc thuyền bị dòng nước
cuồn cuộn trôi phăng đi như tên bắn. Chỉ trong nháy mắt đã xa lắm: Nàng không
còn nghe tiếng con khóc nữa, lúc đó mới quỳ xuống bên hồ cầu trời phù hộ cho
con. Giữa lúc đang bi thương sầu khổ ấy bỗng có đôi cánh tay từ đằng sau ôm lấy
thân nàng. Nàng giật mình sợ, vội quay đầu lại nhìn xem, thì ra đó là Ô Lạp
Đặc. Khắp mình chàng còn đẫm máu tươi, chàng thở vo vo, tỏ vẻ rất mệt nhọc
nhưng môi chàng vẫn cười. Nàng vội hỏi chàng thì được biết bọn truy binh vừa
rồi đều đã bị chàng giết sạch.
Chàng lại hỏi nàng về đứa con
mới hay là nàng đã thả con trên thuyền độc mộc và dòng nước đã cuốn đi. Chàng
hết sức thương tâm, chi còn biết quay mặt về phía hồ nước mà thở vắn than dài.
Hai người đứng lặng, tần ngần
một lúc rồi mới cặp tay đi, tìm đường qua đám rừng cây xuống phía chân núi rồi
xa dần trên nẻo đường vô định.
Nước hồ Bố Nhĩ Hồ Lý cuồn cuộn
trôi xuôi, len lỏi qua những khu rừng hoa tươi đẹp. Hai bên bờ suối cây cối in
hình xuống đập nước lung lượn. Đấy đàn chim khuyên ríu rít trên cành, kìa năm
ba con bướm lượn trong đồng xanh.
Dòng suối lúc đầu nước còn mạnh
sau chậm dần. Một cô gái búi tóc xoã sau lưng, tay cầm chiếc thùng xách nước,
cúi đầu như suy nghĩ điều gì đang chầm chậm bước tới bên bờ suối
Nàng nhìn thấy cảnh sắc xinh
đẹp bất giác tức cảnh sinh tình. Nàng không vội lấy nước khẽ đặt mình xuống
dưới gốc cây lê đang nở hoa trắng xoá. Mỗi khi ngọn gió thổi qua, cánh hoa lại
rơi xuống lả tả trên mặt nước. Mùa xuân đã đẹp mà nước suối lại trong. Nàng
ngắm nhìn một lượt rồi ngửa mặt lên trời than thở.
Hoa đẹp chóng tàn, ngày xuân
chóng qua. Thôn ta lại vào một nơi hoang lương sơn cùng thuỷ tận. Trước mặt ta
chỉ thấy rặt một phường ngu phu chứ làm sao có được những chàng trai tuấn nhã
phong lưu!
Tuổi ta năm nay đã ba sáu.
Những ngày xuân tươi đẹp đã qua rồi. Dù ta có đẹp như hoa như ngọc thì rồi đây
cũng mai một trong xó rừng hốc núi mà thôi. Ta cũng muốn lấy chồng nhưng tìm
đâu cho thấy người chồng xứng đáng?
Bách Lý cô nương vốn cũng là
một cô gái siêu quần ở miền Tam Tính. Khuôn mặt nàng đã đẹp mà đầu óc lại thông
minh. Các chàng trai miền này ai lại chẳng mong lấy được nàng làm vợ, nhưng
những chàng trai xuẩn đột ấy, nàng có bao giờ để ý tới đâu. Mẹ nàng mất sớm,
chỉ còn có người cha tên gọi Bác Đa Lý. Ông Bác cưng con từ thuở nhỏ, coi làng
như hạt ngọc minh châu. Đã nhiều lần, ông khuyên con nên lấy chồng cho có lứa
đôi, nhưng lần nào nàng cũng lắc đầu không chịu. Chẳng mấy chốc, nàng đã tới
băm sáu tuổi lúc đó ông Bác mới cuống lên. Một hôm, ông Bác lại đề cập tới việc
hôn nhân. Ông bảo cô con gái rằng ở trên núi Tây Sơn, ông Mục Nga Nhĩ có đứa
con trai lớn tên Cố Thuận thân hình khôi vĩ, trâu bò lại nhiều, điền địa lại
lắm, có ý muốn lấy nàng làm vợ. Nhưng Bách Lý cô nương không chịu, nàng nói với
cha rằng Cố Thuận chỉ là một đứa du côn, lỗ mãng thường hay hiếp đáp đàn bà con
gái thì làm sao mà lấy được. Thế là hai cha con điều qua tiếng lại, cuối cùng
nàng quyết định ở giá hầu cha chứ không lấy chồng.
***
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét